Nguyễn Tiến Cảnh


Dân Palestine là ai? Họ từ đâu tới?

   

Dân Do Thái Israel vẫn thường bị tố cáo là kẻ xâm lăng, chuyên đi chiếm đất của người. Đất Palestine thường được nói là của dân bản địa Palestine. Nhưng người Palestine là ai? Vùng đất hiện nay có phải của họ không? Đâu là sự thật?

Đối với những quốc gia Ả Rập thì việc thành lập quốc gia Do Thái của Israel vào năm 1948 không phải là niềm vui để ăn mừng, mà là điều họ gọi là Nakba tức “một thảm họa”. Israel vừa tuyên bố tình trạng quốc gia của mình thì ngay lập tức bị những quốc gia Ả Rập xung quanh tấn công. Họ không phải là Do Thái. Họ là dân Hồi Giáo sống ở đó và được gọi là dân Palestine. Phần lớn dân Ả Rập này đã tham gia vào cuộc chiến hoặc tạm thời di tản trong khi Israel bị xâm chiếm – để rồi trở lại nơi không có người Do Thái. Vì thực sự nhiều người đã bỏ đi rồi.

Nhưng vấn đề đã không xẩy ra như dự định. Israel / Do Thái đã đánh bại quân Ả Rập. Dân chúng đã bỏ đi bây giờ trở về, phần lớn tái định cư ở những xứ Ả Rập lại không chịu hòa nhập với dân địa phương nhưng sống như dân tỵ nạn. Tình trạng này kéo dài gần 20 năm về sau vào kỳ trận chiến 6 ngày năm 1967, kết quả là có nhiều người chạy trốn hơn hoặc bị trục xuất để rồi thành dân Ả Rập tỵ nạn.

Dân chúng sống ở vùng đó không phải là Do Thái. Đa số họ sống rải rác là người tỵ nạn, rồi được coi là người Palestine. Phần lớn những người này hiện sống ở Jordan và những phần đất gọi là West Bank (Tây ngạn) và Gaza Strip (dải Gaza); một số nhỏ hơn sống ở Syria, Lebanon và những quốc gia khác.

Họ thường tự coi là dân bản địa và gọi là dân Palestine hay Filastin (tiếng Ả Rập). Họ tuyên bố dân Do Thái Zionist đã di tản đến đó từ cuối thập niên 1800 cho đến giữa thập niên 1900 mà không xác định được quốc gia. Đất họ sống là đất ăn cướp của người Palestine cổ đại đã được thành lập từ lâu.

Chính quyền Palestine, tổng thống Mahmoud Abbas mới đây tuyên bố Israel là một tổ hợp thuộc địa không hơn không kém, chẳng có gì cần phải nói. Họ là người Do Thái, là người ngoại quốc chuyên đi xâm lăng đất của người Palestine.

Vậy thì cái gì đã xẩy ra 70 năm về trước và trong những thập niên trước và sau đó? Phần đất hiện giờ thuộc về ai? Dân tộc Palestine là ai?

Dân bản địa Cana hay dân Ả rập từ nhiều nơi khác đến?

Theo lịch sử, ý tưởng về dân tộc Palestine hay quốc gia Palestine chỉ là câu chuyện tưởng tượng. Chẳng có dân tộc nào có văn hóa và chủng tộc riêng lại hiện hữu trên mặt đất này với cái tên như vậy. Hiển nhiên đa số dân Palestine ngày nay là dân Ả Rập từ nhiều miền khác nhau đến đây chung sống với những dân tộc khác.

Tuy nhiên, những nhà lãnh đạo Palestine vẫn cứ nhất định giữ tư tưởng như Mahmoud Abbas đã nói: ‘Chúng tôi đã nói với ông ta (thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu), khi ông ta tuyên bố người Do Thái có một lịch sử chính đáng từ 3000 năm trước CN, thì chúng tôi lại có một quốc gia Palestine nằm ở đất Cana cả 7000 năm lịch sử. Đây là sự thật cần phải nói ra: “Hỡi Netanyahu, ông chỉ là kẻ tình cờ trong lịch sử. Chúng tôi mới là dân tộc của lịch sử. Chúng tôi là chủ nhân ông của lịch sử’” (trich bởi David Bukay, “Founding National Myths: Fabricating Palestinian History,” Middle East Quarterly, Summer 2012).

Nhà lãnh đạo Palestine trước Abbas là Yasser Arafat cũng đã tuyên bố: Người Palestine là con cháu của dân Jebusites, dân tộc Cana thuộc Jerusalem cổ đại.

Tuy nhiên, hãy nghe lời bộ trưởng an ninh quốc gia Palestine, Fathi Hammad tuyên bố vào tháng 3 năm 2012: “Dân Palestine là ai? Chúng tôi có nhiều gia đình gọi là al-Masri mà gốc là Ai Cập. Họ có thể đến từ Alexandria, từ Cairo, từ Dumietta, từ phía Bắc, từ Aswan, từ Ai Cập Thượng. Chúng tôi là người Ai Cập, là dân Ả Rập. Chúng tôi là người Hồi Giáo. Chúng tôi là một phần của quí vị. Những người Ai Cập!  Xét theo cá nhân thì một nửa gia đình tôi là Ai Cập, nửa kia là Saudis” (trích bởi Pinhas Inbari, “Who are Palestinians?” Jerusalem Center for Public Affairs, August.7, 2017). Thực ra Palestine có nhiều quốc gia nguồn gốc khác nhau.

Họ không phải là dân bản xứ của Palestine cổ đại như Arafat và những đồng chí của ông đã từng công nhận. Ngày 31 tháng 3 năm 1977, trong một cuộc phỏng vấn do tờ báo Hòa Lan Trouw thực hiện, thành viên Tổ chức giải phóng Palestine / Palestine Liberation Organization (PLO) Zahir Muhsein đã phát biểu:

Không có dân tộc Palestine. Thiết lập quốc gia Palestine chỉ là một nối tiếp cuộc chiến đấu chống lại Israel cho một Ả Rập thống nhất. Trên thực tế, hiện nay giữa người Jordan, Palestine, Syria và Leban không có gì là khác biệt. Lý do duy nhất nói về sự hiện diện của dân tộc Palestine, là chính trị và chiến thuật, bởi vì quyền lợi của những quốc gia Ả Rập đòi hỏi chúng tôi phải đặt vấn đề ‘dân tộc Palestine’ ra để đối đầu với chủ thuyết Zionism” (1).(Trích bởi Joseph Farah, “Palestinian People Do Not Exist,” WND.com, July 11, 20002) (2)

Thực ra, điều khoản đầu tiên của Hiến Chương PLO năm 1964 đã nói: “Palestine là quê hương của người Ả Rập được gắn bó với những quốc gia Ả Rập khác để tạo thành một tổ quốc Ả Rập vĩ đại.”

Cái tên “PALESTINE” phải chăng ám chỉ người Do Thái?

Về phương diện đất đai thì đây là vấn đề chính. Đất này coi như là quê hương của dân Ả Rập, không phải của Do Thái. Nhưng thực ra phải nói rằng, dân Palestine không chỉ coi West Bank và Gaza Strip là lãnh thổ của họ đã bị Israel chiếm đóng. Họ coi toàn thể đất đai của Israel là của người Palestine đã bị dân Do Thái chiếm đoạt một cách bất hợp pháp.

Buồn cười nữa là “West Bank” có cái tên như vầy khi bị Jordan chiếm và sát nhập vào phia Tây sông Jordan sau năm 1948. Thực ra nó phải được gọi là Đông Palestine. Trong khi đó người Do Thái lại gọi phần lãnh thổ này là Judea và Samaria, trung tâm của vương quốc Israel cổ đại Judah và Israel.

Khôi hài hơn nữa là “trước khi quốc gia Israel được khai sinh, danh từ “Palestine” được người Do Thái dùng để chỉ chính họ và những tổ chức của họ. ‘Tờ Palestine Post’, the Palestine Foundation Fund, Palestine Airways và the Palestine Symphony Orchestra tất cả đều là những tổ hợp hoàn toàn của người Do Thái” (Daniel Grynglas, “Debunking the Claim That the ‘Palestinians’ Are the Indigenous People of Israel,” Jerusalem Post blog, May 12, 2015).

Thực vậy, danh từ Palestine là do người Tây Phương tạo ra và những người Do Thái di tản đến xứ này thường dùng. Dân Zion thì tự coi mình là dân Palestine trong khi dân Ả Rập đơn giản coi họ là Ả Rập. Những tổ chức của dân Zion – như Anglo-Palestine Bank, the Palestine Post v.v… – thì thuộc ‘Palestine’, trong khi đó những tổ chức Ả Rập như the Arab Higher Committee, thì đơn thuần là ‘Ả Rập’” mà thôi (inbari).

Nhưng sau này theo đà tiến hóa của ngôn ngữ, nó biến đổi một cách kinh khủng. “Khi TT Ai Cập Nasser thành lập ‘Tổ Chức Giải Phóng Palestine’ (PLO) vào năm 1964 với sự trợ giúp của KGB (Russia) thì mỗi khi nói về Ả Rập phải hiểu là dân Palestine. Lúc bấy giờ chỉ trong thập niên 1970 những người Palestine mới giàu bắt đầu cổ võ dân địa phương ám sát giết người. Dân Ả Rập đã hợp thức hóa những cuộc tấn công bạo động của họ, coi như dân bản địa chiến đấu để giải phóng quốc gia” (Grynglas). Nhưng đây chỉ là một toan tính ồn ào bề ngoài, hoàn toàn giả tạo!

Từ dân định cư ở Cana đến việc truất hữu dân Do Thái

Chúng ta thử dựa vào Kinh Thánh để biết lịch sử của vùng đất này. Kinh Thánh gọi vùng đất cổ này là Cana (Genesis 11:31; 12:5; 13:12), có người Philistines sinh sống dọc theo bờ biển Địa Trung Hải trước khi tổ phụ người Do Thái (Hebrew) là Abraham, Isaac và Jacob cùng con cháu họ là dân Israel đến định cư ở đây. Tuy nhiên Thiên Chúa là đấng làm chủ thế giới và mọi sự đã cho biết ý định của Người là ban vùng đất này cho dân tộc Israel của Người (Genesis 12:5-7; 17:8; Exodus 13:5,11). Vậy thì, theo lệnh truyền của Thiên Chúa, ngay cả khi vẫn còn những người Cana bản địa, vùng đất này đã được lấy đi khỏi những người sinh sống ở đó từ đầu và ban cho Abraham và con cháu ông.

Dân tộc Israel đã thành lập một quốc gia và vương quốc mà sau này bị phân chia làm hai là IsraelJudah. Sau một thời gian ngoan cố phạm nhiều tội lỗi, Thiên Chúa đã để cho người Assyria đánh chiếm chi họ Israel ở phương Bắc và trục xuất dân đi nhiều nơi. Với dân tộc Judah ở phương Nam là chi họ Do Thái thì phần lớn đã bị người Babylon xua đuổi ra khỏi nước, chỉ còn một số ít sót lại để rồi sau này trở về làm sống lại quốc gia Do Thái dưới quyền cai trị của người Ba Tư (Persians), rồi người Hy Lạp, người La Mã.

Người La Mã đã hai lần đè bẹp cuộc nội loạn của Do Thái vào những năm 70 và 135 sau CN, để rồi phần lớn phải lưu đầy đi khắp thế giới. Bị cấm không được bén mảng đến Jerusalem. Nhưng một số vẫn còn tồn tại ở vùng đất này, trong những cộng đồng khác ở Đất Thánh.

Nhiều người cho rằng Thiên Chúa đã đuổi dân Israel và Judah ra khỏi lãnh thổ của họ có nghĩa là lời tuyên bố về đất đai của họ không còn giá trị nữa. Nhưng Thiên Chúa đã ban phần đất này cho con cháu của Israel đến muôn đời (Exodus 32:13). Ngay cả khi Người cảnh cáo sẽ đuổi họ đi và Người đã làm. Nhưng Người vẫn còn nói đến việc tụ họp họ lại nơi quê hương họ. Vậy thì không một dân tộc nào khác có quyền trên vùng đất này.

Lịch sử danh từ Palestine

Danh từ Palestine từ đâu mà ra? Khi người La Mã đè bẹp cuộc nội loạn của dân Do Thái vào năm 135 thì họ sát nhập tỉnh Roma của Judaea vào Syria và đặt cho một tên mới là Syria Palaestina để không còn vết tích gì dính dáng đến Do Thái nữa.

Danh từ Palestinelà từ tiếng Philistine cổ đại mà ra. Dù vậy trước khi người La Mã đặt cho nó một tên mới nó vẫn là một danh từ chung chỉ tên địa phương. Từ này đã được các nhà văn Hy Lạp và La Mã dùng như Herodotus, Aristotle, Pliny Anh Cả, Plutarch và nhiều người khác…, ngay cả những sử gia Do Thái ở thế kỷ I là Philo Thành Alexandria và Flavius Josephus cũng sử dung trong một thời gian.

Sau này ở thời Byzantine, người ta vẫn tiếp tục gọi vùng này là Palaestina. Nó cũng vẫn tồn tại dưới thời các quốc vương Hồi Giáo Ả Rập và đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ, dù tên “Miền Nam Syria” vẫn là tên phân biệt chung. Sau Thế Chiến I (khi Ottoman rơi vào phe đồng minh Tây Phương), Palestine là tên chỉ phần đất đặt dưới quyền Hội Quốc Liên thuộc Anh. Vùng này không chỉ gồm Israel hiện tại mà cả Jordan nữa… Lúc bấy giờ Truyền Thông Quốc Tế còn đặt cho dân Jews / Do Thái cái tên Palestine - không phải Ả Rập - đang sống dưới quyền Hội Quốc Liên” (Jewish Virtual Library, “Israel: Origins of The Name ‘Palestine”).

Dân từ Byzantine đến trong những thời kỳ Hồi giáo

Cái gì đã tạo thành đất Israel sau khi người La Mã đè bẹp những cuộc nổi loạn của người Do Thái vào năm 70 và 135 sau CN? Như đã nói, phần lớn dân Do Thái đã bị cưỡng bách ra khỏi nước tản mát đi muôn phương, nhưng nhiều người vãn còn ở lại trên khắp lãnh thổ. Người La Mã đã khuyến khích những dân tộc khác đến đó định cư, đặc biệt sau khi đế quốc chính thức trở thành Kitô giáo.

Khi dân Ả Rập Hồi Giáo lấy được Đất Thánh từ tay đế quốc La Mã Đông Phương hoặc đế quốc Byzantine vào thế kỷ VII, họ đã đến định cư ở những phần đất chiếm đoạt được nhưng vẫn còn những người Do Thái sót lại và trở thành đám thiểu số lớn. Tuy nhiên cũng phải công nhận là có nhiều người sinh quán tại đó, cả Do Thái lẫn không phải Do Thái, đã bị cưỡng bách theo đạo Hồi, và toàn nước cũng bị cưỡng bức Ả Rập hóa… (trở thành quốc gia nói tiếng Ả Rập). Điều này không có nghĩa là những ai sống ở đó là “người Ả Rập thực sự”… Thực ra, họ là con cháu của dân Do Thái nguyên thủy, nói tiếng Hy Lạp mà dân Byzantine đã du nhập vào để ‘Kitô giáo hóa quốc gia” (Schlomo Sherman, “The Myth of the So-Called ‘Palestinians,’”1994, reproduced at Daniel Pipes Middle East Forum, comments).

Sau này, dân Seljuk và Kurds (dưới quyền lãnh đạo của Saladin) đã chiến đấu đánh lại Thập Tự Quân Âu Châu ở Đất Thánh. Nhiều người Hồi Giáo không phải dân Ả Rập đã trụ tại đó và kết quả là “nhiều gia đình Hebron… có nguồn gốc Kurd. Người Kurd cũng định cư ở những nơi khác trên toàn quốc và khắp Jordan. Bây giờ thì người Kurds đã hoàn toàn bị Ả Rập hóa và họ không còn một nối kết nào với nguồn gốc của họ ở quá khứ”. (Inbari).

Đất đai hoang vu vào thời đại Ottoman

Cuối thập niên 1600, thời kỳ Ottoman cai trị, một nhiếp ảnh gia kiêm ngôn ngữ học là ông Hadriani Relandi đã đi tham quan khắp nước và quan sát chừng 2.500 chỗ có dân sinh sống và được nói đến trong Kinh Thánh hay Mishnah. Ông ghi lại những gì ông đã quan sát trong một tác phẩm của ông xuất bản năm 1714. Sách này nói gì?

“1. Không một ai định cư trên phần đất của Israel có tên mà nguồn gốc là Ả Rập…Không một người Ả Rập nào định cư tại đó lại có cái tên Ả Rập….

“2.  Phần lớn đất đai thì trống rỗng, hoang vắng. Dân chúng thì ít và phần lớn tập trung ở các thành phố Jerusalem, Acco, Tzfat, Jaffa, Tiberius và Gaza. Đa số dân theo Do Thái giáo, còn lại là Kitô hữu. Một số nhỏ là Hồi Giáo mà phần đông thuộc nomad Bedouins…. Họ là những công nhân xây cất hoặc trồng tỉa, hoặc đi làm mướn theo mùa…

“3. Sách hoàn toàn nói ngược lại với thuyết hậu canh tân đòi hỏi dân Palestine phải được thừa hưởng một ‘gia sản hay một quốc gia Palestine’.  Sách nhấn mạnh đến sự nối kết, tính xác đáng, thích hợp và liên quan giữa phần đất của Israel với dân Do Thái, nhưng tuyệt đối không một mảy may liên hệ đến dân Ả Rập” (Avi Goldreich, “A Tour of Palestine; the Year Is 1695,” Think-Israel.org, Aug.4, 2007).

Dân chúng giảm đi vì nhiều yếu tố khác nhau khiến cho tình trạng sinh sống ở đó trở thành khó khăn hơn. Người La Mã phá hủy xứ Judah cũng làm cho lãnh thổ bắt đầu suy tàn. Nhà sử học La Mã Cassius Dio đã viết: “Toàn thể xứ Judea đã trở thành sa mạc” sau khi hàng trăm thành phố và làng xã bị phá hủy. Tuy nhiên vấn đề còn tồi tệ hơn sau khi người Ả Rập xâm chiếm và sau này dưới thời Ottoman (Joseph Katz, “Palestine, a Land Virtually Laid Waste With Little Population,” EretzYisroel.org, 2001).

Đất đai “đã trở nên hoang tàn, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ còn đánh thuế chủ đất dựa trên số cây họ có. Rừng bị phá hủy, chặt hết ngọn để tránh thuế. Đồi núi và đồng bằng thì cỏ cũng không còn vì dê cừu đã ăn sạch. Nhiều vùng đất rộng lớn bỏ trống không cày cấy. Nhiều thị trấn hoang tàn. Đầm lầy và sa mạc lan cả đến những vùng có thắng cảnh. Đất Thánh với những dụ ngôn cũng bị chìm đắm trong giấc ngủ của tử thần.” (video presentation The Galilee Experience, 1997).

Du khách vào những thập niên 1700 và 1800 đã miêu tả cảnh hoang tàn quạnh hiu ấy. Lãnh sự Anh Quốc năm 1857 đã tường trình như sau: “Đây là một xứ mà dân chúng thưa thớt vắng vẻ đến độ ghê sợ, cho nên điều tối cần thiết là phải có dân” (Kalz).

Mark Twain, một tác giả nổi danh người Mỹ đã nói về tình trạng đất đai này trong sách của ông The innocents Abroad khi ông đi thăm Đất Thánh  năm 1867. Joseph Katz đã tóm tắt những điều Twain thấy như sau:

Từng chỗ một, nơi nào Twain cũng ghi lại những dấu vết của buồn thảm thê lương. Những khung cảnh thơ mộng gây xúc động… ở dưới thung lũng (Jezreel) không còn nữa. Không thấy một làng mạc lẻ loi nào trên suốt đoạn dường dài –hơn cả 30 dặm ở cả hai bên đường…’ Sau này ông cũng viết lại, miêu tả nó như những sa mạc không người, những đồi đất trơ trọi loang lổ… giữa cảnh hoang tàn quạnh hiu của Capernaum… Chúng tôi đã tới Tabor an toàn… nhưng không hề thấy một bóng dáng người trên suốt những đoạn đường dài đã đi.”

Nhiều dân tộc kết hợp với nhau thành hỗn tạp

Dầu vậy, cũng có những làn sóng người vào thập niên 1830 đã theo tướng Ai Cập Ibrahim Pasha đi xâm lăng rồi tạm chiếm Syria và Palestine. Ông đã để lại đó một số kiều dân Ai Cập. Rồi dân Do Thái trở về đất của mình vào cuối thập niên 1800. Dân Thổ Nhĩ Kỳ / Ottoman cũng mang một số người về đó sống.

Bước chính là dân Bosnia. Bosnia thuộc xứ Balkan bị xâm lăng rồi bị dân Thổ Nhĩ Kỳ / Ottoman vào thập niên 1300 cưỡng bách phải theo đạo Hồi. Cuối thập niên 1600, Ottoman bắt đầu mất các lãnh địa ở Âu Châu. Năm 1878 tại hội nghị Berlin… Thổ Nhĩ Kỳ mất Bosnia về tay Áo. Kết quả là làn sóng tỵ nạn Hồi Giáo rời khỏi Bosnia đi tìm nơi an toàn trong đế quốc Ottoman….

“Cuộc di cư này của người tỵ nạn Hồi Giáo là một dấu tích rất quan trọng của lịch sử Palestine. Luật của Ottoman chấp nhận nguyên tắc thuộc địa của Hồi Giáo… Ở Carmel, Galilee, đồng bằng Sharon và ở Caesarea, đất đai được phân chia cho dân tỵ nạn Hồi Giáo từ Bosnia và Herzegovina đến. Về sau, việc miễn thuế 12 năm và miễn quân dịch lại càng thu hút thêm làn sóng tỵ nạn nữa”. (Manfred Lehmann, “Bosnia-Motherland of ‘Palestinians’”).

“Cùng một nguyên tắc về thuộc địa… đã được áp dụng cho người tỵ nạn Hồi Giáo đến từ Nga – đặc biệt từ Georgia, Crimea và Caucasus (một nhóm dân tộc khác) gọi là Circassians và Turmenians là đám dân đã đến định cư ở Abu Gosh gần Jerusalem, và đồi Golan Heights đầu tiên. Dân tỵ nạn đến từ Algeria và Ai Cập cũng định cư ở Jaffa, Gaza, Jericho và đồi Golan” (ibid).

Tất cả những người này và các dân tỵ nạn khác đã tạo thành một loại dân gọi là dân Palestine. Những người gọi là dân bản địa Palestine là những người đến từ khắp Âu Châu, Nga, Nam Á, Bắc Phi, một loại chủ nhà của những quốc gia Ả Rập. Nói gọn lại đây là “một tập hợp lớn nhất của loài người trong một vùng nhỏ bé trên địa cầu” (John of Wurzburg, quoted by Katz, “Palestine Inhabited by a Mixed Population,” EretzYisroel.org).

Một số trong những dân Âu Châu đã đến Đất Thánh là thành phần của đoàn Thập Tự Quân, một số khác là nô lệ từ thời người Hồi Giáo buôn nô lệ. Tuy nhiên, đám dân kể trên chỉ là số nhỏ của dân Palestine ngày nay. Phần lớn vẫn là dân Ả Rập.

Dân Ả Rập tụ họp lại thành dân thuộc địa

Dân Do Thái trở lại đất của mình vào cuối thập niên 1800 và đầu thập niên 1900 theo phong trào Zion và làn sóng di cư tràn đến từ những xứ Ả Rập chung quanh đó trong thời gian Hội Quốc Liên ủy quyền cho Anh cai trị (sau thế chiến I). Làn sóng di dân này lớn đến độ tràn ngập và đồng hóa luôn cả làn sóng di dân trước kia không phải là Do Thái đã Ả Rập hóa và biến tất cả thành Ả Rập. “Dân bản địa chỉ chiếm 4,3% những dân không phải là Ả Rập. Nhưng tất cả họ đã bị làn sóng di dân Ả Rập tràn ngập để rồi trong vài thế hệ họ đã đánh mất căn tính của họ” (Grynglas).

Cái gì đã nhanh chóng thúc đẩy làn sóng vĩ đại dân Ả Rập tràn ngập vùng đất này? Vào thế kỷ 19 và 20 dân Do Thái định cư đã tạo ra công ăn việc làm nên đã thu hút dân tỵ nạn Ả Rập dồn về Palestine. ‘Dân số Ả Rập gia tăng đáng kể… phần lớn do vốn đầu tư của người Do Thái mang đến Palestine và những yếu tố khác hợp lực với sự lớn mạnh của quốc gia Do Thái’ (the Peel Commission Report, 1937).

“Như nói ở trên, trong ‘cuộc định cư của người Do Thái có tên Rishon I’Tison được thiết lập năm 1882 là những người đầu tiên của phong trào Zion thì vào khoảng năm 1889 có 40 gia đình Do Thái định cư ở đó đã thu hút được hơn 400 gia đình Ả Rập về đó sinh sống… Nhiều làng xóm Ả Rập khác đã mọc lên theo cùng một cách đó’ (Joan Peters, From Time Immemorial, p.252….). Winston Churchill, thủ tướng Anh, năm 1939 đã nói về Palestine: ‘… dân Ả Rập thay vì bị truy tố thì lại tụ họp thành một quốc gia’” (Grynglas).

Mức độ di dân về đất tổ rộng lớn như vậy cứ tiếp tục tăng và tạo thành quốc gia Israel khi phần lớn người Hồi Giáo đang sống ở Palestine…. đã sống ở đó dưới 60 năm” (Ezequiel Doiny, “The Muslim Cololists,” Gatestone Institue, Aug.15, 2014).

Chuyên viên về Trung Đông, ông Daniel Pipes – khi phê bình cuốn sách của Joan Peters’ 1984 From The Immemorial: The Origines of the Arab-Jewish Conflict Over Palestine – đã nói: “Những số liệu Joan Peters khám phá ra được chứng tỏ người Ả Rập đã hưởng lợi rất nhiều về kinh tế do sự hiện diện của dân Do Thái từ Âu Châu về đây định cư. Họ đã phải di chuyển cả hàng trăm dặm để được gần nhau hơn. Vậy thì người tỵ nạn từ Palestine năm 1948 là người đã từng sống ở đó chỉ hai năm trời! bởi vì nhiều cư dân Ả Rập năm 1948 mới đây mới di chuyển.”

Do đó Daniel Greenfield đã xác nhận: “Dân Palestine là kiều dân Ả Rập Hồi Giáo, người ngoại quốc sống trong lãnh thổ Israel.” Ông đã trả lời trực diện tuyên cáo của Mahmoud Abbas nói về phong trào Zion như sau: “Dân Palestine không phải là nạn nhân của chũ nghĩa thuộc địa. Họ là những tội phạm.”

Lời buộc tội Edom trong Kinh Thánh

Tất cả những điều đã nói ra đều là sự thật thấy trong Kinh Thánh. Căn tính của dân Ả Rập Palestine còn vượt quá cả những gì thuộc về đại khối dân tộc Ả Rập.

Dân Ả Rập không phải là một dân tộc ròng do di truyền. Họ là con cháu dòng chính từ Ishmael, con trai đầu lòng của Abraham và là anh em cùng cha khác mẹ với Isaac. Đây là vấn đề chính chúng ta cần phải để ý tới. Tuy nhiên, giữa những dân Ả Rập còn có những yếu tố khác từ những chi họ trước nữa, gồm cả chi họ của anh em Jacob và Esau mà sau này đặt lại tên là Edom. Esau sau này lấy vợ là con gái của Ishmael và dân Cana. Chúng ta nhận ra con cháu của Esau tức Edom, không còn giới hạn trong chi tộc Ả Rập mà gồm cả nhiều dân tộc khác nữa.

Tại sao chúng ta đặc biệt chú trọng đến Edom khi đề cập đến dân Ả Rập Palestine? Câu trả lời là những lời tiên tri ghi trong sách Obadiah liên quan đến những gì sẽ xẩy ra cho dân Edom vào thời cáo chung.

Câu 19 nói về lãnh thổ – những kẻ kiểm soát miền đất đặc biệt của Đất Thánh sẽ có thêm đất ở đó. Theo văn bản, chúng ta có thể hiểu là dân Israel sẽ lấy lại những vùng mà người Edom đã làm chủ trước kia.

Lạ lùng thay, những vùng đã liệt kê là lấy lại là những vùng mà ngày nay dân Do Thái đang sống. Những vùng bị lấy lại là vùng dân Palestine đang sống. Vậy cứ bề ngoài thì dân Palestine là dân Edom, ít ra theo môt chừng mực có ý nghĩa nào đó.

Cũng có thể là những dân sống rải rác các nơi đã làm thành cư dân sống ở Đất Thánh không phải là Do Thái, cũng chẳng phải là Ả Rập trước khi có phong trào Ả Rập của người Edom đến. (Muốn biết thêm chi tiết, coi online tại bible.ucg.org/bible-commentary/Obadiah/).

Sau này Thiên Chúa đã nói tiên tri về Edom trong Ezekiel 35-36. Người cảnh báo là “Núi Seir”, đất của Edom – vì cư dân ham muốn đất của dân Israel và Judah nên sẽ bị xét sử và trở thành hoang tàn (Ezekiel 35:10-15).

Thiên Chúa cũng cảnh báo tương tự như vậy nơi chương 36, câu 5 là Người sẽ không còn nổi giận, đất của Người sẽ phì nhiêu và cuối cùng trả lại cho dân Israel.

Qua những lời tiên tri, chúng ta biết là dân Do Thái ngày nay trở lại quê hương họ chỉ là một ám hiệu nhỏ của cuộc trở lại Đất Hứa vĩ đại hơn nhiều của toàn thể dân tộc Israel dưới triều đại sắp tới của Đấng Thiên Sai người Do Thái, đấng Cứu Chuộc Muôn Dân là đức Giêsu Kito.

Nhiều người cũng sẽ giật mình thấy rằng dân Palestine Ả Rập hiện đang chiếm nhiều phần đất mà Thiên Chúa đã chính thức ban cho dân Israel. Người sẽ không cho mọi sự thay đổi khi mà nó đã trở thành nhất định rồi. Tất cả mọi sự sẽ xẩy ra đúng như Lời Chúa đã hứa.

Hãy nghĩ đến Lời Chúa và những sự kiện lịch sử để hiểu về thế giới mình đang sống. Hãy tin vào kế hoạch Thiên Chúa để mà sắp xếp mọi sự cho phải lẽ và đúng vào những giờ phút cuối cùng của cuộc đời.

   

Fleming Island, Florida, Sept 3, 2018 – Labor Day
(Trích trong sách TRUNG ĐÔNG VÀ HỒI GIÁO)

Nguyễn Tiến Cảnh

___________

(1) Chủ thuyết Zion (Zionism)

Phong trào do Theodor Herzl thành lập năm 1896 khuyến khích dân Do Thái trở về Eretz Ysrael hay Zion, còn gọi là Jerusalem và lãnh thổ của Israel. Chữ “Zionism” / Chủ thuyết Zion là do tên một ngọn đồi, đồi Zion, trên đó có đền thờ Jerusalem (Theo Torah Jews).
Đây là phong trào quốc gia của người Do Thái trở về đất tổ và lấy lại quyền chủ tể của mình trên phần đất của Israel.

(2) The Palestinian people does not exist. The creation of a Palestinian state is only a means for continuing our struggle against the state of Israel for our Arab unity. In reality today there is no difference between Jordanians, Palestinians, Syrians and Lebanese. Only for political and tactical reasons do we speak today about the existence of a Palestinian people, since Arab national interests demand that we posit the existence of a distinct ‘Palestinian people’ to oppose Zionism” (quoted by Joseph Farah, “Palestinian People Do Not Exist,” WND.com, July 11,2002).

 

Direct link: https://caidinh.com/trangluu1/vanhoaxahoi/xahoi/danpalestinelaai.html


Cái Đình - 2023