Thái Công Tụng


Chữ “Ngũ” trong văn hóa Việt

.

1. Dẫn nhập

Văn hoá Việt chịu nhiều ảnh hưởng của Tam Giáo: Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo. Tinh thần Tam giáo đồng nguyên trở thành môt nét bản sắc văn hóa truyền thống của người Việt trong nhiều thế kỷ. Và trong mỗi loại văn hoá đó thì luôn có chữ Ngũ. Ví dụ:

Ngày Tết, thường có mâm ngũ quả trên bàn thờ tổ tiên.

2. Chữ Ngũ trong Phật giáo

Trong Phật giáo, có nhiều khái niệm liên quan đến chữ Ngũ:

Bốn uẩn thọ uẩn, tuởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn họp nhau lại thành phần tinh thần, tức là tâm .

3. Chữ Ngũ trong Nho giáo

Nho giáo được xem là hệ tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài đến xã hội Việt và trong Nho giáo cũng có chữ Ngũ :

3.1. Ngũ thường: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín:

Tóm lại, theo quan niệm chung của nền minh triết Đông phương thì nhân, nghĩa, lễ, trí, tín là năm yếu tố, điều kiện để hoàn thiện nhân văn, nhân bản: người không có Nhân thì sẽ thành kẻ độc ác; người không có Nghĩa sẽ thành kẻ bội bạc; người không có Lễ thì sẽ thành kẻ vô phép; người không có Trí thì sẽ thành kẻ ngu ngốc; người không có Tín thì sẽ thành kẻ giả dối.

3.2. Ngũ phúc

Ngũ phúc gồm có: thọ (sống lâu), phú (giàu có, địa vị tôn quý), khang ninh (thân an và tâm an), hiếu đức (lương thiện, nhân hậu) và cuối cùng là thiện chung (khi lìa cuộc đời không đau đớn, không vương vấn).

3.3. Ngũ hành 

Đó là 5 yếu tố cơ bản trong vũ trụ: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ; 5 yếu tố này có nhiều mối tương quan hay tương khắc nhau. Quy luật tương sinh, tương khắc là sự chuyển hóa qua lại giữa Trời và Đất để tạo nên sự sống của vạn vật: Có thể nói rằng, tương sinh và tương khắc là hai quy luật luôn tôn tại song hành với nhau, có tác dụng duy trì sự cân bằng trong vũ trụ. Nếu chỉ có sinh mà không có khắc thì sự phát triển cực độ sẽ gây ra nhiều tác hại. Ngược lại nếu chỉ có khắc mà không có sinh thì vạn vật sẽ không thể nảy nở, phát triển. Do đó, sinh-khắc tạo ra quy luật chế hóa không thể tách rời.

3.3.1 Tương sinh nghĩa là cùng thúc đẩy, hỗ trợ nhau để sinh trưởng, phát triển. Đó là quy luật phát triển của ngũ hành, tuy nhiên sinh nhiều quá đôi khi trở thành tai hại. Cũng giống như cây củi khô là nguyên liệu đốt để tạo ra lửa, thế nhưng nếu quá nhiều cây khô sẽ tạo nên một đám cháy lớn, gây nguy hại đến tài sản và tính mạng của con người. Đó là nguyên do tồn tại quy luật phản sinh trong ngũ hành:

Trong tương sinh luôn có mầm mống của tương khắc, và trong tương khắc luôn tồn tại tương sinh

3.3.2 Tương khắc là sự áp chế, sát phạt cản trở sinh trưởng, phát triển của nhau.

Tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng nhưng nếu thái quá sẽ khiến vạn vật bị suy vong, hủy diệt. Vài ví dụ:

Thủy khắc Hỏa: Nước sẽ dập tắt lửa.
Hỏa khắc Kim: Lửa mạnh sẽ nung chảy kim loại.
Kim khắc Mộc: Kim loại được rèn thành dao, kéo để chặt đổ cây.
Mộc khắc Thổ: Cây hút hết chất dinh dưỡng khiến đất trở nên khô cằn.
Thổ khắc Thủy: Đất hút nước, có thể ngăn chặn được dòng chảy của nước.

Giản đồ sau đây trình bày các mối tương sinh và tương khắc.

4. Ngũ cung

Truyện Kiều có câu: 

Âm thương lầu bậc ngũ cung
Nghề riêng ăn đứt, hồ cầm một trương

5. Ngũ quả

Ngày Tết trên bàn thờ tổ tiên thường có mâm ngũ quả gồm 5 trái cây với sắc màu khác nhau, thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của chúng.

6. Ngũ vị hương

Ngũ vị hương là một loại gia vị dùng trong ẩm thực của người Trung Hoa hay Việt Nam. Nó bao gồm năm loại vị cơ bản trong ẩm thực là: mặn, ngọt, chua, cay, đắng. Thành phần của ngũ vị hương không giống nhau trong từng loại công thức pha chế. Nó có thể bao gồm bột của các loại thực vật sau:

.

Thái Công Tụng

__________

Thái Công Tụng, Cựu học sinh Quốc Học Huế, Kỹ sư Nông Học và Cử Nhân Khoa Học tại Toulouse (Pháp). Tiến sĩ Khoa học (1965), Giáo sư các Đại học khác nhau trong nước: Đại Học Khoa học, Đại Học Văn Khoa, Đại Học Nông Lâm Saigon.

Nguồn: Hưng Việt

 

Direct link: https://caidinh.com/trangluu1/vanhoaxahoi/vanhoa/chungutrongvanhoaviet.html


Cái Đình - 2022