Phạm Ɖình Lân
Ɖông Bắc Á nguyên tử hóa?
.
Căn cứ vào vị trí địa lý Ɖông Bắc Á gồm Trung Hoa, Nga, Nhật Bản, Bắc Hàn, Nam Hàn và đảo Taiwan (Ɖài Loan). Các quốc gia trong vùng có những ấn dấu đặc biệt sau đây:
Hai quả bom nguyên tử được thả vào năm 1945 ở Hiroshima và Nagasaki, Nhật (Ảnh: TracesOfWar.nl)
***
Ɖông Bắc Á liên hệ về địa lý với Hoa Kỳ bên kia Thái Bình Dương với đảo Guam, quần đảo Hawaii và với Nga ở cực bắc Á Châu.
Vào hậu bán thế kỷ XIX Trung Hoa là miếng mồi của các nước kỹ nghệ phương Tây kể cả Nhật Bản, một quốc gia Á Châu Tây hóa và trở thành một cường quốc quân sự ở Ɖông Á. Nhật đánh nhau với Trung Hoa (1894), Nga (1904 và 1905) và chiến thắng hai quốc gia to lớn, đông dân trên thế giới. Từ “hoàng họa” (Peril jaune) ra đời từ khi Nhật đánh bại Nga vào năm 1905. Nhật nhảy múa tung tăng ở Ɖông Bắc Á từ cuối thế kỷ XIX đến thập niên 30 của thế kỷ XX. Từ thập niên 1940 họ bành trướng thế lực xuống các quốc gia Ɖông Nam Á, thuộc địa của Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Hòa Lan và đe dọa cả Úc Ɖại Lợi và Tân Tây Lan. Sức mạnh quân sự của Nhật ở Ɖông Bắc Á và Ɖông Nam Á kéo dài từ năm 1937 đến 1945.
Nhật Bản cam phận là quốc gia chiến bại. Nước này thi hành hiến pháp do các luật gia Hoa Kỳ soạn một cách đúng đắn để tiến hành việc dân chủ hóa đời sống chánh trị Nhật. Nhật Bản đặt dưới tàng dù an ninh của Hoa Kỳ. Họ không phải băn khoăn về việc sản xuất võ khí sát thương, tổ chức quân đội mà chí thú đến việc phục hưng và phát triển kinh tế. 15 năm sau ngày bại trận kỹ nghệ đóng tàu của Nhật qua mặt kỹ nghệ đóng tàu của Anh. Ɖến thập niên 1970 hàng hóa Nhật tràn ngập trên thế giới và được sự yêu thích của người tiêu dùng. Ɖến thập niên 1980 Nhật là cường quốc kinh tế hạng nhì sau Hoa Kỳ. Ngân sách quốc phòng của Nhật không đến 1% GDP.
Nhật không còn bảo hộ Triều Tiên. Bán đảo này bị chia đôi với hai chế độ chánh trị đối nghịch nhau. Bắc Hàn dùng võ lực để thống nhất bán đảo dưới sự thống trị của chế độ Cộng Sản. Cuộc chiến được quốc tế hoá với sự can thiệp của chí nguyện quân Trung Quốc bên hàng ngũ Bắc Hàn và quân Liên Hiệp Quốc dưới sự chỉ huy của tướng Mc Arthur của Hoa Kỳ bên phía Nam Hàn. Chiến tranh Triều Tiên chấm dứt sau ba năm chinh chiến đẫm máu (1950 - 1953).
Bắc Hàn đặt dưới sự lãnh đạo của gia đình họ Kim do Liên Sô yểm trợ. Bắc Hàn chịu ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc (Cộng Sản Trung Hoa) và ảnh hưởng chánh trị của Liên Sô. Mặc dù Trung Quốc đưa chí nguyện quân giúp Bắc Hàn chận đứng quân LHQ vượt qua vĩ tuyến 38 và giúp Bắc Hàn về phương diện kinh tế, Kim Il-sung (Kim Nhật Thành: 1912 - 1994, lãnh tụ: 1948 - 1994) hướng về Stalin nhiều hơn. Ɖịa vị của ông do Stalin mà có. Khrushchev từ chối không giúp cho Trung Quốc có bom nguyên tử nhưng ông sẵn lòng giúp cho Kim Il-sung thành lập chương trình nguyên tử.
Năm 1994 Kim Il-sung mất. Kim Jong-il (1941 - 2011, lãnh tụ: 1994 - 2011) lãnh đạo Bắc Hàn. Mãi đến ngày 09-10-2006 trái bom nguyên tử đầu tiên của Bắc Hàn mới được thí nghiệm. Bom nguyên tử của Bắc Hàn đe dọa 28.000 binh sĩ Hoa Kỳ ở Nam Hàn, 50.000 binh sĩ Hoa Kỳ trên đảo Okinawa, đe dọa Nam Hàn và là lời nhắn nhủ xa gần đối với Trung Quốc láng giềng cùng màu cờ búa-liềm. Lãnh tụ thứ ba của Bắc Hàn nắm quyền năm 2011 là Kim Jong-un, con của Kim Jong-il.
Kim Jong-un lên cầm quyền năm 29 tuổi. Mặc dù có học ở Thụy Sĩ, vị lãnh tụ trẻ tuổi nầy rất uy quyền, độc đoán và hung bạo. Lúc nào ông cũng mặc áo lãnh tụ và tự cho rằng Bắc Hàn là một cường quốc nguyên tử trên thế giới. Ông quên rằng Bắc Hàn là một nước nghèo nàn. Dân chúng bị thiếu ăn, thiếu dinh dưỡng thậm chí bị chết vì đói. Bắc Hàn phô bày:
Kim Jong-un và em gái Kim Yo-jong rất uy quyền và hiếu chiến. Bắc Hàn luôn luôn đe dọa Nam Hàn, Nhật Bản và cả nội địa Hoa Kỳ nữa! Năm 2022 Bắc Hàn bắn hỏa tiễn vào hải phận của Nhật. Hành động gây hấn nầy kích thích sự tự hào của người Triều Tiên từng bị Nhật Bản đô hộ và làm hài lòng Nga lẫn Trung Quốc, hai quốc gia có nhiều ân oán với Nhật. Kim Jong-un được sự ngưỡng mộ của tổng thống thứ 45 Hoa Kỳ, người cho rằng đã tiếp cận thân thiện với lãnh tụ Bắc Hàn trong khi sáu vị tổng thống trước không làm được. Tổng thống Donald Trump và Kim Jong-un có mẫu số chánh trị chung: 1. Trọng quyền uy. 2. Trọng tổng thống Nga Putin. Kim Jong-un được thắng lợi đầu tiên khi tổng thống Donald Trump đình chỉ các cuộc tập trận hỗn hợp giữa Hoa Kỳ và Nam Hàn hàng năm.
Bắc Hàn chuẩn bị thử nghiệm tên lửa tầm xa để mang đầu đạn nguyên tử
vào năm 2022 (Ảnh: Chính phủ Bắc Hàn/AP)
Vị tổng thống 45 của Hoa Kỳ trân quí bức thơ khổ 8’ x 11’ mà Kim Jong-un gởi cho ông.
Vào tháng 02 năm 2022 Putin phát lịnh tấn công Ukraine, cựu tổng thống Donald Trump khen Putin là một thiên tài. Kim Jong-un ủng hộ Putin tấn công Ukraine và sát nhập 15% lãnh thổ ở đông bộ Ukraine vào Liên Bang Nga. Theo tin tức của Hoa Kỳ, Bắc Hàn bí mật đưa võ khí sang Nga để nước nầy đeo đuổi cuộc chiến tranh xâm lăng nước láng giềng từng là một Cộng Hoà Sô Viết trong Liên Bang Sô Viết. Bắc Hàn công nhận sự sát nhập Donetz va Luhansk vào Liên Bang Nga (tháng 09 năm 2022). Sau ba năm đại dịch Kim Jong-un xuất hiện, mặc Âu phục như các nhà lãnh đạo quốc gia khác nhưng ông có thái độ hung hăng, hiếu chiến với những màn bắn hỏa tiễn khiêu khích Nhật Bản, những lời đe dọa Nam Hàn và quân sĩ Hoa Kỳ ở phía nam vĩ tuyển 38.
Nam Hàn rộng lớn và đồng dân hơn Bắc Hàn. Trong chiến tranh Triều Tiên Nam Hàn tỏ ra yếu kém hơn Bắc Hàn về phương diện quân sự. Tình hình chánh trị Nam Hàn bất ổn sau khi chiến tranh chấm dứt. Từ năm 1948 đến nay Nam Hàn có 6 nền Cộng Hòa. Khi thì Nam Hàn theo chế độ đại nghị. Khi thì theo chế độ tổng thống. Lúc thì lãnh đạo dân sự, lúc thì lãnh đạo quân sự cứng rắn. Hai vị tổng thống nổi bật của Nam Hàn về thời gian nắm chánh quyền là tổng thống dân sự Rhee Syngman (Lý Thừa Vãn thời Đệ Nhất Cộng Hoà 1948 - 1960) và tổng thống quân nhân Park Chung-hee (Phát Chánh Hy thời Đệ Nhị, Đệ Tam và Đệ Tứ Cộng Hòa, 1962 - 1979).
Từ năm 1948 đến 1988 nền dân chủ của Nam Hàn còn ấu trĩ. Kinh tế suy thoái, hậu quả của đệ nhị thế chiến và chiến tranh Triều Tiên trong thời gian 1950 - 1953.
Tưởng Park Chung-hee (1917 - 1979) là một giáo viên tiểu học. Ông là thủ khoa trường Sư Phạm thời Nhật thuộc. Trong đệ nhị thế chiến ông là thiếu úy trong quân đội Nhật. Trong chiến tranh Triều Tiên ông là thiếu tướng trong quân đội Nam Hàn. Khi lãnh đạo Nam Hàn, ông dùng kỷ luật quân đội để đối phó với những cuộc biểu tình phản đối chánh quyền do ông cầm đầu. Ông rút tỉa kinh nghiệm tổ chức và sinh hoạt của Nhật để kiến thiết xứ sở, phát triển kinh tế và tiến đến kỹ nghệ hóa Nam Hàn. Đến đâu thập niên 1970 Nam Hàn đã xuất cảng xe buýt sang Việt Nam Cộng Hoà (Nam Việt Nam).
Năm 1979 tổng thống Park Chung-hee bị ám sát chết sau khi lãnh đạo Nam Hàn từ cuối đệ nhị Cộng Hòa đến đệ tứ Cộng Hòa (1972 - 1979). Sau khi tướng Park Chung-hee mất, đệ tứ Cộng Hòa kéo dài đến năm 1981 với các tổng thống:
Đệ ngũ Cộng Hòa chỉ có một tổng thống, Chun Doo-hwan, một tướng lãnh, lãnh đạo Nam Hàn từ năm 1981 đến 1988.
Đệ lục Cộng Hòa bắt đầu từ năm 1988 đến bây giờ. Vị tổng thống đầu tiên của đệ lục Cộng Hòa là tướng Roh Tae-woo. Tướng Chun Doe-hwan và Roh Tae-woo đều có tham dự Chiến Tranh Việt Nam vào hậu bán thập niên 1960. Tổng thống dưới thời đệ lục Cộng Hòa hành sử nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 5 năm và chỉ một nhiệm kỳ mà thôi. Ông Roe Tae-woo nắm quyền tổng thống từ năm 1988 đến 1993.
Nền dân chủ Nam Hàn thực sự chớm nở từ năm 1993 về sau. Vị tổng thống dân sự đầu tiên của đệ lục Cộng Hòa là Kim Young-sam (1993 - 1998). Năm 2013 ái nữ của cố tổng thống Park Chung-hee đắc cử tổng thống. Bà mất chức năm 2017 vì bị toà tuyên phạt về tội tham nhũng.
Ngoài việc ổn định xã hội, phát triển kinh tế, Nam Hàn còn có một quân đội thiện chiến và kỷ luật dưới thời kỳ lãnh đạo của tưởng Park Chung-hee. Nam Hàn-Hoa Kỳ-Nhật Bản liên minh đối lại với Bắc Hàn-Trung Quốc-Liên Bang Nga.
Kim Il-sung có uy tín ở Bắc Hàn nhờ có thành tích kháng Nhật.
Nam Hàn khắng khít với Hoa Kỳ nhưng thỉnh thoảng có va chạm ngoại giao và lịch sử với Nhật Bản. Nam Hàn và Nhật Bán tranh chấp chủ quyền trên đảo Liancourt Rock (1) mà Nam Hàn gọi là đảo Dokdo và Nhật gọi là đảo Takeshima (Đảo Tre). Trong quá khứ người Hàn không ưa thích dân tộc đô hộ mình. Một số phụ nữ Hàn đòi Nhật xin lỗi và bồi thường vì cưỡng bách họ làm công tác hộ lý trong đệ nhị thế chiến. Nữ tổng thống Park Geum-hye cho thấy bà thân với Xi Jinping (Tập Cận Bình) hơn thân Nhật Bản. Giữa Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên có một vài mẫu số chung: thù ghét Nhật vì:
Tổng thống Moon Jae-in (2017 - 2022) có vẻ tin tưởng vào sự thống nhất bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump có vẻ thân thiện với Kim Jong-un. Những cuộc tập trận hàng năm giữa Hoa Kỳ và Nam Hàn tạm đình chỉ như là dấu hiệu của sự hạ nhiệt giữa Bắc Hàn và Hoa Kỳ. Đó là thắng lợi của Kim Jong-un. Việc hủy bỏ chương trình nguyên tử hoàn toàn không xảy ra. Nam Hàn thường xuyên bị Bắc Hàn đe dọa.
Nam Hàn là con hổ kinh tế ở Á Châu nhưng Nam Hàn không có bom nguyên tử như Bắc Hàn. Hiện nay người ta lo ngại lãnh tụ họ Kim của Bắc Hàn càng tỏ ra hiếu chiến hơn trong hoàn cảnh thiếu lương thực trầm trọng. Nạn đói có thể xảy ra như năm 1990.
Lần đầu tiên sau gần 5 năm hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan cùng các tàu chiến khác
đã đến Nam Hàn để chuẩn bị cuộc thực tập quân sự (Ảnh: ANP)
Tổng thống Yoon Suk-yeol đắc cử tổng thống Nam Hàn năm 2022 thuộc khuynh hướng bảo thủ. Trước hiểm họa chiến tranh với Bắc Hàn ông tìm cách siết chặt liên minh với Hoa Kỳ và Nhật Bản.
***
Năm 1949 Cộng Sản Trung Hoa dưới sự lãnh đạo của Mao Zedong (Mao Trạch Đông) đánh đuổi quân Quốc Dân Đảng do Chiang Kaishek đứng đầu ra đảo Taiwan (Đài Loan) để lập ra Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc.Từ năm 1949 đến nay Trung Quốc có 5 vị lãnh đạo.Tất cả đều tự nhận mình theo chủ nghĩa Marx-Lenin. Thực tế cả năm vị lãnh đạo Trung Quốc từ Mao Zedong đến Xi Jinping (Tập Cận Bình) đều trung thành với chủ nghĩa Bành Trướng Đại Hán.
Thời Mao Trạch Đông có:
Deng Xiaoping (Đặng Tiểu Bình) được xem là người canh tân Trung Quốc với thuyết “mèo trắng mèo đen” và chương trình Bốn Hiện Đại Hóa (Canh Nông, Quốc Phòng, Kỹ Nghệ, Khoa Học Kỹ Thuật). Là người từng học ở Pháp và làm việc cho hãng Renault, thế giới quan của ông không chật hẹp như Mao. Muốn thực hiện Bốn Hiện Đại Hóa, Trung Quốc cần học hỏi nhiều nơi Hoa Kỳ. Deng Xiaoping không mấy tin tưởng Liên Sô mặc dù vào thập niên 1920 ông từng được thụ huấn ở Moscow. Nhiều sinh viên Trung Quốc học ở Hoa Kỳ. Thỉnh thoảng báo chí phanh phui vài vụ tặc kỹ thuật cao ở Hoa Kỳ.
Hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tử trong buổi diễn binh vào ngày 01-10-2009 ở Beijing
nhân lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc (Ảnh: Getty Images)
Dưới sự lãnh đạo của Deng Xiaoping chiến tranh Việt-Trung bùng nổ năm 1979 sau khi quân đội Công Sản Việt Nam tấn công Khmer Đỏ (thân Trung Quốc). Lúc ấy Cộng Sản Việt Nam thân Liên Sô. Trong nước Deng Xiaoping ra lịnh đàn áp đẫm máu cuộc biểu tình của sinh viên ở Beijing (1989). Dư luận thế giới hiểu sai về lãnh tụ Deng Xiaoping. Trung Quốc vẫn là một nước Cộng Sản 100%. Deng chỉ muốn dùng sự học hỏi khoa học kỹ thuật để phát triển Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc về kinh tế-xã hội, quốc phòng và khoa học kỹ thuật. Dưới thời Mao Zedong kinh tế Trung Quốc còn lạc hậu. Nạn đói xảy ra sau sự thất bại của Bước Tiến Nhảy Vọt tức Kế Hoạch Ngũ Niên Thứ Nhì từ 1958- 1962 và Cách Mạng Văn Hóa từ năm 1966 đến 1976, năm Mao Zedong mất. Hai biến cố trên làm cho lối 50 - 60 triệu người Trung Quốc vong mạng. Bốn Hiện Đại Hóa của Deng Xiaoping thành công rực rỡ vào đầu thế kỷ XXI.
Năm 1988 Liên Sô bại trận ở Afghanistan. Năm 1989 các nước Đông Âu vùng lên và được độc lập khỏi gọng kềm của Liên Sô. Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tìm cách làm hòa với Trung Quốc khi Jiang Zemin (Giang Trạch Dân) là tổng bí thơ đảng Cộng Sản Trung Quốc. Năm 1990 tổng bí thơ đảng Cộng Sản Việt Nam là Nguyễn Văn Linh hướng dẫn một phái đoàn sang Chengdu (Thành Đô), Sichuan (Tứ Xuyên) và ký kết với Trung Quốc thỏa hiệp Chengdu. Từ đó Việt Nam luôn luôn tự nhắc nhở mình phải trung thành với Bốn Tốt và 16 Chữ Vàng, mặc dù cho đến nay không ai biết chính xác nội dung thỏa ước Chengdu.
Jiang Zemin (Giang Trạch Dân) và Hu Jintao (Hồ Cầm Đào) tiếp nối đường lối do Deng Xiaoping vạch ra với kết quả huy hoàng: Trung Quốc là cường quốc kinh tế hạng nhì trên thế giới sau Hoa Kỳ và trước Nhật Bản và là cường quốc quân sự sau Hoa Kỳ và Nga. Beijing (Bắc Kinh) sớm quên lời dặn của Deng Xiaoping nên phô trương sức mạnh kinh tế và quân sự bằng cách tuyên bố chủ quyền trên đường Lưỡi Bò Chín Đoạn ở Tây Thái Bình Dương rộng gần 3 triệu km2 với 140 hòn đảo chạy dài từ Phi Luật Tân xuống tận Indonesia. Xi Jinping tỏ ra hung hãn hơn bằng cách xây đảo nhân tạo, bành trướng ảnh hưởng Hán tộc xuống nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, tái lập đường Tơ Lụa và đường Hương Liệu của thời Trung Cổ để bành trướng chủ nghĩa Hán tộc sang tận các nước Trung Á, Nam Á và Âu Châu.
Deng Xiaoping là người làm cho Trung Quốc khởi sắc với Bốn Hiện Đại Hóa.
Xi Jinping chỉ là người thụ hưởng thành quả tốt đẹp của Bốn Hiện Đại Hóa của Deng Xiaoping nhưng Xi Jinping xem thường Deng Xiaoping và hai người tiền nhiệm của ông là Jiang Zemin và Hu Jintao, những người tiếp nối sự nghiệp của Deng Xiaoping để biến Trung Quốc thành một cường quốc kinh tế và quân sự bằng sự kết hợp hai yếu tố hầu như bất khả đi đôi: CHÁNH TRỊ CỘNG SẢN + KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
***
Đông Bắc Á là nơi tập trung hai liên minh đối nghịch. Một bên gồm Trung Quốc-Nga-Bắc Hàn và bên kia là Hoa Kỳ (cơ quan ở Okinawa và Nam Hàn)- Nhật Bản-Nam Hàn.
Nga, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Bắc Hàn có bom nguyên tử. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nam Hàn, Taiwan (Đài Loan) có nền kinh tế phồn vinh trong khi Bắc Hàn, nước có bom nguyên tử và hỏa tiễn liên lục địa lại có một nền kinh tế nghèo nàn. Đôi khi đất nước rơi vào nạn đói!
Trung Quốc của thế kỷ XXI là một cường quốc quân sự có hạm đội, tàu chiến, phi cơ, xe tăng, hỏa tiễn, bom nguyên tử. Trung Quốc trở nên hiếu chiến chẳng những ở Đông Bắc Á mà còn trên Lưỡi Bò Chín Đoạn trên Thái Bình Dương. Nếu Xi Jinping thống nhất Taiwan và giành lấy lại chòm đảo đá không người ở Senkaku thì ông xứng đáng ngôi vị chủ tịch đời đời như một hoàng đế thời phong kiến. Trung Quốc ngày nay có nhiều hy vọng thắng Nhật để phục thù vì trong quá khứ Nhật đánh bại và xâm chiếm Trung Hoa (1894, 1937), buộc nước nầy nhường đảo Taiwan từ năm 1895 đến 1945.
Sau khi bại trận năm 1945 Nhật không được quyền có quân đội và kỹ nghệ quốc phòng. Bây giờ Trung Quốc trỗi dậy đòi thay thế Hoa Kỳ để trở thành quốc gia lãnh đạo thế giới. Trung Quốc không che giấu sự khiêu khích của họ đối với Nhật khi cho tàu lai vãng gần các đảo đá không người ở Senkaku mà họ gọi là Diaoyu Dao (Điếu Ngư Đảo) và Taiwan gọi là Taoyutai (Điếu Ngư Đại). Phản ứng của Nhật tương đối ôn hòa.
Taiwan (Đài Loan) là vấn đề lớn đối với Beijing sau khi Hong Kong, Ma Cao đã trở về với Trung Quốc vào năm 1997 và 1999. Beijing luôn luôn nhấn mạnh Taiwan là một tỉnh phản loạn của Trung Quốc. Taiwan cho rằng Taiwan chưa có một ngày nào dưới sự cai trị của Cộng Sản Trung Quốc.
Bắc Hàn và cả Nam Hàn ghét Nhật vì những kỷ niệm đau buồn thời Nhật bảo hộ Triều Tiên (1910 - 1945). Bắc Hàn có bom nguyên tử và muốn được thế giới nể sợ. Cuộc diễn binh ban đêm vừa qua cho thấy Bắc Hàn muốn phô trương hỏa tiễn do Bắc Hàn sản xuất như ngầm đe dọa Nam Hàn, Nhật Bản và quân Hoa Kỳ ở Okinawa và Nam Triều Tiên. Vì sự đe dọa võ lực của Bắc Hàn, Nam Hàn phải đặt dưới tàng dù quân sự Hoa Kỳ và có thái độ hoa dịu với Nhật nhiều hơn. Nam Hàn là một nước kỹ nghệ. Việc đóng hàng không mẫu hạm, xe tăng, sản xuất bom nguyên tử, hỏa tiễn không có gì khó khăn đối với họ.
Trình độ khoa học kỹ thuật của Nhật chỉ thua kém Hoa Kỳ chút ít mà thôi. Trước sự đe dọa của Trung Quốc, Bắc Hàn và Nga, ba quốc gia có bom nguyên tử, khiến Nhật phải nghĩ đến việc gia tăng ngân sách quốc phòng lên 2% GDP. Trước kia ngân sách quốc phòng của Nhật không đến 1% GDP. Việc Nhật tăng ngân sách quốc phòng 2% GDP như là sự đáp trả sự hù dọa, phục thù của Trung Quốc. Dù thủ tướng Nhật là Abe hay bất cứ ai đi nữa Nhật không thể mất sắc thái đặc thù của họ: yêu nước và yêu Thiên Hoàng.
Chiến hạm Izumo (2017) có thể được xem là bước tiến mới của Nhật
tham dự vào các hoạt động quân sự quốc tế.
Thủ tướng Shinzo Abe cho thấy Nhật sẵn sàng
đối đầu với sự khiêu khích của Bắc Hàn (Ảnh: AFP)
Nhật tái võ trang và dĩ nhiên họ phải nghĩ đến việc sản xuất thêm hàng không mẫu hạm, tàu ngầm, phi cơ, hỏa tiễn và cả bom nguyên tử nữa! Trung Quốc là con khủng long ở Đông Á đối với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Âu Châu có NATO ngăn ngừa sự xâm lăng và bành trướng của Nga. Ở Đông Á không có NATO Á Châu để ngăn chặn sự gây hấn và bành trướng của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương.
Nhật Bản phải đương đầu với ba quốc gia thù nghịch có bom nguyên tử (Trung Quốc, Nga, Bắc Hàn). Cả ba từng bị Nhật đè bẹp. Bây giờ họ có dịp trả thù. Nga vừa trả thù vừa lo ngại Nhật khiếu nại về việc Nga chiếm giữ chòm đảo Kurils từ năm 1945 đến nay. Nhật yếu thế vì suốt gần 75 năm qua họ bị ngăn chận không được phát triển quân đội, không có kỹ nghệ quốc phòng với tư cách một quốc gia bại trận.
Nhật Bản là quần đảo chạy dài từ bán đảo Kamchatka đến Taiwan. Nhật Bản như bị bao vây. Phía bắc có Nga, phía tây có Bắc Hàn, phía tây nam có Trung Quốc. Nếu Trung Quốc tấn công Taiwan thì Nhật cảm thấy bất an. Với sức mạnh quân sự hiện có Trung Quốc ngần ngại gì không chiếm Senkaku và chiếm các đảo hoang ở phía nam Okinawa? Để đương đầu hữu hiệu với một quốc gia có 1,5 tỷ người, có nền kinh tế thứ nhì và tiềm năng quân sự hạng nhì trên thế giới, bắt buộc Nhật Bản phải nghĩ đến cách đối phó hữu hiệu:
Nhật Bản, Nam Hàn và Taiwan đều là những quốc gia có nền kinh tế hưng vượng và trình độ khoa học kỹ thuật cao.
***
Ông Deng Xiaoping khuyên Trung Quốc nên phát triển âm thầm và tránh sự phô trương thành quả gặt hái được. Là người từng học và sống ở Pháp rồi Liên Sô, ông hiểu ít nhiều về các nước và các dân tộc phương Tây đối với Trung Hoa. Napoléon I cho rằng Trung Hoa là con sư tử ngủ. Nên để cho nó ngủ hơn là để cho nó thức. Ông Xi Jinping nương vào kết quả của Bốn Hiện Đại Hóa do Deng Xiaoping vạch ra để tranh ngôi vị trên thế giới bằng sức mạnh kinh tế và quân sự hiện có. Nào là một vòng đai, một con đường. Nào là giấc mộng Trung Quốc. Trong đại hội đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 20 không thấy ảnh của Marx, Lenin và Mao Zedong như thường lệ. Điều này ngầm nói lên sự ra đời của một đảng Cộng Sản Trung Quốc theo ý riêng của Xi Jinping. Nếu Mao có Maoism (chủ nghĩa Mao) thì bây giờ có Xi Jinpingism (chủ nghĩa Tập Cận Bình).
Giữa Xi Jinping và Mao Zedong có một số điểm chung:
Xi Jinping không có cái dũng và cái nhìn chánh trị đúng đắn và trung thực với hoàn cảnh chánh trị và xã hội Trung Hoa như Mao Zedong. Cái nhìn của Mao hoàn toàn đi ngược lại sự chỉ đạo của Stalin và những nhà trí thức lỗi lạc của Trung Hoa, những người sáng lập ra đảng Cộng Sản Trung Quốc như Li Dazhao (Li Ta-chao – Lý Đại Triều, 1889 - 1927) và Chen Duxiu (Chen Tu-siu – Trần Độc Tú, 1879 - 1942) về việc đấu tranh ở thành phố dựa vào giai cấp công nhân giữa lúc Trung Hoa là một nước nông nghiệp với 90% dân số là nông dân sống ở nông thôn. Mao đã thành công khi thành lập Cộng Hòa Sô Viết Giang Tây (Jiangxi Soviet) hay Cộng Hòa Sô Viết Trung Quốc (1931 - 1934).
Chen Duxiu và Li Dazhao sớm trở thành nạn nhân của Quốc Dân Đảng do Chiang Kaishek cầm đầu trong cuộc đàn áp đảng viên Công Sản ở Shanghai (Thượng Hải) năm 1927. Mao dè dặt trong việc giải phóng đảoTaiwan bằng võ lực. Xi Jinping nóng lòng muốn thống nhất Taiwan bằng võ lực (không chiến, hải chiến và lục chiến).
Xi Jinping có ít điểm chung với Deng Xiaoping. Điểm chung của hai vị đó là: cả hai đều là nạn nhân của Mao Zedong trong Cách Mạng Văn Hoá (1966 - 1976). Deng Xiaoping (1904 - 1997) thuộc thế hệ Cộng Sản tiền bối thời Sô Viết Giang Tây (1931 - 1934) và Vạn Lý Trường Chinh (1935). Deng Xiaoping từng giữ chứ tổng bí thơ đảng Cộng Sản Trung Quốc vào những năm 1927 (sau khi từ Moscow về), 1935, 1954 v.v.. Xi Jinping ra đời 4 năm sau khi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc được khai sinh.
Deng Xiaoping (1904 – 1997) là người có viễn kiến xây dựng một nước Trung Hoa hùng cường bằng chánh quyền Cộng Sản và một nền kinh tế tư bản theo gương Hoa Kỳ và các nước tư bản Tây Phương. Deng Xiaoping không muốn thế giới quá lưu ý đến sự thành công của Bốn Hiện Đại Hóa của ông.
Xi Jinping có vẻ không ưa thích Deng Xiaoping nhưng ông dùng kết quả Bốn Hiện Đại Hóa của Deng để phô trương sự giàu có và sức mạnh vô địch của Trung Quốc (kinh tế phồn thịnh, quân sự vẻ vang – tự sản xuất võ khí, xe tăng, tàu ngầm, hàng không mẫu hạm, phi cơ các loại, hỏa tiễn, bom nguyên tử, vệ tinh nhân tạo v.v.).
Deng Xiaoping dùng ngoại giao để tuần tự thu hồi Hong Kong từ trong tay người Anh và Ma Cao trong tay người Bồ Đào Nha vào những năm 1997 và 1999. Dĩ nhiên ông không nghĩ đến việc thu hồi Taiwan bằng võ lực như Xi Jinping đang nghĩ bây giờ. Ông ý thức được sức mạnh của các nước Bạch Chủng Tây Phuơng, đứng đầu là Hoa Kỳ, trên các lãnh vực kinh tế, tài chánh và khoa học kỹ thuật. Ông là người thực tế biết lượng sức hơn là người hiếu hòa. Ông đã từng dùng võ lực tấn công Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1979 và gọi đó là một bài học dạy cho Cộng Sản Việt Nam nghiêng theo Liên Sô chống Trung Quốc và lật đổ chánh quyền Khmer Đỏ theo chủ nghĩa Mao (cuối năm 1978).
Beijing xem Taiwan là một tỉnh không thể tách rời của họ.
Lần qua lịch sử ta thấy Taiwan là một đảo được người Âu Châu biết đến trước khi nhà Thanh (Qing) sát nhập vào Trung Hoa năm 1683.
Taiwan tăng cường phòng thủ trước sự đe dọa của Trung Quốc
(Ảnh do bộ Quốc Phòng Taiwan phổ biến/AFP)
Vào thế kỷ XVI người Bồ Đào Nha đặt tên Formosa cho Taiwan. Formosa có nghĩa là ‘đẹp’ khi ghé qua đảo Taiwan trên đường đi đến quần đảo Nhật Bản. Người Tây Ban Nha chiếm quần đảo Phi Luật Tân vào thập niên 70 của thế kỷ XVI. Họ chiếm duyên hải của đảo Taiwan. Từ năm 1624 đến 1662 người Hòa Lan chiếm duyên hải phía nam Taiwan để giao thiệp và buôn bán với miền nam nước Nhật, nơi đã có các giáo sĩ Bồ Đào Nha truyền giảng đạo Thiên Chúa.
Có 16 sắc tộc người Austronésiens sinh sống trên đảo Taiwan trước người Trung Hoa từ Zhejiang (Chiết Giang) và Fujian đến Taiwan vào thế kỷ XIII. Họ từ quần đảo Phi Luật Tân đến. Mãi đến năm 1661 vương quốc Tung Ning (Dong Ning – Đông Ninh) mới ra đời. Vương quốc nầy tồn tại từ năm 1661 đến 1683, năm nhà Qing (Thanh) sát nhập vương quốc Tung Ning (Đông Ninh) vào Trung Hoa.
Năm 1894 chiến tranh Hoa-Nhật nổ bùng vì sự tranh chấp ảnh hưởng của hai nước trên bán đảo Triều Tiên. Trung Hoa bại trận phải ký hiệp ước Shimonoseki. Theo hiệp ước nầy Trung Hoa nhượng Taiwan cho Nhật. Từ Taiwan Nhật mở tầm nhìn sang các quần đảo ở tây và nam Thái Bình Dương. Năm 1939, trước khi tấn công Hoa Kỳ ở Phi Luật Tân, quân Nhật đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands) và Trường Sa (Spratly Islands).
Taiwan trở về với Trung Hoa (lúc ấy do thống chế Chiang Kaishek – Tưởng Giới Thạch lãnh đạo) năm 1945 sau khi Nhật bại trận. Năm 1949 Chiang Kaishek bị Mao Zedong đánh bại. Quân Quốc Dân Đảng chạy ra Taiwan và lập ra Trung Hoa Dân Quốc.
Như vậy từ năm 1949 đến nay Taiwan không có ngày nào đặt dưới sự cai trị của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc cả. Chẳng những vậy Trung Hoa Dân Quốc (Taiwan) còn đại diện cho Trung Hoa tại LHQ cho đến năm 1971.
Taiwan nối liền Đông Bắc Á với Đông Nam Á và các hải đảo ở nam Thái Bình Dương. Chiếm được Taiwan là:
Mao Zedong và Deng Xiaoping thận trọng trong việc thống nhất Taiwan bằng võ lực nhưng Xi Jinping có vẻ muốn có một cuộc thử sức quân sự xem Trung Quốc hùng mạnh đến mức độ nào khi đọ sức cùng Nhật, Hoa Kỳ và vài quốc gia đồng minh khác như Anh, Úc, Canada v.v..
Beijing xem việc Nga xâm lăng Ukraine như một cuộc chiến tranh dọ đường sức mạnh của quốc gia xâm lặng và sự đề kháng của quốc gia bị xâm lăng và phản ứng của các quốc gia dân chủ. Nếu Nga thắng Ukraine thì Nga sẽ mở rộng chiến tranh sang Moldova và ba quốc gia Estonia, Latvia, Lithuania ở vùng Baltic. Sự thành công của Nga, nếu xảy ra, sẽ khích lệ Trung Quốc tấn công Taiwan nghĩa là chiến tranh Trung Quốc chống Mỹ-Nhật-Taiwan nổ ra.
Ở Ukraine Hoa Kỳ chỉ viện trợ võ khí cho Ukraine chớ không trực tiếp tham gia cuộc chiến.
Ở Đông Á, nếu Trung Quốc tấn công Taiwan, Hoa Kỳ và Nhật Bản khó tránh né cuộc xung đột võ trang trực diện với Trung Quốc. Hoa Kỳ có 28.000 quân ở Nam Hàn và 50.000 quân ở Okinawa sát nách Taiwan. Sự thất trận của Nga trong chiến tranh xâm lược Ukraine, nếu thực sự xảy ra, sẽ ngăn chặn được sự đụng độ võ trang giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ở Đông Á.
.
Phạm Ɖình Lân, F.A.B.I.
____________
(1) Le Liancourt là tên chiếc tàu đánh cá voi bị chìm cạnh các đảo đá năm 1849. Từ đó đảo Dokdo hay Takeshima có tên Liancourt Rock.
Direct link: https://caidinh.com/trangluu1/thoisu/dongbacanguyentuhoa.html