Phạm Ɖình Lân
Vài địa danh mang tên thảo mộc ở Việt Nam
.
Mỗi thôn ấp, làng mạc, tổng, huyện, phủ, tỉnh đều có tên riêng. Quốc hiệu là tên riêng của một quốc gia.
Việc đặt tên một thôn ấp, làng mạc, huyện, phủ, tỉnh dựa vào:
Trong bài này chúng tôi chỉ để cập đến một số địa danh mang tên thảo mộc với những đặc điểm tổng quát về các loài thảo mộc được đề cập đến.
***
La Vang - Cây Đinh Hương
La Vang là một địa danh trong tỉnh Quảng Trị được cả nước biết đến do sự xuất hiện của Đức Mẹ Santa Maria vào cuối thế kỷ XVIII mà ra.
Về ý nghĩa và nguồn gốc của La Vang chúng ta thường nghe những giả thuyết dưới đây:
- La Vang vì xưa kia vùng ấy có nhiều cọp. Dân chúng la vang ầm ĩ mỗi khi cọp xuất hiện đe dọa sự sống của dân chúng trong vùng.
- La Vang là do hai chữ Lá Vằng mà người Việt Nam hái để nấu nước uống. Đó là chè VẰNG hay chè LÁ VẰNG.
Chúng tôi, tác giả bài viết, xin mạn phép đưa ra giả thuyết khác với hai giả thuyết trên và cho rằng LA VANG là cây ĐINH HƯƠNG dựa vào ngôn ngữ, văn hóa và lịch sử sau đây:
1. Vùng đất từ phía nam vĩ tuyến 18 đến Bình Thuận là xứ Chiêm Thành (Champa) nơi sinh sống của người Chăm chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ (ngôn ngữ, tôn giáo). Người Chăm dùng ngôn ngữ Ấn Độ (Hindi) và theo Ấn Giáo (Brahmanism <Bà La Môn> hay Hinduism) với tục hỏa táng người chết. Từ thế kỷ XIII về sau một số người Chăm bắt đầu theo Hồi Giáo. Hiện nay ở Việt Nam vẫn còn nhiều người Chăm theo Ấn Giáo bên cạnh đa số tín hữu Chăm Hồi Giáo. Quốc hiệu Champa, theo ngôn ngữ Hindi, có nghĩa là cây HOA SỨ. Kinh đô xưa của Chiêm Thanh là Indrapura. Người Việt Nam gọi theo người Trung Hoa là Foshicheng (Phật Thệ Thành). Ấn Giáo có trước Phật Giáo. Indra là chủ tể của các Thần trong Ấn Giáo. Đó là Thần Bão Tố và Chiến Tranh chớ không phải Phật. Pura: phố thị. Indrapura là thành phố của Thần Indra.
2. Theo tiếng Ấn Độ LAVANG là cây đinh hương. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và do điều kiện địa lý và khí hậu, Champa là nơi có nhiều hương liệu (đinh hương, đậu khấu, quế, gừng, nghệ, riềng, tỏi v.v.) và dược thảo (bồ bồ, thạch xương bồ, trầm hương <kỳ nam> v.v.).
Vùng lãnh thổ từ phía nam vĩ tuyển 18 đến Bình Thuận đã “Việt Nam hóa” trong cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam. Dù vậy trên phần đất này vẫn còn một số địa danh mang âm hưởng văn hóa Chiêm Thành như Nha Trang (IA DRAN có nghĩa là Sông Lau Sậy), Phan Thiết (HAMU LITHIT: Thôn duyên hải).
Phan Rang là PANDURANGA (1) của Chiêm Thành. Chữ Pan âm thành Mang hay Phan nên có Mang Lang (Phan Rang) (2), Mang Lí (Phan Rí) (3), Mang Thít (Phan Thiết). TAM PHAN (Phan Rang, Phan Rí, Phan Thiết) là ba vùng khô hạn có vũ lượng thấp nhất ở Việt Nam.
Vậy La Vang là một địa danh của Chiêm Thành chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ. Theo Ấn ngữ La Vang có nghĩa là Đinh Hương.
Chú Thích:
(1) Panduranga là tên Thần Vithobha, một tên khác của Thần Vishnu, một trong những Thần quan trọng trọng Ấn Giáo.
(2) Âm ‘lang’ do âm ‘rang’ trong Panduranga mà ra. Người Hoa phát âm lẫn lộn giữa D và T và giữa R và L (Đồ Rê Mi thành Tồ Lê Mi. Rousseau âm thanh Lư Thoa; Roma: La Mã; Paris: Ba Lê v.v.)
(3) Âm ‘lí’ trong Mang Lí hay Phan Rí là âm đầu của tên gọi LITHIT. Âm ‘thit’ trong Lithit (duyên hải) trở thành THIẾT trong địa danh Phan Thiết theo tiếng Việt.
Cây Đinh Hương
Syzygium aromaticum
Eugenia aromatica
Eugenia caryophyllata
Gia đình: Myrtaceae
Cây, lá và hoa đinh hương (Ảnh: manufactum.nl)
Gọi là đinh hương vì hoa của cây đinh hương màu đỏ, hình chữ I tựa như cây đinh. Nhiều hoa hình cây đinh kết thành chùm rất thơm (hương). Tên gọi thông thường của đinh hương là:
Quốc gia |
Tên gọi |
Việt Nam |
Đinh hương |
Trung Hoa |
Dingxiang (âm thành Đinh hương) |
Ấn Độ |
Lavang |
Anh |
Cloves |
Pháp |
Clou de giroffle (1) |
(1) Clavus (La Tinh): Clou (đinh – tiếng Pháp).
Cây đinh hương cao từ 20 - 30m. Lá láng màu xanh tươi. Hoa như cây đinh màu đỏ kết thành chùm. Hoa rất thơm. Mùi thơm này do eugenol C10H12O2 và methyl salicylate C8H8O3 mà ra.
Định hương là hương liệu đắt tiền ở Âu Châu từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII. Vào thế kỷ XVII người Hòa Lan chiếm Indonesia và độc quyền bán đinh hương ở Âu Châu. Quần đảo Malibu tức Moluccas của Indonesia có rất nhiều đinh hương.
Vào thế kỷ XVIII người Pháp trồng đinh hương trên đảo Mauritus gần đảo Madagascar trong Ấn Độ Dương. Đinh hương được trồng thêm ở Guiana, West Indies (Tây Ấn – hải đảo trong biển Caribbean), Brazil trên lục địa Mỹ Châu.
Người Ấn Độ và La Mã biết đến công dụng và dược tính của đinh hương từ lâu. Người Trung Hoa ghi đinh hương vào y thư của họ vào thế kỷ VII sau Tây Lịch thời nhà Tùy (581 - 618).
Công dụng:
- Hương liệu cho vào thức ăn, dầu đinh hương, nhang đinh hương, thuốc dùng trị bịnh.
- Dùng trong kỹ nghệ thực phẩm, nước ngọt, nước hoa, kem đánh răng.
Trị liệu: bịnh về da, đau răng, tiểu đường, xuất tinh sớm (premature ejaculation), trùng lãi, dạ dày rối loạn, nôn mửa, nấc cục (hiccup), kích dục (aphrodisiac), kháng ung thư, lợi cho kinh Thận, kinh Tỳ, và kinh Vị.
Thành phần hóa học: acetyl eugenol C12H14O3, beta-caryophyllene C15H24, vanillin C8H8O3, crategolic acid C30H48O4, tannins C76H52O46, gallotannic acid C76H52O4, methyl salicylate C8H8O3, flavonoids C15H10O5, eugenin C11H10O4, kaempferol C15H10O6, triterpenoids C30H48, sesquiterpenes C15H24 v.v.
Sông Bồ
Sông Bồ tức sông Cổ Bi nằm trong tỉnh Thừa Thiên.
Sông dài 94km, chảy ngang qua Hương Trà và được xem là một tả ngạn quan trọng của sông Hương.
Sông Bồ hay Bồ Giang đặt theo tên của cây bồ bồ hay xương bồ, một loài thảo mộc có góc phình to như củ rất thơm và có nhiều dược tính. Người ta cho rằng sông Hương có hương thơm do ảnh hưởng của hương thơm của cây xương bồ mà ra.
Xương Bồ
Acorus calamus
Acorus glamineus
Gia đình: Acoraceae
Có hai loại xương bồ hay bồ bồ cùng dòng Acorus và gia đình Acoraceae. Đó là:
1. Thủy xương bồ Acorus calamus (1)
s2. Thạch xương bồ Acorus glamineus.
Cây thủy xương bồ, trái (Ảnh: rootsplants.co.uk) và Cây thạch xương bồ, phải(Ảnh: coolplants.com)
Xương bồ là loài thảo mộc được tìm thấy ở những vùng ẩm ướt, đầm lầy ở Nam Á, Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Âu Châu, Bắc Mỹ v.v. Thủy xương bồ cao từ 1 - 2m; lá dài tựa như lá lau sậy. Lá thạch xương bồ nhỏ tựa như cỏ. Hoa màu vàng nhạt. Trái nhỏ màu đỏ khi chín. Củ có hương thơm.
Tên khoa học:
Loại Xương Bồ |
Tên khoa học |
Thủy Xương Bổ |
Acorus calamus |
Thạch Xương Bồ |
Acorus glamineus |
Tên thông thường:
Quốc gia |
Tên gọi thông thường |
Việt Nam |
Xương Bồ, Bồ Bồ, Thủy Xương Bồ, Thạch Xương Bồ |
Anh |
Sweet flag (Thủy Xương Bồ), |
Công dụng:
Xương bồ có: hydrocarbons CnH2n, acorone C15H24O2, trimethylamine C3H9N, asarone C12H16O3, acorenone C3H6O, beta-asarone C12H16O3, calamendiol C3H9NO, alpha-selinene C15H24, alpha-calacorene C15H20, calamuserone C15H22O, camphone C10H160, shyobunone C15H24O.
Xương bồ tượng trưng cho sự đảm lược của các hiệp sĩ Nhật (Samurai) ngày xưa. Thanh kiếm của hiệp sĩ Nhật hao hao giống lá thủy xương bồ.
(1) Acorus xuất phát từ Hy lạp ngữ Coreon có nghĩa là con ngươi trong mắt (pupil) vì ngày xưa người Âu Châu dùng bồ bồ để chữa viêm mắt. Calamus xuất phát từ chữ Kalamos của Hy Lạp ngữ có nghĩa là cây sậy (reed – roseau). Theo Phạn ngữ (Sanskrit) Kalama cũng có nghĩa là cây sậy.
Giồng Trôm và Cây Trôm
Giồng Trôm là một quận của tỉnh Trúc Giang (tên mới của tỉnh Bến Tre trong thời kỳ đất nước phân ly), hiện nay gọi là huyện Giồng Trôm của tỉnh Bến Tre. Địa đanh Giồng Trôm dựa vào sự hiện hữu của cây Trôm.
Huyện Giồng Trôm là huyện sinh quán của Cử Trị tức Phan Văn Trị (1830 - 1910) (1), một nhà Nho yêu nước.
(1) Cử Trị: Cử Nhân Phan Văn Trị. Ông Cử: ông Cống (hương cống: cử nhân: licencié của Pháp)
Cây Trôm
Sterculia foetida
Sterculia Mexicana
Clompanus foetida
Gia đình: Sterculiaceae hay Malvaceae
Trái: Cây, lá và trái trôm (Ảnh: en.wiktionary.org); Phải: Hột trái trôm (Ảnh: e-shop.valentine.gr)
Cây trôm hay trôm hôi (foetida) toát lên mùi hôi khó chịu. Đó là một loại thảo mộc miền nhiệt đới hay bán nhiệt đới. Không rõ nguồn gốc ở đâu, chỉ biết cây trôm được tìm thấy nhiều ở Indonesia, Mã Lai, Phi Luật Tân, Việt Nam, Ấn Độ. Ngày nay nó được tìm thấy ở Mexico (Mễ Tây Cơ), Hawaii, Arizona (Hoa Kỳ) v.v..
Cây trôm cùng dòng và cùng gia đình thảo mộc với cây cola Cola nitida, gia đình Sterculiaceae. Gia đình thảo mộc Sterculiaceae đều có mùi hôi khó chịu. Theo tiếng La Tinh Stercus có nghĩa là phân.
Cây trôm cao từ 15 - 25m. Là dày, dài và láng rất đẹp. Cùng một cuống lá có 5 lá tạo thành hình một ngôi sao. Hoa màu đỏ rất đẹp. Trái có vỏ dày nhỏ hơn trái cola. Trái màu đỏ khi chín. Hột trái trôm rất cứng và có nhiều dầu. Người ta dùng dầu trôm để thắp đèn khi chưa có dầu hỏa và điện. Hột trái trôm rang ăn được.
Tên khoa học của cây trôm là Sterculia foetida (xem các tên khác trên tựa), gia đình Sterculiaceae hay Malvaceae. Tên gọi thông thường là:
Quốc gia |
Tên gọi |
Việt Nam |
Trôm, Trôm hôi |
Ấn Độ |
Badam |
Trung Hoa |
Xiang ping po |
Indonesia & Mã Lai |
Kepoh |
Anh |
Java olive, Skunk tree (cây chồn hôi) |
Pháp |
Arbre puant |
Tây Ban Nha |
Anacaguita |
Lào |
Som hong |
Công dụng:
Rạch Giá và cây Giá
Rạch Giá là tên gọi nôm na của làng Giá Khê có nghĩa là con rạch (arroyo) có nhiều cây giá. Dưới triều Nguyễn, Rạch Giá thuộc tỉnh Hà Tiên trong hệ thống hành chánh Nam Kỳ Lục Tỉnh. Rạch Giá trở thành tỉnh dưới thời Pháp thuộc. Thời bấy giờ Nam Kỳ (Cochinchine) có 21 tỉnh. Trong thời kỳ đất nước qua phân tỉnh Rạch Giá trở thành tỉnh Kiên Giang.
Rạch Giá nổi tiếng với chiến công hiển hách của Nguyễn Trung Trực và cái chết hào hùng của ông vào hậu bán thế kỷ XIX. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, anh hùng Nguyễn Trung Trực đã lập hai thành tích vẻ vang tóm lược trong hai câu thơ:
Hỏa hồng Nhựt Tảo (1) oanh Thiên Địa,
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỉ Thần.
(1) Vàm Nhựt Tảo, Tân An <Long An>, nơi nghĩa quân dưới sự chỉ huy của Nguyễn Trung Trực đã đốt tàu Espérance của Pháp. Năm 1868 ông đánh chiếm Rạch Giá. Không bao lâu ông bị Pháp bắt và chấp nhận bị xử tử chớ không đầu hàng và hợp tác với Pháp. Ông được vua Tự Đức phong Thượng Đẳng Thần và thờ ở Vĩnh Thanh Vân xã tỉnh lỵ Rạch Giá.
Cây Giá
Excoecaria agallocha
Excoecaria oxalis
Commia cochinchinensis
Stillingia agallocha
Gia đình: Euphorbiaceae
Cây, lá và hoa giá (Ảnh: portal.mikoko.ke) - Trái giá (Ảnh: portal.mikoko.ke)
Cây giá là một loại cây rừng sát như cây bần, cây đước, cây mắm, cây vẹt v.v. Cây giá được tìm thấy nhiều ở Ấn Độ, các quốc gia Đông Nam Á, hải đảo Thái Bình Dương, nam Trung Hoa, Nhật Bản, bắc Úc Đại Lợi v.v.
Tên khoa học của cây giá là Excoecaria agallocha (xem các tên khoa học khác trên tựa), gia đình Euphorbiaceae. Tên gọi thông thường:
Quốc gia |
Tên gọi |
Việt Nam |
Cây giá |
Ấn Độ |
Gewa, Thilai |
Anh |
Milky mangrove, Blind-your-eye |
Trung Hoa |
Hai qi |
Indonesia |
Kayu buta-buta |
Mã Lai & Tagalog |
Buta-buta |
Thái Lan |
Buu to |
Cây giá cao từ 15 - 20m. Là dày, láng, màu xanh tươi. Khi gần rụng lá chuyển sang màu đỏ. Hoa đực tạo thành chuỗi dài màu vàng. Ở xa trông như những con sâu vàng bò trên cây. Trái có vỏ cứng bao phía ngoài như trái cao su có nhiều ngăn (nhiều ô). Mỗi ô có một hột. Gỗ cây giá mềm và nổi trên mặt nước. Người ta dùng gỗ cây giá làm diêm quẹt, bột giấy, đóng thùng.
Nhựa cây giá rất độc. Nếu rơi vào mắt có thể gây mù lòa. Người ta dùng nhựa này để thuốc cá. Ở New Guinea thổ dân dùng nó để tẩm tên tẩm thuốc độc.
Nhựa cây giá rất độc nhưng nơi nào có nhiều cây giá nơi đó có mật ong ngon.
Người Ấn Độ và Sri Lanka (Ceylon: Tích Lan) dùng nhựa cây giá đắp vào ung nhọt. Họ giả nát rễ cây giá + gừng để đắp vào tay chân bị sưng.
Nhựa cây giá có diterpenes C20H32 (kháng viêm, kháng viêm khớp <arthritic inflamation> , điều hoà hệ thống miễn nhiễm). Cuống và lá cây giá có pentacyclic triterpenoids C30H48O7S (kháng viêm, kháng ung thư, kháng bướu, chống cao huyết áp, bảo vệ gan) và fatty acids.
Ngày xưa người Sri Lanka dùng khói của vỏ cây giá để trị phong hủi (leprosy). Ở Chidabaram, Tamil Nadu, Ấn Độ, có Đền Cây Giá Chidabaram (Thilai Chidambaram Temple) thờ Thần Shiva. Quanh đền được bao bọc bằng cây giá.
Gò Vấp và cây Vấp
Gò Vấp là một quận của tỉnh Gia Định cách Sài Gòn 10 km. Địa danh mang tên cây vấp, một loài cây cho gỗ cứng chắc như gỗ lim.Từ thời Pháp thuộc đến năm 1975 Gò Vấp nổi bật với nhiều thành quách, kho đạn, quân lao và giáo đường (giáo đường Hạnh Thông Tây do ông Lê Phát An (1868 - 1946) (1) dùng tiền riêng xây cất từ năm 1921 - 1924, giáo đường Sao Mai, giáo đường Xóm Mới v.v.). Diện tích của Gò Vấp bấy giờ không đến 20km2. Các xã Thạnh Lộc, An Phú Đông không còn trong quận Gò Vấp như trước mà thuộc huyện Hóc Môn.
Hạnh Thông Tây, Gò Vấp, là nơi hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh (1780 - 1801) mất vì bịnh đậu mùa. Ông Nguyễn Háo Vĩnh (1893 - 1941) (2) cũng mất ở Gò Vấp.
(1) Denis Lê Phát An là con trưởng của ông Lê Phát Đạt tức Huyện Sĩ. Ông là cậu của Nam Phương Hoàng Hậu. Trong nhà thờ Hạnh Thông Tây có mộ của ông. Trong lễ cưới của vua Bảo Đại với Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan, tức Nam Phương Hoàng Hậu sau này, ông Lê Phát An tặng cháu gái 01 triệu đồng. Vào thời ấy (1934) lương tháng của một tư chức khá giả không quá $100 piastres.
(2) Ông Nguyễn Háo Vĩnh là người Việt Nam đầu tiên tiếp thu văn hóa Anh sau khi tốt nghiệp đại học St. Joseph ở Hồng Kông. Ông là một tín hữu Cao Đài có nhiều cống hiến trong ngành báo chí, in ấn, công thương nghiệp, sáng tác và dịch thuật các tác phẩm nổi tiếng của Anh.
Cây Vấp
Thiết Lực Mộc
Mesua ferrea và nhiều tên khoa học khác
Gia đình: Clusiaceae hay Guttiferae
Trái: Cây và lá vấp. Phải: Hoa và trái cây vấp (Ảnh: treeworldwholesale.com)
Cây vấp là một loại cây có gỗ cứng như gỗ lim hay gỗ cây căm xe. Cây vấp gốc ở Sri Lanka (Tích Lan), Ấn Độ và được tìm thấy nhiều trên bán đảo Đông Dương, Mã Lai.
Cây vấp cao từ 15 - 20m. Lá nhọn, thon dài trong đẹp mắt. Lá non màu đỏ bầm. Hoa to, 04 cánh màu trắng, nhụy vàng rất to. Hoa có hương thơm.
Tên khoa học của cây vấp là Mesua ferrea (còn nhiều tên khoa học khác), gia đình Clusiaceae hay Guttiferae (cùng chung gia đình thảo mộc của cây măng cụt).
Tên gọi thông thường:
Quốc gia |
Tên gọi |
Việt Nam |
Cây vấp, Thiết lực mộc |
Ấn Độ |
Nagakesa |
Sri Lanka |
Nahar |
Khmer |
Bos nek |
Sanskrit |
Nagakesara |
Anh |
Iron wood tree, Ceylon iron wood, |
Gỗ cây vấp màu vàng nghệ, rất cứng, ngâm nước không rã mục nên dùng làm ngạch đường rầy xe lửa, làm nhà rất tốt. Hột trái vấp có nhiều dầu dùng để thắp đèn. Cây vấp là quốc mộc của Sri Lanka tức Ceylon (Tích Lan).
Rễ, hoa tươi, hoa khô và hột cây vấp được dùng để trị bịnh. Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka nghiên cứu nhiều về cây vấp và có nhiều kinh nghiệm về việc dùng dược mộc này trong việc trị bịnh.
Hoa cây vấp được xem là huợt trường. Nó dùng để trị táo bón, đau bụng, suyễn, phong hủi, ho, sốt, bất lực sinh lý.
Hoa khô trị trĩ ra máu (hemorrhoides), kiết ly.
Hoa tươi trị ngứa, kinh nguyệt, khát nước quá độ (bịnh tiêu khát, tiểu đường), ra mồ hôi.
Rễ dùng để trị rắn cắn.
Dầu lấy từ hột cây vấp dùng để trị các chứng bịnh ngoài da, ghẻ, tê thấp. Dầu cây vấp có: stearic acid C18H36O2, oleic acid C18H34O2, linoleic acid C18H32O2 và arachidic acid C20H40O2.
Lõi cây vấp có nhiều xanthones C13H8O.
Nhụy hoa cây vấp có hai bioflavonoids mesuaferrone A C30H22O10 và mesuaferrone B C30H20O10.
Vỏ cây vấp có ferruol A, ferruol B và triterpenoid guttiferol. Xanthones C13H8O2 có tính kháng viêm. Mesuol C24H24O5 và Mesuone C29H42O4 kháng trùng rất mạnh.
Xem như thế cây vấp vừa cho gỗ quí vừa là một dược mộc quan trọng. Rất tiếc hiện nay không một cây vấp nào được tìm thấy ở Gò Vấp. Hy vọng sau khi bài viết này xuất hiện sẽ có tin về việc phát hiện một cây vấp trong vùng Gò Vấp và phụ cận.
(1) Người Ấn Độ gọi cây vấp là Nagakesa. Naga: con rắn. Do đó người Anh gọi cây vấp là Cobra saffron (Rắn vàng nghệ. Màu vàng nghệ là màu của gỗ cây vấp).
Giồng Riềng và củ Riềng
Củ Riềng
Alpinia officinarum (1)
Gia đình: Zingiberaceae
Phải: Cây, lá và hoa riềng (Ảnh: estrattoidroenzimatico.it). Trái: Củ riềng (Ảnh: mayernikkitchen.com)
Giồng Riềng là tên của một huyện trong tỉnh Kiên Giang (Rạch Giá). Địa danh này được đặt theo tên của củ riềng mang tên khoa học Alpinia officinarum thuộc gia đình Zingiberaceae. Tên gọi thông thường:
Quốc gia |
Tên gọi |
Việt Nam |
Riềng, Cao lương khương (Hán Việt) |
Quảng Đông |
Kao lang k’ang (Cao lương khương) |
Quan Thoại |
Gao leang jiang |
Á Rập |
Khanlanjan (âm thanh cao lương khương – Gao leang Jiang) |
Anh |
Galangal (âm từ tiếng Á Rập khanlangan), |
Pháp |
Galanga |
Củ riềng hao hao giống củ gừng, vị cay nồng hơn gừng. Mùi cay nồng của riềng tựa như mùi long não hay mùi dầu tràm. Ở Việt Nam người ta thấy riềng trong các loại mắm, trong món tré ở miền Trung. Người ta cũng dùng riềng để ăn cẩu nhục với lá mơ lông. Vì riềng cay nồng và kích thích nên các tu sĩ Phật Giáo không dùng.
Ở Nga người ta cho riềng vào giấm hay rượu mạnh cho có hương vị.
Riềng được cho vào cà-ri, thức uống, thạch cho có mùi vị hấp dẫn. Đó là một loại gia vị có dược tính quan trọng vì có cineol C10H18O, eugenol C10H12O2, cadinene C15H26, methylcinnamate C10H10O2 dùng làm thuốc chữa các chứng đau bụng, chướng hơi, nôn mửa, đau ruột, tiêu chảy, kiết lỵ, kinh phong.
Flavonol galangin C15H10O5 trong củ riềng làm chậm sự phát triển tế bào ung bướu, ung thư vú (breast cancer).
Về củ riềng ca dao Việt Nam có câu:
Chim quyên nó đậu bụi riềng,
Dẫu bà con ruột không tiền cũng xa.
(1) Đặt theo tên thầy thuốc và nhà thực vật học Y Prospero Alpini (1553 - 1617)
(2) East Indies: Ấn Độ. West Indies: các đảo trong biển Caribbean.
Gò Quao và cây Quao
Gò Quao là một huyện của tỉnh Kiên Giang. Năm 1961 chánh phủ Sài Gòn thành lập tỉnh Chương Thiện, Gò Quao là quận Kiên Hưng trong tỉnh tân lập Chương Thiện. Sau 1975 Gò Quao mang địa danh gốc và là một huyện của tỉnh Kiên Giang.
Địa danh Gò Quao gắn liền với cây quao. Về vị trí địa lý Gò Quao và Giồng Riềng đều gần nhau và là hai huyện của tỉnh Kiên Giang.
Cây Quao
Dolichandrone spathacea và nhiều tên khoa học khác
Gia đình: Bignoniaceae
Trái: Cây, lá và hoa quao (Ảnh: Pinterest). Phải: Trái cây quao (Ảnh: inaturalist.org)
Cây quao là một loại cây rừng sát thường mọc ở những vùng nước mặn gần hà khẩu các sông. Nó được tìm thấy nhiều ở Ấn Độ, Sri Lanka, Phi Luật Tân, Indonesia, Mã Lai, Việt Nam và các hải đảo Thái Bình Dương v.v.
Cây quao cao từ 10 - 20m, vỏ màu xám; lá dài màu xanh sẫm, đầu lá nhọn. Hoa màu trắng, cuống dài tựa như cây kèn (trumpet). Hoa thơm. Trái dài 50 – 60cm như sừng trâu. Hột màu đen-đỏ hình chữ nhật dài lối 1,5cm.
Tên khoa học của cây quao là Dolichandrone spathacea (còn nhiều tên khoa học khác), gia đình Bignoniaceae.
Tên gọi thông thường:
Quốc gia |
Tên gọi |
Việt Nam |
Cây quao |
Anh |
Mangrove trumpet tree (cây đước <hoa> kèn) |
Pháp |
Bignone de Malaysie |
Borneo |
Tui, tuwi |
Tagalog |
Tui |
Tamil |
Pannir, Kanbillai |
Sri Lanka |
Dyia danga |
Thái Lan |
Khae pa |
Công dụng của cây quao:
Củ Chi và Mã Tiền
Củ Chi là một địa danh cách Sài Gòn lối 25km.
Dưới thời Pháp thuộc Củ Chi thuộc tỉnh Gia Định. Trong thời kỳ đất nước qua phân Củ Chi thuộc tỉnh Bình Dương rồi tỉnh Hậu Nghĩa. Sau năm 1975 Củ Chi là một quận ngoại thành của TP Hồ Chí Minh (tên mới của Sài Gòn). Trong cuộc chiến tranh Việt Nam II Củ Chi nổi tiếng với căn cứ Đồng Dù của quân đội miền Nam, cứ điểm tối quan trọng trong vùng Tam Giác Sắt và địa đạo Củ Chi của MTDTGPMN và bộ đội miền Bắc.
Củ chi là tên gọi của cây mã tiền.
Mã Tiền
Strychnos nux-vomica
Strychnos spireana
Gia đình: Longaniaceae/ Strychnaceae
Cây, lá và trái của mã tiền hay củ chi (Ảnh: eol.org). Phải: Hoa câymã tiền hay củ chi (Ảnh: floraofsrilanka.com)
Tên khoa học của mã tiền hay củ chi là Strychnos nux-vomica thuộc gia đình Longaniaceae/Strychnaceae. Tên gọi thông thường:
Quốc gia |
Tên gọi |
Việt Nam |
Củ chi, Mã Tiền (âm từ Mã qian zi: Mã tiền tử) |
Trung Hoa |
Ma qian zi (Mã tiền tử) |
Ấn Độ |
Bailewa, Chibbinge |
Khmer |
Sleng thom |
Lào |
Kok toung ka |
Anh |
Poison nut, quaker, Snake-root, Strychnine tree |
Pháp |
Vomique officinale, Noix vomique |
Mã tiền gốc ở Nam Á và Đông Nam Á. Cây mã tiền cao đến 25m. Lá bầu như lá trầu.Trên lá có nhiều gân lá song song với rìa lá. Hoa nhỏ màu xanh-trắng kết thành chùm. Hoa có mùi hôi khó chịu. Trái tròn như trái táo màu vàng cam khi chín. Gỗ cứng, màu trắng.
Mã tiền có độc chất alkaloid strychnine C21H22N2O2. Vỏ có brucine C23H26N2O4. Hoa có alkaloid strychnine C21H22N2O2, brucine C23H26N2O4, vomicine C22H24N2O4, novacine C24H28N2O5, icajine C22H24N2O3. Nhìn chung đây là loại thảo mộc có nhiều alkaloids độc. Trên cơ sở lấy độc trị độc, dùng đúng liều lượng nó được dùng để trị các bịnh như buồn nôn, đau bụng, táo bón, mất ngủ, bịnh tim, thần kinh, tinh thần bất an, kinh nguyệt không điều hoà, bịnh về hô hấp v.v. Trong y học dân gian người ta xem mã tiền như thuốc bổ gây sự thèm ăn. Hiện nay ở Trung Hoa người ta nghiên cứu xem mã tiền có thể dùng vào việc chữa trị ung thư gan có kết quá hay không.
Phạm Ɖình Lân, F.A.B.I.
Direct link: https://caidinh.com/trangluu1/khoahockythuat/vaidiadanhmangtenthaomoc.html