Trần Lý


Chiến công hay Khủng bố? Gây nổ thiết bị liên lạc và hậu quả

   

Hậu quả sau vụ nổ thiết bị truyền tin

Sau hai ngày… nổ liên tiếp, tiếng nổ tuy ngưng, nhưng khói mù vẫn còn... Giới quân sự, tình báo vẫn còn có những câu hỏi ‘chưa’ được trả lời! Báo chí cũng có những giả thuyết và những bài viết mông lung, đủ mọi tin đồn sau vụ nổ.

Câu hỏi được đặt ra và cũng chẳng cần câu trả lời: Ai là thủ phạm?

Vài con số thiệt hại:

Con số mới nhất (theo Bộ Y tế Lebanon):

1- Hezbollah:

2- Lực lượng Iran (tại Syria):

– 879 chiến binh bị loại trong 2 vụ nổ pagers và walkie-talkie trong đó gồm cả các Cố vấn của Hezbollah (131 người Iran, 78 người Yemen).

– Trong số các chiến binh Hezbollah có 291 chỉ huy trung và cao cấp, 602 bị thương nặng nguy hiểm đến tính mạng (có nghĩa là số chết có thể vượt quá 1000). 509 bị mù; 1735 bị thương nơi bộ sinh dục (trong đó 905 xem như bị ‘hư hoàn toàn, không thể phục hồi’).

– CNN ghi thêm: 95 người bị thương được chuyển về điều trị tại Iran (có thể là các cố vấn cao cấp Iran nên được cấp pager hay walkie-talkie?).

Israel Today, September 20, 2024 đưa ‘tin’ đáng chú ý: ‘Hezbollah on its knees’

‘3000 tay khủng bố... cùng một lúc bị loại khỏi vòng chiến. Trong số những người ‘có quyền’ đeo beepers là những tay chỉ huy trung cấp và cao cấp, những cấp Tiểu đoàn trưởng trở lên và theo hệ thống chính quy thì sẽ mang cấp bậc từ Trung Tá đến Tướng lãnh. Hai hay ba Tướng Hezbollah đã bị thương nặng hay có thể đã thiệt mạng. Điểm chắc chắn là toàn bộ cấp chỉ huy quân sự và an ninh trung và cao cấp của Hezbollah đã bị tiêu diệt…!’

Bằng cách nào Israel làm được ‘chiến tích’ này?

Về phương diện quân sự thuần túy, kết quả vụ nổ được xem là một chiến tích. Chiến tích này đòi hỏi rất nhiều ‘sáng kiến’ kỹ thuật cùng tình báo để lừa đối phương.

Các diễn biến đáng chú ý trong vụ nổ:

Các video sau 2 vụ nổ cho thấy hình ảnh, một người cầm pager, pager nổ gây thiệt mạng hoặc bị thương cho người cầm, trong khi những người đứng quanh không hề hấn gì. Video quay từ một chợ trái cây, cho thấy trái cây còn nguyên vẹn.

Không có các thiệt hại liên can, nên chiến tích đã ‘thành công’ vượt bực vì tránh cho dân thường không gặp tai họa. Cuộc tấn công này đã được đặt kế hoạch tính toán rất kỹ, để tránh gây họa cho người dân ngoại cuộc.

Pagers được gắn chất nổ như thế nào?

Pager, một thiết bị nhắn tin ‘vô hại’ lại bất ngờ biến thành một vũ khí lợi hại, tấn công bất ngờ và biết chọn ‘chính xác’ đối tượng.

Trước khi tạo được chiến công độc đáo này, các chuyên viên kỹ thuật vũ khí Israel đã phải thiết kế một loại ‘pager’ tân kỳ, như các vũ khí bí mật trong loạt phim James Bond.

Dựa theo kết cấu của một pager bình thường (hình trên), các chuyên viên ‘vũ khí phá hoại’ phát minh một ‘cách’ gài chất nổ vào máy (Israel luôn giữ các bí mật quân sự).

Các chuyên viên tình báo Israel tìm cách ‘lấy’ được lô pagers dành riêng cho Hezbollah (xem phần dưới) qua các đường dây bí mật.

Pin Lithium được xem là trọng điểm, pin có thẻ bị bốc cháy khi có software kích khởi cho pin bị nóng vượt mức. Pin cháy chỉ bốc khói, nhưng không gây hại nếu không nổ.

Tình báo-kỹ thuật Israel ‘có thể’ đã biến đổi pin Lithium dành cho lô hàng của Hezbollah:

Phương cách đưa pagers đến tay Hezbollah:

Sau khi gài được chất nổ vào pager, việc đưa trót lọt các pager đã biến đổi này đến tay Hezbollah là một ‘kỳ công’ tình báo.

Tổ chức Hezbollah, có những cơ quan an ninh và tình báo riêng, chuyên về chiến tranh phá hoại (tự chế drone, cài mìn và chất nổ), buôn lậu vũ khí, có sự cố vấn và điều hành do hợp tác với Tình báo Iran. Việc qua mặt họ rất khó khăn.

Để có thể ‘xâm nhập’ vào được hệ thống an ninh của Hezbollah, Tình báo Israel đã phải mất nhiều công sức và thời gian, nghiên cứu tổ chức quân sự và đường dây tài chánh của Hezbollah trong nhiều năm.

Lần theo các dấu vết để lại sau vụ nổ, các mảnh vụn của pager xác định tên một Công ty Taiwan, rồi sau đó đến một công ty vỏ bọc Hungary (bị nghi ngờ là do Israel dàn dựng), hay bị Israel lợi dụng để giao lô hàng pager đã gắn chất nổ cho Tổ chức Hezbollah; nhưng khi điều tra ‘kỹ’ hơn lại có thêm một công ty ‘vỏ bọc’ khác liên hệ.

Chiến dịch ‘pagers’ này nằm trong một kế hoạch có tên là Khả năng “Red button” hay một kế hoạch xâm nhập có hệ thống, vào nội bộ đối phương và nằm yên ‘dormant’ trong một thời gian dài, có thể nhiều năm, đến khi cần sẽ thức dậy hoạt động (trường kỳ ẩn phục).

Các mảnh pagers sau khi nổ, có ghi tên Công ty sản xuất Apollo Gold, trụ sở và cơ xưởng đặt tại Taiwan. Công ty hiện này vẫn là một nhà cung cấp pagers trên thế giới, hoạt động từ 1990s, nhưng thị trường đang bị thu hẹp dần do sự cạnh tranh của phone.

Apollo God khẳng định họ không thiết kế và không sản xuất các pagers đã gây nổ mà Hezbollah đang sử dụng, cho rằng lô hàng này, có thể do một Công ty Hung gọi là BAC Consulting KFT, sản xuất theo một hợp đồng nhượng quyền đã ký kết.

Bản chất của Công Ty BAC vẫn đang mù mờ! Theo hồ sơ đăng ký tại Hung thì Công ty này, đăng ký vào tháng 5-2022, giấy đăng ký ghi 118 ngành kinh doanh, kể cả phát hành sách, phim ảnh, chế tạo sản phẩm ‘dầu và chất béo’, ‘trang sức giả’. Công ty cũng cung cấp các dịch vụ cố vấn thương mại trong nhiều ngành khác nhau.

Người thành lập BAC, Cristina Barsony-Arcidianoco, cho biết BAC chỉ là một công ty ‘trung gian’ trong các giấy tờ chuyển nhượng các pagers liên hệ, không có cơ sở sản xuất và không trực tiếp nhận hay giao các hàng hóa này.

Cuộc điều tra của Chính phủ Hung cho thấy BAC chỉ là một Cơ sở vỏ bọc, làm các giấy tờ chuyển nhượng và các pagers ‘không được đưa vào Hung’. Tên BAC được sử dụng để ‘lừa’ Hezbollah về nguồn gốc của lô hàng.

Cảnh sát Taiwan, khi khám xét trụ sở Apollo Gold tìm thấy một hóa đơn gửi 254 pagers sang Hung vào năm 2022, và trong hợp đồng cũng ghi là Apollo Gold nhận chi phí 15 USD cho mỗi pager chuyển nhượng cho BAC.

Điều tra. xa hơn, theo Telex, một website Hung, thì tìm thêm được Công ty Bulgaria Norta Global Ltd tại Sofia, đã ‘bán và giao’ các pagers này cho Hezbollah.

Cơ quan an ninh Bulgaria thông báo: không có giấy tờ nào về các pagers này được đưa vào Bulgaria, và sau đó chuyển cho Hezbollah. Nhưng cũng không hoàn toàn bác bỏ việc có thể Norta Global có liên hệ đến vụ ‘pagers’ gây nổ.

Chính phủ Bulgaria cho biết Norta Global, sở hữu chủ là Rinson Jose, một công dân Na-Uy, sinh tại Ấn Độ. Công ty đăng ký tại Bulgaria hành nghề ‘quản lý các kế hoạch kỹ thuật’ (technological project management’. Jose cũng từng có một Công ty Kỹ thuật tên Nortalink, tại Na Uy.. Trong 2 năm 2022-2023, Norta Global công bố thu nhập 1,5 triệu USD. Jose có tên trong Danh sách Founders Nation, một trang mạng liên lạc kinh doanh của Israel (Trang này trước đây có liên hệ với Bộ Quốc Phòng Israel).

Một câu hỏi hiện chưa có và có thể sẽ không bao giờ có câu trả lời là: “Tình báo Israel đã biến đổi’ các pagers dành cho Hezbollah tại đâu?

Pagers sau khi biến đổi, đã được chuyển đến Lebanon trong các điều kiện’ bí mật’ tuyệt đối của hai bên ‘mua và bán; không qua các duyệt xét về an ninh của Lebanon.

Pagers cũng ‘qua’ các kiểm soát rất kỹ lưỡng về chất nổ của an ninh Hezbollah, vốn là chuyên viên dùng chất nổ trong các vụ phá hoại tại bên trong Israel. Máy rà chất nổ không phát hiện được, và chuyên viên Hezbollah không nghi ngờ đến cục pin vô hại, gắn trong máy, theo thiết kế kỹ thuật xài được đến 87 giờ không cần sạc.

Truy tìm nguồn gốc của walkie-talkie

Sau khi pagers đồng loạt phát nổ, loại khỏi vòng hoạt động của nhiều cán bộ trung cấp Hezbollah, cấp chỉ huy Hezbollah rơi vào tình trạng hoảng loạn, hoang mang và mất các liên lạc nội bộ, họ vẫn không dám dùng smartphone, nên chuyển sang dùng walkie-talkie mà họ tin là vẫn an toàn, gọi nhau mà tình báo Israel sẽ không theo dõi được vị trí, và tránh Israel tấn công bằng drones hay phi cơ. Nhưng họ lại rơi vào cái bẫy mà Israel giăng sẵn. Walkie-talkie cũng phát nổ và gây thiệt hại nặng hơn vì... walkie-talkie mang nhiều chất nổ hơn, và được các quan chức cấp cao hơn sử dụng.

Sau vụ nổ, truy tìm gốc của walkie-talkie bị gài chất nổ gặp nhiều khó khăn hơn.

Các walkie-talkie liên hệ mang nhãn hiệu IC-V82, ‘made in Japan’ do Công ty Nhật ICOM tại Osaka sản xuất. Mẫu hàng này đã ngưng sản xuất từ hơn 10 năm, không được nhượng quyền sản xuất và hiện không biết từ đâu ra. Có thể là hàng giả và hàng nhái? Pin và các bộ phận rời của IC-V82 cũng không còn được sản xuất tại Nhật.

Bộ Nội vụ Lebanon cho biết thêm là thiết bị này ngoài sự kiểm soát của Lebanon và cho rằng thiết bị đã bị gài chất nổ, trước khi Hezbollah ‘nhập lậu’ vào Lebanon.

ICOM đã cảnh báo từ lâu là mặt hàng của Công ty đã bị làm giả tại nhiều nơi, nhất là bên Tàu. Khoảng 7% sản phẩm điện tử của Nhật (2020) đã bị ‘giả mạo’ và 1/3 các trường hợp làm hàng giả là tại Tàu.

Tại Tàu, hiện có cả chục tiệm bán các walkie-talkie mang nhãn hiệu ICOM, qua cách thức bán hàng trên mạng (e-commerce) của các Mạng Thương Mại như Alibaba.com, Taobao, JD.com và Pinduoduo. Mặt hàng IC-V82 cũng được rao bán trên các mạng này.

Trong số ba công ty Tàu bán hàng của ICOM trên mạng, không Công ty nào chính thức được ICOM công nhận là công ty phân phối các mặt hàng của ICOM.

Các Công ty Guangzhou Minxing Communications Equipment Co, và Chengdi Bingxin Technology Co Ltd, quảng cáo là có bán hàng ‘xịn’ từ Nhật, trong khi đó Quanzhou Yilian Trading Co xác nhận ‘hàng chế tạo bắt chước (nhái) tại Tàu’.

Mẫu hàng IC-V82 có bán tại Việt Nam trên trang Shopee, không rõ nguồn gốc từ đâu.

Các tìm hiểu về nguồn gốc của IC-V82 mất dấu vết. Rất có thể đây là lô hàng ‘giả’ làm tại Tàu, và tình báo Israel đã mua, cung cấp cho các nhà trung gian xâm nhập hệ thống thương mại Hezbollah, chuyển nhượng với giá rẻ, và trước khi giao hàng, pin của lô walkie-talkie ‘đặc biệt’ này đã bị thay thế?

   

Trần Lý
9-2024

 

Direct link: https://caidinh.com/trangluu1/khoahockythuat/chienconghaykhungbo.html


Cái Đình - 2024