Lê Ngọc Vân


Trả giá cho sự rút lui của nước Mỹ

.

Vào đầu năm 1968 trong Chiến tranh Việt Nam, nhà văn này hồi tưởng lại là ông đã phản ánh rằng ảnh hưởng lớn mạnh của Mỹ có thể kéo dài đến vài nghìn mét bên ngoài vòng rào phía tây của Căn cứ Khe Sanh của Thủy Quân Lục Chiến, khi đó đang bị tấn công, và nếu chúng ta một ngày nào đó rút lui khỏi nơi này, sự suy tàn của quốc gia chúng ta (tức Hoa Kỳ) có khả năng trở nên không thể cứu vãn.

Cho tới nay đã không có chuyện gì xảy ra để cho ấn tượng đó bị thay đổi; bây giờ có vẻ như người ta đã thấy trước chuyện gì sẽ xẩy ra.

***

Những binh lính Thủy Quân Lục Chiến đã chiến đấu ngoan cường tại Khe Sanh và ngăn cản tham vọng thắng một trận Điện Biên Phủ khác của Bắc Việt – thất bại thảm khốc của người Pháp, đánh dấu màn dạo đầu của sự kết thúc đế chế và vị thế cường quốc thế giới của họ. Nhưng chúng ta khi đó đã nghĩ rằng nước Mỹ là ngoại lệ – nói cho cùng, chúng ta chiến đấu cho tự do chứ không phải cho chủ nghĩa đế quốc – nhưng có lẽ chúng ta đã nhầm. Không phải vì chúng ta không là trường hợp ngoại lệ, mà bởi vì bây giờ chúng ta dường như đã ngừng tin vào điều đó. Thay đổi này không phải do ai áp đặt cho chúng ta. Nó là do chúng ta tự làm ra.

Điều cốt lõi là chúng ta thắng cuộc Chiến tranh Lạnh, nhưng nó đã thực sự kết thúc chưa? Hay đó chỉ đơn thuần là sự tạm dừng, điều mà chúng ta lầm tưởng là chiến thắng, trong khi kẻ thù muôn đời của chúng ta biến hình thành một dạng mới? Chủ nghĩa cộng sản, với chất độc quyến rũ về mặt trí tuệ của hệ tư tưởng Mác xít, khoác nhiều quần áo, diễu hành dưới nhiều ngọn cờ, biến đổi và trụ vững thông qua xung đột xã hội bất tận, bạo lực và chiến tranh triền miên, dù là theo đuổi vô độ hoặc trong thực tế sở hữu quyền lực tuyệt đối của nó.

Theo quyển “Sách Đen về Chủ Nghĩa Cộng Sản” của Nhà xuất bản Đại học Harvard, người Cộng sản đã giết ít nhất 100 triệu người trong khi bắt hơn một tỷ người làm nô lệ. Tính từng phần trong đó, Cộng sản Nga đã giết ít nhất 20 triệu người và bỏ tù 18 triệu người trong các trại lao động nô lệ Gulag của Liên Xô, trong khi Mao Trạch Đông của Trung Quốc đã tiêu diệt sinh mạng của ít nhất là 65 tới 70 triệu người, nhiều hơn cả Hitler và Stalin cộng lại, và các trại tập trung của ông ta giam cầm 50 triệu.

Sau khi Cộng sản Việt Nam nắm chính quyền ở miền Bắc Việt Nam vào năm 1954-1956, họ đã hành quyết, tra tấn hoặc bỏ đói cho đến chết tính tổng cộng ra là 172.000 nông dân và tiểu nông trong cái gọi là “cải cách ruộng đất” được một quan chức Cộng sản đã tham gia phong trào gọi là “một cuộc diệt chủng” và “một cuộc thảm sát những người vô tội, lương thiện.” Trong cùng thời gian này, họ bắn thêm 50.000 và bỏ tù hơn 100.000 người.

Năm 1954, sau khi đất nước bị chia cắt, một triệu người tị nạn chạy khỏi miền Bắc Cộng sản vào Nam Việt Nam và thành lập một nước cộng hòa non trẻ. Không lâu sau đó, miền Bắc với sự hỗ trợ đắc lực của Liên Xô, đã tấn công họ, đầu tiên là bằng quân du kích, và sau đó là bằng vũ khí cổ điển.

Chúng ta đến để bảo vệ họ. Đầu tiên Eisenhower gửi viện trợ, sau đó JFK tăng viện trợ, nhưng vào năm 1963 Kennedy đã phạm sai lầm khủng khiếp khi lật đổ và ám sát đồng minh của chúng ta, Tổng thống Nam Việt Nam Ngô Đình Diệm, người của quốc gia mà chúng ta đã đến để cứu. Sau đó, vào năm 1965, LBJ đã phóng lao phải theo lao, bằng cam kết gửi quân Mỹ tới. Ngay từ khi bắt đầu, cuộc chiến đã được điều hành sai lầm và được phép kéo dài cho đến khi quyết tâm chính trị của chúng ta trong việc duy trì nó đã tan biến.

Năm 1969, Tổng thống Nixon đã lập một kế hoạch rời khỏi Việt Nam “trong danh dự”. Ông đã khởi xướng một chương trình gọi là Việt Nam Hóa, theo đó miền Nam Việt Nam, với sự hỗ trợ tiếp tục của chúng ta, sẽ được cho rằng phải gánh vác gánh nặng bảo vệ chính họ.

Năm 1969-70, người vẽ lên kế hoạch này đã nhảy vào cuộc, huấn luyện và hoạt động với các đơn vị Việt Nam – những đơn vị Tổng Trừ Bị ưu tú và quân chính quy (QLVNCH) tinh nhuệ. Phần trước thì rất tốt, phần sau thì không được tốt như vậy. Và đó là sự nhất trí của hầu hết người Mỹ trong nước vào thời đó, họ cho rằng mặc dù miền Nam Việt Nam có một số lực lượng xuất sắc; họ không có đủ lực và, nếu để mặc cho chính họ, vì lý do quân sự và chính trị, sẽ bị đối phương áp đảo.

Điều này đã được minh chứng là sai. Năm 1972, sau khi tất cả các binh sĩ chiến đấu của ta đã rời bỏ, Bắc Việt mở cuộc tấn công được gọi là “Cuộc tấn công Phục Sinh” (tên thường được biết đến ở miền Nam lúc đó là “Mùa Hè Đỏ Lửa – chú thích của BBT) với binh lực chiến tranh quy ước khổng lồ, được hỗ trợ bởi xe tăng và pháo. Đây là hoạt động quân sự lớn nhất của loại hình này kể từ khi Trung Quốc can thiệp vào Chiến tranh Triều Tiên. Nhưng, được sự hỗ trợ của không quân, hậu cần và cố vấn của ta, quân miền Nam Việt Nam đã làm mọi người sửng sốt và đánh bại quân Bắc Việt.

Mọi thứ có vẻ cho thấy dường như họ đã đạt được một sự chặn đứng nhất định, và dâng lên niềm hy vọng rằng miền Nam Việt Nam có thể tồn tại được. Sau đó vụ Watergate xảy ra và Nixon thất bại. Năm 1973, khi sự phản đối chiến tranh gia tăng, Quốc hội do Thượng nghị sĩ Ted Kennedy cầm đầu cùng với các đồng minh chính trị của ông, gồm cả Joe Biden, là những người quyết tâm đảm bảo thất bại của chúng ta, đã chấm dứt mọi hoạt động quân sự của Mỹ tại Việt Nam.

Điều này đã ngăn cản Nixon, người bị tử thương từ vụ bê bối, và người kế nhiệm ông, Tổng thống Gerald Ford, ủng hộ miền Nam Việt Nam, đảm bảo không chỉ cho sự thất bại cuối cùng của Nam Việt Nam mà còn của chính chúng ta. Say men chiến thắng, năm 1975 miền Bắc Việt Nam lại tấn công và miền Nam thì bị chúng ta làm cho mất tinh thần, tan hoang, sụp đổ.

Thế giới chưa bao giờ quên hình ảnh chiếc máy bay trực thăng đơn độc của Mỹ bốc lên khỏi đại sứ quán Sài Gòn của ta trong một đường bay tuyệt vọng thảm hại, đáng xấu hổ, một biểu tượng vĩnh viễn cho sự sỉ nhục của người Mỹ.

Cộng sản vây bắt 56.000 người đã làm việc cho chúng ta, bắn họ và giam giữ 980.000 người trong các “trại cải tạo”, nơi nhiều người đã bỏ mạng. Từ năm 1975 đến 1995, hai triệu người đã trốn khỏi Việt Nam Cộng sản để tị nạn; 800.000 đã bỏ trốn với tư cách là “thuyền nhân”. Với lòng dũng cảm tuyệt vời, 250.000 binh lính miền Nam Việt Nam và 58.000 người Mỹ đã hy sinh mạng sống của mình để chiến đấu chống lại bạo quyền Cộng sản ở miền Nam Việt Nam.

Tiếp theo sự triệt thoái của chúng ta khỏi Đông Nam Á, vào năm 1975-1979, Khmer Đỏ của Pol Pot cộng sản nắm quyền ở Campuchia và sát hại 2 triệu người trong “Cánh Đồng Chết” khét tiếng.

Tiến sĩ Martin Malia, nhà sử học tại Đại học California, Berkeley, đã chốt lại rằng: “Hồ sơ Cộng sản đưa ra trường hợp tàn sát chính trị khổng lồ nhất trong lịch sử.”

Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một lỗ hổng chết người dần dần xuất hiện giống như một căn bệnh ung thư gây nguy hiểm cho giới tinh hoa quân sự ngày càng quan liêu của chúng ta. Lãnh đạo cao nhất của ta, trừ một số trường hợp ngoại lệ, đã chứng tỏ là không xứng đáng với những người mà họ lãnh đạo. Quân đội của chúng ta đã được truyền cảm hứng về lòng vị tha, dũng cảm và có hiệu năng, nhưng các tướng lĩnh của họ lại ích kỷ một cách đáng thất vọng, khinh suất, tầm thường và đôi khi bất tài một cách đáng kinh ngạc. Căn bệnh quỷ quyệt này bắt đầu nảy mầm sau Hàn Quốc, lây lan sang đến Việt Nam, sau đó nở rộ đến mức độ gây tử vong ở Afghanistan.

Chúng ta lại tự an ủi mình rằng chúng ta đã học được “những bài học của Việt Nam” và rằng sẽ không bao giờ có cảnh trực thăng Sài Gòn rút lui ô nhục nữa. Gần đây, tổng thống của chúng ta đã hứa với chúng ta điều đó và tuyên bố, “Sẽ đến lúc mà trong bất cứ hoàn cảnh nào, bạn sẽ thấy là không có một ai bị đưa lên từ mái nhà của một đại sứ quán Hoa Kỳ ở Afghanistan.”

Nhưng ông ta đã thất hứa. Không ai ép buộc ông ta; đó là sự lựa chọn của chính ông ấy. Và, như tất cả thế giới đều biết, chúng ta đã đầu hàng kẻ thù truyền kiếp của mình là Taliban, và chạy trốn trong sự xấu hổ của thất bại thảm hại. Cảnh tượng đáng buồn của những người tuyệt vọng đeo bám và rơi khỏi máy bay của chúng ta còn tồi tệ hơn cả chiếc trực thăng Sài Gòn lẻ loi đó.

Để trộn thêm vào sự chế ngự một cách hoàn toàn bối rối của chúng ta, chúng ta đã vũ trang cho kẻ thù của mình, bỏ rơi người của chúng ta và phản bội những người đã chiến đấu vì chúng ta. Những người này không có được phần số may mắn. Đó là một sự ô nhục do chính chúng ta tạo ra và cũng giống như Sài Gòn năm 1975, là một vết nhơ vĩnh viễn đối với danh dự quốc gia của chúng ta.

Việc giới lãnh đạo quân đội của chúng ta có phải là đã tạo nên sự suy yếu như vậy, hay là họ không chịu từ chức để phản đối điều này là điều quá kinh khủng để có thể hiểu được. Sự việc đã không có sự phản đối đồng loạt, hoặc lên án hay yêu cầu phải có một cuộc giải trình thậm chí còn làm cho nội vụ tồi tệ hơn. Không một vĩ nhân nào, không một quốc gia vĩ đại nào chịu đựng được điều này. Đất nước mà ông nhà văn này đã được sinh ra chắc chắn cũng sẽ không thể chịu nổi. Không quốc gia nào khao khát vị trí lãnh đạo thế giới hành xử theo cách này, và thế giới biết điều đó.

Một thảm họa như vậy có cái giá phải trả. Nó không thể được mua với giá được bớt và cho ẩn đi như tin tức trong những ngày vừa qua hoặc được mua với một sự thay đổi chủ đề. Nó sẽ không được bỏ túi với giá rẻ như vậy. Giá nguyên rồi sẽ phải trả.

.

Nguyên tác: Paying the price of America's retreat. Phillip H. McMath. (Arkansas Democrats Gazette, 03.10.2021)
Người dịch: Lê Ngọc Vân

___

*** Phillip H. McMath là một luật sư, cựu chiến binh Việt Nam và là nhà văn, hiện sống ở Little Rock, bang Arkansas.

 

Direct link: https://caidinh.com/trangluu1/diendan/tragiachosurutlui.htm


Cái Đình - 2021