Nguyễn Hiền
Phạm Linh Ðan nhận huân chương danh dự của Pháp
Phạm Linh Ðan, nữ diễn viên người Pháp gốc Việt, vừa được Bộ Văn Hóa Pháp trao tặng huân chương Chevalier des Arts et des Lettres (Knight of Arts and Letters) trong một buổi lễ tổ chức tại Paris ngày 05/04/2011.
Phạm Linh Đan sinh năm 1973 tại Sài Gòn, nhưng 1 năm sau đó cô và gia đình đã sang Pháp định cư. Năm 18 tuổi, đạo diễn Régis Wargnier đã khám phá ra tài năng của cô và trao cho cô thủ vai nữ phụ (đóng chung với nữ tài tử điện ảnh nổi tiếng Catherine Deneuve) trong phim l’Indochine (Ðông Dương, được giải Oscar về phim nói tiếng nước ngoài hay nhất). Tuy nhiên sau đó Phạm Linh Ðan đã tạm rời phim trường để tạo dựng một sự nghiệp trong ngành thương mại. Phải chờ cho đến năm 2005, cô mới trở lại sân quay qua vai cô giáo Miao-Lin dạy dương cầm trong phim De Battre Mon Cœur C'est Arrêté (Trái Tim Lỗi Nhịp). Trong phim này, Phạm Linh Ðan đã đoạt giải César là nữ diễn viên nhiều triển vọng (Bấm vào đây để xem thêm).
Năm 2007, Linh Đan trở về VN tham gia Tuần Điện ảnh với phim Pars vite et Reviens tard (Vù lẹ, lặn luôn). Một lần nữa cô tái ngộ đạo diễn Régis Wargnier. Trong phim này, cô thủ vai vai Camille. Năm 2009, cô đã đóng hai phim: Chơi Vơi (Adrift) của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, trong đó cô giữ vai nhà văn Cầm – một trong hai vai chính; và một vai phụ trong phim Mr. Nobody. Phim Chơi Vơi đã tham dự nhiều đại hội điện ảnh quốc tế. Trong phim này Phạm Linh Ðan cho biết là cô không nhận tiền cát-sê, như là một hình thức trợ giúp cho đoàn làm phim. Cô cho biết trong một cuộc phỏng vấn: “Tôi xin nhấn mạnh một điểm hết sức quan trọng là Việt Nam nên ủng hộ và tạo điều kiện hơn nữa để phát triển nền nghệ thuật nói chung và ngành điện ảnh nói riêng. Chẳng hạn như ở Pháp, nếu Bộ Văn hóa Pháp không giúp đỡ thì rất nhiều bộ phim đã không được dàn dựng. Trong trường hợp của “Chơi vơi”, theo như anh Chuyên cho biết, vì điều kiện ngân sách eo hẹp nên anh không làm được nhiều phiên bản của phim, và thậm chí không có thuyết minh bằng tiếng Ý để trình chiếu ở Venice. Ở Mỹ hay Pháp, để quảng cáo và làm tiếp thị cho phim, các công ty điện ảnh sẽ phải điều các đoàn tổ chức chuyên nghiệp tới những Liên hoan phim. Ở Pháp, tổ chức Unifrance trợ giúp các nhà làm phim về tài chính để đưa phim ra trình chiếu ở nước ngoài...”
Ngoài các phim điện ảnh, Phạm Linh Ðan còn tham gia vài phim truyền hình, nhưng không thành công lắm.
Huân chương Nghệ thuật và Văn chương “Ordre des Arts et des Lettres” do Bộ Văn hóa Pháp lập năm 1957 để vinh danh và công nhận những cá nhân có đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực nghệ thuật và văn chương. Huân chương này cũng đã được trao cho một số nghệ sĩ tên tuổi như ca sĩ Bob Dylan và David Bowie; tài tử Hollywood Leonardo Di Caprio, Clint Eastwood, Robert Redford, Meryl Streep, Sharon Stone và Bruce Willis. Huân chương với cấp bậc “Hiệp sĩ” (Chevalier) được trao cho Phạm Linh Ðan, ngoài sự công nhận tài năng của cô, có lẽ còn ẩn chứa một thông điệp của Pháp là muốn đẩy mạnh việc quảng bá văn hóa “nói tiếng Pháp” tại Việt Nam cũng như tại một số nước còn nói tiếng Pháp.
Phạm Linh Ðan hiện đang sống ở Anh.
Nguyễn Hiền
_______________________________________________
Diễn văn của Bộ trưởng Văn hóa Pháp Frédéric Mitterand trong buổi lễ gắn huân chương
Chère Linh Dan Pham,
Depuis vos 16 ans, vous n’avez eu de cesse, en polyglotte et “globetrotteuse”, de développer les aventures artistiques internationales, d’un continent l’autre. Tout a commencé lorsqu’une de vos amies vous a persuadée de répondre à une petite annonce “cherchons jeune fille pour tournage avec Catherine Deneuve au Vietnam” dans un restaurant du XIIIème arrondissement de Paris. Votre première aventure cinématographique vous a alors permis, à travers le personnage de Camille dans Indochine, de renouer avec votre pays d’origine. Lors de la sortie du film, vous vivez en Hollande et ne prenez pas la pleine mesure du succès retentissant qui valut au film de Régis Wargnier l’Oscar du meilleur film étranger et pléthore de Césars, ni celle de votre nomination au César du meilleur espoir féminin en 1993. Cette même année vous acceptez de tourner en Asie centrale sous la direction de Monica Teuber dans Jamila. Après ces débuts fulgurants, l’étoile franco-vietnamienne gracile, erratique et inquiète de son avenir disparaît des écrans français pendant dix ans.
Diplômée d’une école de commerce américaine à Paris, vous partez travailler dans le marketing au Vietnam et à Singapour. C’est une grande surprise pour vous lorsque les directeurs de casting cherchent à vous contacter, en vous annonçant qu’ils étaient depuis longtemps à votre recherche.
Vous vous laissez tenter et optez à nouveau pour le métier d’acteur; mais cette fois, vous donnez la priorité à votre formation. Fascinée par la méthode de l’Actor’s Studio, vous apprenez l’art dramatique au Lee Strasberg Theatre Institute de New York. 2005 est l’année de votre grand retour avec deux films sombres, âpres et tendus : vous rejoignez les travailleurs dans un Paris populaire aux côtés de Pascal Elbé, Simon Abkarian dans Les Mauvais Joueurs de Frédéric Balekdjian, et Jacques Audiard vous sollicite pour De battre mon coeur s’est arrêté aux côtés du talentueux Romain Duris. Si le rôle vous intéresse, c’est qu’il est loin des stéréotypes des jeunes et belles silencieuses et des idées reçues sur les barrières de la langue et des cultures. Le piano que vous pratiquez à très haut niveau est pour ces deux êtres déracinés le seul vecteur de communication; vous vous plongez corps et âme dans ce rôle magnifique et obtenez le César du meilleur espoir féminin en 2006.
Trois ans plus tard vous êtes Elisa, une scientifique ambitieuse dans Dante 01 de Marc Caro aux côtés de Lambert Wilson, qui nous fait le plaisir d’être avec nous aujourd’hui. Un film ambitieux tant par son esthétique que par ses références mythologiques et bibliques, qui ne reçut pas l’accueil qu’il aurait pu mériter auprès du grand public.
S’ensuivent Le bruit des gens autour, de Diastème, et le kaléidoscope autodérisoire au féminin de Maïwenn Le Besco, Le Bal des actrices.
Dans votre filmographie, Mister Nobody de Jaco Van Dormael et Vertiges (Choï Voï) du réalisateur vietnamien Chuyên Bui Thac occupent une place de choix. En bourgeoise malheureuse, puis en romancière manipulatrice et masochiste prise de vertiges, à la dérive dans un triangle amoureux dans une famille d’Hanoï, vous révélez votre exigence d’un cinéma éclectique qui questionne les individualités déboussolées dans les sociétés modernes. The Shape of Art to Come du Julien Levy, oeuvre à mi-chemin entre le cinéma et l’art contemporain, puis De Force, film de gangster auto-réalisé par un ex-bandit où vous donnez la réplique entre autres à Isabelle Adjani, Eric Cantona et Simon Abkarian, sont caractéristiques de l’intelligence et de l’audace que vous mettez dans le choix d’un rôle.
Je tiens aujourd’hui à rendre hommage à la carrière internationale déjà brillante d’une jeune actrice franco-vietnamienne, dont le très grand talent donne également envie de remercier ceux qui ont réussi à vous convaincre d’emprunter la voie de l’image et non celle du commerce.
Chère Linh Dan Pham, au nom de la République française, nous vous faisons Chevalier dans l’ordre des Arts et des Lettres...
Trích từ: http://www.culture.gouv.fr/