Phạm Khắc Trí
Xuân Nhật Độc Chước
Đất khách lần khân đà trọn kiếp / Thì thôi chữ nghĩa chút niềm vui / Đêm đêm lần giở trang thơ cổ / Trăng nước Tầm Dương những ngậm ngùi (Mây Tần 2012). PKT 22/04/2016
Xuân Nhật Độc Chước
Lý Bạch (701 - 762)
Ngã hữu tử hà tưởng
Miến hoài thương châu gian
Tự đối nhất hồ tửu
Đạm nhiên vạn sự nhàn
Hoành cầm ỷ cao tùng
Bả tửu vọng viễn sơn
Trường không khứ điểu một
Lạc nhật cô vân hoàn
Đản bi quang cảnh vãn
Túc tích thành thu nhan
Ngày Xuân Uống Rượu Một Mình
PKT 17/04/2016
Mơ màng theo vầng ráng đỏ ở cuối chân trời / Lan man lại nhớ về căn nhà cũ ở bến sông xưa / Vào lúc này, thân sơ chung quanh không một ai ngoài một hồ rượu trước mặt / Đạm nhiên vạn sự nhàn, có thể thờ ơ với mọi chuyện để cho tâm trí nhàn nhã, thảnh thơi được sao / Gác chiếc đàn dựa vào cội thông cao / Cùng chén rượu mời vơi đầy với núi non trùng điệp ngoài xa / Một cánh chim bay lạc lõng trong trời rộng / Một đám mây từng không lơ lửng trôi về / Một cảnh quang ảm đạm của một buổi chiều tàn / Với những vệt nắng cuối ngày còn vương vấn loang lổ đây đó, trông như một bức tranh thu chấm phá, ôi chao là đẹp và buồn.
Xuân Nhật Độc Chước
PKT 17/04/2016
Thả hồn theo ráng đỏ,
Miên man lại nhớ nhà.
Lại một mình một rượu,
Cõi riêng, ta với ta.
Gác đàn dựa thông cao,
Núi xa cùng say nào.
Trời chiều cánh chim mỏi,
Theo mây về nơi nao.
Chạnh buồn thương ngày vội,
Đâu thời xuân trăng sao.
Phụ Chú : Thi Tiên Lý Bạch còn có một bài khác sau đây cũng cùng tựa đề Xuân Nhật Độc Chước. Có thể cả 2 bài cùng một tác giả là XNĐC Kỳ 1 và Kỳ 2 chăng?
Xuân Nhật Độc Chước (Kỳ ?)
Lý Bạch (701 - 762)
Đông phong phiến thục khí /Thủy mộc vinh xuân huy / Bạch nhật chiếu lục thảo /
Lạc hoa tán thả phi/Cô vân hoàn không sơn/ Chúng điểu các dĩ quy/ Bỉ vật giai hữu thác/ Ngô sinh độc vô y/ Đối thử thạch thượng nguyệt/Trường túy ca phương phi
Ngày Xuân Uống Rượu Một Mình (Kỳ ?)
PKT 17/04/2016
Gió đông thổi khí lành /Cảnh vật rạng sắc xuân/ Cỏ non nắng trổ biếc / Hoa rụng rơi tần ngần / Mây lẻ lạc non xa / Chim đàn tìm ổ cũ / Muôn loài đều có tổ / Ta bây giờ về đâu / Dưới trăng nghêu ngao mãi / Bài ca vạn cổ sầu.
Tri Khac Pham
Phamid1934@gmail.com