Nguyễn Viễn
Sài Gòn hôm nay ngày tôi về....
Sài Gòn
quen mà rất lạ
giữa những đổi thay tự phát loạn cào cào
tôi về ngay mười tám thôn vườn trầu
không còn một cánh đồng hay ao rau muống
Bà Điểm bây giờ tập trung các loại điếm
điếm từ thị thành
lách xuống thôn quê
điếm từ xác thân
điếm luôn môi miệng
điếm tự nhiên
điếm sảng khoái bình thường
ly cà phê đầu ngày
bao nhiêu phần trăm cà phê
bao nhiêu xác cau pha bắp
ta ngồi nhẩn nha
đắng, chát cả lòngSài Gòn
quán nhậu mọc lên đủ kiểu tân kỳ
các món sắc màu hương vị từ Nam ra Bắc
ngay cả những món bình dân Phú Yên, Quảng Ngãi
cũng bò về Sài Gòn tìm một chỗ đứng đặc trưng
người bạn
định nghĩa người Sài Gòn
chính xác đến độ làm tôi khó chịu
người Sài Gòn là người có thể sống ở Sài Gòn
mà lương tâm yên ổn
không bị điên
còn có thể làm giàu
trở về bây giờ
tôi không còn là người dân Sài Gòn như trước
quê mùa hơn người thượng du ngơ ngáo giữa lòng đườngSài Gòn
không còn bóng một con chim sà xuống công viên
hay nhớn nhác trên hàng dây điện chéo chằng chóng mặt
chúng sợ bợm nhậu Sài Gòn
hơn dân đen sợ côn đồ Việt Cộng
đất không lành, chim lên bàn nhậu
nước không thiêng, người bỏ nước tị đào
người Sài Gòn không uống rượu càng dễ bị thần kinh
họ uống cho đời bốc lên khí phách
say để bớt thấy cuộc đời miên man rướm máu
khỏi thấy mình nhục hèn
như dòi bọ ký sinhSài Gòn
nơi tôi về nhìn hàng ngũ bán vé số
đông như bang hội Cái Bang
họ bán đủ thứ vận rủi may
khắp tỉnh thành đất nước
họ bán số đỏ đi
dành cho mình
số đen, số bạc
cái số nghèo... nghèo mạt kiếp thiên thu
tôi đã từng một thời bán luôn số phận
bán phần số lưu vong
mấy bận ngồi tù
mấy bận tưởng số mình đã tận
cơn sốt rét rừng
co quắp rừng sâutôi về Sài Gòn
qua lại con đường ngày xưa
đã từng mòn dép Lào
sứt dép quai da
vẫn không thể tìm ra mình ngày cũ
mỗi thế hệ cuộc đời thay đổi
tôi đứng ngay ngã ba đường
tiếng kèn xe điếc tai, nhức óc
quán bánh mì ngày xưa tôi hay mua trước khi đến lớp
giờ thành quán ăn nhanh
hiện đại xứ người
cả dân tộc tôi người người tranh nhau bán
bán triệt để
bán nhiệt tâm
bán từ già đến trẻ
mỗi căn nhà là một gian hàng sỉ, lẻ
mỗi cuộc đời là định mệnh đổi traoSài Gòn
tôi về không dám chạy xe ra phố
xe đap lấn người đi bộ
xe gắn máy lấn xe đạp
xe bốn bánh lấn xe gắn máy
xe vận tải nhẹ lấn xe taxi
xe vận tải nặng lấn xe đò, xe khách
xe ông lớn, bà quan lấn xe cứu hộ cứu thương
tranh nhau mà lấn
chánh quyền lấn dân đen
dân giàu lấn dân nghèo
đại gia lấn dân hèn
chân dài lấn mấy cô thôn nữ
quý tử cấp cao lấn dân làm ruộng
lấn để dành nhau ăn trên, ngồi trước
lấn để cùng nhau tuột dốc con người
lấn để cùng ngoi
cùng hụp lặn
trong một đất nước buồn
đang chờ đợi diệt vongSài Gòn tôi về
dân tứ xứ
tôi ngồi tiệm ăn chủ quán miền Nam
anh tài xế Taxi người Huế
bà bán vé số giọng Quảng Nam trọ trẹ
mấy em bé ăn xin chửi thề rân tiếng Bắc Kỳ
anh chàng Tây Ba lô mua hàng lưu niệm trả giá hơn người bản địa
vài người Phi làm bảo vệ Khách Sạn năm sao
nghe nói huấn luyện viên đá banh là người Brazil, người Đức
râu ông nọ cắm cằm bà kia nhốn nháo
thành phố ì xèo ngữ âm
trung tâm hổ lốn, hầm bà lằngSài Gòn tôi về
lịch sự văn minh
xả rác tự nhiên như mọi nơi là bãi rác
người ta ngang nhiên đái lên khu vực ghi "cấm đái"
đái lên mọi ngóc ngách, ngã đường
trước mặt mọi người qua
Sài Gòn bây giờ cầu đường sửa sang
chỗ mới lấp ống cống hôm qua
nay đào lên cho thoát nước
ngay giữa con đường giao thông
người ta lập ra pháo đài lô cốt
đang chờ tiền "khu vực thi công"
chuyện cầu sập đổ lỗi xi măng
vật liệu được báo cáo hàng kém phẩm
còn sinh mạng người chẳng lẽ tuyên bố là hàng vô dụng
nên sống chết không cần
không đáng quan tâm
cầu treo rơi do đinh, ốc có vấn đề
óc con người thì đâu cần kiểm chứng
chúng có đầu Lừa
cũng biết kiếm Đô laSài Gòn tôi về
thời tiết như xưa
vẫn hai mùa mưa nắng
khói bụi xe ngập trời
khói thuốc mù mịt khắp không gian
mọi người mang khẩu trang
khoác áo dài tay sợ nắng đen da
đầu đội "nồi cơm điện"
lên xe tay ga nhìn được cô gái nào già hay trẻ
dễ gì
tìm ra
duyên dáng Việt NamSài Gòn tôi về
chỉ có tôi Cù Lần thấy mẹ
đầu muối tiêu mà tưởng tuổi thanh xuân
nên đứng bằng hai chân
chông chênh thương nhớ
tiếc Sài Gòn tôi
mấy mươi năm trước... xa rồi
Nguyễn Viễn