Trịnh Bình An
Cám Ơn Người Lính Mỹ
Nguyên tác Anh ngữ: Nguyễn Thị Thanh Dương.
Bản dịch Việt ngữ: Trịnh Bình An
Thank you, the American soldiers | Cám Ơn Người Lính Mỹ |
---|---|
How many Thanksgiving seasons would be enough for us Under your arms you carried two kids You picked up a child along a deserted country road. You picked up a child from a collapsed house You carried a child along the battlefield You were in a trench with a bunch of kids. You carried the old people, the young people. Today you might have passed away, Nguyễn Thị Thanh Dương |
Bao nhiêu mùa Lễ Tạ Ơn cho vừa Anh ôm đồm hai tay hai đứa, Anh bế nó chạy trên con đường làng vắng. Anh bế nó trong căn nhà đổ nát. Anh vác nó đường hành quân vai nặng. Anh đã ngồi với một đàn trẻ nhỏ. Anh đã cõng những người già người trẻ. Có thể hôm nay anh không còn nữa, Trịnh Bình An dịch |
Nghe bài thơ được nhạc sĩ Vĩnh Điện phổ nhạc,
***
Cũng xin đừng quên các nữ quân nhân Hoa Kỳ từng có mặt trên chiến trường Việt Nam. Đã có khoảng 11.000 phụ nữ Mỹ - hầu hết tình nguyện – trong vai trò y tá quân đội.
Xin mời đọc một số tâm sự của những phụ nữ Mỹ trên chiến trường Việt .
Hầu hết các nữ y tá đến "Nam" đều đã từng ra ngoài mặt trận, từng ở bên cạnh những người trai cầm súng chiến đấu như người bạn, người em gái ân cần. Thế nhưng trong họ còn có bản năng người mẹ. Người mẹ ấy mở lòng ra với mọi trẻ nhỏ, dù đó là những đứa trẻ khác màu da, chủng tộc.
Cô Jill Mishkel kể:
“Có lúc trẻ con vào đông lắm. Một bé gái, chúng tôi đặt tên là Lee An (Lý An), mắc bịnh não úng thủy, một garbage-can baby, bởi vì mẹ nó chẳng biết làm sao với đứa con mắc bịnh này. Một người lính GI đã thấy bé trong đống rác và bồng về. Chúng tôi đặt ống chuyền dịch từ óc đem xuống thận. Bé khá hơn. Chúng tôi nghĩ mình cứu được bé. Nhưng rồi bé bịnh trở lại và chết.”
Còn những đứa bé của Eunice Splawn tuy không chết nhưng vẫn làm cô nặng lòng.
“Chúng tôi có một cô bé mặt bị trúng miểng pháo. Những vết thương chảy nước bốc mùi hôi thối không sao lành được. Một mắt em bị mù còn mắt kia cũng không thấy rõ. Em bị các trẻ khác xa lánh. Tôi phải tắm rửa và đút thức ăn cho em. Em chẳng hiểu tôi nói gì, nhưng em hiểu giọng tôi vỗ về, tay tôi vuốt ve. Hễ tôi đi săn sóc những đứa trẻ khác thì em lại khóc và giơ tay với.
Thế rồi đến ngày tôi đưa em ra máy bay để trở về làng của em. Tôi dắt tay em. Chúng tôi đứng chờ máy bay đậu lại. Tôi phải bịt tai em vì tiếng động cơ làm em sợ. Cuối cùng, tôi cũng đưa em lên được trực thăng. Tôi quay lưng bước thẳng, cố không nghe thấy tiếng em khóc đòi tôi quay lại. Tim bạn như vỡ ra trước những đứa bé như thế. Nhìn vào mặt các em bạn sẽ thấy chiến tranh thực sự là thế nào.”
Cứ như thế, những cô gái hồn nhiên của đồng quê Mỹ thấy mình bị dằng xé giữa hai cuộc chiến, một bên ngoài ì ầm súng và bom, một bên trong lặng lẽ nước mắt và chịu đựng.
“Chúng tôi là đàn bà, chúng tôi không thể chiến đấu nhưng vẫn có thể bị chết dễ dàng như những người đàn ông. Chỉ khác một điều, chúng tôi không thể bắn trả lại. Vậy làm sao đây khi chúng tôi cũng biết căm giận, cũng biết sợ hãi? Chỉ còn cách nuốt nó vào trong, ấn nó thật sâu vào trong. Chúng tôi còn việc phải làm, mà việc đó lại là chăm sóc người khác, nên chúng tôi không thể để cho mình căm giận hay sợ hãi. Cũng như không thể để mình đau khổ.” (Judy Jenkins)
Trịnh Bình An - Trích dẫn và lược dịch từ: “A Piece of My Heart - Câu chuyện của 26 phụ nữ Mỹ từng phục vụ tại Việt Nam” (1985 - Soạn giả Keith Walker); “In The Combat Zone - Chuyện kể của 20 phụ nữ Mỹ ở Việt Nam” (1987- Soạn giả Kathryn Marshall); “Don’t Mean Nothing - Những truyện ngắn về Việt Nam” (2001- Tác giả Susan O’Neill)