Phan Văn Song
Mất Nước, Mất Nhơn quyền, Mất Nhơn phẩm:
.
I. Nhơn Quyền, một quan niệm còn xa lạ ở Việt Nam?
I.1.- Nhơn Quyền, quyền tự nhiên, quyền cổ điển ở Phương Tây?
Quyền Tư Tưởng, Quyền Đi Lại, Quyền Thông Tin, Quyền Ngôn Luận,… và nhiều nữa, tất cả những “quyền xưa” ấy, “quyền cổ điển” ấy, “quyền ai cũng biết rồi, khổ lắm nói mãi” ấy, ngày nay, do ở sống ở Âu Mỹ Úc... chúng ta, không nói đến, không nghĩ đến. Chúng ta sử dụng các “quyền” ấy một cách tự nhiên, chúng ta thản nhiên sống với những “quyền” ấy. Trong những sanh hoạt hằng ngày, trong cả những cử chỉ hằng ngày, chúng ta chỉ cảm nhận được, biết được, và chỉ phẫn nộ, hay đấu tranh đòi hỏi, khi một ai đó dám “xâm phạm”.
Ngày nay quần chúng sống ở Pháp, ở Âu châu, ở Mỹ châu, ở Úc châu lại đấu tranh, tranh luận cho các quyền… của các thành phần “thiểu số” trong xã hội. Xã hội Âu Mỹ hay Úc nay, được phân thành nhiều thành phần đa dạng, với nhiều đòi hỏi đặc biệt, với các đặc quyền đặc lợi. Theo chẳng những hàng dọc, trên dưới, giai cấp, giàu nghèo, bằng cấp, “cổ trắng” hay “cổ xanh”, nhưng còn theo hàng ngang, theo cộng đồng, tùy mầu da, tùy chủng tộc, tùy thời gian tỵ nạn, tùy hội nhập, cư ngụ, tùy vùng… và còn chia theo Tôn giáo, chia theo tập quán, tình dục (đồng tình luyến ái), chia theo cả mập ốm, béo gầy… Ngày nay, người Âu Mỹ rất sợ “kỳ thị”, đủ mọi thứ… từ gốc gác, tên tuổi, già trẻ,... đến nhơn danh sức khỏe, cấm hút thuốc, cấm ăn mỡ, cấm uống rượu… Những quyền đặc biệt các thành phần “thiểu số” ấy phải được phát biểu, ít ra phải được đem ra tranh luận, biểu quyết, thậm chí biến thành là những đề tài đấu tranh, tranh luận để tranh cử, bầu cử…
Thử thí dụ về “quyền Đàn Bà” (dưới cái đề tài chung chung “Đàn bà”, nhiểu tiết mục khác nhau cho nhiều quyền khác nhau, và đấu tranh khác nhau). Khi thì “Nam nữ bình quyền” đơn thuần: Nam nữ bình quyền trong - nghể nghiệp - lương bổng - chức vụ… Nhưng có khi là những quyền lợi bảo vệ đặc biệt cho cái “đặc biệt” của người Đàn bà: sanh đẻ, nuôi con, quyền thụ thai như ý muốn – lúc nào, thời gian nào – cả quyền phá thai nữa – cả quyền thụ thai có con nhưng không có đàn ông (Thụ thai Nhơn tạo, từ ngữ dịch sai, thụ thai lúc nào cũng Nhơn Tạo, hổng có Nhơn làm sao có thai?). Và đặc biệt từ năm 2017, một ngọn bão “chống Ép tình” đang nổi lên khắp nơi. Thoạt đầu riêng các ngành điện ảnh, truyền hình do vì tuyển nữ nhơn viên bằng ngoại hình, sắc đẹp… Chiến dịch “ Hãy tố cáo các con lợn các bạn biết – Dénonce ton porc” báo hại những tay Vua tuyển minh tinh, người đẹp, những tay Vua “tạo minh tinh màn ảnh, TV”, chiến dịch tràn lan lây luôn qua cả các nhà chánh trị… đã một thời lợi dụng nghề nghiệp, thừa gió bẻ măng “non”, “ép duyên” các nữ thí sanh,… Báo hại các cha nội “làm lớn” có bàn tay méo mó nham nhở, ham rờ, ham mó, ôm, hun, hít bậy, cở Bác Hồ nhà ta, vốn “độc thân chánh trị – nục, chất nhờn dồn não” khoái ôm hun ẩu, rờ bậy, các nữ thiếu nhi khăn đỏ… đều thân bại danh liệt…trừ Bác!!
I.2.- Nhưng xa lạ với Phương Đông:
Còn đối với các quốc gia chậm tiến, trong ấy có cả Việt Nam chúng ta, có những cuộc đấu tranh nào cho những “bảo vệ nhơn phẩm người phụ nữ” không? Nào chống lại những tập tục hủ lậu như: cưỡng hôn, tảo hôn, ấu hôn? Hay mua trinh, giá trị của màng trinh, cắt đầu âm hộ, may âm hộ,...? Hay mua bán phụ nữ…? Có cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ vai trò người đàn bà trong gia đình không? Nào bịt mặt, bịt đầu, không được ra đường một mình (kiểu Hồi Giáo) hay “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” kiểu Khổng giáo hủ Nho…. Ngày nay, nếu Quyền “làm lễ hôn phối giữa người đồng tính” tạo xì căng đan cho mọi xã hội, thì Quyền phải “có nhà ở” cho mọi công dân, Quyền một người ngoại quốc “di trú” được bầu cử, Quyền được “lánh nạn”… là những vấn đề “đáng để chúng ta suy nghĩ”! Thế giới phương Tây ngày nay đưa nhiều ý kiến, nhiều quan điểm đấu tranh về Nhơn quyền.
Nhiều đến một anh bạn người Syrie, tỵ nạn chánh trị không hiểu được, anh than với tôi rằng: “làm sao dân Syrie chúng tôi đang làm cách mạng Dân chủ, đòi hỏi tôn trọng Nhơn quyền được? Khi các anh, (nói chuyện với người viết) bảo trong Nhơn quyền có cả quyền cho cô vợ cái quyền ngồi ngang với ông chồng, dám bàn cãi với chồng, dám không nghe lời chồng. Và khi các anh cho phép các thằng “đồng tính luyến ái” được quyền sống tự do? cái mà Chúa cấm (Chúa của Hồi giáo), nay lại đòi làm lễ hôn phối nữa!”. Khi chúng tôi, người viết trả lời rằng, đàn bà là 50%, có khi 60% của nhơn loại, và những người đồng tính luyến ái cũng là con người, cũng là Con Chúa, cũng là anh em chúng ta, và nếu họ cần yêu người đồng tính, họ chỉ tìm hạnh phúc với người đồng giới tính, là biết đâu, đó là do ý Chúa. Nếu thật sự các anh là những người ngoan đạo, thi các anh phải thương yêu tất cả… như tình yêu Thiên Chúa thương yêu tất cả nhơn loại. Anh bạn người Syrie đến nay vẫn không hiểu chúng tôi nói gì!
Dân chủ, việc đầu tiên là nghe ý kiến người khác, và nếu mình không đồng ý vẫn tôn trọng ý kiến người khác, Dân chủ là những dị biệt, những bất đồng sống cạnh nhau, không bắt buộc phải hòa hợp với nhau? trao đổi, thông cảm, tương kính, và phục vụ cho một cộng đồng chung, vì đó là trật tự xã hội.
Người viết xin kể với quý độc giả câu chuyện trên để chứng mình rằng quan niệm Dân chủ còn rất xa vời với nhiều dân tộc, nhiều văn hóa khác nhau. Người bạn Syrie của tôi là một anh chiến sĩ Dân chủ đáng khen, đáng nể phục, chống độc tài Bashar al-Assad, anh thường kể cho tôi biết những giấc mơ Dân chủ của anh, anh có những giấc mơ dân tộc Syrie được những Quyền con người, Quyền công dân,... Nhưng anh vẫn loay hoay, vẫn không hiểu tại sao Nhơn quyền lại đi chấp nhận quyền đàn bà, và quyền người đồng tính luyến ái! Và ngày nay, tỵ nạn ở Pháp, từ hơn cả năm nay, trong một gia đình người Pháp tiến bộ,… anh vẫn tiếp tục trình bày say sưa những mâu thuẫn ấy, mặc dù anh có kiến thức đại học, mặc dù anh là một chiến sĩ Dân chủ, mặc dù ở Syrie, chống độc tài, vào sanh ra tử… và mất một chân. Tỵ nạn dưỡng thương ở một gia đình người Pháp ủng hộ phong trào kháng chiến Syrie quen với chúng tôi, nên thường đến thăm, vì cùng họ đạo, và do đó biết anh bạn người Syrie nầy.
Qua kiến thức anh người Syrie, tôi đo lường được các khoảng cách khổng lồ giữa ý thức chánh trị và quan niệm Dân chủ của thế giới thứ ba chậm tiến và các quốc gia tiên tiến Âu Mỹ. Chúng tôi tự hỏi: “những đấu tranh chống độc tài, những cách mạng màu tại các quốc gia cựu Sô Viết, những cách mạng hoa lài, những nổi dậy A rập, những mùa xuân A rập có phải thật sự là những đấu tranh đòi Dân chủ, đòi Nhơn quyền, đòi quyền Tự quyết cho người dân? Hay chỉ là những bạo động cướp chánh quyền của nhóm nầy chống nhóm nọ, của phe nầy chống phe kia, giành giựt quyền lợi. Dân chủ, Nhơn quyền chỉ là hảo danh, chỉ hư danh? Tự do, Độc lập chỉ là những bánh vẽ, những chiêu bài rỗng tuếch bán cho người dân, những nạn nhơn muôn thuở của muôn cuộc Cách mạng, của muôn cuộc Chiến?”. Hỏi để mong quý vị trả lời giùm.
Chúng tôi, người viết không dùng từ ngữ “tự do”, đặt sau từ ngữ “quyền” vì đối với cái suy nghĩ của những công dân các quốc gia tiên tiến, dùng từ “tự do” với từ “quyền” biến thành điệp ngữ “pléonasme”, đúng hơn là điệp ý “redondance”!
Đòi Quyền, là đủ rồi… Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhơn Quyền đã nói chữ quyền là đủ rồi. Quyền là cái điều tự nhiên của Con Người. Tại sao phải thêm chữ Tự do, chỉ vì anh cấm cái quyền tự nhiên của tôi. Quyền Ngôn Luận, Quyền Tư tưởng, Quyền Đi lại, Quyền Phản biện, Quyền Tranh cãi, và… Quyền Suy nghĩ!
Tóm lại Quyền một Con người, Quyền một Công dân của một Xã hội, của một Quốc gia!
II. Lịch sử Nhơn Quyền:
II.1.- Tôn giáo:
Hôm nay, ta ôn cố để nói rằng những cái “quyền mà ta cho là xưa” là cổ điển ấy, cũng không tự nhiên mà có. Nó là cả một gia tài trong một gia phả đấu tranh, một lịch sử dài phát xuất từ gốc judéo-chrétien – do thái cơ đốc giáo, và đặc biệt do các cuộc đấu tranh của các phái Cơ đốc Tin lành.
Những người đầu tiên đòi nhơn quyền, đòi quyền tư tưởng cho những người ngoài Thiên Chúa giáo là những nhà truyền giáo người Tây Ba Nha Giòng Tên – Jésuites, Thiên Chúa giáo La mã, trong thời kỳ xâm chiếm các thuộc địa ở Nam Mỹ: Anton de Montesinos, Francisco de Vittoria và đặc biệt Bartolomé de Las Casas, ba vị ấy lập ra nhóm “Trường phái Salamanque”. Chính ba nhà truyền giáo ấy đã đứng ra bảo vệ những thổ dân Nam Mỹ (Indios – Việt Ngữ dịch sai là Mọi Da đỏ) không để các nhóm di dân gốc Âu châu khai thác họ và biến họ thành những người nô lệ. Những Quyền mà F. de Vittoria bảo vệ và đòi hỏi cho thổ dân Nam Mỹ là Quyền được (tự do) đi lại, Quyền tư hữu, Quyền có thể tậu nhà, tậu gia sản, đất đai, Quyền bình đẳng như một công dân khác và Quyền không được một ai đuổi họ ra khỏi nơi họ cư ngụ, nhà vườn, tài sản (thử so sánh: việc Đoàn Văn Vươn hay việc các công dân khiếu kiện đất đai ở Việt Nam Công sản và ở Trung Hoa Cộng sản ngày nay).
Những tư tưởng của F. de Vittoria đã giúp linh mục Giòng Tên – Jésuite Francisco Suarez (1548-1617), một nhà hiền triết, một nhà thần học, một luật gia, được người đời thường so sánh với Saint Thomas d’Aquin (1225-1274). Francisco Suarez với Luận án Tractatus de Legisbus ac de Deo legislatore – Luận về Luật và Chúa, Người làm Luật, Ngài được xem là cha đẻ của Luật Quốc tế, Ngài cũng tuyên bố rằng các lãnh thổ của dân bản địa Indio từ nay là đất bất khả xâm phạm, không một vương quyền nào kể cả Vua Y Pha Nho, kể cả ông Giáo Hoàng, không một di dân gốc Âu châu nào có quyền xâm phạm, người bản địa Indio sanh đẻ trên đất nước mình có mọi Quyền như một di dân Âu châu Thiên chúa giáo.
II.2.- Anh Quốc, Mỹ Quốc, Pháp Quốc:
John Locke (1632 -1704), một nhà triết học, hưởng tinh thần và giáo huấn của cha mẹ, một gia đình Tin lành ngoan đạo, ủng hộ phe ông hoàng Tin Lành Anh Giáo Guillaume d’Orange-Nassau (1650-1702) trong cuộc tranh chấp Ngai Vua Anh Quốc từ 1660 đến 1689. Khi lên được ngôi năm 1689 Ngài lấy tên là Vua Guillaume III. Trước đó Ngai Vua Anh quốc do Charles II (1660-1685) và Jacques II (1665-1688), gốc Thiên Chúa Giáo La mã.
John Locke phục vụ cho Vua mới, đặt những viên đá đầu tiên cho một “Nhà Nước Pháp Quyền”: “mỗi người đều được hưởng những quyền do xã hôi do Nhà Vua (Nhà Nước) tạo lập, tôn trọng và khởi xướng”. Tư tưởng của John Locke đã giúp đỡ tạo thành Bản Tuyên Ngôn Nhơn Quyền đầu tiên của lịch sử nhơn loại, năm 1689: the Bill of Rights.
Bill of Rights nhìn nhận một số quyền cho người công dân và người thường trú trong một nền quân chủ lập hiến và quan trọng hơn cả, ngăn chận một phần các quyền hạn của Nhà Vua để trao trả cho người dân qua nhóm đại diện là Quốc hội.
Nếu chúng ta có dịp đọc kỹ bản văn Bill of Rights nầy, chúng ta sẽ thấy sự ảnh hưởng sâu xa của cuộc nội chiến Tôn giáo đã xâu xé lịch sử Anh Quốc suốt thế kỷ thứ 17. Thật vậy, đây là một bản văn do phe thắng trận viết. Cũng vì phe thắng trận là phe Tin Lành, nên người Tin Lành nhấn mạnh rằng từ nay, sẽ không chấp nhận những đàn áp Tôn giáo do Triều đình (bất cứ Triều đình nào, thuộc bất cứ Tôn giáo nào) đàn áp người Tin Lành hay người Thiên Chúa La mã (Tự do Tôn Giáo, Tự do Thờ phượng). John Locke rất chú ý, và nhấn mạnh nhiều lần những điểm nầy.
Bản văn Bill of Rights nầy làm nền tảng
Những Tuyên Ngôn Huê kỳ đều do hậu duệ hay chính những thuyền nhơn của chiếc thuyền Mayflower cặp đất Mỹ Tự do, tỵ nạn năm 1620, gồm toàn là những Giáo dân Tin lành người Anh. Những dân tỵ nạn người Anh nầy đấu tranh để được độc lập đối với Mẫu quốc Anh. Họ đòi Vương triều Anh phải tôn trọng họ, trao cho họ Quyền Ngôn luận, Quyền Tôn giáo và Tâm linh. Bản kêu gọi lòng bao dung Tôn giáo và sự đãi ngộ ôn hòa đối Tôn giáo trong văn phong, trong lời lẽ của bản kêu gọi phản ảnh sự lo lắng của nhóm Tin lành đối với thái độ gây hấn và đàn áp người Tin Lành của Vương Triều Anh lúc xưa. Làm như Nhơn quyền và những Quyền Con người chỉ được nói đến trong một không khí đàn áp đầy sợ hãi!
Làm như chỉ phải nói đến, chỉ phải đấu tranh, phải bảo vệ Nhơn quyền, chỉ khi nào Nhơn quyền bị xâm phạm.
Ngày hôm nay, Nhơn quyền được nói đến nhiều. Nhiều Hiệp hôi quốc tế được ra đời để bảo vệ Nhơn quyền, để quan sát xem ở đâu Nhơn quyền bị xâm phạm. Và cũng như thành ngữ “Quét nhà ra rác”. Càng quan sát, càng bảo vệ Nhơn Quyền, càng nhận thấy. Nhơn quyền bị đàn áp mỗi ngày một nhiều, và ở những nơi chúng ta không tưởng tượng được.
II.3.- Nhưng lại bị Giáo hội Vatican chống:
Năm 1776, khi các Tuyên Ngôn Huê kỳ được công bố, Tòa Thánh Roma phản ứng chống ngay, cho đấy là Tà giáo. Roma cho đấy là kết quả của Tin Lành, chống lại Nhà Thờ La mã. Cũng vì lý do đó mà Tòa Thánh Roma kết án ngay bản Tuyên Ngôn Pháp ngày 12 tháng 7 năm 1790. Chính cái điều số 10 là cái điều nguy hiểm nhứt đối với Giáo hội La mã: Điều 10: Tuyên Ngôn Quyền Con Người và Công dân Pháp cho phép công dân Pháp có quyền Tôn giáo và Tín ngưỡng không bị ràng buộc bởi Nhà Nước.
Giáo hội Thiên Chúa Giáo La mã chỉ chấp nhận Quyền Tín ngưỡng nầy sau Công đồng Vatican II ngày 7 tháng 12 năm 1965.
III. Việt Nam Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa?:
Là một nước Cộng sản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa, Việt Nam không biết Nhơn quyền là gì cả! Cả người công dân Việt Nam cũng không biết “quyền công dân” của họ có những gì, gồm những gì.
Chế độ độc tài, đặt Đảng trên cả Luật lệ, Hiến Pháp, Quốc hội, Nhà Nước… thì là sao biết quyền công dân, quyền con người là gì.
Chế độ Xin/Cho. Mỗi mỗi chuyện, mỗi phải làm đơn Xin. Khi Xin thì được Phép, tức là Cho Phép. Nếu không Xin được thì Mua, mua bằng đút lót, mua bằng bao thư, mua bằng chạy chọt, mua bằng thương thuyết… tất cả đều có giá cả, nói tóm lại tham nhũng.
700 tờ báo, 700 cách để có thể phát biểu ý kiến, nhưng không một tờ báo tư nhơn nào, tất cả chỉ có MỘT ý kiến, MỘT quan điểm do Đảng chỉ đạo, vi tất cả do Đảng Cộng sản kiểm soát. Kiểm soát Ngôn luận, kiểm soát Thông tin chưa đủ, kiểm soát cả Tư tưởng. Thư riêng, blog là những phát biểu ý kiến riêng không có tầm vóc thông tin cũng bị kiểm duyệt, đi tù. Trung Cộng và Việt cộng là hai Nhà cầm quyền đàn áp các người sử dụng mạng thông tin tin học. Đàn áp quyền ngôn luận, đàn áp quyền tư tưởng, đàn áp cả quyền tín ngưỡng. Những Nhà thờ Tin lành miền Thượng du Nam Việt, các Linh mục, các Mục sư, các tu sĩ Hòa Hảo, các tu sĩ Phật giáo đều bị kiểm soát, kiểm duyệt, sai trái có thể đi tù… Kiểm soát các Chùa, kiểm soát các Nhà Thờ, các Nhà Nguyện… buộc phải tu hành một kiểu, cúng kiến một kiểu… Thậm chí Trung Cộng đánh Ta, như thế, hạ nhục Nhà Nước Việt cộng như thế, mà người Việt Nam tử tế vẫn không có quyền bàn tán, có thái độ, tỏ thái độ, phát biểu thái độ, bất mãn. Biểu tình phản đối chống Tàu là bị “dùi cui”, là đi tù, là lãnh án.
Nói tóm lại từ ngày 30 tháng tư 1975, dưới chế độ cầm quyền của Cộng sản, tất cả những quyền con người vắng bóng hoàn toàn trên dãi đất Việt Nam. Người dân chi có những bổn phận đối với Nhà nước Cộng sản, chỉ biết làm ăn, để sanh tồn, để sanh sống. Kiếm ăn, kiếm sống, sanh tồn qua bữa, qua ngày chả khác chi một loài thú vật. Công dân một đất nước không có quyền Trung thành với đất nước, với Tổ quốc, mà chỉ Trung thành với Đảng. Vậy thì quyền công dân ở đâu?
Tình hình kinh tế, vật giá đang leo thang, lạm phát phi mã, dân càng ngày càng nghèo, càng đói. Bất mãn, chống đối càng ngày càng nhiều, nhưng phong trào đấu tranh cho Nhơn quyền vẫn chưa rầm rộ, trái lại phong trào yêu nước càng ngày càng dâng cao, Trung Cộng càng làm nhục ta, lòng dân càng bất mãn. Bất mãn Tàu chưa đủ, phải bất mãn cả với Việt Cộng đã quá hèn kém, không bảo vệ được đất nước, không bảo vệ được dân, để dân ta bị nhục.
Và để thay lời kết:
Mong rằng nỗi nhục sẽ là ngọn lửa đấu tranh đòi Nhơn quyền, đòi Dân chủ đòi Tự do, đốt cháy và lật đổ Cộng quyền.
.
Hồi Nhơn Sơn, viết cho tháng tư đau nhục 2014 (lần thứ 39)
Hiệu đính tháng tư 2018 (lần thứ 43).
Phan Văn Song