Lê Ngọc Vân


Di dân người Việt tại Hoa Kỳ

 

Trung tâm mua sắm Việt Nam tại Virginia (mj*laflaca/Flickr)

Trong vòng bốn thập kỷ qua, tập thể những người nhập cư Việt Nam tại Hoa Kỳ – có thời chỉ rất nhỏ – đã phát triển lên thành một trong những nhóm dân có sinh quán ở nước ngoài lớn nhất trong quốc gia này. Sự di cư của người Việt sang Hoa Kỳ đã xảy ra trong ba đợt, lần đầu tiên khởi phát vào năm 1975 vào lúc tàn cuộc chiến Việt Nam, khi Sài Gòn sụp đổ dẫn đến việc di tản dưới sự bảo trợ của Mỹ của khoảng 125.000 người Việt tị nạn. Làn sóng đầu tiên này bao gồm chủ yếu là các nhân viên quân sự và dân thành phố, các chuyên gia có bằng cấp có cộng tác với quân đội Mỹ hay với chính phủ miền Nam Việt Nam khiến họ trở thành mục tiêu của các lực lượng cộng sản. Trong cuối những năm 1970, một làn sóng thứ hai của người Việt tị nạn vào Hoa Kỳ mà đã được người ta biết đến qua cái gọi là cuộc khủng hoảng "thuyền nhân" tị nạn. Nhóm này chủ yếu đến từ các vùng nông thôn và thường ít học hơn so với lượt trước đó; nhiều người là dân nhập cư gốc Trung Quốc chạy trốn cuộc đàn áp ở Việt Nam. Làn sóng thứ ba vào Hoa Kỳ trong suốt những năm (19)80 và (19)90; không giống như lượt trước đó, nhóm này có ít người tị nạn hơn và trong đó có hàng ngàn con lai Việt Nam (trẻ em của các quân Mỹ và những bà mẹ người Việt Nam) cũng như các tù nhân chính trị.

Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam năm 1975, số dân nhập cư Việt Nam tại Hoa Kỳ đã tăng đáng kể, từ khoảng 231.000 vào năm 1980 lên đến gần 1,3 triệu trong năm 2012, làm nó trở thành tập hợp những người có sinh quán tại nước ngoài đứng hàng thứ sáu ở Mỹ. Sự tăng trưởng này xảy ra nhanh nhất trong những năm 1980 và 1990, khi số di dân Việt Nam tăng gần gấp đôi trong mỗi thập kỷ. Trong khi những người tị nạn nằm trong hai làn sóng đầu tiên của người nhập cư Việt Nam, cuộc di cư tiếp theo chủ yếu bao gồm những người nhập cư theo diện đoàn tụ với người thân ở Hoa Kỳ. Tính đến năm 2012, người Việt nhập cư chiếm khoảng 3 phần trăm tổng số dân có sinh quán ở nước ngoài – với số tổng cộng ở mức 40,8 triệu.

Hình 1: Tập hợp những di dân Việt Nam tại Hoa Kỳ, 1980-2012.
Nguồn:
Migration Policy Institute (MPI) tabulation of data from the U.S. Census Bureau’s 2006, 2010,
and 2012 American Community Surveys (ACS), and 1980, 1990, and 2000 Decennial Census.

Cộng đồng những người nhập cư Việt Nam đứng hàng thứ tư trong số những dân có sinh quán tại các nước Á châu, tức đứng sau Ấn Độ, Philippines, và Trung Quốc.

Mặc dù phần lớn những người Việt di cư đã định cư tại Hoa Kỳ, nhưng có những người khác cư trú tại Úc (226.000), Canada (185.000), và Pháp (128.000).

Ngày nay, hầu hết những người nhập cư Việt Nam tại Hoa Kỳ có được giấy phép cư trú hợp pháp (tình trạng LPR) – cũng được gọi là được "thẻ xanh" – qua ngã đoàn tụ gia đình, hoặc người thân là công dân Hoa Kỳ hoặc do những người nhập cư khác trong gia đình tài trợ; một số ít qua ngã tuyển dụng nhân viên. Tính đến tháng 1 năm 2012, những di dân Việt Nam đứng vào hàng thứ mười của những dân nhập cư trái phép tại Hoa Kỳ. Người ta ước tính có khoảng 160.000 người Việt Nam ở trái phép, bằng 1 phần trăm của khoảng 11,4 triệu người nhập cư trái phép cư trú tại Hoa Kỳ.

So với tổng số dân có sinh quán ngoại quốc đang ở Hoa Kỳ, người Việt di dân chắc có lẽ là họ có khả năng tiếng Anh ở mức hạn chế hơn và không chắc là họ có trình độ đại học kém hơn. Mặt khác, họ có nhiều khả năng hơn so với toàn bộ dân nhập cư trong việc xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ và có thu nhập cao hơn và tỷ lệ nghèo thấp hơn; và có lẽ ít người không chịu mua bảo hiểm hơn.

Sử dụng dữ liệu mới nhất từ Cục Điều tra Dân số HK (American Community Survey) thuộc ​​Văn phòng Thống kê Hoa Kỳ, từ Niên giám Thống kê về Di Trú của Bộ An ninh Nội địa (Department of Homeland Security’s) và từ các dữ liệu chuyển tiền thường niên của Ngân hàng Thế giới, những dữ kiện này đã làm nổi bật lên thông tin về người nhập cư Việt Nam tại Hoa Kỳ, nhắm vào các điểm: tầm lớn rộng, phân bố địa lý và đặc điểm kinh tế xã hội của người dân.

Sự phân bổ bởi nhà nước và các thành phố chính

Hầu hết các di dân Việt Nam định cư ở California (40 phần trăm) và Texas (12 phần trăm), tiếp theo là tiểu bang Washington (4 phần trăm), Florida (4 phần trăm) và Virginia (3 phần trăm) theo số liệu 2008-2012 của ACS. Ba quận hạt với nhiều người nhập cư Việt Nam nhất đều ở trong California: Orange County, Los Angeles County và Santa Clara County. Cộng chung, ba quận hạt này chiếm 26 phần trăm dân số nhập cư Việt Nam tại Hoa Kỳ.

 

Hình 2: Những tiểu bang có nhiều người Việt nhập cư nhất ở Hoa Kỳ, 2008-2012
Nguồn: Migration Policy Institute (MPI) tabulation of data from U.S. Census Bureau pooled 2008-12 ACS.

Các khu vực đô thị lớn với mức độ tập trung cao của những người nhập cư Việt Nam là Los Angeles kể luôn những khu ngoại vi, San Jose, Houston, San Francisco, và các khu vực đô thị của Dallas. Cộng chung, năm khu vực đô thị này là nơi dung chứa khoảng 41 phần trăm số di dân Việt Nam trong giai đoạn 2008-2012.

Hình 3: Những khu đô thị lớn có nhiều người Việt nhập cư nhất ở Hoa Kỳ, 2008-2012
Ghi chú: Con số được ACS thu thập trong khoảng thởi gian 2008-2012 được dùng cho thống kê xác xuất ở tầm mức tiểu bang và khu vực đô thị.
Nguồn:
Migration Policy Institute (MPI) tabulation of data from U.S. Census Bureau pooled 2008-12 ACS.

 

Bảng 1: Những nơi tập trung nhiều nhất những người Việt di dân sinh tại Việt Nam, trong những khu đô thị lớn.
Nguồn : MPI tabulation of data from the U.S. Census Bureau pooled 2008-12 ACS.

Khả năng thông thạo Anh ngữ

Trong năm 2012, khoảng 68 phần trăm những người Việt Nam nhập cư (có độ tuổi từ 5 trở lên) có trình độ Anh ngữ giới hạn (LEP – Limited English Proficient), so với 47 phần trăm của dân có sinh quán tại Đông Nam Á, và 50 phần trăm của tổng số dân Mỹ có sinh quán ở nước ngoài. Ngoài ra, tỷ lệ người nhập cư Việt Nam chỉ nói duy nhất tiếng Anh ở nhà là 7 phần trăm, so với 11 phần trăm của dân có sinh quán tại Đông Nam Á và 15 phần trăm tổng số dân Mỹ sinh ở nước ngoài.

Ghi chú: Thuật ngữ Limited English Proficient chỉ người nào từ 5 tuổi trở lên cho biết là "hoàn toàn không" (not at all) nói được tiếng Anh, nói "không được lắm" (not well) hoặc "được" (well) trên bảng câu hỏi khảo sát. Những cá nhân nào ghi là chỉ nói tiếng Anh mà thôi, hoặc nói tiếng Anh "rất giỏi" (very well) được coi là thông thạo tiếng Anh.

 

Giáo dục chuyên nghiệp và thành tựu

Trong năm 2012, có khoảng 23 phần trăm người Việt từ 25 tuổi trở lên đã có bằng cử nhân (bachelor) hoặc cao hơn, so với 37 phần trăm của dân có sinh quán ở Đông Nam Á và 28 phần trăm tổng số dân Mỹ sinh ở nước ngoài. (Tỷ lệ cho người dân sinh ra ở Mỹ là 29 phần trăm.)

Khoảng 83 phần trăm những người nhập cư Việt Nam nằm trong độ tuổi lao động (18-64), trong khi 13 phần trăm nằm trong độ tuổi từ 65 trở lên. Độ tuổi trung bình của những người di dân Việt Nam là 46, tương ứng với độ tuổi trung bình của những di dân khác từ Đông Nam Á, nhưng cao hơn so với tổng số dân Mỹ sinh ở nước ngoài (43), và những người dân sinh ra ở Mỹ (36).

Sáu mươi chín phần trăm những người nhập cư Việt Nam (từ 16 tuổi trở lên) đã nhập vào lực lượng lao động dân sự trong năm 2012, tương tự như tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nơi người nước ngoài sinh ra từ Đông Nam Á (68 phần trăm), và hơi cao hơn so với toàn thể số dân nhập cư vào Mỹ (67 phần trăm) và nhóm dân số sinh tại Mỹ (63 phần trăm). Những di dân Việt Nam có nhiều khả năng được sử dụng trong các ngành nghề dịch vụ hơn (32 phần trăm) so với người nước ngoài có sinh quán là Đông Nam Á (26 phần trăm), cũng hơn so với toàn bộ những người dân Mỹ có sinh quán ở nước ngoài (25 phần trăm), và những dân Mỹ sinh tại Hoa Kỳ (17 phần trăm).

 

Hình 4: Di dân có công ăn việc làm trong hàng ngũ lao động dân sự (tính từ 16 tuổi), tính theo ngành nghề và nguồn gốc, 2012
Nguồn: MPI tabulation of data from the U.S. Census Bureau 2012 ACS.

 

Thu nhập và nghèo khó

Trong năm 2012, thu nhập trung bình trong mỗi hộ gia đình nơi những người Việt di dân là 55.736 USD – rõ ràng thấp hơn so với những di dân từ Đông Nam Á ($ 65.488), nhưng cao hơn so với toàn bộ dân nhập cư nói chung ($ 46.983) và cũng cao hơn những người dân sinh ra tại Mỹ ($ 51.975).

Mười lăm phần trăm những di dân Việt Nam sống trong cảnh nghèo khó vào năm 2012, cao hơn một chút so với tỷ lệ hộ nghèo nơi các người nước ngoài có sinh quán là Đông Nam Á (12 phần trăm), nhưng tương đương với tỷ lệ hộ nghèo nơi những người dân có sinh quán bản địa (15 phần trăm) và thấp hơn con số 19 phần trăm nơi những người dân sinh ở nước ngoài nói chung.

Con đường Di Trú và Nhập Tịch

Trong năm 2012, có khoảng 1.259.000 di dân Việt cư ngụ tại Hoa Kỳ, bao gồm 31 phần trăm của tổng số 4 triệu người có sinh quán là những nước ở Đông Nam Á, 11 phần trăm của tổng số 11,9 triệu những người nước ngoài có sinh quán từ châu Á, và 3% trong số 40,8 triệu người sinh ở nước ngoài nói chung. Di dân Việt Nam có rất nhiều khả năng được nhập quốc tịch công dân hơn (76 phần trăm), khi so với 67 phần trăm những người có sinh quán ở những nước Đông Nam Á và 46 phần trăm của toàn thể những người dân Mỹ sinh ở nước ngoài.

Hầu hết các di dân Việt Nam đến Hoa Kỳ trước năm 2000 (75 phần trăm), 20 phần trăm trong khoảng từ năm 2000 đến năm 2009, và 5 phần trăm trong năm 2010 và sau đó.

 

Hình 5: Di dân Việt tại Hoa Kỳ tính theo khoảng thời gian đến nhập cư, 2012
Nguồn: MPI tabulation of data from the U.S. Census Bureau 2012 ACS.

 

Cuộc di cư của người Việt sang Hoa Kỳ khởi đầu bằng một dòng người tị nạn, theo thời gian nó chuyển biến sang chuyện đoàn tụ gia đình. Kể từ năm 1980, nhìn chung, đã có một xu hướng giảm trong số người tị nạn Việt Nam đã tới hoặc đã được cấp giấy phép cư trú LPR tại Hoa Kỳ.

 

Hình 6: Người Việt tị nạn đặt chân đến Mỹ và người Việt di dân được cấp thẻ xanh theo diện tị nạn và xin lưu trú

Ghi chú: Các phần biểu đồ mang dấu chấm, biểu thị cho người đến tị nạn từ Việt Nam trước năm 1982, cho thấy là những con số này là những ước tính lấy từ Bảng 7.2 trong cuốn sách "Di cư đến Hoa Kỳ của người tị nạn Đông Nam Á" của Linda W. Gordon. Trong năm 1975, khoảng 125.000 người Việt tị nạn đến Hoa Kỳ là kết quả của một chương trình di tản do Mỹ bảo trợ sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam. Từ năm 1976 đến năm 1977, số lượt người tị nạn đã giảm đáng kể, phần lớn bởi vì Hoa Kỳ từ chối cấp phép nhập cảnh từng cá nhân cho người Việt Nam,ngoại trừ trong diện đoàn tụ gia đình. Như một hệ quả của những các cuộc xung đột chính trị và sắc tộc vẫn tiếp diễn trong khu vực Đông Nam Á, số người tị nạn từ Việt Nam và các nước láng giềng đã tăng đáng kể, bắt đầu từ năm 1978. Để đối phó với cuộc khủng hoảng nhân đạo này, các nước phương Tây, trong đó có Hoa Kỳ, bắt đầu nhận một lượng lớn người tị nạn trong vùng vực, nhiều người trong số này khi đó đang sống trong các trại tị nạn.

Nguồn: MPI tabulation of data from DHS, 2012 and 2002 Yearbook of Immigration Statistics (Washington, DC: DHS Office of Immigration Statistics), www.dhs.gov/yearbook-immigration-statistics; U.S. Immigration and Naturalization Service (INS), Statistical Yearbook of the Immigration and Naturalization Service for 1978-1996 (Washington, DC: U.S. Government Printing Office); INS, 1977, 1976, and 1975 Annual Reports (Washington, DC: U.S. Government Printing Office); Linda W. Gordon, “Southeast Asian Refugee Migration to the United States,” Center for Migration Studies special issues, 5 (3) (1987): 153-73; Rubén G. Rumbaut, “A Legacy of War: Refugees from Vietnam, Laos, and Cambodia,” in Origins and Destinies: Immigration, Race, and Ethnicity in America, eds. Silvia Pedranza and Rubén G. Rumbaut (Belmont, CA: Wadsworth, 1996); Gail P. Kelly, “Coping with America: Refugees from Vietnam, Cambodia, and Laos in the 1970s and 1980s,” Annals of the American Academy of Political and Social Science, 487 (1996): 138-49.

Gần như tất cả những di dân người Việt (99 phần trăm) đã được cấp thẻ xanh vào năm 1982 là người tị nạn. Ngược lại, trong năm 2012, chỉ có 2 phần trăm di dân Việt Nam được cấp thẻ xanh là người tị nạn, trong khi 96 phần trăm là kết quả từ mối quan hệ gia đình. Phần lớn, những người mới tới trong thời gian gần đây đều là thành viên trong gia đình của những người tị nạn trước đó và những người con lai ở Việt Nam.

 

Hình 7: Những di dân được phép cư trú thường trực, 1982 và 2012
Nguồn: MPI tabulation of data from DHS, 2012 Yearbook of Immigration Statistics (Washington, DC: DHS Office of Immigration Statistics, 2013),
www.dhs.gov/publication/yearbook-2012.

Bảo hiểm Y tế

Di dân Việt Nam có nhiều khả năng chịu đóng bảo hiểm y tế hơn so với tổng số những dân có sinh quán ở nước ngoài, nhưng ít hơn so với những người nhập cư từ Đông Nam Á và những người sinh tại Mỹ. Khoảng 22 phần trăm người Việt không có bảo hiểm trong năm 2012, so với 17 phần trăm nơi những người nước ngoài sinh ra từ những quốc gia Đông Nam Á, 33 phần trăm của tổng số dân có sinh quán ở nước ngoài, và 12 phần trăm dân số sinh ra nơi bản địa.

 

Hình 8: Di dân Việt tại Hoa Kỳ phân lọai theo những hình thức bảo hiểm y tế, 2012
Ghi chú: Con số tổng cộng có thể lớn hơn 100% vì người ta có thể có nhiều thứ bảo hiểm khác nhau.
Nguồn: MPI tabulation of data from the U.S. Census Bureau 2012 ACS.

Tình trạng lưu vong

Dân số người Việt hải ngoại tại Hoa Kỳ gồm khoảng 2 triệu cá nhân được sinh ra ở Việt Nam hay được ghi nhận là mang giòng giống Việt Nam, theo bảng dữ liệu lấy từ khoảng thời gian 2008-2012 của Cục điều tra dân số Mỹ ACS.

Kiều hối

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, tổng lượng kiều hối gửi về Việt Nam qua các đường chính thức tương đương 11 tỷ USD trong năm 2013, chiếm khoảng 6 phần trăm của tổng sản phẩm quốc nội của đất nước (GDP). Lượng kiều hối Việt Nam nhận được đã tăng gấp mười lần kể từ cuối thập kỷ 1990.

 

Hình 9: Lượng kiều hối chảy vào Việt Nam, 2000-2013
Nguồn: MPI tabulations of data from the World Bank Prospects Group, “Annual Remittances Data,” April 2014 update.
The Vietnamese diaspora in the United States transferred about $5.7 billion in remittances to Vietnam in 2012.

Lê Ngọc Vân (Hòa Lan)
Nguyên tác: Vietnamese Immigrants in the United States - Tác giả: Hataipreuk Rkasnuam & Jeanne Batalova

Tài liệu gốc: Migration Policy Institute, 25/10/2014 (Bấm vào đây để xem nguyên tác, phụ lục tài liệu tham khảo và những chi tiết khác trên các biểu đồ)

________

Định nghĩa:

Phòng Thống kê Hoa Kỳ định nghĩa một người có sinh quán nước ngoài khi người đó không là công dân Hoa Kỳ khi được sinh ra. Điều đó có nghĩa là những người này bao gồm những cá nhân được nhập tịch, được cấp giấy phép thường trú, người tị nạn và người xin lưu trú, những người ở hợp pháp nhưng không thuộc diện di dân (như sinh viên, công nhân ngoại quốc và những người được cấp visa tạm), và những cư dân trái phép đang cư trú trong quốc gia.

 


Cái Đình - 2014