Nguyễn thị Cỏ May
Dân pháp bắt đầu lo ngại
Từ những vụ Ba Tàu mua đất ruộng đầy bí hiểm
Người Tàu từng bước lấn chiếm nhiều khu phố thương mãi ở Paris. Nhà hàng tàu, chợ tàu, sòng bài lậu, mãi dâm trá hình dưới nhãn hiệu "Tẩm quất" (đấm bóp) y khoa chữa bịnh, dịch vụ may mặc (đánh bật do thái nắm nghề này từ lâu đời nay phải cuốn gói đi chỗ khác làm ăn)…. Tiệm cà-phê nào chủ tây bán lại vì ế khách hoặc đi hưu trí..., Ba Tàu mua ngay với giá hài lòng người bán.
Vườn nho làm rượu ở Bordeaux, Bourgogne, vừng sông Rhône, một nhóm tàu khác tìm mua với giá cao nhiều lần của thị trường. Tới nay, Pháp có hơn 30 vườn nho sang tay qua thương gia tàu. Họ chưa mua được nhiều hơn vì chủ nhơn chưa muốn bán hay không bán vì muốn giữ gìn tài sản gia đình.
Nay có một nhóm người tàu khác ở Hồng kông, dưới tên “Công ty Hongyang”, kéo nhau tới vùng quê pháp tìm mua đất canh tác ngũ cốc như bắp, lúa mì,… Cách họ mua rất kín đáo nên giới nông dân ai cũng đều lấy làm lạ, hỏi nhau nhưng không ai trả lời được. Năm rồi, Công ty Hongyang đã mua 1700 mẫu đất ruộng của tỉnh Indre với giá cao gấp ba, bốn lần thị trường nên nông dân đang hoảng hốt. Nhiều người bắt đầu lo ngại rồi đây sẽ không còn làm chủ được thị trường đất đai và lương thực nữa.
Nói “ba tàu” là nói…
Quỹ đầu tư Trung Quốc đã mua 1.700 ha đất ở vùng Berry, Pháp.
Ba Tàu tới Pháp từ khá lâu để làm công nhơn. Có mặt từ trước Thế chiến II, có Châu Ân-lai,… Nhưng người Pháp, trong quan hệ xã hội, vẫn khó hiểu người Tàu. Ngày nay, cách làm ăn của họ ở Paris, người Pháp cũng chưa hiểu rõ ràng như đối với người Nhựt bổn.
Trước kia, người Pháp vì không phân biệt được người Tàu với người Việt nên gọi người Việt là “Ba Tàu”. Khi thấy người Việt nam nào dám đánh lộn với Tây thì cho đó là người Nhựt bổn. Vì người Tàu luôn luôn tránh né mọi xung đột, dành thì giờ lo lượm bạc cắc. Tuy sống ỏ Pháp, họ vẫn còn bị ám ảnh bởi đói và chết.
Khi nói với người Pháp một chuyện gì lạ lùng hoặc khó hiểu thì họ sẽ bảo đó là thứ “chinoiseries”. Còn gọi một người Tàu với ý thiếu trọng thị thì họ sẽ bảo đó là một “chinetoc/chinetoque”. Như người Việt thường gọi “Ba Tàu”. Cô bé Phương Uyên gọi là “Tàu khựa”.
Nhưng mùa hè năm rồi, ông Tổng trưởng Ngoại giao Pháp, Laurent Fabius, của đảng Xã hội cầm quyền, đã trải thảm đỏ tận Phi trường De Gaulle, đón rước đoàn du khách đầu mùa ba tàu tới du lịch. Những tờ euro hay đô-la vẫn thơm. Và Pháp đã mở rộng cửa đón mời doanh nhơn tàu tới đầu tư. Họ đã mua phi trường nội địa Toulouse, vườn nho làm rượu và vừa qua, lần đầu tiên, mua đất ruộng.
Không biết nông dân pháp có nói “chinoiseries” hay không khi cho tới nay vẫn chưa biết Công ty “Hongyang” là gì, thuộc loại làm ăn gì vì họ thấy công ty đứng ra mua đất ruộng mà không có liên hệ xa gần với nghề nông. Nông dân pháp chỉ thấy Hongyang có chuyên về trang thiết bị cho stations-services. Ông Hervé Coupeau, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nông dân tỉnh Indre đã không khỏi ngạc nhiên phải thốt lên “Rõ mờ ám”. Người ta biết vốn đầu tư của công ty nằm ở Hồng kông nhưng cơ quan quản lý vốn lại ở Bắc kinh. Không ai bìết ý định thiệt của nhóm mấy chú chệt tới Pháp và mua đất là gì?
Ông Chủ tịch Nghiệp đoàn Hervé Coupeau nói là “mờ ám” trong vụ mấy chú Chệt mua ruộng vì sự chuyển nhượng giữa hai bên hoàn toàn thoát khỏi mọi kiểm soát của luật pháp mà lại cũng hoàn toàn hợp pháp.
Sau khi thỏa thuận giá cả, mấy chú Chệt đề nghị các điền chủ đồng ý bán đất họp lại thành lập một Tổ hợp chủ nông. Người mua chỉ mua 98% cổ phần. Cách mua này tránh được quyền giám thị và người mua vẫn giữ được tư cách ẩn danh. Ngoài ra, còn có quyền tiên mãi. Một thị trường tự do, mở rộng cửa cho mọi người, mọi đầu tư và cả đầu cơ,…
Giá của mấy chú ba Tàu mua đất cao hơn thị trường rất nhiều. Giá bình thường là 4000 euro/mẫu nhưng đã bán cho mấy chú Ba Tàu với giá 15.000 euro/mẫu. Điền chủ nào không ham khi muốn bán?
Hìện tượng ruộng bỗng bán giá cao gấp 3 lần thị trường do mấy chú Ba Tàu tạo giá đã làm cho giới điền chủ lo âu. Đời sống nông dân pháp khó khăn. Thanh nìên phần lớn bỏ ra thành phố kiếm việc làm, sống đời sống thoải mái hơn. Lớp cha ông muốn giữ đất gia đình lại rất khó vì con em không chịu thừa hưởng. Ba Tàu thấy vậy bèn nhãy vô, đề nghị giá mua cao dễ hấp dẫn giới điền chủ. Khi phần lớn ruộng vườn lọt vào tay Ba Tàu thì nước Pháp sẽ khó giữ sự tự túc lương thực như xưa nay vì nông phẩm sẽ do chủ mới xuất cảng. Mà xuất cảng về Tàu là chắc. Nước Tàu vốn thiếu lương thực triền miên. Ngày nay, đất canh tác lại khan hiếm do chánh sách đô thị hóa và kỹ nghệ hóa phi mã trong lúc đó dân số lại gia tăng chóng mặt. Hơn nữa, nếu mấy chú Ba Tàu cho trồng không phải thứ lương thực cung ứng cho nhu cầu địa phương nữa thì tình trạng khủng hoảng lương thực sẽ khó tránh.
Hiệp hội nông dân sẽ phản ứng để yêu cầu chánh phủ can thiệp vì chánh phủ cứ “để ai muốn làm gì thì làm”. Chỉ lo bầu cử kỳ tới là quan trọng. Tức chỉ biết lo giữ quyền bính trong tay phe đảng là trên hết, trước hết
Hôm nay mở “đường hẻm”, ngày mai “xa lộ”
Hay “lượm bạc cắc”, đó là phương châm làm ăn, kinh doanh của Ba Tàu. Và họ thành công nhờ phương châm này.
Thành phố Aubervilliers thuộc tỉnh 93 Seine Saint-Denis, nằm sát Paris, phía Đông-Bắc, bên kia xa lộ vòng đai, là vùng cơ hồ như bị chánh phủ bỏ quên. Cảnh sát và san-đầm (giống như Quân cảnh) không được phép cư ngụ vì an ninh cho bản thân và gia đình. Đây không khác gì xứ hay lãnh thổ tự trị của dân á-rập, phi châu đen hồi giáo. Họ tập trung về đây, áp dụng luật lệ riêng của họ, sống theo tập quán riêng của họ. Nhiều trẻ con không đi học và từ chối nói tiếng pháp. Chánh sách hội nhập của pháp dừng lại ở ngưỡng cửa.Người pháp thiệt di tản nơi khác.
Người Tàu về đây lập nghiệp vì nhà đất giá rẻ. Và Thị xã còn dành cho nhiều ưu đãi với hi vọng sẽ giúp tạo công ăn việc làm cho cư dân. Những nhà đầu tư, kinh doanh đến trước lập cơ sở. Người tàu làm công lần lượt tới sau. Những người này phần đông tới Pháp lậu, không giấy tờ cư trú. Họ lo làm ăn và lần lần tìm cách xin điều chỉnh tình trạng pháp lý.
Từ đầu năm rồi (2015) một Trung tâm Quốc tế Pháp-Á bán sỉ chuyên về quần áo xuất hiện. Đây là một trung tâm lớn nhứt Âu châu.
Bạn đang ở một nơi nào đó như Bá-linh, Praha, Warsovie, Madrid,… mua một chiếc áo tailleur giá 40€ trong siêu thị hay đôi giày, đôi vớ vài chục euro,… thì bạn hãy tin chắc là bạn đã mua được món hàng của trung tâm Quốc tế Pháp-Á này. Nếu bạn mua rẻ hơn vì mua ở chợ trời, thì cũng có nguồn gốc từ đây. Hàng có thể do thợ ba tàu làm tại Pháp hoặc nhập cảng từ bên Tàu.
Ở đây, người ta có thể tìm được mọi thứ, với mọi giá khác nhau. Những nhà bán lẻ từ khắp Âu châu đều tới đây mua đem về bán lại.
Kiểu mẫu thời trang, loại hàng vải, màu sắc,… đều được nghiên cứu, chọn lựa cho hợp thị hiếu địa phương. Những nhà thiết kế thời trang có tài được mời tới làm việc, lương lớn.
Người tàu chủ và công nhơn làm việc ở đây đều tới từ Wenzhou, thành phố Đông-Nam nước Tàu, nơi dân có truyền thống tha phương cầu thực.
Xí nghiệp, cửa tiệm buôn bán, đều do gia đình làm chủ. Những người tới đầu tiên vào năm 2000. Cứ như vết dầu loang, nay chiếm cứ một khu đất rộng lớn, tạo gần 2000 công ăn việc làm cho thành phố nhưng người làm việc là người tàu. Chỉ có vài người pháp. Dân địa phương phần đông thất nghiệp nhưng người tàu không mướn vì họ là người á-rập, phi châu hồi giáo, không chịu làm việc, chỉ kiếm chuyện gây sự,… Chánh quyền thị xã nhiều lần can thiệp nhưng chủ nhơn người tàu vẫn từ chối.
Người tàu làm việc ở đây, khách hàng tới, thường bị dân địa phương á-rập, phi châu đen hành hung, giựt tiền, trấn lột công khai. Nạn nhơn thưa nhà cầm quyền nhưng nhà cầm quyền vẫn làm ngơ vì đã quen quá những tai vạ này.
Giới chủ nhơn trong gần đây đã phản ứng. Họ cho biết họ sẽ tự lo liệu an ninh cho họ. Một vấn đề mới sẽ được đặt ra.
Người tàu sẽ võ trang, bằng vũ khí từ bên Tàu đem lậu qua? Rồi chỗ nào trên đất Pháp có người tàu ở, làm ăn, sẽ được đồng bào của họ lo giữ an ninh cho. Trong tay có võ khí, có gì bảo đảm những người tàu này sẽ không dùng võ khí cho nhiều trường hợp khác?
Tổ chức “Thiên Địa Hội” (Triade) vẫn còn hoạt động ở khắp nơi, từ bên Tàu ra hải ngoại trong cộng đồng người tàu.
Người Pháp chỉ mới thấy lo ngại trước hiện tượng có đông người Tàu cư ngụ, hợp pháp và lậu, trên đất pháp nhưng chưa có phản ứng khác hơn vì thấy người tàu đều lo làm ăn, chớ không gây bất ổn xã hội như người á-rập và phi châu hồi giáo.
Họ sống muốn được yên thân để lo “lượm bạc cắc”, không đòi hỏi người địa phương phải tôn trọng văn hóa của họ.
Bài học lập nghiệp của người tàu rất đơn giản “Hôm nay mở con hẻm, ngày mai mở xa lộ”. Nhưng ngày nay, người tàu đã thay đổi cái nhìn. Họ có tầm nhìn mới, rộng lớn, đầy tham vọng. Khi mở được xa lộ, cũng là lúc họ bắt đầu làm chủ thế giới.
Và họ muốn làm chủ thế giới hơn! Chủ gốc vô sản bần cố nông chắc chắn sẽ không giống chủ gốc tư bản truyền thống. Ít lắm cũng phải trên vài mặt ứng xử!
Nguyễn thị Cỏ May