Phạm Ɖình Lân
Trung Quốc - Sự tôn thờ lãnh tụ
Suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc, độc tài, áp bức, chinh chiến, loạn lạc, bất công, nghèo khó là căn bịnh trầm kha bất trị.
Nên việc Trung Quốc có nhà lãnh đạo độc tài hay sùng bái cá nhân lãnh đạo độc tài là chuyện rất bình thường…
*
Năm 2012, trước khi Xi Jinping (Tập Cận Bình) chánh thức lên nắm quyền hành ở Trung Quốc, chúng tôi viết bài Người Giống Người (xem bài tại đây) so sánh Xi Jinping với Mao Zedong (Mao Trạch Ɖông) về:
Xuân năm 2018 vừa qua Quốc Hội Trung Quốc bỏ phiếu gia tăng quyền hạn của Xi Jinping sau khi cầm quyền 10 năm, nghĩa là ông sẽ tiếp tục lãnh đạo Ɖảng và Nhà Nước Trung Quốc sau 10 năm cầm quyền, cho tới năm 2023.
Xi Jiping trong buổi bỏ phiếu gia tăng quyền hạn tại Quốc Hội (Reuters)
Suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc, độc tài, áp bức, chinh chiến, loạn lạc, bất công, nghèo khó là căn bịnh trầm kha bất trị. Nên việc Trung Quốc có nhà lãnh đạo độc tài hay sùng bái cá nhân lãnh đạo độc tài là chuyện rất bình thường.
Nhìn thoáng qua giữa Mao Zedong và Xi Jinping có một số điểm tương đồng. Chúng ta thử đi sâu hơn để tìm thấy bản lãnh và sự đóng góp của hai nhà độc tài nầy đối với lục địa Trung Hoa.
Mao Zedong không phải là người khai sáng ra đảng Cộng Sản Trung Hoa. Ông học trong nước và hoạt động trong nước. Mãi đến tháng 12 năm 1949 ông mới rời khỏi Trung Hoa để đi Moscow. Sau vụ đàn áp đảng viên Cộng Sản của Chiang Kaishek (Tưởng Giới Thạch) năm 1927, Mao Zedong mạnh dạn vượt ra khỏi sự chỉ đạo của Stalin về: đấu tranh thành phố, dựa vào công nhân thợ thuyền trên căn bản đảng Cộng Sản là đảng của giai cấp công nhân, v.v.... Mao Zedong dựa vào 90% dân số Trung Hoa là nông dân và dùng nông thôn bao vây thành thị.
Năm 1931, tức 4 năm sau, người Cộng Sản Trung Hoa bị quân Chiang Kaishek đàn áp tơi bời ở Shanghai (Thượng Hải), Guangzhou (Quảng Châu), Mao thành công lập ra Cộng Hòa Sô Viết Jiangxi (Giang Tây). Chiang Kaishek dùng Lục Quân và Không Quân tấn công Cộng Hòa Sô Viết Jiangxi bắt buộc Mao phải mở cuộc Vạn Lý Trường Chinh năm 1934-1935 đi về Shenxi (Thiểm Tây) trên lộ trình 10.000 km. Năm 1935 Chiến Khu Yenan (Diên An) được thành lập. Ɖảng Cộng Sản Trung Hoa được củng cố. Các đảng viên Cộng Sản bầu Mao Zedong làm chủ tịch trái ngược với ý muốn của Stalin là đưa người do Liên Sô huấn luyện về lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Hoa. Trong thời gian 1937-1945 ông chỉ huy du kích chống Nhật đồng thời với việc kết nạp thêm nhiều đảng viên Cộng Sản. Ɖệ nhị thế chiến vừa dứt. Cuộc nội chiến tái diễn vào năm 1946. Chỉ ba năm sau Mao Zedong làm chủ lục địa. Quân Quốc Dân Ɖảng của Chiang Kaishek chạy ra đảo Taiwan và được sự bảo vệ cùng viện trợ của Hoa Kỳ.
Xi Jinping không thể có thành tích và tư tưởng sáng tạo táo bạo như Mao Zedong khi đi ngược lại sự chỉ đạo của nhà độc tài Stalin của Liên Sô. Ông cũng không có sáng kiến táo bạo của Deng Xiaoping (Ɖặng Tiểu Bình) thời hậu Mao Zedong. Ông lãnh đạo một nước Trung Hoa 1,5 tỷ dân với một nền kinh tế hạng nhì trên thế giới và một tiềm năng quân sự hạng ba trên thế giới. Ɖó là thành quả của Bốn Hiện Ɖại Hóa của Deng Xiaoping để lại và được các ông Jiang Zemin (Giang Trạch Dân), Hu Jintao (Hồ Cẩm Ɖào) thực thi. Ɖiểm mạnh của ông là có gốc Cộng Sản chân truyền so với Jiang Zemin và Hu Jintao vì cha ông là phó thủ tướng từng tham dự cuộc Vạn Lý Trường Chinh. Cha ông là nạn nhân của Mao Zedong nhưng ông thích chủ nghĩa tôn sùng cá nhân của Mao khi ông có quyền. Tâm lý này cũng được tìm thấy nơi Mao Zedong. Mao tỏ ra bướng bỉnh đối với Stalin sau vụ đàn áp Cộng Sản của quân Chiang Kaishek năm 1927 và những năm kế tiếp. Năm 1949 ông đến Moscow để cầu viện Stalin. Ông mất cả tháng trường ở Moscow mà vẫn chưa gặp được Stalin! Ɖó là sự đau đớn của một nhà độc tài trên một quốc gia đông dân nhất thế giới. Nhưng Mao ngưỡng mộ bản lãnh chánh trị, sự cai trị độc đoán và sắt thép của Stalin.
Mao Zedong có công trong việc lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Hoa với những thăng trầm cay đắng đến thắng lợi cuối cùng: đánh bại quân Quốc Dân Ɖảng để nắm chánh quyền trọn lục địa. Ông nhảy múa trước 50 triệu xác chết của người Trung Hoa và của các đồng chí cao cấp trong đảng Cộng Sản một cách êm ả và vẫn được suy tôn, sùng bái như một đại lãnh tụ. So với Xi Jinping bây giờ Mao có phần kém hơn ở các điểm sau đây:
Mao Zedong gây ra Cách Mạng Văn Hóa từ năm 1966 đến 1976 nhằm diệt tất cả những người chống đối ông, phê phán ông như Peng Dehuai (Bành Ɖức Hoài), giành chức Chủ Tịch Nhà Nước của ông như Liu Shaoqi (Lưu Thiếu Kỳ), khả dĩ thay thế ông như Lin Biao (Lâm Bưu), Tổng Bí Thơ đảng Deng Xiaoping (Ɖặng Tiểu Bình) v.v.... Mục đích của Cách Mạng Văn Hóa là dọn đường cho vợ ông là Jiang Qing (Giang Thanh) thay thế ông sau khi ông chết.
Xi Jinping vừa nắm quyền năm 2013 đã dùng thuật mị dân để củng cố quyền hành qua chiến dịch bài trừ tham nhũng Ɖả Hổ Diệt Ruồi. Ông thành công làm cho những người khả dĩ cạnh tranh với ông vào tù và làm cho các lãnh tụ tiền nhiệm như Jiang Zemin, Hu Jintao nơm nớp run sợ. Người có quyền nào trong nước Cộng Sản không tham nhũng, kể cả người kêu gọi bài trừ nó? Nhờ mượn danh nghĩa nầy mà ông Xi Jinping thành công trong việc củng cố quyền hành để cùng quân đội chia xẻ quyền lực và tiến tới địa vị lãnh tụ đời đời.
So với Mao Zedong và Deng Xiaoping, Xi Jinping không có bản lãnh, sáng kiến sáng tạo và sự bạo dạn đưa ra sáng kiến của mình (vì không có) như Mao đã làm với Stalin và Deng Xiaoping với Mao Zedong. Ɖóng góp cho sự hùng cường và hưng thịnh cho Trung Quốc của ông chỉ nằm trong sự phác họa chớ chưa cụ thể hóa. Ɖường Tơ Lụa lục địa Á-Âu và Ɖường Tơ Lụa Thái Bình Dương-Ấn Ɖộ Dương, nhằm mở rộng biên cương bao vây Nga lẫn Ấn Ɖộ, chỉ là một phác họa kích thích óc tự hào Hán tộc của người Trung Hoa mà thôi. Ông là người thừa hưởng thành quả Bốn Hiện Ɖại Hóa của Deng Xiaoping được thực thi bởi Jiang Zemin và Hu Jintao gần 30 năm qua. Ɖường Tơ Lụa, nếu có, há không phải là tên do người Âu Châu đặt: Silk Road? Và đường biển: Spices Road?
Deng Xiaoping và các nhà lãnh đạo Trung Quốc kế nhiệm:
Jiang Zemin (cầm quyền 1993-2003), Hu Jintao (2003-2013) và Xi Jinping (kể từ 2013) (Ảnh internet).
Vừa cầm quyền, Mao Zedong vội vã sang Moscow cầu viện Stalin và bị đối xử lạnh lùng. Lúc ấy Trung Quốc là một nước nông nghiệp nghèo nàn, kỹ thuật non nớt, kinh tế rỗng nát vì chiến tranh Hoa-Nhật (1937 - 1945) và nội chiến Quốc Cộng (1946 - 1949). Khi Xi Jinping cầm quyền, quốc gia mà ông thăm viếng trước tiên là Nga do Putin lãnh đạo. Lần nầy Trung Quốc là cường quốc kinh tế và quân sự trên thế giới sao lại phải cầu thân với Nga? Ɖiều nầy cho thấy Xi Jinping cần liên minh với Nga mặc dù nước nầy còn kém về kinh tế và bản thân Xi Jinping ngưỡng mộ thuật vĩnh cửu quyền hành của Vladimir Putin, vẫn biết rằng nước Nga bây giờ không còn là nước Cộng Sản nữa. Ngay cả tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cũng ngưỡng mộ Putin. Putin trẻ hơn Xi Jinping 5 tuổi, trẻ hơn Donald Trump 12 tuổi nhưng Putin có nhiều kinh nghiệm về về tình báo, mật vụ hoạt động ở nước ngoài và đã nắm quyền ở Nga từ năm 1999 đến nay. Ông được xem như đương nhiên đắc cử trong cuộc bầu cử vào tháng 3 năm 2018 trong một cuộc tranh cử tẻ nhạt, không có đối thủ sáng giá. Người sáng giá bị ám sát chết hay bị cầm tù. Kinh tế Nga không có gì đáng nói nên Putin chỉ hứa với cử tri bằng lối đe dọa Hoa Kỳ và các nước Liên Âu về loại bom nguyên tử vô địch! Việc Putin tặng áo choàng cho đệ nhất phu nhân Trung Quốc cho thấy thế thượng phong của ông ấy đối với Xi Jinping.
Thử lướt qua sự nghiệp của Mao Zedong đối với Trung Quốc từ năm 1949 đến 1976 để so sánh với sự nghiệp của “lãnh tụ đời đời” Xi Jinping, ta thấy:
Bắc Hàn nằm trong quỹ đạo của Trung Quốc mặc dù Kim Il Sung (Kim Nhật Thành) là sĩ quan của quân đội Liên Sô và được Stalin ủy nhiệm nắm quyền ở Bắc Hàn. Tình trạng nầy tiếp diễn qua các thời kỳ lãnh đạo của Deng Xiaping, Jiang Zemin và một nhiệm kỳ 5 năm đầu của Hu Jintao. Năm 2011 Kim Jong Il (Kim Chánh Nhật) mất. Kim Jong Un kế vị. Nhà lãnh đạo Bắc Hàn trẻ nầy tỏ ra ương ngạnh với Xi Jinping. Từ ngày nắm quyền đến nay Kim Jong Un không hề đến Beijing để chứng minh sự phục tùng của họ đối với “Thiên triều”. Chẳng những vậy Kim Jung Un còn giết cả người dượng rể từng hướng dẫn ông ta lúc mới cầm quyền vì ông nầy quá phục tùng Trung Quốc. Ở điểm nầy Bắc Hàn trội hơn Việt Nam rất nhiều. Quốc kỳ và đảng kỳ của Cộng Sản Việt Nam giống Cộng Sản Trung Quốc. Trái lại quốc kỳ và đảng kỳ của Bắc Hàn hoàn toàn khác hẳn với Cộng Sản Trung Quốc.
Chândung của Xi Jinping và Mao Zedong trên các đĩa trong cửa hàng bán đồ kỷ niệm ở Beijing (Ảnh internet)
Trong 5 năm qua Xi Jinping chỉ đắp đảo để biến thành những căn cứ quân sự ở Tây Thái Bình Dương, gia tăng ngân sách quốc phòng, sản xuất nhiều võ khí (hạng 3 trên thế giới), gia tăng kỹ nghệ đóng tàu chiến, phi cơ chiến đấu, xe tăng, tàu ngầm và hỏa tiễn. Ông được Hoa Kỳ, Anh trải thảm đỏ và tiếp rước bằng những phát súng đồng chào mừng. Ngân sách quốc phòng Trung Quốc hiện nay là 175 tỷ Mỹ kim so với 686 tỷ Mỹ kim của Hoa Kỳ và 41 tỷ Mỹ kim của Nhật. Trung Quốc dự trù sẽ có 4 hàng không mẫu hạm. Tình hình thế giới hiện nay giống như hoàn cảnh chánh trị giữa hai thế chiến vì chánh quyền Hoa Kỳ của đảng Cộng Hòa và tổng thống Donald Trump lui về chánh sách bảo vệ mậu dịch và chủ nghĩa tự cô lập. Ɖó là sự khích lệ đối với các nhà độc tài Putin và Xi Jinping để củng cố quyền hành, phô trương sức mạnh quân sự và chánh sách bành trướng lãnh thổ.
Putin chú trọng đến Âu Châu và Trung Ɖông. Xi Jinping có tham vọng nối liền Thái Bình Dương-Ấn Ɖộ Dương-Ɖại Tây Dương. Chuyện trên bản đồ thì nhỏ. Chuyện thực hiện kế hoạch bành trướng lãnh thổ và biển cả với Lưỡi Bò Chín Ɖoạn, Ɖường Tơ Lụa lục địa và đại dương xuất phát từ Trung Quốc rất bao la và nhiêu khê trên thực tế. Mao Zedong đã đánh Hoa Kỳ ở Triều Tiên (1950), đánh Ấn Ɖộ (1962), đánh Liên Sô (1969) nhưng vẫn chưa đánh lấy đảo Taiwan. Deng Xiaoping, Jiang Zemin, Hu Jintao cũng không làm gì hơn Mao. Bài toán Taiwan đang chờ Chủ Tịch Ɖời Ɖời Xi Jinping giải quyết để thống nhất Trung Quốc sau khi Anh trả lại Hong Kong (1997) và Bồ Ɖào Nha trả lại Ma Cao (1999). Tự ái của các lãnh tụ ở Beijing bị thương tổn không ít khi cây gai Taiwan vẫn còn trong mắt. Beijing xem đó không phải là phần đất tách rời của Trung Quốc. Bây giờ Taiwan bị cô lập ở [193 - 19] = 174 quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ và Nhật Bản, quốc gia từng đô hộ Taiwan từ năm 1895 đến 1945.
Trường hợp của Hoa Kỳ đối với Taiwan hơi khó hiểu. Hoa Kỳ từng bảo vệ Taiwan và từng bỏ rơi đảo quốc nầy (1971). Hoa Kỳ chỉ giao thương với Taiwan. Ɖảng Cộng Hòa của Hoa Kỳ có cảm tình với Taiwan. Ngoài việc giao thương hàng hóa, thỉnh thoảng Hoa Kỳ còn bán võ khí cho Taiwan mặc cho Trung Quốc phản đối. Bà Anna Chen Chennault, vợ của tướng Chennault, biệt danh “Tướng Cọp Bay”, từng giúp Chiang Kaishek trong đệ nhị thế chiến, vận động cho ông Nixon và Reagan, đóng vai con thoi giữa Hoa Kỳ với Taiwan. Trong kỳ bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 1968 bà liên lạc với chánh phủ Sài Gòn đừng gởi phái đoàn hòa đàm sang Paris cho đến khi tổng thống Nixon đắc cử sẽ tính sau. Bà Elaine Chao, người Taipei (Ɖài Bắc), là vợ của ông Mc Connell, trưởng khối đa số Cộng Hòa ở Thượng Viện Hoa Kỳ. Bà đã và đang tham gia nội các của các tổng thống Cộng Hòa như Reagan, Bush I, Bush II, Trump. Hiện nay bà là bộ trưởng bộ Giao Thông trong chánh quyền Trump. Bất công xã hội và thống nhất Taiwan là hai thử thách đối với đại lãnh tụ đời đời Xi Jinping của Trung Quốc.
Chuyện thứ nhất không bao giờ giải quyết tận gốc nổi. Nó là căn bịnh di truyền dân tộc trong một quốc gia độc tài chuyên chế. Chuyện dân chết đói trong khi thiểu số có quyền chức từ xã thôn đến trung ương sống vinh sang, có tài sản ở ngoại quốc, con cái học ở các đại học lừng danh của Anh, Hoa Kỳ không phải là chuyện mới lạ. Ảnh chụp của một học sinh đầu trắng vì tuyết phủ khi đi hàng cây số để đến trường không nói lên vẻ đẹp của xã hội hoàng kim của Trung Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa.
Chuyện thứ hai thấy có vẻ dễ nhưng cực kỳ phức tạp.
Dễ vì có thể giải quyết bằng:
Khó vì:
Putin ngưỡng mộ Stalin. Ông thành công theo gương Stalin trong việc nắm giữ quyền hành ít ra 25 năm (1999 – 2024) trong chế độ dân chủ ấu trĩ. Stalin nới rộng lãnh thổ Nga qua Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Sô Viết bằng cách sát nhập các nước lân cận vào nước Nga. Liên Sô rộng 22 triệu km2. Sau năm 1991 nước Nga chỉ còn 17 triệu km2. Putin vất vả chiếm được vài xẻo đất của Georgia, bán đảo Crimea và dòm ngó thèm thuồng Ukarine, các nước nhỏ vùng Baltic chớ không thể vẽ lại bản đồ Liên Sô 22 triệu km2 như trước kia.
Stalin không trực diện với Nhật trong đệ nhị thế chiến vì nếu xảy ra bại trận như đã xảy ra năm 1905, thì chế độ Cộng Sản sụp đổ. Nhà độc tài nầy uyển chuyển khi ký hiệp ước bất tương xâm với Nhật năm 1941.
Chắc chắn Putin sẽ theo gương của người mà ông ngưỡng mộ. Stalin không ưa Mao. Putin có thật tâm ưa Xi Jinping không?
Vị trí của Taiwan trên bản đồ đối chiếu với lục địa Trung Quốc (Wikipedia)
Ông Xi Jinping vừa theo gương Mao Zedong vừa ngưỡng mộ tài vận dụng chế độ dân chủ ấu trĩ để vĩnh cửu quyền hành của Putin (thi hành việc không ra tranh cử sau hai nhiệm kỳ tổng thống – mỗi nhiệm kỳ 4 năm – để lui về làm thủ tướng. Sau 4 năm Putin ra tranh cử tổng thống như mới ra lần thứ nhất. Lần này nhiệm kỳ tổng thống kéo dài 6 năm). Việc làm ngoạn mục trong việc vĩnh cửu quyền hành của ông Putin và Xi Jinping làm cho tổng thống Donald Trump thèm thuồng mơ ước.
Nhật Bản là quốc gia chiến bại vào năm 1945. Gần 70 năm qua Nhật bị cấm không có kỹ nghệ nặng, tức kỹ nghệ quốc phòng. So với Nga hay Trung Quốc, Nhật có vẻ giữ thái độ khiêm tốn nhưng tự tin chớ không khớp nớp sợ sệt. Nhật Bản canh tân 26 năm đã đánh bại Trung Hoa trong trận hải chiến ngoài hà khẩu sông Yalu (Áp Lục) để kiểm soát Hoàng Hải (17-09-1894). Hai tháng sau Nhật chiếm Lushunkou (Lữ Thuận Khẩu, tức Port Arthur). 36 năm sau ngày canh tân đất nước Nhật đánh bại Nga trên chiến trường Mãn Châu. Năm sau Nhật đánh bại hạm đội của Nga trên eo biển Tsushima trong vòng 35 phút. Ngay từ năm 1920 Nhật Bản là cường quốc Hải Quân hạng ba sau Hoa Kỳ và Anh. Kỹ thuật đóng tàu của Nhật ngày nay chỉ kém Hoa Kỳ về lượng và có phần ngang ngửa về phẩm chất. Vừa qua tàu ngầm nguyên tử Trung Quốc lai vãng gần đảo Senkaku bị Nhật phát giác và bắt buộc phải trồi lên khỏi mặt nước.
Nếu Xi Jinping thống nhất Taiwan bằng giải pháp cứng hay mềm thành công, ông sẽ xứng đáng với danh hiệu Chủ Tịch Ɖời Ɖời (President for Life). Ông sẽ trội hơn Mao Zedong, Deng Xiaoping, Jiang Zemin và Hu Jintao trong lịch sử Trung Quốc. Ông có thể nhường chức ấy cho vợ ông khi già yếu hay lúc lâm chung. Ɖó là điều Mao Zedong ước muốn nhưng chưa thực hiện được. Ɖúng là: Mưu sự tại nhân. Thành sự tại Thiên.
Nếu Xi Jinping dùng giải pháp quân sự thất bại thì chế độ Cộng Sản trên lục địa sẽ lung lay tận gốc rễ. Chỉ cần các quốc gia lâm chiến với Trung Quốc đánh chìm một hàng không mẫu hạm của Trung Quốc đủ làm cho tinh thần dân chúng và quân sĩ giao động. Sự tồn vong của chế độ Cộng Sản như chỉ mành treo chuông.
***
Trong lịch sử Pháp Napoléon Bonaparte làm cuộc đảo chánh năm 1789 để khai sinh ra chế độ Tổng Tài (Consulat) mà ông là Ɖệ Nhất Tổng Tài. Năm 1802 ông xưng là Tổng Tài Ɖời Ɖời (Consul à vie). Năm 1804 ông xưng là hoàng đế Napoléon I. Ɖế triều của ông chỉ kéo dài 11 năm (1804 - 1815). Bại trận Waterloo, ông bị đày sang đảo Sainte Hélène và mất ở đó năm 1821.
Ông George Washington từ chối không ra tổng thống nhiệm kỳ thứ ba. Dân chúng Hoa Kỳ gọi ông là Quốc Phụ. Tên ông trở thành tên thủ đô của Liên Bang Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Cao quí thay người anh hùng được quốc dân tôn vinh là Quốc Phụ.
Sun Yatsen (Tôn Dật Tiên) là người hoạt động lật đổ nhà Mãn Thanh đô hộ Trung Hoa trên 300 năm để biến Trung Hoa thành một nước Cộng Hòa. Ông không thành công trong việc kiểm soát toàn thể nước Trung Hoa nhưng người Trung Hoa kính trọng và gọi ông là Quốc Phụ.
Yuan Shikai (Viên Thế Khải), một tướng lãnh uy quyền người Hán được bà Cixi (Từ Hi) tín nhiệm, đã cướp công của Sun Yatsen sau Cách Mạng Tân Hợi (1911) để nắm chức vụ tổng thống vì Sun Yatsen có quần chúng nhưng không có lực lượng võ trang hùng hậu. Năm 1916 Yuan Shikai xưng hoàng đế. Bị dân chúng phản đối, ông tuyên bố bãi bỏ đế triều sau 83 ngày xưng là hoàng đế. Ba tháng sau ông chết vì chứng huyết tiện (Uremia).
Napoléon I và Yuan Shikai thỏa mãn tham vọng quyền hành cá nhân vì cả hai đều dựa vào sức mạnh của kiếm cung. Cả hai vị say mê quyền lực hơn là quyền lợi của quốc gia và dân tộc.
George Washington là một tướng lãnh chiến thắng trong Chiến Tranh Cách Mạng và có công lớn trong việc lập quốc. Nhưng ông không dựa vào đó để xây dựng quyền lực và lo cho quyền lợi riêng tư của mình mà làm gương cho các tổng thống Hoa Kỳ kế nhiệm noi theo để nuôi dưỡng, củng cố và phát triển nền DÂN CHỦ HOA KỲ.
Mao Zedong dựa vào thành quả đã đạt để vĩnh cửu quyền hành với tham vọng truyền lại quyền hành cho vợ là Jiang Qing mặc dù bề ngoài giả vờ sẽ trao quyền cho thống chế Lin Biao (Lâm Bưu) sau khi ông mất. Có ngờ đâu đó là bản án tử hình dành cho Lin Biao. Nhà độc tài Stalin nắm quyền được 31 năm. Nhà độc tài Mao Zedong nắm quyền 27 năm.
Xi Jinping không có thành tích quân sự như Yuan Shikai và thành tích chánh trị như Mao Zedong mà chỉ dựa vào danh hiệu “thái tử Ɖảng” để trở thành Chủ Tịch Ɖời Ɖời (President à vie) quả tình rất ngoạn mục. Cách đây ba năm đã có bài ca Cha Xi Mẹ Peng (Cha Tập Mẹ Bành), nghĩa là sau cha Xi (Tập), me Peng (Bành) sẽ cầm quyền. Bắc Hàn có vương triều Cộng Sản. Cuba có vương triều Cộng Sản. Tại sao Trung Quốc lại thiếu? Nhưng điều đáng nhớ vẫn là:
Mưu sự tại Nhân.
Thành sự tại Thiên.
Phạm Ɖình Lân, F.A.B.I.