Phạm Ɖình Lân
Thống Nhất
.
Sau khi đệ nhị thế chiến chấm dứt, hai đại cường có ảnh hưởng trên thế giới là Hoa Kỳ và Liên Sô.
Hoa Kỳ đại diện cho các quốc gia dân chủ Tây Phương và chủ nghĩa tư bản.
Liên Sô đại diện cho các quốc gia theo chủ nghĩa Marx-Lenin.
Sau đệ nhị thế chiến các quốc gia Ɖông Âu như Ɖông Ɖức, Tiệp Khắc, Romania, Bulgaria, Albania, Ba Lan, Hung Gia Lợi, Nam Tư đều theo chế độ Cộng Sản. Nam Tư, dưới sự lãnh đạo của thống chế Tito, là một nước Cộng Sản duy nhất không đặt dưới sự chỉ đạo của Moscow.
Nước Ɖức bị chia đôi sau khi bại trận. Ɖông Ɖức theo chế độ Cộng Sản và đặt dưới sự kiểm soát của Liên Sô. Tây Ɖức theo thế giới tự do và đặt dưới sự kiểm soát của Hoa Kỳ, Anh và Pháp. Thành phố Berlin cũng bị chia đôi. Ɖông Berlin đặt dưới sự kiểm soát của Liên Sô và Tây Berlin đặt dưới sự kiểm soát của Hoa Kỳ, Anh và Pháp.
Anh trao trả độc lập cho Ấn Ɖộ nhưng tiểu lục địa Ấn Ɖộ bị chia đôi để có hai quốc gia riêng biệt căn cứ vào tôn giáo (Ấn Giáo và Hồi Giáo). Sự qua phân này có tính cách vĩnh viễn vì hai quốc gia Ấn Ɖộ và Pakistan đều là thành viên của Liên Hiệp Quốc.
Từ năm 1910 đến 1945 bán đảo Triều Tiên đặt dưới sự bảo hộ của Nhật Bản. Sau khi Nhật Bản bại trận, bán đảo Triều Tiên bị chia đôi. Bắc Triều Tiên (Bắc Hàn) chịu ảnh hưởng của Liên Sô, Nam Triều Tiên (Nam Hàn) chịu ảnh hưởng của Hoa Kỳ.
Ɖảo Taiwan (Ɖài Loan) đặt dưới sự cai trị của Nhật Bản theo tinh thần hòa ước Shimonoseki năm 1895. Ɖảo được hoàn lại cho Trung Hoa năm 1945 sau khi Nhật Bản bại trận trong đệ nhị thế chiến. Lúc bấy giờ Trung Hoa đặt dưới sự lãnh đạo của chánh phủ Quốc Dân Ɖảng do thống chế Chiang Kaishek (Tưởng Giới Thạch) đứng đầu. Chánh quyền Quốc Dân Ɖảng của Chiang Kaishek bị quân Cộng Sản dưới sự lãnh đạo của Mao Zedong (Mao Trạch Ɖông) đánh bại. Quân đội Quốc Dân Ɖảng rút khỏi lục địa chạy ra đảo Taiwan và biến đảo này thành một quốc gia dưới danh xưng Trung Hoa Dân Quốc. Từ năm 1949 về sau, trên thực tế có hai nước Trung Hoa (Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc và Trung Hoa Dân Quốc) với diện tích và dân số chênh lệch nhau rất nhiều.
Năm 1945 chế độ quân chủ do nhà Nguyễn đại diện ở Việt Nam sụp đổ. Việt Nam trở thành Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, một nền Cộng Hòa Cộng Sản đầu tiên ở Ɖông Nam Á ngay sau khi đệ nhị thế chiến chấm dứt. Quyết định của hội nghị Postdam về việc giải giới quân Nhật ở nam và bắc vĩ tuyến 16 như là dấu hiệu của sự phân chia vùng ảnh hưởng ở Việt Nam lấy vĩ tuyến 16 làm đường phân chia.
Pháp tìm cách tái chiếm thuộc địa trên bán đảo Ɖông Dương.
Lính Pháp đổ bộ vào bờ biển Việt Nam, tháng Bảy 1950 (Ảnh: https://phanba.wordpress.com/)
Hồ Chí Minh cố giữ nền độc lập ấu trĩ và đơn côi của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Cuộc chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ.
Ɖối với Hồ Chí Minh đây là cuộc chiến tranh giành độc lập và chủ quyền quốc gia.
Ɖối với Pháp đây là cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa sau đệ nhị thế chiến.
Hoa Kỳ giúp đỡ cho Pháp ngăn chận sự nam tiến của chủ nghĩa Cộng Sản ở Ɖông Nam Á.
Mao Zedong (Mao Trạch Ɖông) giúp đỡ cho Việt Minh đánh Pháp để tái lập ảnh hưởng của Trung Hoa ở Việt Nam mà họ đã mất từ năm 1884. Sự giúp đỡ tích cực của Cộng Sản Trung Hoa cho Việt Minh khiến cho Pháp bị đánh bại trong trận Ɖiện Biên Phủ vang lừng quyết định sự chiến thắng của Việt Minh trong chiến tranh Việt-Pháp. Việt Minh thắng trận nhưng đất nước bị qua phân. Vai trò năng nổ của Zhou Enlai (Châu Ân Lai) tại hội nghị Geneva như ngầm nói rằng người chiến thắng thực sự không phải là Việt Minh.
***
Thời hậu đệ nhị thế chiến có 4 quốc gia qua phân trên thế giới. Ɖó là: Ɖức, Triều Tiên, Việt Nam và Trung Hoa.
Ɖức qua phân theo quyết định của hội nghị Postdam (08-1945).
Sự qua phân bán đảo Triều Tiên không dựa vào một thỏa ước nào cả. Số phận bán đảo này được đề cập trong hội nghị Cairo (1943) và hội nghị Yalta (1945) khi tổng thống Franklin Delano Roosevelt còn sống. Ngày 06-08-1945 Hoa Kỳ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki để kết thúc chiến tranh. Ngày 11-08-1945 Hoa Kỳ ra lịnh cho quân Nhật ở phía bắc vĩ tuyến 38 đầu hàng trước quân Liên Sô và quân Nhật ở phía nam vĩ tuyến 38 đầu hàng trước quân Hoa Kỳ. Phân nửa bán đảo Triều Tiên phía bắc vĩ tuyến 38 chịu ảnh hưởng của Liên Sô. Phân nửa phía nam vĩ tuyến 38 là vùng ảnh hưởng của Hoa Kỳ.
Việt Nam xem như bị qua phân sau khi hiệp định đình chiến Geneva được ký kết giữa Pháp và Việt Minh năm 1954. Sự qua phân đất nước khiến chiến thắng quân sự trở thành trái đắng đối với Việt Minh.
Quang cảnh Hội nghị Geneva (Ảnh: https://vi.wikipedia.org/)
Dưới sự lãnh đạo của Mao Zedong Cộng Sản Trung Hoa chiếm lục địa nhưng quân của Chiang Kaishek vẫn còn hiện hữu trên đảo Taiwan từ năm 1949 đến nay. Năm 1997 và 1999 lần lượt Hong Kong rồi Macao trở về với Trung Quốc. Trung Quốc của Mao chiếm lục địa, Tây Tạng, Tân Cương và 62.000km2 vùng biên giới Ấn-Trung (1962) nhưng chưa chiếm nổi đảo Taiwan rộng 36.000km2.
Trong bốn nước qua phân có ba nước Á Châu và một nước Âu Châu. Dân chúng ở các quốc gia qua phân đều muốn đất nước họ thống nhất.
Tây Ɖức và Ɖông Ɖức không nghĩ đến việc thống nhất bằng võ lực. Trái lại ba quốc gia Á Châu đều nghĩ đến việc thống nhất bằng võ lực, tức bằng sức mạnh quân sự.
TRIỀU TIÊN
Năm 1950 Bắc Hàn xua quân tấn công Nam Hàn. Họ suýt thành công trong việc thống nhất bán đảo Triều Tiên bằng võ lực. Hoa Kỳ và lực lượng Liên Hiệp Quốc (LHQ) can thiệp, đẩy lùi quân Bắc Hàn và Trung Quốc về phía bắc vĩ tuyến 38. Chiến tranh Triều Tiên kéo dài 3 năm (1950 - 1953) để lại:
Nam Hàn, Hoa Kỳ & LHQ |
Bắc Hàn, Trung Quốc & Liên Sô |
170.927 người chết |
398.000 - 926.000 người chết |
32.585 mất tích |
145.000 mất tích |
566.434 bị thương |
686.000 bị thương |
Số thường dân hai miền Nam-Bắc Triều Tiên chết trong chiến tranh lối 2,5 triệu người (Nam Hàn: 01 triệu, Bắc Hàn: 1,5 triệu). Chỉ có vài chục người Liên Sô chết trong chiến tranh Triều Tiên.
Tù nhân bị bắt giữ sau cuộc tuần tra của quân Mỹ tại phía Nam Kusong,
lãnh thổ miền Bắc Triều Tiên về, ngày 16/11/1950 (Ảnh: AP/ Hank Walker)
Mộng thống nhất bán đảo Triều Tiên bằng võ lực của Bắc Hàn dưới sự lãnh đạo của họ Kim thất bại. Họ Kim vẫn không từ bỏ mộng sát nhập Nam Hàn vào Bắc Hàn bằng quân sự nên vẫn miệt mài lo sản xuất hỏa tiễn và bom nguyên tử với hy vọng sẽ thống nhất Nam Hàn bằng võ lực. Với ước vọng này họ Kim không ngừng xem công dân Nam Hàn là đồng bào mà là kẻ thù khả dĩ bị hỏa tiễn và võ khí hạt nhân thiêu hủy không chút tiếc thương.
VIỆT NAM
Năm 1956, hai năm sau ngày hiệp định Geneva được ký kết, chánh phủ Sài Gòn từ chối việc tổ chức tổng tuyển cử viện lẽ chính phủ Quốc Gia không ký tên trong hiệp định Geneva tạm chia cắt đất nước lấy vĩ tuyến 17 làm đường ranh.
Cuộc chiến tranh phá hoại được tiến hành dưới hình thức ám sát các viên chức xã thôn và công chức phục vụ cho chánh phủ Sài Gòn ở các vùng nông thôn hẻo lánh, kể cả các giáo chức. Thừa hưởng kinh nghiệm tổ chức, tuyên truyền, vận động quần chúng và tác chiến trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, cộng với hàng ngàn cán binh Việt Minh không tập kết ra miền Bắc, phía Cộng Sản sớm gặt hái nhiều kết quả tốt ở miền Nam với những trận đánh Phước Thành, Phước Bình, Lâm Ɖồng, Trảng Sụp, Ấp Bắc v.v..
Miền Nam Việt Nam dưới sự lãnh đạo của tổng thống Ngô Ɖình Diệm và các vị lãnh đạo sau cuộc đảo chánh 1963 bị phân hóa trầm trọng về:
Chánh phủ Sài Gòn không ổn định: đảo chánh 1960, đảo chánh 1963 lật đổ tổng thống Ngô Ɖình Diệm (Tổng thống Ngô Ɖình Diệm và bào đệ là Ngô Ɖình Nhu bị giết chết), chỉnh lý 1964, đảo chánh do tướng Dương Văn Ɖức và Lâm Văn Phát cầm đầu chống Nguyễn Khánh (1964), đảo chánh do Phạm Ngọc Thảo cầm đầu (1965) v.v.. Cuộc chiến trở nên đẫm máu từ năm 1965 về sau.
Đường phố Sài Gòn sau đảo chánh 1-11-1963 – Douglas Pike Photograph Collection
Năm 1965 quân đội Hoa Kỳ tham chiến ở miền Nam Việt Nam. Sự hiện diện của quân sĩ Hoa Kỳ trên chiến trường miền Nam là một mối lo ngại to lớn đối với quân Cộng Sản về phương diện quân sự nhưng đã giúp cho họ giương cao ngọn cờ đánh đế quốc Mỹ xâm lược để chinh phục dư luận trong nước và dư luận quốc tế. Người ta quên rằng máu của người Việt đã đổ từ phút đầu đến phút cuối của cuộc chiến. Miền Bắc nhận sự trợ giúp của Trung Quốc và Liên Sô gia tăng chi viện cho Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng (MTDTGP) ở miền Nam. Sau năm 1968 vai trò của MTDTGP trên chiến trường lu mờ và được thay thế bằng bộ đội chánh qui từ miền Bắc xâm nhập vào miền Nam bằng đường mòn Hồ Chí Minh dọc theo dãy Trường Sơn.
Từ đầu thập niên 1970 quân Cộng Sản được Liên Sô cung cấp võ khí tối tân để phòng không ở miền Bắc và chống xe tăng cùng phi cơ ở miền Nam. Quân Cộng Sản bắt đầu nhảy múa trên chiến trường miền Nam. Quân Cộng Sản tấn công quân đội miền Nam trong một cuộc chiến toàn diện trên khắp các mặt trận chánh trị, kinh tế, xã hội, quân sự, ngoại giao, văn hóa giáo dục, báo chí, tôn giáo, tuyên truyền trong và ngoài nước v.v.. Miền Nam chỉ chống đỡ bằng quân sự và đếm xác chết của đối phương.
Phía Hoa Kỳ ký kết hiệp định Paris năm 1973 (Ảnh: https://www.pbs.org/)
HIệp định Paris được đại diện các phe lâm chiến Hoa Kỳ-Việt Nam Cộng Hòa-Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa-Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (MTDTGP) ký kết ngày 27-01-1973 đánh dấu sự thắng lợi của Cộng Sản miền Bắc và MTDTGP miền Nam. Quân đội Hoa Kỳ rút khỏi miền Nam Việt Nam ngày 29-03-1973. Hai năm sau Việt Nam Cộng Hòa hoàn toàn sụp đổ (30-04-1975). Việt Nam được thống nhất dưới quốc hiệu Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, phỏng theo gương Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Sô Viết (Liên Sô).
TRUNG QUỐC-TAIWAN
Ɖảo Taiwan (Ɖài Loan) bị tách rời ra khỏi Trung Hoa sau khi hòa ước Nhật-Hoa được ký kết ở Shimonoseki năm 1895. Ɖảo Taiwan trở về với chánh phủ Trung Hoa Quốc Dân Ɖảng sau khi Nhật bại trận (1945). Từ năm 1949 đến nay đó là Trung Hoa Dân Quốc, trên thực tế không dính dáng gì đến chánh quyền Cộng Sản trên lục địa.
Năm 1971 Trung Hoa Dân Quốc (Republic of China) mất ghế đại diện Trung Hoa trong tổ chức Liên Hiệp Quốc. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc (CHNDTQ) thay thế Trung Hoa Dân Quốc nắm giữ ghế đại diện Trung Hoa tại LHQ. Từ thập niên 1970 về sau quốc gia nào có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc phải từ bỏ quan hệ ngoại giao với Taiwan. Trung Quốc dùng sức mạnh kinh tế của mình để cô lập Trung Hoa Dân Quốc.
Các nhà lãnh đạo Cộng Sản trên lục địa từ Mao Zedong đến Xi Jinping (Tập Cận Bình) đều không từ bỏ giải pháp quân sự đối với đảo Taiwan nhằm thống nhất Trung Hoa. Việc giải phóng đảo Taiwan vấp phải sự hiện diện của Ɖệ Thất Hạm Ɖội Hoa Kỳ. Mao Zedong đành nuốt hận bằng cách cho pháo kích ngày chẵn, ngày lẻ nhắm vào đảo Kinmen (Kim Môn) và Matsu (Mã Tổ), những chòm đảo nhỏ thuộc Trung Hoa Dân Quốc nằm sát lục địa. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc thời hậu Mao Zedong vẫn thường đe dọa Taiwan mỗi khi đảo này tổ chức bầu cử tổng thống nhằm ngăn chận ứng cử viên có khuynh hướng biến Taiwan thành một quốc gia độc lập.
Dưới thời Xi Jinping Trung Quốc có vẻ mạnh hơn bao giờ hết. Trung Quốc là một cường quốc kinh tế cạnh tranh ngang ngửa với Hoa Kỳ. Kinh tế phồn vinh dẫn đến sự phát triển khoa học kỹ thuật và tiềm năng quân sự. Trung Quốc của thế kỷ XXI có kỹ nghệ quốc phòng, sản xuất xe tăng, tàu chiến, bom nguyên tử, phi cơ chiến đấu, tiềm thủy đĩnh, hàng không mẫu hạm, hỏa tiễn liên lục địa, vệ tinh nhân tạo thám hiểm cung trăng và các hành tinh khác trong thái dương hệ. Trung Quốc có 1,5 tỷ dân. Uy tín của Xi Jinping lên cao. Hoa Kỳ, Anh Quốc đều trải thảm đỏ đón tiếp ông. Ɖiều này làm cho nhân dân Trung Quốc hãnh diện. Ɖàng sau danh dự là sự lo lắng.
Trung Quốc thu hồi Hong Kong từ Anh, Macao từ Bồ Ɖào Nha. Trung Quốc chinh phục Tây Tạng, Tân Cương dễ dàng nhưng Trung Quốc vẫn chưa thống nhất với Taiwan.
Sự thống nhất Việt Nam năm 1975 gây nhức nhối không ít đối với Trung Quốc và Bắc Hàn. Cộng Sản Việt Nam trực diện với quân đội miền Nam và quân đội Hoa Kỳ. Bắc Hàn thất bại trong việc thống nhất Triều Tiên bằng võ lực. Bắc Hàn phải nhờ chí nguyện quân Trung Quốc mới cầm chân quân Hoa Kỳ và LHQ. Ɖại diện Bắc Hàn, tướng Nam Il lu mờ trước tướng Peng Dehuai (Bành Ɖức Hoài) của Trung Quốc trong hội nghị Panmunjom (Bàn Môn Ɖiếm) năm 1953.
Trung Quốc cầm chân quân Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc trên bán đảo Triều Tiên. Nhưng Mao Zedong vẫn còn dè dặt trước Ɖệ Thất Hạm Ɖội nếu tấn công Taiwan bằng võ lực. Mao Zedong và Deng Xiaoping đều khó chịu trước những lời đầy ngạo nghễ và khiêu khích của Cộng Sản Việt Nam: Ɖánh thắng mọi kẻ thù dù to lớn đến đâu và xuất phát từ đâu.
Ngày nay Trung Quốc như có đầy đủ điều kiện thuận lợi để đánh chiếm Taiwan:
Hải quân và tàu chiến của Taiwan (Ảnh: Reuters)
Việc thống nhất Taiwan bằng võ lực của Trung Quốc, nếu xảy ra , cho thấy Cộng Sản Trung Quốc không xem dân Taiwan là đồng bào mà là kẻ thù như Bắc Hàn và Cộng Sản Việt Nam đã làm. Nó có thể dẫn đến hai hậu quả trái ngược nhau:
1- Chế độ Cộng Sản sụp đổ trên lục địa nếu việc đánh chiếm Taiwan thất bại. Một hàng không mẫu hạm hay một tàu ngầm của Trung Quốc bị Nhật Bản hay Hoa Kỳ đánh chìm là nguyên nhân gây sự sụp đổ của chế độ Cộng Sản trên lục địa.
2- Bom nguyên tử có thể được Trung Quốc sử dụng nếu Nhật Bản giúp Taiwan hay đổ bộ lên lục địa Trung Hoa. Sức mạnh của lục quân và hải quân Nhật cùng tinh thần chiến đấu của quân sĩ Nhật không thể xem thường được. Ɖụng chạm đến Nhật Bản là đụng chạm đến Hoa Kỳ vì Hoa Kỳ và Nhật Bản có ký hiệp ước Hợp Tác và An Ninh Hỗ Tương (1960). Có lối 50.000 quân sĩ Hoa Kỳ đồn trú trên đảo Okinawa, cực nam quần đảo Nhật Bản.
Chuyện thấy dễ trở thành chuyện phức tạp và khó thực hiện trơn tru. Xi Jinping sẽ chọn giải pháp nào? Chiến tranh, kể cả việc sử dụng bom nguyên tử nếu cần, để trả thù Nhật hai lần đánh bại Trung Hoa vào năm 1894 và 1937? Hay tôn trọng nguyên trạng miễn là Taiwan không tuyên bố độc lập?
SỰ THỐNG NHẤT NƯỚC ƉỨC
Nước Ɖức tuyên bố thống nhất lần đầu tiên vào năm 1871 sau khi đánh bại Pháp ở Sedan năm 1870. Hoàng đế Napoléon III bị bắt làm tù binh. Người đóng góp công lao to lớn cho sự thống nhất và kỹ nghệ hóa nước Ɖức là tể tướng Otto von Bismarck (1815 - 1898). Ɖức trở thành một cường quốc ở Âu Châu và là quốc gia gây ra hai thế chiến (1914 - 1918 và 1939 - 1945) sau này.
Sau khi bại trận năm 1945 nước Ɖức bị qua phân. Tây Ɖức đặt dưới sự kiểm soát của Anh, Pháp và Hoa Kỳ. Ɖông Ɖức đặt dưới sự kiểm soát của Liên Sô.
Tây Ɖức rộng lớn và đông dân hơn Ɖông Ɖức. Nhờ sự lãnh đạo khéo léo và sáng suốt của thủ tướng Konrad Adenauer (1876 - 1967), tổng trưởng bộ kinh tế Ludwig Erhard (1897 - 1977) mà người đương thời gọi là người có chiếc đũa thần kinh tế và sự trợ giúp của Hoa Kỳ, Tây Ɖức sớm ổn định kinh tế và trở thành một nước có nền kinh tế phồn thịnh ở Âu Châu không thua kém Anh hay Pháp. Giữa lúc ấy kinh tế Ɖông Ɖức yếu kém, dân chúng không có đời sống thoải mái và sung mãn như đồng bào của họ ở Tây Ɖức.
Năm 1987 tổng thống Reagan kêu gọi Gorbachev phá vỡ bức tường Berlin ngăn cách Ɖông Berlin và Tây Berlin. Liên Sô rút quân ra khỏi Afghanistan (1988). Gorbachev thi hành chánh sách cởi mở và tái cấu trúc kinh tế. Ɖó là cơ hội để nước Ɖức tái thống nhất (1989) dưới thời tổng thống Bush I.
Bức tường Berlin sụp đổ dẫn đến sự thống nhất của nước Ɖức năm 1989 (Ảnh: VPRO)
Sự thống nhất nước Ɖức đánh dấu sự hy sinh cao cả của người Tây Ɖức đối với đồng bào của họ ở Ɖông Ɖức. Ɖiều đáng lưu ý là người Ɖức ở Ɖông hay Tây Ɖức không xem nhau như kẻ thù mà là đồng bào cần nương tựa nhau để sống và vươn lên. Trong những năm đầu thống nhất kinh tế của Ɖức tròng trành không ít. Ɖông Ɖức chỉ chiếm 8% GDP nước Ɖức thống nhất. Trong những năm 2003 rồi năm 2008 Ɖức lâm vào cảnh suy thoái kinh tế. Năm 2005 bà Angela Merkel nắm chức vụ thủ tướng. Từ năm 2010 về sau Ɖức là quốc gia có nền kinh tế hưng vượng trong Liên Âu.
***
Cho đến nay có hai quốc gia qua phân được thống nhất: Việt Nam và Ɖức quốc.
Việt Nam thống nhất bằng võ lực sau một cuộc chiến tranh kéo dài gần 20 năm. Dưới đây là những con số ước lượng sự thiệt hại về nhân mạng của đôi bên sau cuộc chiến:
Bắc Việt & MTDTGP |
VNCH |
Hoa Kỳ |
30.000 - 180.000 thường dân chết |
195.000 - 430.000 thường dân chết |
|
849.000 bộ đội và du kích chết |
254.000 - 313.000 lính chết |
58.000 |
300.000 mất tích |
1.000.000 mất tích |
|
600.000 bị thương |
1.170.000 bị thương |
|
Sự thiệt hại vật chất và sinh mạng rất quan trọng nhưng không quan trọng bằng sự mất mát tình thương và đoàn kết dân tộc.
Người chiến thắng không xem người chiến bại là đồng bào mà là kẻ thù cần triệt hạ tận gốc. Sự thống nhất Việt Nam năm 1975 không đem lại sự vui mừng hớn hở như người Ɖức đã biểu lộ năm 1990. Nó mang lại cho người miền Nam sự hốt hoảng, kinh sợ. Hai trăm ngàn sĩ quan và viên chức VNCH bị đưa vào các trại tập trung để lao động khổ sai. Nhiều người chết vì lao động nặng nhọc, lại thiếu ăn và thiếu thuốc khi bịnh. Nhiều người mất tài sản và mất cả vợ con! Gia đình “ngụy quân”, “ngụy quyền” bị cưỡng bách rời thành phố lên sống ở miền rừng núi. Con cái không được học hành suôn sẻ và không được làm việc trong các cơ quan của nhà nước Cộng Sản.
Từ 1975 đến 1995 có hàng triệu người Việt Nam ở hai miền Nam-Bắc tìm cách rời khỏi nước để tìm tự do và lẽ sống. Sự thống nhất được chào đón bằng mồ hôi, nước mắt, sự kinh hoàng khiếp đảm và nghèo đói trong cảnh chết chậm.
Sự thống nhất của Việt Nam và sự thống nhất của Ɖức Quốc hoàn toàn khác nhau. Người Ɖức ở Tây Ɖức không tự hào về sự sống phú túc của mình với người đồng chủng của họ ở Ɖông Ɖức. Họ hy sinh rất nhiều để gồng gánh người đồng chủng của họ sau một thời gian dài thống nhất. Họ không gây đổ máu cho nhau nên tình đồng chủng nghĩa đồng bào vẫn còn trong sáng, nguyên vẹn.
Việc người Ɖức ở Tây Ɖức bỏ phiếu đưa bà Angela Merkel lên làm thủ tướng nước Ɖức cho thấy sự sáng suốt và sự trưởng thành chánh trị của họ. Bà Angela Merkel (1954 -) sống ở Ɖông Ɖức, có bằng tiến sĩ hóa học năm 1986. Bà được đắc cử 4 nhiệm kỳ liên tiếp ở Ɖức và vui vẻ về hưu vào năm 2021. Học vị là điều kiện cần cho bà thành công trong việc lãnh đạo đất nước. Nhưng chưa đủ. Nó được bổ túc bằng sự nhiệt tâm yêu nước và yêu đồng bào thay vì yêu danh vọng và bám lấy chức quyền để được tán tụng, “ăn trên ngồi trốc”, “nhất hô bách nạt”.
Người Ɖức từng sống dưới chế độ độc tài của Hitler. Bà Merkel từng sống dưới chế độ độc tài Cộng Sản Ɖông Ɖức. Thế mà bà lãnh đạo nước Ɖức theo tinh thần dân chủ. Bà là một nữ thủ tướng lỗi lạc trên thế giới nhưng qua các ảnh chụp, cách ăn mặc của bà đơn giản như một bà già quê ở Âu Châu. Thành quả mà vị nữ thủ tướng giản dị này mang lại cho nước Ɖức làm cho cả thế giới cảm phục, kể cả Vladimir Putin của Nga và Xi Jinping của Trung Quốc. Có lẽ trong các thành viên của NATO không ai hiểu biết về Nga và Vladimir Putin hơn bà Angela Merkel.
.
Phạm Ɖình Lân, F.A.B.I.
Direct link: http://www.caidinh.com/trangluu1/vanhoaxahoi/vanhoa/thongnhat.htm