Nguyễn thị Cỏ May
Nhơn kiến nghị của Bà 7 Vân
Nhìn lại sự nghiệp của Lê Duẩn
Tướng Quân Đội Nhân dân Hà Nội Võ Nguyên Giáp mất năm nay được một năm. Đám tang trọng thể. Mồ mả hoành tráng. Có lính bồng súng đứng hầu.Truyền thông nhà nước Hà Nội hết mực đánh bóng. Mà phải làm như vậy để vớt vát sự thất sủng dài hạn của ông? Hay phải làm cho phù hợp với tuyên truyền trước kia đã lỡ gây dấu ấn đậm nét trong dư luận thế giới cho rằng Tướng Võ Nguyên Giáp là một vĩ nhơn của chìến tranh Việt Nam? Nhứt là dư luận phản chiến của tây phương. Sự đề cao Tướng Giáp là nhơn vật lịch sử Việt Nam thứ hai, sau Hồ Chí Minh, đã làm cho Bà 7 Vân nổi tam bành.
Những điều tốt đẹp cực kỳ về Tướng Giáp có đúng hay không, người ta phần lớn, chưa biết và cũng chưa tin hoàn toàn.
Ngày mai sẽ có không ít người nói lại cho rõ. Cũng như về Hồ Chí Minh. Nhưng giờ đây, hào quang của Tướng Giáp đã thật sự làm cay mắt, chảy nước mắt ở Bà 7 Vân, vợ bé (vì lúc Lê Duẩn chôm bà thì bà vợ chánh thức của Lê Duẩn hãy còn sống ở quê) của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn nên bà đã viết kiến nghị yêu cầu Trung ương đảng cộng sản Hà Nội khôi phục địa vị cho Lê Duẩn xứng đáng đúng với địa vị và sự nghìệp của ông. Bà thề đời của bà làm không được thì đời con, đời cháu, đời chắt của bà sẽ tìếp tục tranh đấu.
Nhưng Ông Lê Duẩn là người anh hùng vĩ đại như thế nào? Sự nghiệp của ông to lớn cỡ nào đối với dân tộc Việt Nam? Có đáng khôi phục hay không?
Thư gởi TW đảng của bà không được hồi đáp nên nay bà chọn cách công bố.
Rìêng về Bà 7 Vân
Bà 7 Vân, với tư cách là vợ bé của Lê Duẩn, chịu khó viết một bức thư khá dài đòi cái đảng của bà mà bà được 65 tuổi đảng, phục hồi địa vị và sự nghiệp cho chồng của bà. Vợ đòi hỏi quyền lợi cho chồng con là chuyện bình thường. Làm điều này còn nói lên phẩm hạnh và tình nghĩa của người phụ nữ. Nhưng ở đây, trong trường hợp của Lê Duẩn, điều mà bà đòi hỏi có đáng làm trước lịch sử Việt Nam hay không? Bà lên án những người theo Ông Giáp, tức theo Liên-xô là phản quốc. Theo Tàu mới ái quốc vì theo Tàu làm chiến tranh biển người kiểu Mao Trạch Đông để thống nhứt đất nước. Và cho Tàu. Không thấy có Việt Nam trong đó.
Riêng về bức thư, sau khi đọc qua, chắc nhiều người đã không khỏi ngạc nhiên trình độ kiến thức của bà như vậy mà đã làm Phó Tổng Biên tập nhựt báo Sài gòn Giải phóng. Bà viết một câu “Anh Ba”, hai câu “Anh Ba” làm như Anh Ba của bà là Anh Ba của mọi người. Bà sợ mất Anh Ba vì thân phận vợ bé chăng? Bà không nghĩ người đọc sẽ ngượng đến khó chịu. Nhưng nay, bà đã trên 80 tuổi rồi còn gì nữa?
Ông Xuân Hồng, ký giả BBC, trong cuộc phỏng vấn, có hỏi bà “Nghe nói Ông Lê Duẩn có nhiều vợ, nhiều nhơn tình lắm, phải không?”. Bà biến đổi sắc mặt và trả lời lảng đi. Chính cái tâm lý “hoạn thư” này, ngày nay biến thành sự ganh tỵ, đã thúc đẩy bà viết thư yêu cầu đảng cộng sản phục hồi sự nghiệp lớn “giải phóng Mìền nam và thống nhứt đất nước” chăng? Hay cánh gia nô Tàu, vốn không ưa Võ Nguyên Giáp, như Lê Đức Anh, Đỗ Mười,… bảo bà làm việc này để tiếp tục hán hóa Việt Nam cho trọn sự thiên chức hán ngụy của họ?
Trong thư, Bà 7 Vân, đề cao Lê Duẩn cũng như Hồ Chí Minh, là người khiêm tốn, đơn giản, vì mọi người quên mình, không hề viết hồi ký hay bất kỳ một câu nào nói riêng về bản thân. Vì già cả hay không đọc sách mà bà đã quên Hồ Chí Minh có hai Hồi ký tự bốc thơm mình dưới tên Trần Dân Tiên, đó là “Vừa đi đường vừa kể chuyện” và “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”. Hai hồi ký này được Hà Minh Đức, nhà văn học của đảng, công bố là “Tác phẩm Văn của Hồ Chí Minh” (NXB Khoa Học Xã hội) Hồ Chí Minh viết để “Đáp lại tình cảm mong muốn của đồng bào và của bạn bè trên thế giới.” Số sách in để phát hành khá lớn, lên tới 8200 quyển. Còn “Những sự kiện lịch sử đảng” xuất bản tới cả 100.000 quyển. Tức phổ biến khá rộng trong đảng. Dân chúng thì chẳng mấy ai để ý tới chuyện của đảng cộng sản.
Lý do của Hà Minh Đức phổ biến là chánh thức, nói bằng lưỡi gỗ. Lý do kín đáo nhằm tác dụng chánh trị là của Lê Duẩn, chủ yếu bêu xấu Hồ Chí Minh, đánh mất uy tín Hồ Chí Minh được đảng cộng sản tuyên truyền là “con người trong suốt như pha-lê”, mà phơi bày rõ Hồ Chí Minh chỉ là một con người tầm thường ham danh tuy 2 quyển hồi ký này, về mặt văn chương, khó có thể xếp vào loại Văn.
Chuyện kín này, chỉ có những người trí thức, tương đối có suy nghĩ độc lập, ở Hà Nội mới biết. Năm 1987, Ông Phan Đinh Diệu qua Paris, với vài người bạn, nói rõ việc công bố Trần Dân Tiên chính là Hồ Chí Minh do Lê Duẩn chủ trương. Đây là một “cú ân huệ” Lê Duẩn ban cho bác sau khi đã hạ bác sát ván từ mấy năm trước rồi. Sau 30/04/75, Lê Duẩn mang não trạng “đỉnh cao trí tuệ loài người” nên đạp hết mọi người để chỉ còn mình làm vua một cõi.
Bà 7 Vân không đủ trình độ để biết những chuyện này tuy là vợ bé của Tổng Bí thư đảng.
Một chút quan hệ gia đình. Bà 7 Vân là em gái thứ 7 của Bảy Bốp Nguyễn Ngọc Tân, Ủy viên Trung ương đảng Tân Đại Việt, Đại Việt Quốc Dân Đảng, Dân biểu VNCH, Trưởng Khối Dân quyền trong Quối Hội VNCH trước 30/04/1975. Khi nhắc tới 7 Vân, Bảy Bốp chửi thề “ĐM. Tao mà bắt được con nhỏ đó, tao xé xác nó ra!”. Sau 75, ông đi tù, Bà 7 Vân lãnh ông ra sớm. Sau đó, ông ở tù trở lại hơn mười năm nữa.
Con trai của bà là Lê Kiến Thành giàu sụ ngay sau 30/04/75 nhờ Lê Duẩn vào Sài Gòn kiểm tra trở về. Nay là một doanh nhơn vĩ đại ở Việt Nam. Cha làm Tổng Bí thư, con Đại gia!
Sự nghiệp của Lê Duẩn
Ngay sau ngày 30/04/75, Lê Duẩn vào Sài gòn tuyên bố “Ta giải phóng Mìền nam, thống nhứt đất nước là cho Trung quốc và Liên-xô”.
Ngày nay đa số người dân trong nước có để ý ít nhiều đến tình hình đất nước đều khẳng định “Việt Nam đã mất cho Tàu rồi”. Khi nói như vậy là họ chỉ nhìn thấy thực tế. Cái mất nước – xin nói lại cho rõ là “mất nước” chỉ có ở những người còn Việt Nam, tức không cộng sản hoặc từ bỏ cộng sản – đã bắt đầu từ năm 1950 sau khi Mao Trạch-Đông chiếm trọn lục địa nước Tàu.
Ở Hội nghị 9, Lê Duẩn đã nói “Tư tưởng Mao Trạch-Đông là tư tưởng Lê-Nin của thời đại 3 dòng thác cách mạng Á-Phi-La (Á châu, Phi châu và Châu Mỹ La-tinh, tức Nam Mỹ). Chủ tâm của Lê Duẩn là suy tôn Mao để Mao mới đưa Duẩn lên thay Hồ Chí Minh.
Nội dung chủ yếu của Nghị quyết 9 là làm chiến tranh, tức đưa chiến tranh vào Miền nam. Mao chủ trương thống nhứt Việt Nam bằng võ lực được Lê Duẩn và Nguyễn Chí Thanh chấp hành triệt để. Những ai trong đảng còn “suy nghĩ” đều bị Lê Duẩn gạt phăng ra ngoài và còn cho đi tù.
Từ nay, Hồ Chí Minh “được phép không phải tham dự những buổi họp của Bộ chánh trị” nữa vì sức khỏe. Còn những người khác như Võ Nguyên Giáp, Lê Liêm thì dành thì giờ trau dồi nghệ thuật, học dương cầm,… Ung văn Khìêm nghỉ Ngoại giao (Đèn Cù, trang 213, 275).
Hạ Tướng Giáp xong, thấy Tướng Giáp không phản ứng, Lê Duẩn còn chửi thêm là “Đồ hèn” (id, trang 270).
Tệ hơn nữa đối với đồng chí, Lê Duần còn ra lệnh cho Hoàng Tùng đục bỏ 2 chữ “Đại tướng” trên nhựt báo Nhân Dân. Một số đảng viên khác không thuộc phe cánh Lê Duẩn bị đi tù hoặc đi cải tạo. Nhưng cải tạo vẫn chưa phải như “ngụy quân ngụy quyền” đi cải tạo sau 30/04/75 cũng theo lệnh khoan hồng của Lê Duẩn vì lúc đầu Lê Duẩn làm dấu đưa bàn tay phát qua cổ (ý giết hết) để trả lời số phận của những người này!
Lê Duẩn không chỉ nhằm hạ những người thân Liên-xô, mà thật ra là hạ tất cả mọi người có thể là đối thủ với anh ta. Trường Chinh cũng là đảng viên kỳ cựu theo Tàu cũng bị cho yên phận. Tại Hội trường Ba Đình, tháng 1/1964, Trường Chinh, trước đảng viên cao cấp và trung cấp học tập Nghị quyết 9, giải thích “…Về cơ bản, đường lối đối nội và đối ngoại của ta đã thật sự thống nhất với Trung quốc”. Khi Mao Trạch-Đông đưa ra tập tài liệu “9 Đại phán xét lại của Liên-xô”, Trường Chinh đã tổng kết đó là “chín quả đấm thôi sơn đánh sập chủ nghĩa xét lại của Liên-xô”. Còn ai ở đất này theo Tàu hơn Trường Chinh!
Lê Duẩn hăng hái làm gia nô Tàu để Tàu cho thay thế Hồ Chí Minh. Tàu chủ trương làm chiến tranh đến người Việt Nam cuối cùng thì Lê Duẩn là người thi hành. Tàu cần gây ra chiến tranh ở Việt Nam để chiếm lấy biển đông và làm chủ Á châu khi “thiên hạ đại loạn” thì Lê Duẩn phất cờ giải phóng Miền nam. Nhơn dân Việt Nam 2 miền tử vong đến 10 triệu để xây dựng sự nghiệp Lê Duẩn. Điều này được Bà 7 Vân xác nhận trong phỏng vấn của BBC với ông Xuân Hồng. Bà còn nói thêm: Lê Duẩn cầu viện Bắc Kinh để nhơn dân khỏi phải hi sanh thêm nữa. Nếu Bắc Kinh từ chối thì ông sẵn sàng cho nhơn dân Việt Nam chết thêm nữa cho hoài bão giải phóng Miền nam của ông. Những người bộ đội cũ còn nhớ những cảnh tượng rùng rợn trên đường xâm nhập. Xác thanh niên, cả thiếu niên chất thành đống, trên những dòng suối làm tắc nghẽn dòng nước. Chim rừng ăn xác chết bay lên không nổi!
Lê Duẩn bám theo Tàu để được ủy nhiệm lo chánh trị thay thế Hồ Chí Minh, Nguyễn Chí Thanh lo quân sự thay thế Tướng Giáp. Nguyễn Chí Thanh chết bất ngờ đã làm cho Mao tức giận đã buột miệng “Các đồng chí đừng buồn nữa” khi đích thân đi tới Tòa Đại sứ Hà Nội ở Bắc kinh phúng điếu. Ngụ ý ta sẽ lấy Miền nam và cả Việt Nam, chớ không phải Liên-xô. Lúc Hồ Chí Minh chết, Mao không đi phúng điếu như đối với Nguyễn Chí Thanh.
Về Mao Trạch-Đông, thầy của Lê Duẩn
Khoảng 1964, Giáo sư Đặng Thai Mai đăng ở trang nhứt báo Văn Nghệ một bài ca ngợi “Thơ và Từ” bất hủ của Mao chủ tịch. Những bài này phản ảnh những vĩ đại này nọ ở Người (id, trang 234) để nâng bi Mao và tìm cho mình cây dù:
“Trong tập “Thơ và Từ”, chúng ta có thể nhìn thấy một người anh hùng kiểu mới, người anh hùng của giai cấp vô sản, người anh hùng lý tưởng của thời đại chúng ta.
Đọc xong tập Thơ và Từ của Mao chủ tịch, chúng ta có lý do để mà nghĩ rằng: Phải là con người vĩ đại mới có thể viết được văn chương thật sự vĩ đại, vì một tác phẩm văn chương vĩ đại bao giờ cũng biểu hiện một cá tính vĩ đại”.
Mời đọc thơ của Mao Trạch-Đông :
Núi Côn-Lôn
Mà nay ta bảo Côn-Lôn:
Không cần quá cao, không cần bấy nhiêu tuyết.
Sao tựa được trời, rút bảo kiếm,
Đem ngươi chặt làm ba khúc,
Một gửi châu Âu,
Một tặng châu Mỹ,
Một trả về Đông quốc.(NXB Văn Học, 1966, trang 95-97)
Qua bài thơ Núi Côn-Lôn, phải chăng ý của Mao muốn chia thiên hạ ra làm 3, phá thế siêu cường Nga-Mỹ lãnh đạo thế giới. Mao phải nhảy vô và giành phần Á châu về mình. Bởi Mao không gọi Á đông mà gọi Đông quốc : Á châu là nước phía Đông của Tàu. Hay rõ hơn Đông ở đây là Mao Trạch-Đông, nước của Mao Trạch-Đông?Trong quyển Mao Tsé-toung, NXB Voix, Paris, 2003, do M.H. Bernard trích dịch:“Tần Thủy Hoàng không có gì siêu quần. Y chỉ chôn 460 nho sĩ; còn chúng tôi, chúng tôi chôn 46.000 người”.“Tất cả phe cộng sản lúc ấy là một chậu nước lớn, nhưng đã ngầu đục, bị Mao lắc cho nổi sóng cuộn gió, và bên trong chậu đó, các anh hùng hảo hán, các kẻ vệ đạo nghiêng ngửa hò hét hủy diệt nhau. Trong sóng gió tối tăm ấy của cộng sản (id, trang 215), mới thấy đúng “thiên hạ đại loạn Trung Quốc được nhờ”!
Những người cộng sản ở Hà Nội đánh nhau, giết nhau, vận dụng mưu lược, hoàn toàn không cho Việt Nam, mà chỉ nhằm quyền lợi bản thân là trên hết. Sự nghiệp của Lê Duẩn là làm chiến tranh giết 10 triệu người cho địa vị của anh ta và phục vụ chánh trị bá quyền của Tàu. Hoàn toàn không có Việt Nam. Đó là tội phản quốc, diệt chủng. Tội chống nhơn loại. Bà 7 Vân có thấy không?
Ai có thể chỉ dùm một người cộng sản chuyên chính là người Việt Nam thương nước! Hay chỉ gồm toàn gia nô cho Tàu hoặc cho Liên-xô?
Nguyễn thị Cỏ May
_____
Chú thích của BBT Cái Đình: