Nguyễn Thị Quỳnh Anh
Muốn ảnh hưởng thế giới hãy bắt đầu nơi chính bạn
Người ta rất ưa thích những thủ thuật ngầm kiểu “thúc khuỷu tay”, qua đó người khác không ý thức được là họ bị ảnh hưởng. Mọi người đều muốn biết tất cả về sự ảnh hưởng lên kẻ khác. Nhưng nhìn chung người ta thường không thể ảnh hưởng trên hành vi của chính mình và đạo diễn chính đời sống của mình được. Trì hoãn, chạy chối, gian dối. “ồ, chỉ một ly nữa mà thôi”, “ngày mai tôi sẽ lại giữ eo”, vùng lên cho chính bạn, dấn thân cho những điều mà bạn thật sự tin tưởng... Hãy học hỏi thêm về sự ảnh hưởng, hãy bắt đầu nơi chính bạn, Roos Vonk đã viết trong tác phẩm mới nhất của bà “Bạn Chính Là Những Gì Bạn Làm”.
Khi tôi còn viết cho báo Intermedia, những bài báo của tôi về những thủ thuật ảnh hưởng (lên người khác) hầu hết được đọc nhiều nhất. Nhà tâm lý học Cialdini đã gặt hái thành công to lớn trên thế giới trong nhiều năm với hội thảo và tác phẩm “Ảnh Hưởng”. Ngay cả chương trình master của chúng ta “Thay Ɖổi Hành Vi” cũng lôi cuốn nhiều sinh viên. Nhất là người ta thường thích những thủ thuật ngầm qua đó người khác không biết là họ bị ảnh hưởng như kiểu thúc khuỷu tay: thừa lúc không để ý lén xô người ta một cái.
Ɖiều khôi hài là người ta lại đặc biệt thích tự mình áp dụng các thủ thuật đó như là người thúc khuỷu tay, chớ không cảm thấy thích thú trong việc tự bảo vệ mình, như người bị thúc khuỷu tay, chống lại sự ảnh hưởng bởi những người khác. Chưa bao giờ người ta thử một lần hỏi về một quyển sách hay một khóa học làm thế nào để họ có thể tự trang bị nhằm chống lại sự ảnh hưởng bởi người khác. Dẫu cho họ biết rằng trong đó có những thủ thuật tâm lý, họ cũng không hề cảm thấy bị đe dọa trong những chọn lựa tự do của chính họ. Cũng như trong sự quảng cáo, họ có ý niệm rằng chỉ những người khác mới bị nó ảnh hưởng mà thôi.
Hợp lý, bởi vì người ta tự nhìn mình như một thực thể tự trị. Ɖề tài chính yếu của hầu hết các môn học về tâm lý xã hội (hãy nghĩ đến các thí nghiệm về sự vâng lời của Milgram và các thí nghiệm chủ nghĩa tuân thủ của Asch) rằng tính tự trị tỏ ra rất là giới hạn: chúng ta bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi môi trường chung quanh. Hoặc là về sự chọn lựa quần áo, âm nhạc, thực phẩm, hay sự giúp đỡ các nạn nhân, sự hung hăng, nỗ lực cho một nhiệm vụ; chúng ta cùng vận hành với những người khác và sau đó chúng ta lại có ấn tượng rằng điều đó phát xuất từ nội tại của chúng ta. Một cách tâm nguyện chúng ta đánh giá thấp sức mạnh của những ảnh hưởng từ bên ngoài trên hành vi, sự chọn lựa và các ưu tiên của chúng ta. Chính sự xem thường đó làm gia tăng cơ hội rằng chúng ta bị ảnh hưởng và bị thúc khuỷu tay bởi vì chúng ta không hề trang bị để chống lại điều này.
Nếu chúng ta thật sự là những người giỏi ảnh hưởng lên kẻ khác thì tại sao chúng ta thường không thể ảnh hưởng lên chính hành vi của chúng ta? Lẽ ra điều đó phải thật là dễ dàng: nếu bạn tự nhủ với chính mình cái gì bạn sắp làm, thì bạn sẽ không phải gặp trở ngại của sự kháng cự khó khăn, sự không hài lòng, sự cố chấp và sự làm ra vẻ mô phạm mà những người khác thường biểu lộ. Phải vậy không? Nhưng quái lạ là chúng ta thường không làm được điều mà chúng ta tự muốn.
Chúng ta chưa bỏ hút thuốc, uống rượu hay ăn kẹo ngọt được, chúng ta cứ hoãn loại các phần việc buồn nản, chúng ta có hoạt động tình dục không an toàn hay ăn nằm với những người không đàng hoàng, truy cập facebook, whatsapp, twitter cả ngày lẫn đêm và nếu không thì ba hoa đủ thứ chuyện trong khi chúng ta “thật sự” phải làm khác hơn; Chúng ta không đấu tranh một cách công khai cho những gì chúng ta tin tưởng và trong đời sống riêng tư, chúng ta cũng liên tục bỏ rơi chính chúng ta bằng cách chạy đua với ảo tưởng trong ngày và tự gian dối với những giá trị thâm sâu nhất của chúng ta.
Chính tôi cũng twitter quá nhiều và do đó tôi gặp một tweet của nữ văn sĩ Marijn Fidder:
Theo một số người thì tôi dễ bị ảnh hưởng nhưng tất cả nỗ lực của tôi chủ yếu để thay đổi chính tôi thì cho đến nay vẫn thất bại.
Ɖó là điều tôi cảm thấy thú vị. Chúng ta muốn thay đồi nhưng chúng ta không muốn bị thay đổi. Chúng ta muốn mình không bị ảnh hưởng và chúng ta nghĩ rằng cũng sẽ không bị như thế – thật là nghịch lý – nhưng chúng ta muốn ảnh hưởng lên chính chúng ta. Và đúng là chúng ta không thể làm được điều đó.
Thay vì tất cả những quyền sách hay những khóa học về việc làm thế nào chúng ta có được những người ở nơi mà chúng ta mong muốn có họ, thì có lẽ tốt hơn chúng ta có thể bắt đầu với câu hỏi: làm sao tôi có được chính tôi ở nơi tôi muốn có chính tôi? Bởi vì nếu bạn không giải quyết được điều đó, tức là trong bản chất bạn không trung thành với chính bạn, không tự trị được và không tự do.
Như biến thể hiện thời trên khẩu hiệu “hãy làm cho thế giới tốt đẹp hơn” do đó tôi muốn đề nghị lại: hãy học hỏi nhiều hơn về sự ảnh hưởng, hãy bắt đầu từ chính bản thân bạn.
Nguyên tác: Beïnvloed de Wereld, Begin Bij Jezelf, Roos Vonk
Chuyển ngữ: Nguyễn Thị Quỳnh Anh
Nguồn: Joop/Opinies, 02-04-2014
Roos Vonk: Tâm lý gia, giáo sư đại học Radbout Universiteit Nimegen (Hòa Lan), bỉnh bút và là tác giả các sách về tâm lý học. Tác phẩm mới nhất: Je Bent Wat Je Doet.