Phạm Ɖình Lân


Lễ Giáng Sinh

.

Lời nói đầu: Bài viết được viết ra bởi một người không phải là tín hữu đạo Christ (Thiên Chúa Giáo, Chính Thống Giáo, Tin Lành, Anh Quốc Giáo, Coptic). Nếu có sai sót xin người đọc bỏ qua và bổ túc hay sửa chữa để được hoàn hảo hơn. Tôi viết bài nầy theo sự gợi ý của thi sĩ Nguyễn Hoàn Nguyên. Tôi mến tặng bài viết nầy cho thi sĩ Nguyễn Hoàn Nguyên, anh chị Nguyễn Hữu Của-Kim Sa và các em Phạm Thị Phương, Ɖỗ Thị Cài, Dzung Nguyễn, Bùi Thị Quý, Nguyễn Thị Thập với tất cả đức tin thiên phú của tôi, người luôn tin rằng “ai không tin vào phép lạ là thiếu thực tế” (Qui ne croit pas aux miracles est irréaliste) - Phạm Ɖình Lân.

***

Người Pháp gọi lễ Giáng Sinh là Noël và người Anh gọi là Christmas. Chữ Noël xuất phát từ tiếng Pháp cổ Naël. Naël bắt nguồn từ tiếng La Tinh NATALIS, có nghĩa là “sinh”, “sự ra đời”.

Lễ Giáng Sinh được cử hành vào ngày 25 tháng 12 Dương Lịch khắp nơi trên thế giới. Ở Bắc Bán Cầu ngày 25-12 là ngày băng giá của mùa Ɖông. Nhưng ở Úc, Nam Bán Cầu, đó là một ngày mùa Hạ oi bức.

Lễ Giáng Sinh được cử hành khắp nơi trên thế giới như làm ấm lại mùa Ɖông băng giá ở các nước ôn đới và hàn đới. Trên thế giới bất luận là quốc gia Hồi Giáo, Ấn Giáo, Phật Giáo, Khổng Giáo, Thần Giáo đều có cộng đồng tín hữu đạo Christ (Thiên Chúa Giáo, Tin Lành, Chính Thống Giáo, Anh Quốc Giáo, Coptic) nên đâu đâu cũng có lễ Giáng Sinh. Lễ Giáng Sinh ngày nay lan rộng sang cộng đồng các dân tộc không theo đạo Christ.

Cử hành lễ Giáng Sinh là cử hành ngày sinh của Chúa Hài Ɖồng, tức Chúa Jesus thường được biết là Jesus xứ Nazareth hay Jesus Christ (Jesus Chúa Cứu Thế). Nazareth là quê của Ɖức Mẹ Mary và Thánh Joseph, là nơi Chúa Jesus sống lúc ấu thời. Nazareth là một thành phố trong vùng Galilee Hạ. Ɖó không phải là nơi sinh của Chúa Jesus. Nơi sinh của Chúa là hang Bethlehem (Nhà Bánh Mì), sinh quán của vua David vì Thánh Joseph là hậu duệ của vị vua nầy. Bethlehem nằm cách thành phố Jerusalem 10 km về phía nam, hiện nằm trong vùng West Bank, vùng cư trú của người Palestine. Thành Bethlehem nằm trong xứ Judea ở miền nam xứ Do Thái.

Căn cứ vào sách Mathew, Luke, Mark trong Tân Ước Kinh, ta có các chi tiết quan trọng như sau:

Tổ chức lễ Giáng Sinh là tổ chức mừng sinh nhật của Ɖức Chúa Jesus. Thực tế khó biết chính xác Chúa ra đời vào năm nào và ngày nào. Theo các học giả nghiên cứu về Chúa Jesus thì Người sinh khoảng năm 6 - 4 trước Tây Lịch và truyền giảng đạo từ năm 27 - 29 sau Tây Lịch. Ɖiều nầy có phần lệch lạc đôi chút. Người ta đã chọn năm Chúa giáng sinh là năm 0 làm mốc thời gian để phân biệt trước hay sau Thiên Chúa Giáng Sinh (BC: Before Christ và AD: Anno Domini), hay nói cách khác trước Tây Lịch và sau Tây Lịch. Vậy Chúa sinh năm 0 và giảng đạo từ năm 27 đến năm 29 AD (sau Tây Lịch hay sau Thiên Chúa Giáng Sinh) thì bị đóng đinh. Như vậy Chúa chỉ sống trên dương thế vỏn vẹn 29 năm. Nếu theo các học giả thì tuổi thọ của Chúa Jesus xê dịch từ 33 đến 34.

Còn ngày 25 tháng 12 thì sao?

Lễ Giáng Sinh đầu tiên được cử hành ở Rome (La Mã) vào ngày 25-12 năm 336. Hoàng đế Charlemagne chọn ngày lễ Giáng Sinh 25-12 để làm lễ đăng quang vào năm 800. Giáo Hội Thiên Chúa La Mã chọn ngày 25-12 làm ngày Giáng Sinh của Chúa Jesus theo lịch Gregorian. Giáo Hội Chính Thống Giáo phương Ɖông cũng dùng ngày 25-12 theo lịch Julian để cử hành lễ Giáng Sinh. Nếu so với lịch Gregorian tức Dương Lịch hiện hành thì lịch Julian đi sau 13 ngày. Thí dụ: Cách Mạng Tháng 10 Nga xảy ra ngày 26-10-1917 theo lịch Julian nhưng là ngày 07-11-1917 theo lịch Gregorian. Vậy ngày Giáng Sinh 25-12 theo lịch Julian của Giáo Hội Chính Thống Giáo sẽ là ngày 06-01 theo lịch Gregorian, nhưng cả hai ngày 25-12 và 06-01 đều nằm trong mùa Ɖông.

Ngày 25 tháng 3 là ngày Lễ Báo Tin của Thiên Thần Gabriel cho Ɖức Mẹ Mary rằng bà thụ thai bởi Ɖức Thánh Linh (Luke 1: 26-38). Ngày 25-03 gần ngày Xuân Phân, tức ngày và đêm bằng nhau. Nếu đúng ngày đó là ngày thụ thai của Ɖức Mẹ Ɖồng Trinh thì ngày sinh của Chúa Jesus xảy ra vào chín tháng sau, tức là ngày 25-12. Ɖó là ngày gần với Ɖông Chí, Vào ngày Ɖông Chí đêm dài hơn ngày.

***

Cuộc đời của Chúa Jesus đầy dẫy những chuyện lạ và phép lạ, đau khổ tột cùng và vinh quang tột đỉnh. Một người được sinh trong máng cỏ hang lừa, vừa chào đời lại phải trốn tránh việc bách hại trẻ nít của vua Herod. Sống trong một gia đình tầm thường trong xã hội thuộc địa dưới sự thống trị của đế quốc La Mã, không có tài liệu nào nói về trường học và thầy dạy học của Chúa Jesus. Nếu không có hiển linh thì làm thế nào một người không giàu có, không học, không giàu kinh nghiệm sống lại có khẩu khí khác thường và đủ khả năng truyển giảng đạo, chữa bịnh, đi trên mặt nước, làm phép lạ về cá và bánh mì cho 5000 người ăn, thâu nhận môn đồ hầu hết là những ngư phủ, biết trước việc gì sẽ xảy ra cho mình, người đệ tử nào sẽ bán Chúa để nhận 30 quan tiền thưởng và còn thúc Juda thi hành ngay sự phản Thầy của ông ta, thấy trước việc Peter chối Chúa trước khi gà gáy sáng ba lần, báo trước ngày phục sinh sau khi bị đóng đinh.

Chúa Jesus bị đóng đinh trên thập tự giá (Bertram van Minden ca. 1340 - 1414/15)

Chúa Jesus là người Do Thái, là giáo chủ của đạo Christ mặc dù trong đời chỉ giảng đạo được hai năm và chết vào tuổi 29. Ɖạo Christ không phải là đạo của người Do Thái vì họ đã có Judaism (Do Thái Giáo) trước đó rồi. Trong ngày xử Chúa Jesus, Pontius Pilate tìm cách cứu Jesus bằng cách hỏi quần chúng hiện diện nên tha chết cho tên nổi loạn giết người Barabbas hay Jesus mà ông và vua Herod cũng không biết phạm tội gì để phải chịu tử hình. Nhưng lạ thay! Quần chúng đòi tha cho tên sát nhân Barabbas và đòi xử tử Jesus. Pilate hỏi lại một lần nữa nhưng tất cả đều trả lời: Ɖóng đinh Jesus trên thánh giá.

Trong chừng mực nào đó, đạo Christ và đạo Phật giống nhau ở chỗ: đạo Christ phát xuất từ Do Thái nhưng không quan trọng ở Do Thái. Ɖạo Phật phát xuất từ Ấn Ɖộ nhưng không quan trọng ở Ấn Ɖộ. Lý do dễ hiểu là người Do Thái đã có đạo Judaism và người Ấn Ɖộ đã có đạo Bà La Môn (Ấn Giáo – Hinduism). Làm sao hai vị tân giáo chủ (Ɖức Chúa và Ɖức Phật) không gặp phản ứng dữ dội từ những vị lãnh đạo tôn giáo đã có từ trước? Chúa Jesus bị đóng đinh nghĩa là bị xem là phạm trọng tội hơn tên giết người Barabbas. Ɖức Phật há không bị ám hại bởi người em họ là Devadatta. Ngoài ra người ta còn nghi ngờ Ɖức Phật bị ngộ độc vào ngày cuối trên dương thế? Các lời ghi chép trong các sách trong Tân Ước Kinh gần như nhau cho thấy phép lạ và sự kiện huyền bí diễn ra đã được ghi chép một cách trung thực chớ không có sự thêm thắt chi cả vì đạo Christ không có địa vị độc tôn ở Do Thái. Vài điều lạ đáng lưu ý sau cái chết của Chúa Jesus trên thập tự giá là:

Có hai chuyện lạ đáng để ý khác là :

Âu Châu, Mỹ Châu là hai lục địa của đạo Christ bao gồm Thiên Chúa Giáo, Chính Thống Giáo, Tin Lành và Anh Quốc Giáo. Ai Cập là xứ Hồi Giáo nhưng có 10 triệu tín đồ Thiên Chúa Giáo cổ xưa. Các giáo sĩ Tây Ban Nha và Bồ Ɖào Nha truyền giảng đạo Thiên Chúa ở Trung và Nam Mỹ. Ở Á Châu 90% dân Phi Luật Tân theo đạo Thiên Chúa vì từ thế kỷ XVI quần đảo nầy đặt dưới sự cai trị của người Tây Ban Nha. Quốc hiệu Phi Luật Tân âm từ chữ Philippines, có nghĩa là quần đảo của hoàng đế Philip II. Ngày nay Nam Hàn có 47% dân số theo đạo Tin Lành và đạo Thiên Chúa. Người Tây Ban Nha truyền giảng đạo Thiên Chúa ở Ɖàng Ngoài vào năm 1533 dưới triều nhà Mạc. Người Bồ Ɖào Nha truyền giảng đạo Thiên Chúa ở Ɖàng Trong, Trung Hoa (Macau), Ấn Ɖộ (Goa), Nhật Bản (Kagoshima), New Guinea, Angola, Brazil, v.v… Ngày nay trên thế giới có 2,5 tỷ tín đồ đạo Christ (30% tổng dân số hoàn cầu) được phân chia như sau:

ƉẠO CHRIST

TÍN ƉỒ

ƉỊA BÀN

Thiên Chúa La Mã

1,2 tỷ

Nam và Trung Âu, Trung và Nam Mỹ

Tin Lành (các hệ phái)

0,9 tỷ (900 triệu)

Bắc Âu, Trung Âu, Bắc Mỹ v.v…

Chính Thống Giáo

0,25 tỷ (250 triệu)

Ɖông Nam Âu, Ɖông Âu (Nga)

Anh Quốc Giáo

0,085 tỷ (85 triệu)

Anh, Nam Phi, v.v…

Coptic

0,010 tỷ (10 triệu)

Ai Cập

Các quốc gia Thiên Chúa Giáo và Chính Thống Giáo có những cống hiến lớn trên các lãnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, kiến trúc, âm nhạc, nghệ thuật và khoa học kỹ thuật. Nhiều nhà truyền giáo dòng Jesuits hay Dominicans nghiên cứu sâu rộng về canh nông, y học, ngôn ngữ học. Pascal, Chateaubriand, Louis Pasteur, Victor Hugo,… đều là những vĩ nhân rất mộ đạo của Pháp. Các quốc gia Thiên Chúa Giáo đều nổi tiếng về việc trồng nho và sản xuất rượu nho. Giáo sĩ Alexandre de Rhodes nghiên cứu quốc ngữ vào thế kỷ XVII. Chữ quốc ngữ La Tinh hóa nay trở thành quốc ngữ của Việt Nam khi Pháp thiết lập nên móng đô hộ của họ trên bán đảo chữ S.

Các nước theo đạo Tin Lành và Anh Quốc Giáo phát triển mạnh mẽ trên lãnh vực kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật. Hoa Kỳ và Anh Quốc là hai quốc gia được nhiều giải Nobel nhất trên thế giới.

Về phương diện xã hội các quốc gia theo đạo Christ đều có cuộc sống cao, được hưởng các quyền tự do tôn giáo, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do hội họp. Nam, nữ được bình quyền và theo chế độ độc thê. Giáo dục bình đẳng và cưỡng bách.

Nhân loại gồm những người duy tâm, duy vật, duy lý và mê tín dị đoan. Người duy vật và duy lý xem hài nhi nằm trong máng cỏ, tức người thanh niên không sự nghiệp, không vợ con, không học vị thành Nazareth sau nầy, là một con người như mọi người. Dù phủ nhận Thánh Linh và chấp nhận đó là người bình thường thì ta không khỏi ngạc nhiên khi thấy một thanh niên trẻ, không học vị, không gia sản, không có gia đình riêng cũng không có chiến công quân sự hiển hách ngoài mặt trận đã chinh phục được 2,5 tỷ nhân loại có mức sống và trình độ văn hóa cao. Như vậy người ấy đã phá vỡ sự bình thường để đi quá xa trong thế giới trần tục mặc cho những đàn áp đẫm máu của các chánh quyền địa phương và chánh quyền thuộc địa thời đế quốc La Mã lúc bấy giờ. Không có gì bảo đảm một hoàng đế quyền uy một cõi, một tướng lãnh uy danh, một nhà thông thái độc nhất vô nhị của nhân loại thành công trong việc thuyết phục vợ con trong gia đình, đừng nói chi đến thiên hạ mặc dù họ được trang bị đầy đủ quyền thế, tiền tài, danh tiếng và trí khôn. Thế mới thấy con số 2,5 tỷ không phải là ít oi.

***

Một hài nhi được sinh trong máng cỏ vào mùa đông giá rét đã phải chạy nạn ngay khi xuất hiện trên trần gian. Hài nhi ấy tự nhiên trở thành đối thủ nặng cân của vua Herod. Mệnh số của hài nhi ấy không tầm thường như những hài nhi khác. Trải qua cuộc đời thơ ấu ở thành Nazareth trong một gia đình thợ mộc tạm đủ ăn, không học trường nào cả nhưng năm 12 tuổi, người thiếu niên ấy đã bàn luận các vấn đề tâm linh thiêng liêng với các bậc thức giả trong Ɖền ở Jerusalem. Căn cứ theo Tân Ước Kinh, Chúa Jesus bắt đầu giảng đạo và thâu nhận môn đồ từ năm 27 tuổi đến 29 tuổi. Từ đó đến nay trên 2000 năm đạo Christ (Christianity – Christians) của hài nhi nằm trong máng cỏ và của người thanh niên thành Nazareth đã phát triển đều khắp thế giới. Không nơi nào không có đạo Christ, kể cả ở những xứ Hồi Giáo, Ấn Giáo, Phật Giáo, Khổng Giáo, Thần Giáo. Thánh Kinh được dịch ra hàng trăm ngôn ngữ để trở thành cuốn sách phổ biến sâu rộng nhất thế giới. Cho đến nay Giáo Hội Thiên Chúa đã có 266 vị Giáo Hoàng. Giáo Hoàng đầu tiên là Thánh St Peter (Saint Pierre tức Simon Peter – Peter/Pierre: thạch/đá).

Lễ Noël hay Giáng Sinh được cử hành ngày 25 tháng 12 ở Bắc Bán Cầu và Nam Bán Cầu, cùng ngày nhưng khác mùa (mùa đông ở Bắc Bán Cầu nhưng là mùa hạ ở Nam Bán Cầu). Lễ Giáng Sinh được cử hành khắp nơi trên thế giới ngày nay. 75% các quốc gia trên thế giới xem ngày 25-12 là ngày lễ. Việt Nam có 11% dân số theo Thiên Chúa Giáo và Tin Lành Giáo nhưng là nơi lễ Giáng Sinh được cử hành long trọng hàng năm bởi những tín hữu đạo Christ và những gia đình không theo đạo Christ. Hài nhi sinh trong máng cỏ vào mùa đông, chạy nạn sang Ai Cập và khi lớn lên bị đóng đinh trên Thánh Giá như biểu tượng của sự nghèo khó, rét lạnh, sợ hãi của người bị áp bức, bị rình rập bắt bớ và giết chóc. Một người đã:

Lễ Giáng Sinh chỉ là sự trang hoàng cây Noël? Thiệp Giáng Sinh? Quà Giáng Sinh? Nhạc Giáng Sinh? Tiệc gà tây vào đêm Giáng Sinh?

Lễ Giáng Sinh bây giờ được xem như ngày đoàn tụ gia đình và ngày hòa bình trên thế giới.

Năm 1914 đệ nhất thế chiến xảy ra đẫm máu ở mặt trận phía Tây. Ngày Giáng Sinh năm ấy được xem là ngày hưu chiến vì cả hai phe giao chiến đều tôn kính Ɖức Chúa Jesus. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam vừa qua các phe giao chiến đều chấp nhận ngày 25-12 là ngày hưu chiến cũng như ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam vậy.

Chúc mọi người một mùa Giáng Sinh Vui Vẻ. Thế giới chỉ hòa bình khi người người đều được sự bình an trong tâm.

Peace in mind.
Peace on Earth.

.

Phạm Ɖình Lân, F.A.B.I.


Cái Đình - 2017