Phạm Ɖình Lân


Ɖồng chí Trung Quốc tố cáo đồng chí Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc

 

…Việc giải quyết các cuộc tranh chấp bằng ngoại giao hay luật pháp không phải là thói quen của các quốc gia Cộng Sản
như Trung Quốc và Cộng Sản Việt Nam. Nên việc Trung Quốc “kiện” Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc cho thấy họ bị đẩy vào thế yếu
.
Người “kiện” và người “bị kiện” đều không có lý vững chắc và cùng ê ẩm như nhau…

***

Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia “đồng chí” láng giềng từng đánh nhau ngoài biên giới trong những năm 1979, 1984 và ngoài biển năm 1988. Lúc ấy Cộng Sản Việt Nam dựa vào Liên Sô, quốc gia từng đánh nhau với Trung Quốc trên đảo Damansky mà người Trung Hoa gọi là Chenpao (Chân Bảo) năm 1969. Năm 1991 Liên Sô sụp đổ. Cộng Sản Việt Nam đành nhục nhã sang Chengdu (Thành Ɖô) xin hàng phục Trung Quốc như xưa và chấp nhận mọi điều kiện do Beijing đưa ra để tái lập quan hệ bình thường giữa hai quốc gia Cộng Sản láng giềng.

Không biết Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Ɖồng, Ɖỗ Mười, Lê Ɖức Anh đã cam kết gì với Trung Quốc để nối lại bang giao giữa hai nước bị gián đoạn khi Lê Duẩn còn sống. Chỉ biết rằng Việt Nam luôn luôn nhắc đến những khẩu hiệu Bốn Tốt và Mười Sáu Chữ Vàng như kinh nhật tụng.

Từ năm 1991 về sau Trung Quốc xem Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam như một quốc gia bộ thuộc. Tất cả các chức vụ từ tổng bí thơ đảng đến các thành phần chánh phủ đều do Beijing lựa chọn, sắp xếp và chuẩn nhận. Những người được Trung Quốc tín nhiệm phải là đảng viên Cộng Sản Maoist, gốc Hoa hay người được họ nuôi dưỡng và đào tạo. Những người có thực quyền thường nằm trong bóng tối hay chỉ làm phó như phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, thứ trưởng Hồ Xuân Sơn, đại tướng Lê Hồng Anh, thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh v.v... Họ tỏ ra chống Trung Quốc “dữ dội” để đánh lạc hướng dư luận trong nước và dư luận quốc tế. Hiện nay Nguyễn Tấn Dũng đóng vai thân Mỹ (vì có con và rể có quốc tịch Mỹ) và thân Nhật một cách yên ổn trong một quốc gia đậm nét Hán tộc phần lớn do “công” của ông mà ra. Nếu ông Dũng thực lòng muốn nghiêng theo Hoa Kỳ và Nhật để đưa Việt Nam ra khỏi cơn ác mộng do ông góp phần lớn tạo ra thì ông cũng được hoan nghinh. Ở điểm nầy chúng ta phải tuyệt đối dè dặt thay vì vội vã lạc quan. Rất khó tin ở Việt Nam có Gorbachev hay Yeltsin mà chỉ có vài tiếng nói yếu ớt của một số người không được chế độ sủng ái, mất quyền hành hay về hưu, bịnh hoạn và sắp lìa đời. Tệ hại hơn là tiếng nói “đối lập cò mồi” do chế độ nặn ra.

Trung Quốc thực hiện Bốn Hiện Ɖại Hóa do Deng Xiaoping (Ɖặng Tiểu Bình) đưa ra với kết quả tốt đẹp. Nước Cộng Sản theo kinh tế tư bản và thuyết mèo trắng, mèo đen nên sớm trở thành một cường quốc kinh tế và quân sự trên thế giới mặc dù lợi tức đồng niên của người Trung Hoa trên lục địa còn kém hơn lợi tức của người dân Peru ở Nam Mỹ. Trung Quốc phát triển kinh tế, kỹ nghệ quốc phòng để nuôi mộng chúa tể ở Ɖông Nam Á và tự cho họ có chủ quyền trên 3 triệu km2 trên Biển Ɖông (90% diện tích biển nầy). Ɖó là Lưỡi Bò chín đoạn chạy dài từ Phi Luật Tân đến Indonesia. Sau đệ nhị thế chiến Trung Hoa Quốc Dân Ɖảng, dưới sự lãnh đạo của thống chế Chiang Kaishek (Tưởng Giới Thạch) là một đồng minh góp phần vào việc chiến thắng phe Trục. Thực tế là nước Trung Hoa bị Nhật xâm chiếm. Họ không trực tiếp đánh thắng Nhật mà chỉ dựa vào thành quả do Hoa Kỳ đem lại sau khi liệng hai trái bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Quân Trung Hoa Quốc Dân Ɖảng được hội nghị Postdam ủy nhiệm giải giới quân Nhật ở Việt Nam từ phía bắc vĩ tuyến 16. Ɖó là cơ hội cho Trung Hoa tái lập ảnh hưởng ở Việt Nam sau khi mất vào tay Pháp kể từ năm 1884.

Chiang Kaishek thâu hồi đảo Taiwan (Ɖài Loan) đã nhường cho Nhật theo tinh thần hiệp ước Shimonoseki năm 1895. Chiang Kaishek có tham vọng chiếm Biển Ɖông mà người Trung Hoa gọi là Nam Hải, tức biển phía nam của nước họ bằng cách vẽ Lưỡi Bò 9 đoạn mà Beijing hiện xem như phần biển và đảo trong vùng rộng 3 triệu km2 nầy thuộc chủ quyền Trung Quốc! Trung Hoa Quốc Dân Ɖảng bị Cộng Sản Trung Hoa đánh bại phải bỏ lục địa chạy ra đảo Taiwan nhờ sự bảo vệ của Ɖệ Thất Hạm Ɖội Hoa Kỳ. Mao Zedong (Mao Trạch Ɖông) và Deng Xiaoping tiếp nối chánh sách bành trướng bá quyền khi đưa quân tấn công xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands) mà Trung Hoa gọi là Xisha (Tây Sa) trong tay Việt Nam Cộng Hòa (1974) và một phần quần đảo Trường Sa (Spratley Islands) mà Trung Hoa gọi là Nansha (Nam Sa hay Zhongsha – Trường Sa) trong tay Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (1988). Từ đó về sau Trung Quốc mua hàng không mẫu hạm của Ukraine và đóng nhiều tàu chiến để thực hiện chủ nghĩa bành trướng bá quyền trên Biển Ɖông. Họ ngăn chận các công ty ngoại quốc trúng thầu thăm dò dầu khí trong vùng Lưỡi Bò. Họ bắt ngư dân Việt Nam đánh cá gần quần đảo Hoàng Sa, tịch thâu cá, tàu bè và bắt họ phải đóng tiền phạt. Vô nhân đạo hơn, họ dùng tàu sắt để đụng chìm tàu gỗ của ngư phủ Việt Nam mà họ buộc tội vi phạm ngư trường của họ! Họ xem Biển Ɖông như cái hồ của họ khi ra lịnh ngư dân các nước trong vùng không được đánh cá trong vùng Lưỡi Bò chín đoạn nhằm bóp nghẹt sự sống của ngư dân các nước, nhất là ngư dân Việt Nam.

Ɖối với Việt Nam họ yên chí không gặp một phản ứng nào từ Hà Nội. Họ xem Việt Nam như một nước chư hầu cùng đảng, cùng chủ nghĩa Cộng Sản. Các nhà lãnh đạo đều là người do họ đào tạo, huấn luyện, tuyển chọn. Ɖầu tháng 5 năm 2014 Trung Quốc lập giàn khoan Hai Yang Shiyou-981 cách đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi 220km, bất ngờ gặp phản ứng mạnh mẽ từ phía Việt Nam. Ngày 07-05-2014 tàu Trung Quốc đâm thủng tàu Cảnh Sát Biển Việt Nam. Hành động thô bạo nầy bị dư luận thế giới, nhất là Nhật Bản và Hoa Kỳ, lên án. Một cuộc biểu tình bạo động diễn ra ở Bình Dương và Vũng Áng, Hà Tĩnh, gây thiệt hại cho các công ty của Taiwan và Ɖại Hàn. Trung Quốc nương cơ hội nầy để kích động dư luận trên lục địa và đảo Taiwan (Ɖài Loan) về NẠN KIỀU như họ đã làm năm 1978 thời Lê Duẩn. Tại diễn đàn an ninh Shangri-La, Singapore, thủ tướng Abe của Nhật và bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Hagel cho rằng Trung Quốc có hành động gây hấn và làm mất ổn định trong vùng Ɖông Nam Á. Cùng lúc đó một chiếc tàu đánh cá Việt Nam bị tàu sắt Trung Quốc cố ý đụng chìm trước sự sợ hãi và kêu cứu của ngư dân trên thuyền. Hội nghị G7 ở Brussels quan tâm đến sự gây hấn và khiêu khích của Trung Quốc quanh đảo Senkaku và trong Biển Ɖông khiến cho hòa bình Ɖông Bắc Á và Ɖông Nam Á bị đe dọa nặng nề.

Tại diễn đàn an ninh Shangri-La tướng Phùng Quang Thanh của bộ Quốc Phòng Việt Nam nói rằng chuyện giàn khoan và những rạn nứt ngoại giao giữa Trung Quốc và Việt Nam chỉ là chuyện anh em trong nhà! Việt Nam luôn luôn tuân thủ Bốn Tốt và Mười Sáu Chữ Vàng. Sự trung kiên của Việt Nam đối với Trung Quốc cho thấy tại sao tổng thống Obama viếng Miến Ɖiện, Thái Lan, Cambodia và gần đây Nhật, Ɖại Hàn, Mã Lai, Phi Luật Tân nhưng không ghé Việt Nam. Việt Nam không dám kiện Trung Quốc như Phi Luật Tân vì có nguyên nhân thầm kín riêng. Ngược lại, ngày 09-06-2014 Trung Quốc tố cáo tại Liên Hiệp Quốc rằng Việt Nam quấy phá họ trong vùng biển thuộc chủ quyền của họ và tàu Việt Nam tấn công tàu Trung Quốc 1.471 lần. Ɖây là cơ hội trông đợi của Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc để giải quyết những tranh chấp quốc tế bằng luật pháp quốc tế, bằng ngoại giao thay cho những đe dọa quân sự hay xung đột võ trang. Hoa Kỳ lẫn Liên Hiệp Quốc chờ Trung Quốc đưa ra những bằng chứng xác minh chủ quyền của họ trên Lưỡi Bò trong 3 triệu km2 và các bằng chứng khác liên quan đến sự khiếu nại của họ. Khi Phi Luật Tân thưa họ về bãi cạn Scarborough, đại diện Trung Quốc không đến. Trong tháng 9 này bắt buộc Trung Quốc phải nộp đầy đủ về bằng chứng chủ quyền của họ trên bãi cạn Scarborough.

Các bằng chứng chủ quyền Trung Quốc ở Hoàng Sa mà họ gọi là Xisha (Tây Sa) và Trường Sa (Zhongsha) mà họ gọi là Nam Sa dựa vào:

Trung Quốc bị dư luận thế giới cô lập. Việc đưa chuyện Việt Nam quấy phá giàn khoan của họ trong lãnh hải thuộc chủ quyền của họ và tàu Việt Nam tấn công tàu của họ gần 1500 lần nhằm phá tan sự cô lập nầy trong dư luận thế giới.

Những bằng chứng mà Trung Quốc đưa ra để chứng minh chủ quyền của họ trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa gây nht nhạt cho Cộng Sản Việt Nam. Từ trước đến giờ họ bưng bít những chi tiết kinh thiên động địa nầy. Chúng chứng minh VNDCCH là một chư hầu của Trung Quốc và, bất luận lý do gì, các lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam từ Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Ɖồng đến Nguyễn Văn Linh, Ɖỗ Mười,Lê Khả Phiêu, Nông Ɖức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng không một thoáng nghĩ đến tương lai và quyền lợi đầt nước mà chỉ nghĩ đến chiến tranh, chủ nghĩa Marx Lenin, nghĩa vụ quốc tế, quyền lực và sự phú túc vật chất của họ và các đảng viên Cộng Sản.

Beijing (Bắc Kinh) nói trắng ra rằng Cộng Sản Việt Nam “ăn cháo đá bát”. Theo họ, Cộng Sản Việt Nam nợ CHNDTQ 870 tỷ Mỹ kim sau hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Nó phải được trả bằng lãnh thổ, biển, đảo. Hà Nội im lặng khi Trung Quốc đánh bại hải quân VNCH và xâm chiếm Hoàng Sa năm 1974. Họ xâm chiếm một phần của quần đảo Trường Sa năm 1988. Họ ra lịnh cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngăn cấm các cựu chiến binh Cộng Sản đặt vòng hoa tưởng niệm các chiến sĩ tử trận trong chiến tranh biên giới năm 1979 và hải chiến Trường Sa chống Trung Quốc vào năm 1988. Bây giờ, theo Beijing, Cộng Sản Việt Nam tìm cách lật lọng. Beijing ám chỉ Cộng Sản Việt Nam xoay chiều để hướng về quốc gia đồng cảnh ngộ Phi Luật Tân và hướng về Nhật và Hoa Kỳ.

Lý của Cộng Sản Việt Nam rất yếu vì suốt 3/4 thế kỷ nầy họ chỉ đặt nặng về tranh, chủ nghĩa Marx-Lenin, đảng Cộng Sản, sự lãnh đạo ưu việt của đảng, sự tôn thờ lãnh tụ anh minh, làm nghĩa vụ quốc tế,… Họ không quan tâm gì đến quyền lợi đất nước và dân tộc. Có bao nhiêu cuốn sách Việt Nam đề cập đến biển, đảo do các nhà trí thức Việt Nam ở hai miền nghiên cứu và xuất bàn sau năm 1954? Việt Nam có bao nhiêu đảo? Và có bao nhiêu dân sống trên hải đảo?

Vì quá nặng tình “đồng chí” và “thầy trò” trong ý thức hệ Cộng Sản, người Cộng Sản Việt Nam xem thường di sản của tổ tiên để lại. Họ vui vẻ chấp nhận sự chia cắt đất nước giữa lúc họ ca ngợi chiến thắng Ɖiện Biên Phủ. Chiến thắng làm chấn động địa cầu nhưng phải chia cắt đất nước chỉ vì nghe theo lịnh của Mao Zedong (Mao Trạch Ɖông), Zhou Enlai (Châu Ân Lai), Molotov! Trong vấn đề quẩn đảo Hoàng Sa và Trường Sa họ không muốn nhắc đến hội nghị San Fracisco năm 1951 công nhận các quần đảo nhỏ nầy thuộc chủ quyền của Việt Nam (Etat du Việtnam Quốc Gia Việt Nam) do quốc trưởng Bảo Ɖại cầm đầu. Lúc ấy thứ trưởng Trần Văn Hưu tham dự hôi nghị với tư cách đại diện Việt Nam. Cộng Sản Việt Nam cũng không nhắc đến cuộc chiến đấu của Hải Quân VNCH trong việc gìn giữ quẩn đảo Hoàng Sa năm 1974.

Bằng chứng về chủ quyền trên quẩn đảo Hoàng Sa (Tây Sa – Xisha) và Trường Sa (Nam Sa – Nansha, Zhongsha) dựa trên những lời tuyên bố của Ung Văn Khiêm, Lê Lộc năm 1956 và bức thơ của Phạm Văn Ɖồng năm 1958 quá yếu:

Lê Lộc còn đi xa hơn bằng cách dùng lịch sử. Có lẽ bây giờ ông ấy đã chết. Hậu duệ của ông có thể cho biết rõ ràng năm nào đời nhà Tống xác định Hoàng Sa và Trường Sa của Trung Quốc? Nhà Tống gồm Bắc Tống (960 – 1127) và Nam Tống (1127 – 1279). Vào thời Nam Tống ngay cả đảo Taiwan vẫn chưa thuộc Trung Hoa sá chi quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mãi đến thập niên 80 của thế kỷ XVII nhà Thanh (Qing) mới chiếm đảo Taiwan (Ɖài Loan). Dùng lịch sử để chứng minh chủ quyền không phù hợp với thực tế dựa vào sức mạnh và quyền thủ đắc theo thời gian. Về phương diện lịch sử Tây Tạng, Tân Cương, Ɖài Loan (Taiwan), Nội Mông, Mãn Châu không thuộc Trung Hoa. Nhưng hiện nay Trung Quốc có chủ quyền “không tranh cãi” trên các vùng đó. Suy cho cùng thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa, các quận Nam Hải (Nan Hai – Kwang Tung - Quảng Ɖông, âm theo tiếng Quảng Ɖông), Uất Lâm (Yu Lin – Kwang Si - Quảng Tây), Thương Ngô (Tsang Wu – Kwang Si - Quảng Tây), Châu Nhai (Chou Yai - đảo Hainan - Hải Nam) Dam Nhi (Tan Eul - đảo Hainan - Hải Nam) thuộc chủ quyền của người Giao Chỉ! Nếu dùng lịch sử theo cách biện luận chủ quyền của Trung Quốc thì các quốc gia Âu Châu, Trung Ɖông, Bắc Phi thuộc chủ quyền của Ý vì trước kia các xứ đó đặt dưới sự thống trị của đế quốc La Mã? Còn biết bao nhiêu chuyện tương tự như thế khắp năm châu.

Vào đầu thập niên 1970 các cuộc khảo cứu cho biết thềm lục địa quanh Hoàng Sa và Trường Sa có khả năng có một số trữ lượng dầu khí quan trọng hơn cả các túi dầu hỏa của Saudi Arabia. Một sự nghiên cứu tương tự được công bố quanh các đảo đá Senkaku. sự dồi dào dầu khí và hải sản kích thích lòng tham của Trung Quốc nên mới có những khiếu nại chủ quyền kỳ quái như đã xảy ra bất chấp luật pháp quốc tế lẫn lý trí thông thường của nhân loại mặc dù chưa hẳn những vùng kể trên có nhiều dầu khí và hải sản như các nhà nghiên cứu đã nói.

Theo cách biện luận của Trung Quốc họ gọi Biển Ɖông là Nam Hải tức phần biển phía Nam thuộc nước Trung Hoa. Vậy phần biển đó của họ? Nếu như vậy thì Vịnh Thái Lan của Thái Lan? Gulf of Mexico của người Mexico (Mễ Tây Cơ) sao? Trung Quốc vội vã đưa người ra quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, lâp cơ sở hành chánh, trường học cho phù hợp với định nghĩa về chủ quyền của một quốc gia trên một hải đảo. Phi Luật Tân, Indonesia có hàng chục ngàn đảo lớn nhỏ khác nhau. Có rất nhiều đảo không có người ở nhưng vẫn thuộc chủ quyền của họ. Trường hợp Hoàng Sa và Trường Sa bị xâm lăng nên cư dân, cơ sở hành chánh, quân sự và trường học mới thiết lập không thể là bằng chứng xác định chủ quyền được. Trung Quốc muốn theo gương Anh đối với đảo Falklands ở Nam Bán Cầu gần Argentina, nghĩa là đưa dân ra đảo sống để có thể có ngày tổ chức trưng cầu dân ý như Anh đã làm ở Falklands năm 2013. Nhưng chuyện Hoàng Sa-Trường Sa không giống chuyện Falklands. Thuyền trưởng John Byron của Anh đặt tên đảo Falklands và hiến dâng đảo nầy cho Anh hoàng George III (1738 – 1820) năm 1765. Cho đến năm 1828 chòm đảo Falklands chưa có người ở. Nó là chủ đề tranh giành của Pháp, Anh, Argentia, Tây Ban Nha. Ɖến năm 1833 chòm đảo Falklands đặt dưới sự cai trị của Anh và được xem như thuộc địa của vương quốc Anh vào năm 1841. Ɖảo nằm cách xa nước Anh trên trên 12.700 km. Dân chúng trên đảo gồm người Anh, Bắc Âu, Pháp, Argentina, người Tây Ban Nha ở Gibralta thuộc Anh. Trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 10 và 11-03-2013 có 92% dânsố trên đảo đi bầu và kết quả cuộc bỏ phiếu cho thấy 98,2% cử tri tán thành đảo Falklands đặt dưới sự quản trị của Liên Vương Quốc Anh.

Sau hai cuộc chiến tranh kéo dài gần 30 năm sau đệ nhị thế chiến làm cho gần 15 triệu người Việt Nam chết, bị thương và vĩnh viễn rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn. Ɖất nước bị bom đạn của các phe lâm chiến tàn phá. Số lượng bom dùng trong cuộc chiến tranh Việt Nam lần thứ hai bằng 2,5 số bom dùng trong đệ nhị thế chiến. Diện tích Việt Nam (hai miền Nam-Bắc) rộng 330.000 km2 hứng chịu 2,5 lần số lượng bom đạn trút xuống chiến trường Âu Châu, Bắc Phi, Trung Ɖông và Thái Bình Dương. Từ 4 đến 5 triệu người Việt Nam vĩnh viễn không còn mang quốc tịch Việt Nam. Việt Nam chịu sự mất mát to lớn như thế để được làm chư hầu Liên Sô và Trung Quốc!!! Việt Nam nợ Trung Quốc 870 tỷ Mỷ kim. Ɖiều đặc biệt là nợ không được trả bằng tiền mà bằng đất đai, biển, đảo của quê hương! Thế mới thấy Hoa Kỳ quá tử tế. Trong đệ nhị thế chiến họ tốn tiền bạc và cả xương máu của dân tộc họ giúp cho các nước Âu-Á, kề cả Trung Quốc đánh phe Trục vì lý tưởng dân chủ sau khi Nhật tấn công Pearl Harbor (cuối năm 1941). Sau khi chiến thắng, họ có chiếm tất đất của nước nào đâu. Thời hậu chiến họ giúp cho các nước đồng minh chấn hưng kinh tế bằng kế hoạch Marshall. Các nước trong phe Trục như Tây Ɖức, Ý, Nhật đều được viện trợ Hoa Kỳ để phát triển kinh tế. Nhưng Hoa Kỳ bị gọi là “SEN ƉẦM QUỐC TẾ”. Bác Hồ hô hào:

Ɖánh cho Mỹ cút            Ɖánh cho Ngụy nhào.

Cộng Sản Việt Nam đã đạt mục tiêu. Sau đó họ đã đưa đất nước và dân tộc Việt Nam đi vào loại thiên đường nào?

Hai bằng chứng có giá trị nhưng không thấy Trung Quốc đưa ra là hai hiệp ước Việt-Trung ký kết năm 1999 và 2000 lúc Lê Khả Phiêu là tổng bí thơ đảng Cộng Sản Việt Nam. Nội dung hai hiệp ước nầy không được công bố nhưng có thể không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vì hai quần đảo nầy được xem như thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc theo sự hiểu biết của Cộng Sản Trung Quốc và Cộng Sản Việt Nam. Còn mật ước Cheng du (Thành Ɖô) năm 1990 nếu có, cũng không có giá trị vì chỉ có tính cá nhân của Nguyễn Văn Linh, Ɖỗ Mười, Phạm Văn Ɖồng… hơn là sự ký kết giữa chánh phủ hai quốc gia được quốc hội của hai bên chuẩn nhận. Do đó những lời tuyên bố của Ung Văn Khiêm, Lê Lộc và công hàm của thủ tướng Phạm Văn Ɖồng về chủ quyền của Trung Quốc trên những hòn đảo thuộc Việt Nam Cộng Hòa hoàn toàn không có giá trị gì cả. Sự kiện nầy được ví như một người đi mượn nợ (VNDCCH) để chuẩn bị chém giết người anh em ruột thịt của mình (VNCH) nói nịnh chủ nợ, vì biết ông ta thèm miếng đất ngoài biển của người anh em ruột thịt bị anh ta xem là kẻ thù, rằng miếng đất ngoài biển đó là của người chủ nợ! Nhìn chung công hàm ngày 14-09-1958 không có giá trị pháp lý ràng buộc nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam phải tôn trọng. Nó giống phần nào bức thơ của tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon gởi cho Hồ Chí Minh hứa sẽ viện trợ 3,2 tỷ Mỹ kim nếu hòa bình vãn hồi. Năm 1975 Hà Nội tự xem là người thắng trận và đòi Hoa Kỳ bồi thường số tiền nói trên theo sự hứa hẹn của Nixon. Phản ứng của Hoa Kỳ là sự im lặng vì đó chỉ là một bức thơ cá nhân dù rằng cá nhân ấy là tổng thống Hoa Kỳ. Hoa Kỳ không thi hành hiệp ước Versailles năm 1919 mang chữ ký của tổng thống Woodrow Wilson vì hiệp ước không được quốc hội phê chuẩn, sá gì một bức thơ.

Việt Nam ê chề vì vụ kiện kỳ quái này vì Trung Quốc không ngần ngại lột trần những sự thật chứng minh Cộng Sản Việt Nam hoàn toàn không có chất Việt Nam trong tâm. Người thì khóc Lenin. Người thì khóc Stalin. Người dựng tượng Lenin. Người sợ môi hở răng lạnh nếu mất Trung Quốc với cảnh sông liền sông, núi liền núi. Người ra lịnh cấm đặt vòng hoa tưởng nhớ các bộ đội tử trận trong chiến tranh biên giới 1979 và hải chiến Trường Sa 1988. Người đàn áp đẫm máu những người biểu tình phô bày chút lòng yêu nước v.v...

Ɖối với Liên Hiệp Quốc đây là một sự thử thách lớn đối với tổ chức quốc tế hay trong việc thực thi công lý quốc tế. Những điều có thể xãy ra tạm lược ghi như sau:

 

Phạm Ɖình Lân, F.A.B.I.

 


Cái Đình - 2014