Phạm Ɖình Lân
Bịnh Việt Nam
…Cơn bịnh Việt Nam xuất phát từ đâu mà ra nông nỗi?...
Việt Nam là một quốc gia Á Châu tiếp cận hai nền văn hóa lớn: văn hóa Trung Hoa và văn hóa Ấn Ɖộ. Ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa ở Việt Nam đậm nét hơn văn hóa Ấn Ɖộ.
Việt Nam từng bị Trung Hoa đô hộ trên 1000 năm. Ba tôn giáo lớn ở Việt Nam trước khi tiếp xúc với người Tây Phương là Khổng, Lão và Phật Giáo. Khổng Giáo hay Ɖạo Giáo (Taoism) phát xuất từ Trung Hoa. Phật Giáo phát xuất ở miền bắc Ấn Ɖộ nhưng Việt Nam tiếp thu Phật Giáo qua các sư tăng Trung Hoa. Phật Giáo Việt Nam phỏng theo Phật Giáo Ɖại Thừa của Trung Hoa. Kinh kệ đều được viết bằng chữ Hán hay phiên dịch ra Hán tự từ tiếng Sanskrit (Phạn). Chùa Phật Giáo Việt Nam phỏng theo kiến trúc chùa Phật Giáo ở Trung Hoa: kiến trúc bằng gỗ với bốn góc cong. Trong chùa có rất nhiều tượng Phật, tượng Bồ Tát, kể cả những nhân vật trong truyên Tam Quốc Chí như Quan Công tức Phật Già Lam, trong truyện Thuyết Ɖường như Tần Thúc Bảo, trong truyện Tây Du Ký như Ɖường Tam Tạng (Trần Huyền Trang), Tôn Hành Giả (nhân vật tưởng tượng) v.v…
Việt Nam được độc lập vào thế kỷ X. Không bao lâu đất nước rơi vào cảnh tượng giữa 12 sứ quân. Việt Nam bị những cơn bịnh định kỳ trầm kha do:
Cơn bịnh Việt Nam xuất phát từ đâu mà ra nông nỗi?
Lãnh đạo
Ɖất nước như một gia đình. Gia trưởng hư đốn, bất tài, bất lực hay không có lòng chăm sóc gia đình và con cái thì gia đình làm sao vươn lên được. Ɖộc hại hơn là gia trưởng tham danh, tham lợi nhận tiền của người ngoài để xúi giục con cái trong nhà đi đánh lộn với người khác rồi đánh luôn cả người trong nhà thì làm sao gia đình yên vui và hưng vượng được.
Nước ta trải qua thời gian thuộc địa lâu dài. Những người lãnh đạo là những anh hùng dẹp loạn hay anh hùng nội chiến như Ɖinh Bộ Lĩnh, Trịnh Kiểm, Trịnh Tùng (phò Lê diệt Mạc, đánh Nguyễn), Nguyễn Ánh (đánh bại nhà Tây Sơn) hay anh hùng đánh đuổi quân xâm lăng như Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lê Lợi (lãnh đạo kháng chiến), Nguyễn Huệ (đánh bại quân họ Nguyễn, họ Trịnh và quân Thanh). Các vua khai sáng ra nhà Ngô, nhà Ɖinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý đều là quân nhân. Trần Thủ Ɖộ, người có kế hoạch cướp ngai vàng của nhà Lý cho họ Trần, là một quân nhân có nhiều mưu lược chánh trị thâm sâu. Trần Thủ Ɖộ không phải là vua nhưng là người tạo ra vua với chế độ Thái Thượng Hoàng. Lê Lợi sáng lập ra nhà Hậu Lê là người có công giải phóng đất nước khỏi ách nô lệ của nhà Minh. Mạc Ɖăng Dung là quân nhân sáng lập ra nhà Mạc bằng một cuộc binh biến. Trịnh Kiểm, Trịnh Tùng là những quân nhân trở thành những nhà lãnh đạo đầy quyền uy ở Bắc Hà với chế độ vua Lê chúa Trịnh như chế độ tướng quân (Shogun) ở Nhật. Nguyễn Nhạc xưng vương sau khi quân Tây Sơn thành công trong việc đánh đuổi họ Nguyễn ra khỏi Phú Xuân. Nguyễn Huệ xưng vương sau khi xua quân bắc tiến diệt Trịnh và sự rạn nứt tình huynh đệ giữa Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ. Nguyễn Ánh khai sáng ra nhà Nguyễn sau khi đánh bại quân Tây Sơn.
Dưới chế độ quân chủ thời phong kiến các vua Việt Nam phải triều cống hoàng đế Trung Hoa để được công nhận tính chính thống trong vương quyền. Các vua Việt Nam xem Trung Hoa là tàn dù an ninh của mình. Vì không có chữ viết, Việt Nam phải học chữ Hán. Việc triều chính, tổ chức hành chánh, tư pháp đều phỏng theo Trung Hoa. Các vua ta không có sáng kiến trị quốc và hưng quốc vì yên chí không ai dám đụng đến vương quyền đã được Trung Hoa công nhận, vì lời dạy vàng ngọc của Ɖức Khổng Phu Tử về trật tự quốc gia, xã hội và gia đình theo thứ bậc QUÂN, SƯ, PHỤ và vì luật TRU DI TAM TỘC dành cho những người dám nổi loạn chống lại triều đình.
Ɖa số các vua đều lo thụ hưởng hơn là chăm lo việc nước nên dù được bồi dưỡng và chăm sóc sức khỏe kỹ lưỡng, tuổi thọ trung bình của các vua chúa Việt Nam rất thấp. Vua Ɖinh Tiên Hoàng bị giết chết trong lúc say rượu khi được 55 tuổi. Lê Long Ɖĩnh chơi bời trác táng nên tuổi thọ chỉ được 23. Lý Thái Tổ có 9 hoàng hậu và vô số cung phi. Khi nhà vua mất, trong triều có loạn do các hoàng tử gây ra. Tuổi thọ của vị vua khai sáng nhà Lý là 54. Tuổi thọ của vua Minh Mạng, vị vua năng động dưới triều Nguyễn, là 49! Suốt 9 thế kỷ sau ngày độc lập khỏi ách đô hộ Trung Hoa, Việt Nam không có chữ viết. Vể điểm này Việt Nam kém hơn Cambodia, Lào và Xiêm La. Việc giáo dục không được các vua chú trọng mặc dù từ thế kỷ thứ XI trong nước có tổ chức thi cử để tuyển chọn nhân tài ra giúp nước. Trong Lục Bộ không có bộ Giáo Dục riêng biệt. Các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Ɖức nổi tiếng giỏi về văn chương, thi phú và sùng Khổng Giáo nhưng suốt thế kỷ XIX dù có tổ chức thi Hương, thi Hội, thi Ɖình nhưng trong nước không có trường công lập ở các địa phương. Các trường học nếu có đều là trường tư do các thầy đồ (sinh đồ, tú tài), quan lại hưu trí giảng dạy tại nhà. Ở kinh đô có Quốc Tử Giám dành cho con các quan lại triều đình mà thôi.
Ngoại giao đồng nghĩa với việc triều cống Trung Hoa hơn là bang giao và tìm hiểu thêm một quốc gia nào khác với Trung Hoa. Ɖến khi bị người Pháp đem quân ra đánh Bắc Kỳ, triều đình phải nhờ giặc Cờ Ɖen của Lưu Vĩnh Phúc giúp đỡ trong khi cầu viện với Bắc triều vẫn biết rằng Trung Hoa bị liệt cường Tây Phương xâu xé trước khi Việt Nam bị Pháp chinh phục! Vua quan ta không biết phải làm gì để cứu nước. Người thỉ chủ chiến. Người thì chủ hòa. Người thì nghĩ đến canh tân. Cả ba khuynh hướng đều được bàn thảo dữ dội nhưng không có phương thức thực thi cụ thể và kiến hiệu nào cả.
Vị vua giỏi được lịch sử đề cao (lịch sử do các sử quan hưởng bổng lộc triều đình viết) là vị vua sùng bái Khổng Giáo, tha thuế cho dân khi thất mùa vì thiên tai bão lụt, hạn hán, hoàng trùng, hay mở kho lúa để phát cho dân khi bị nạn đói. Những mẩu chuyện bà Từ Dũ nhân từ không cho tôi tớ tạt nước sôi vào đàn kiến hay việc vua Tự Ɖức cúi xuống cho mẹ (bà Từ Dũ) đánh vì đi săn thú dưới cơn mưa không giúp ích gì cho việc trị quốc của một minh quân. Người lãnh đạo giỏi làm lợi cho đất nước không nhất thiết phải là nhà đạo đức, một nhà xã hội, một thầy tu, một người con hiếu đễ hay một người văn chương lỗi lạc như các sử gia chịu ảnh hưởng Khổng Giáo ra sức đề cao. Suốt 9 thế kỷ độc lập và nội chiến, kinh tế Việt Nam vẫn là kinh tế nông nghiệp. Chiếc cày thời Chao To (Triệu Ɖà) vẫn còn được dùng. Những tranh chấp về đất đai được xem như nét đặc trưng của xã hội nông nghiệp. Nên có câu:
Nhất hộ hôn
Nhì điền thổ
Từ năm 1884 về sau các vua Việt Nam đều là những người trẻ do Pháp chọn. Dù vậy Pháp đã đày vua Hàm Nghi sang Algeria vào năm 1889 và Thành Thái, Duy Tân sang đảo Réunion vào những năm 1907 và 1916. Các vua Ɖồng Khánh, Khải Ɖịnh, Bảo Ɖại trở thành những bóng mờ dưới mắt người Việt Nam. Sự lu mờ của ba vị vua nầy làm nổi bật ngôi sao của Nguyễn Ái Quấc (Hồ Chí Minh sau nầy).
Chế độ quân chủ chuyên chính là chế độ độc tài. Vua tự xem và được xem là Thiên tử thế Thiên hành đạo. Vua là người vô tội và bất khả xâm phạm. Vua ở phương Ɖông nắm quyền Hành Pháp, Lập Pháp và Tư Pháp và là người chủ trì lễ tế Trời trong nước. Vua là tổng tư lịnh quân đội. Vua có vô số đặc quyền: không ai được cất nhà giống cung điện của vua; không ai giàu hơn vua; không ai dám nói đến tên vua, kể cả chữ lót; một số từ ngữ chỉ dành cho vua và hoàng tộc mà thôi như mồ mả của vua gọi là lăng tẩm, thân thể của vua gọi là long thể, vua bịnh phải nói là vua se mình; hoàng hậu sinh con phải nói là hoàng hậu lâm bồn v.v... Ai nổi loạn chống triều đình thì bị tru di tam tộc. Làng nổi dậy chống triều đình bị triệt hủy, dân làng bị giết sạch, làng bị rắc vôi và cấm không cho dân xây cất nhà v.v...
Trong lịch sử Việt Nam thời quân chủ chuyên chính có chế độ thái thượng hoàng do Trần Thủ Ɖộ đặt ra. Trần Thủ Ɖộ là một quân nhân, một nhà tổ chức chánh trị thiên phú, cố nhiên rất nhẫn tâm vì dùng mọi phương tiện để đạt cứu cánh. Chế độ thái thượng hoàng nhằm mục đích tránh những cuộc tranh chấp ngai vàng dưới triều Trần. Cũng nhằm mục đích nầy Trần Thủ Ɖộ không từ bỏ một phương tiện nào dù bị xã hội Khổng Giáo xem là loạn luân (hôn nhân giữa những người trong gia đình họ Trần) hay thủ đoạn tàn ác nào đối với nhà Lý. Trần Thủ Ɖộ có tội ác đối với nhà Lý. Nhưng ông là người kiến tạo ra nhà Trần, người tạo ra vua nhưng không làm vua và là người đã lèo lái con thuyền Ɖại Việt vượt qua cơn sóng xâm lăng của nhà Nguyên (Yuan) lần thứ nhất mở đường cho hai chiến thắng lớn trước đạo quân dũng mãnh trên thế giới thời bấy giờ (thế kỷ XIII).
Trịnh Kiểm và con là Trịnh Tùng là người đặt nền móng cho chế độ chuyên chính lưỡng đầu: có vua và có chúa. Chúa lấn quyền vua. Việc phế lập hay giết vua đều do các chúa Trịnh định đoạt. Chế độ độc tài của vua Lê chúa Trịnh kéo dài từ đầu thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII. Chế độ nầy tồn tại vững mạnh nhờ chinh chiến triền miên giữa Trịnh-Mạc (1530-1591),Trịnh -Nguyễn (1627-1672), Trịnh-Mạc ở Cao Bằng (1591-1677). Bắc Hà trở thành môi trường phát triển chiến tranh, loạn lạc, bất công, tham nhũng với những cảnh mua quan bán tước công khai và cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan! Trịnh Giang bị Thiên Lôi đả nên sống dưới hang. Ông cấm dân chúng ở Bắc Hà không được đốt đèn ban đêm vì sợ… Thiên Lôi nhận dạng.
Chế độ quân chủ do nhà Nguyễn đại diện cáo chung năm 1945. Ngày 02-09-1945 Hồ Chí Minh đọc Tuyên Ngôn Ɖộc Lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, một nền Cộng Hòa đầu tiên ở Ɖông Nam Á sau đệ nhị thế chiến. Hồ Chí Minh là một cán bộ do Ɖệ Tam Cộng Sản Quốc Tế đào tạo và huấn luyện ở Moscow vào năm 1924 và 1934. Khởi thủy ông là đảng viên đảng Cộng Sản Pháp (1920), được gởi sang Liên Sô dự Quốc Tế Nông Dân Cộng Sản rồi được huấn luyện để trở thành cán bộ hoạt động cho Ɖệ Tam Quốc Tế (Comintern) do Lenin thành lập năm 1919. Năm 1945 không ai biết gì về Hồ Chí Minh, kể cả vua Bảo Ɖại. Bộ máy tuyên truyền của Mặt Trận Việt Minh đưa Hồ Chí Minh ra khỏi bóng tối lịch sử để được cả nước biết đến. Từ tháng 08 năm 1945 đến 19-12-1946 Cụ Hồ giấu kỹ lý lịch Cộng Sản của mình. Vả chăng lúc bấy giờ đa số người Việt Nam cũng không biết Cộng Sản là gì để thương, ghét hay sợ ngoại trừ một số gia đình trí, phú, địa, hào bị Cộng Sản giết hại trong Phong Trào Sô Viết Nghệ Tĩnh vào thập niên 1930 ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi và Nam Kỳ Khởi Nghĩa ở Hóc Môn, Hiệp Hòa, Mỹ Tho năm 1940 và ở nông thôn khắp cả nước sau Cách Mạng Mùa Thu 1945.
Năm 1954 Việt Nam bị qua phân. Miền Bắc theo chế độ Cộng Sản dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và đảng Lao Ɖộng Việt Nam, tức đảng Cộng Sản hồi sinh vào năm 1951. Trường Chinh là tổng bí thơ đảng Lao Ɖộng. Hồ Chí Minh đưa chủ nghĩa Marx-Lenin vào Việt Nam và là người thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1930 mô phỏng theo đảng Cộng Sản Liên Sô. Trường Chinh chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Cộng Sản Mao. Dù là Cộng Sản theo đường lối Sô Viết hay Mao, chế độ Cộng Sản là chế độ độc tài đảng trị sùng bái cá nhân lãnh tụ đảng. Hành pháp, lập pháp, tư pháp, công an, quân đội đều do đảng lựa chọn và sắp xếp. Chủ tịch nhà nước (tương đương với tổng thống ở các nước dân chủ), thủ tướng chánh phủ, chủ tịch quốc hội, chánh án tòa án tối cao đều phải phục tùng lãnh tụ đảng. Lãnh tụ đảng là người “anh minh” không bao giờ sai. Lãnh tụ đảng Cộng Sản có quyền hạn lớn hơn vua thời quân chủ chuyên chính. Vương quyền ở Việt Nam còn bị giới hạn bởi chế độ xã thôn tự trị, sự hiện diện của các quan ngự sử, ý niệm “ý dân là ý Trời”,… Lãnh tụ đảng Cộng Sản có quyền hạn vô biên trên cả Hành Pháp, Lập Pháp và Tư Pháp. Trong nước chỉ có một đảng mà thôi. Ɖó là đảng Cộng Sản.
Ở Liên Sô sau khi Lenin mất, Stalin là người chỉ huy đảng Cộng Sản Liên Sô. Ȏng bắt đầu thanh trừng tất cả những đảng viên cao cấp và có nhiều công lao trong Cách Mạng tháng 10 và các thân hữu của Lenin như Trotsky, Kamenev, Zinoviev, v.v... Trường hợp tương tự xảy ra với Mao Zedong (Mao Trạch Ɖông), chủ tịch đảng Cộng Sản Trung Hoa, khi Cách Mạng Văn Hóa nổ bùng năm 1966 và kéo dài đến khi ông mất, làm cho hầu hết các đồng chí của ông trong thời Vạn Lý Trường Chinh đều ngã gục, kể cả chủ tịch Liu Shaoqi (Lưu Thiếu Kỳ). Dư luận thế giới và Việt Nam tán tụng ông Hồ Chí Minh như vĩ nhân của thế kỷ. Thế giới và nước Nga, Trung Hoa, Bắc Hàn, Việt Nam há không xem Lenin, Stalin, Mao Zedong, Kim Il Sung, Hồ Chí Minh là vĩ nhân sau khi giẫm chân trên hàng triệu xác chết của nhân dân các nước ấy và nhân loại, làm cho hàng chục triệu người khác chết hay sống vất vưởng vì đói? Hóa ra vĩ nhân là những người gây tác họa như Shih Huang-Ti (Tần Thủy Hoàng, 259-210 trước Tây Lịch) hay sao? Ȏng Hồ Chí Minh say sưa với công tác do Ɖệ Tam Quốc Tế giao phó để trở thành một chiến sĩ Cộng Sản, một Cominterchik hiến dâng trọn đời cho lý tưởng Quốc Tế Cộng Sản do Liên Sô lãnh đạo.
Nếu ông Hồ Chí Minh phục vụ cho quyền lợi của Việt Nam thì:
Nếu chế độ Cộng Sản tốt đẹp và ông Hồ Chí Minh là một vĩ nhân của đất nước thì không có cảnh 1 triệu người Bắc di cư vào Nam năm 1954, 4 triệu người vượt biên bằng đường thủy hay đường bộ trốn khỏi Việt Nam sau khi Việt Nam được thống nhất dưới chế độ Cộng Sản năm 1975, nhân dân miền Bắc đã không rơi vào tình trạng nghèo đói. Việc tuyển lựa người phục vụ không dựa vào khả năng mà dựa vào thành phần giai cấp, lý lịch tham gia hoạt động Cộng Sản. Cách đào tạo nhân tài dựa vào HỒNG hơn CHUYÊN nầy giống như đem phân bón đắt tiền bón vào hột lép trong khi chặt bỏ mọi cây tươi có nhiều khả năng mang lại nhiều hoa lẫn quả. Ɖó là cách phá vỡ tiềm năng phát triển của xứ sở để biến quê hương thành một thuộc quốc của Liên Sô hay gần hơn của Trung Quốc.
Thực chất ông Hồ Chí Minh không đấu tranh cho độc lập Việt Nam mà biến Việt Nam thành một nước Cộng Sản nằm trong quĩ đạo Liên Sô lẫn Trung Quốc, quốc gia láng giềng có liên hệ lịch sử và văn hóa lâu đời với Việt Nam. Ɖiều nầy rõ rệt khi Hồ Chí Minh chấp nhận chia đôi đất nước và miền Bắc chịu hai tầng lớp đế quốc Cộng Sản Da Trắng (Liên Sô) lẫn Da Vàng (Trung Quốc). Ȏng Hồ Chí Minh đánh Pháp để Trung Quốc tái lập ảnh hưởng đã mất từ năm 1884. Trung Hoa Quốc Dân Ɖảng đã thực thi chánh sách nầy năm 1945 khi đưa quân vào Bắc Bộ dưới danh nghĩa tước khí giới quân Nhật ở phía bắc vĩ tuyến 16. Năm 1950 Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc bám chặt ảnh hưởng đối với Việt Minh bằng viện trợ võ khí, thuốc men, lương thực, cố vấn chánh trị và quân sự, … Cộng Sản Trung Hoa tái lâp ảnh hưởng ở miền Bắc bằng xương máu của người Việt Nam. Vậy mà Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phải mang ơn và mang nợ Trung Quốc! Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn tiếp tục tạo thêm cuộc chiến tranh đẫm máu ở miền Nam bằng viện trợ bồi hoàn của Liên Sô và Trung Quốc. Ɖất nước Việt Nam ở hai miền bị bom đạn cày xới; xương máu người Việt Nam đã đổ để Liên Sô và Trung Quốc yên ổn xây dựng đất nước họ, còn Việt Nam trở thành một tôi tớ không được trả tiền công mà còn mang nợ.
Trong chiến tranh Việt Nam II Liên Sô viện trợ hàng năm cho Hà Nội 450 triệu Mỹ kim tiền chuyên chở võ khí. Từ năm 1965 đến 1974 họ có 4.500 binh sĩ, 6.500 sĩ quan và tướng lãnh làm cố vấn cho quân đội Cộng Sản miền Bắc. Riêng Trung Quốc cho biết Việt Nam nợ họ 870 tỷ Mỹ kim sau hai cuộc chiến tranh! Ɖây là con số bất khả tín vì các bộ đội Cộng Sản miền Bắc ăn uống thiếu thốn, người nhỏ bé, chân mang dép làm bằng vỏ xe. Trung Quốc còn lạc hậu về kinh tế và kỹ nghệ, tiền đâu mà giúp cho Cộng Sản Việt Nam nhiều như vậy. Năm 1975 Hoa Kỳ chỉ ngưng viện trợ 350 triệu Mỹ kim mà miền Nam sụp đổ. Chúng tôi nói như thế để thấy Beijing khuếch tán con số nợ quá đáng! Với số nợ kinh khủng nầy các lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam thời hậu Hồ Chí Minh, Trường Chinh và Lê Duẩn có dâng cả nước Việt Nam cho Trung Quốc vẫn chưa trả hết nợ!!!
Là một thuộc địa vừa được độc lập trong hoàn cảnh đất nước phân ly, các nhà lãnh đạo Việt Nam đều do các cường quốc lựa chọn. Ở miền Bắc Hồ Chí Minh, Trường Chinh và Lê Duẩn được hậu thuẫn của Liên Sô hay Trung Quốc. Ở miền Nam Bảo Ɖại, Ngô Ɖình Diệm hay Nguyễn Văn Thiệu phải được hậu thuẫn của Pháp hay Hoa Kỳ. Mười lăm (15) tháng sau ngày đất nước qua phân quốc trưởng Bảo Ɖại bị thủ tướng Ngô Ɖình Diệm lật đổ. Bảo Ɖại trở thành vị lãnh đạo Việt Nam bị lật đổ hai lần: lần thứ nhất ông tuyên bố thoái vị để trở thành công dân một nước độc lập hơn là vua của một nước nô lệ sau khi nhận một điện tín vô danh đe dọa (1945). Lần thứ hai ông bị lật đổ bằng một cuộc trưng cầu dân ý tổ chức vào ngày sinh nhật thứ 42 của ông (23-10-1955).
Bảo Ɖại là người thụ động, không làm gì nên không có tội cũng không có công. Tội, nếu có, là tội chểnh mảng việc nước.
Ȏng Ngô Ɖình Diệm là người năng nổ độc tài. Hồ Chí Minh là nhà độc tài Cộng Sản. Ngô Ɖình Diệm là nhà độc tài tư sản, thư lại. Ở miền Bắc có độc đảng Cộng Sản cầm quyền. Ở miền Nam có độc đảng Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng Ɖảng cầm quyền. Ở miền Bắc có vô số bài ca suy tôn lãnh tụ (Bác Hồ). Trong thời kháng chiến chống Pháp đã có Mười Chín Tháng Năm ngày sinh cụ Hồ với:
Tuốt gươm thiêng dâng cho nước nhà.
Ở miền Nam có:
Ai bao năm từng lê gót nơi quê người.
Cứu đất nước thề tranh đấu cho tự do.
*
Ngô tổng thống! Ngô tổng thống muôn năm!
Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô tổng thống.
Không khác gì sự suy tôn thống chế Pétain vào thập niên 1940 với:
Maréchal! Nous voilà, devant toi, le Sauveur de la France.
Về tên tuổi trên chánh trường quốc gia và quốc tế ông Ngô Ɖình Diệm không thể so sánh với ông Hồ Chí Minh. Nhưng chế độ độc tài của Ngô Ɖình Diệm không tước đoạt quyền sống của dân như chế độ độc tài Cộng Sản do ông Hồ đại diện. Tỷ lệ mù chữ và nghèo đói ở miền Nam sụt giảm nhanh chóng. Ȏng Ngô Ɖình Diệm là một nhà hành chánh, ít nhiều ông có trách nhiệm của một phụ mẫu chi dân . Ȏng chiêu hiền bằng cách mời các trí thức Việt Nam ở Pháp về giúp nước. Những trí thức có khả năng nhưng khuynh tả như Trần Lê Quang, Lê Văn Thới, bác học gốc hoàng phái như Bửu Hội,… hợp tác với chánh phủ Sài Gòn.
Trong một thời gian ngắn miền Nam có các trường đại học ở Sài Gòn, Huế, Ɖà Lạt và Hải Học Viện ở Nha Trang. Ɖến đầu thập niên 1970 miền Nam có 400 trường Trung Học Phổ Thông. Ngoài ra còn có các trường Tổng Hợp, đại học Cộng Ɖồng, Viện Ɖại Học Cần Thơ, không kể các đại học tôn giáo và đại học tư. Tối thiểu mỗi tỉnh ở miền Nam có một trường Trung Học đệ nhị cấp dạy thi Tú Tài I và Tú Tài II. Việc tuyển chọn các nhà hành chánh, sư phạm, bác sĩ, kỹ sư,… đều thông qua các kỳ thi tuyển tương đối công bằng dựa vào tài năng của thí sinh chớ không dựa vào lý lịch chánh trị. Nhiều sinh viên có cha tập kết vẫn không bị làm khó dễ trong việc học hành, thi cử và tuyển dụng vào cơ quan chính phủ. Ngay cả mồ mả của ông Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ ông Hồ Chí Minh, ở Cao Lãnh cũng không hề bị chánh quyền thuộc địa Pháp hay chánh quyền quốc gia xâm phạm. Ɖể phát triển kinh tế, chánh phủ miền Nam có chánh sách dinh điền, chương trình khai thác than đá Nông Sơn, thiết lập nhà máy xi măng Hà Tiên, nhà máy dệt, nhà máy giấy Biên Hòa, kỹ nghệ thủy tinh Khánh Hội, kỹ nghệ đường Hiệp Hòa, Vĩnh Phú, Bà Lụa, v.v... Nên nhớ rằng Cộng Sản bắt đầu những cuộc ám sát, khủng bố và gây chiến tranh phá hoại ở miền Nam từ năm 1957. Hàng ngày có một số viên chức xã, ấp và giáo viên nông thôn bị giết chết. Ɖường xá bị đào xới, đặt mìn. Vài chiếc cầu nhỏ bị đánh sập.
Miền Nam vẫn có dân chủ dù là một nền dân chủ ấu trĩ. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1961 vẫn có những liên danh đối lập như liên danh Hồ Văn Nhựt-Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Ɖình Quát-Nguyễn Thành Phương. Liên danh Ngô Ɖình Diệm-Nguyễn Ngọc Thơ không đắc cử với 99% phiều bầu như Hồ Chí Minh đắc cử ở Hà Nội! Ɖó là ấn dấu sơ khởi của nền dân chủ non trẻ.
Tướng Nguyễn Văn Thiệu đại diện cho chế độ quân nhân ở miền Nam sau cuộc đảo chánh ngày 01-11-1963. Một nền dân chủ ấu trĩ trong một quốc gia chiến tranh không có gì là bất thường cả. Thực tế chế độ chánh trị ở miền Nam suốt 10 năm dưới thời tổng thống quân nhân không phải là một chế độ độc tài quân phiệt đáng khiếp sợ. Các sư sãi, linh mục, ký giả, thương phế binh, sinh viên, học sinh như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi biểu tình công khai. Không một người biểu tình nào bị cảnh sát bắn chết ở miền Nam từ năm 1965 đến 1975 như đã xảy ra ở đại học Kent, Ohio, nơi 4 sinh viên bị Vệ Binh Quốc Gia bắn chết trong cuộc biểu tình phản chiến ngày 04-05-1970. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1967 có 11 liên danh ra tranh cử. Liên danh Nguyễn Văn Thiệu-Nguyễn Cao Kỳ đắc cử khiêm nhượng với tỷ lệ 37% phiếu bầu. Liên danh Trần Văn Hương-Mai Thọ Truyền dẫn đầu ở Sài Gòn. Liên danh Phan Khắc Sửu-Phan Quang Ɖán dẫn đầu ở Huế. Cuộc bầu cử tổng thống năm 1971 là cuộc bầu cử độc diễn vì chỉ có vỏn vẹn liên danh Nguyễn Văn Thiệu-Trần Văn Hương và ứng cử viên phó tổng thống dự khuyết Trần Thiện Khiêm. Hai tướng Dương Văn Minh và Nguyễn Cao Kỳ rút lui vì ước lượng không thắng cử chớ không phải bị đe dọa không được ra tranh cử.
Ɖời sống nhân dân miền Nam cải thiện rõ rệt nhờ viện trợ Hoa Kỳ. Người cày có ruộng. Chủ điền được bồi thường thỏa đáng. Công nhân được luật lao động bảo đảm. Họ có quyền đình công. Mỗi tôn giáo đều được tự do truyền giảng và hành đạo. Hầu hết dân chúng đều có xe gắn máy, ra-dô, truyền hình, tủ lạnh. Thị dân có nước máy và đèn điện trong nhà. Nông dân có máy bơm nước, máy cày nhỏ. Ngư dân có thuyền máy. Ɖó là một cố gắng to tát của một quốc gia chiến tranh, nơi tệ trạng tham nhũng không sao tránh khỏi. Tham nhũng nở rộ đến nỗi thủ tướng Trần Văn Hương phải than rằng ”Giết hết tham nhũng lấy ai làm việc?” Nếu so sánh với tệ nạn tham nhũng hiện nay dưới chế độ Cộng Sản, người ta ngạc nhiên thấy rằng tài sản của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu kém xa tài sản của bất cứ viên xã trưởng (chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Xã) nào của Cộng Sản Việt Nam.
Rất khó so sánh tướng Nguyễn Văn Thiệu với tướng Park Chung Hee của Ɖại Hàn. Tướng Park Chung Hee cứng rắn hơn tướng Nguyễn Văn Thiệu rất nhiều. Tướng Park đàn áp đối lập và những người chống đối chế độ rất đẫm máu. Ȏng có vẻ khắc khổ hơn tướng Thiệu. Ȏng là nhà độc tài quân sự, một cựu sĩ quan do Nhật đào tạo thời Nhật thuộc, nhưng là người đã đưa Ɖại Hàn từ một quốc gia nghèo nàn bị chiến tranh tàn phá thành một quốc gia kỹ nghệ có một nền kinh tế phồn thịnh ở Á Châu. Ȏng Thiệu không thể có thành tích to lớn như vậy được vì chiến tranh leo thang, tệ nạn tham nhũng, hối lộ và sự chi phối kinh tế của người Hoa ở miền Nam. Ɖại Hàn không bị ràng buộc bởi các nhân tố vừa kể, lại có một nhà lãnh đạo liêm khiết, có nhiệt tâm, có tinh thần trách nhiệm và có viễn kiến về việc phát triển quốc gia.
Nếu ông Hồ Chí Minh mang chiến tranh, giết chóc, phá vỡ đoàn kết dân tộc, tiêu diệt tiềm năng phát triển quốc gia bằng cách tiêu diệt trí thức, tiêu diệt lòng yêu nước của dân tộc bằng cách gieo rắc khủng bố, sự sùng bái Liên Sô, Trung Quốc, Lenin, Stalin, Mao Zedong (Mao Trạch Ɖông) vĩ đại và sùng bái chính bản thân ông thì các ông Trường Chinh Ɖặng Xuân Khu, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Ɖỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Ɖức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng lún sâu vào tư tưởng nô dịch hóa đất nước và dân tộc để có quyền hành và thụ hưởng vinh quang phú quí.
Cộng Sản Việt Nam như con cá nằm trong rọ Trung Quốc. Họ bị khinh miệt đến nỗi báo chí Trung Quốc gọi họ là những đứa con hoang khi Yang Jiechi (Dương Khiết Trì) đến Hà Nội vào trung tuần tháng 6 năm 2014 sau vụ giàn khoan Hai Yang Shiyou-981. Beijing (Bắc Kinh) xem Việt Nam là một quận của tỉnh Guangdong (Quảng Ɖông). Tháng 4 năm 2014 chủ tịch (tổng đốc hay tỉnh trưởng) Guangdong là Hu Chunhua (Hồ Xuân Hoa) gởi 16 điều (16 chữ vàng?) bắt Cộng Sản Việt Nam phải làm như một huấn lệnh của cấp trên đối với cấp dưới thừa hành. Ɖiều ngộ nghĩnh lạ thường là 16 điều đó gởi cho bộ Ngoại Giao Việt Nam và vị thứ trưởng Ngoại Giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn (Hu Chunshan?), người nói tiếng Hoa hơn là nói tiếng Việt, chuyển lịnh xuống các địa phương!! Beijing thừa biết các lãnh đạo Việt Nam không dám chống hay làm trái ý họ. Nếu Beijing loại họ ra khỏi quyền hành thỉ họ xách gáo ăn xin như lời nhạo báng của các lãnh đạo Cộng Sản Trung Quốc thời hậu Deng Xiaoping (Ɖặng Tiểu Bình) dành cho giới lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam.
Trí thức
Trong thang xã hội Khổng Giáo ta có: nhất SĨ, nhì NȎNG, tam CȎNG, tứ THƯƠNG. Như đã thấy thời phong kiến ở nước ta không có trường công lập. Tỷ lệ người biết chữ Hán không đến 1%, nghĩa là tỷ lệ mù chữ trên 99%! Vì vậy các ông Ɖồ, ông Cử, ông Nghè được trọng vọng vì không phải lao động nhọc nhằn và dầm mưa dãi nắng. Khác với quan niệm rèn luyện thân thể cường tráng của người Tây Phương, các nhà Nho Hán học của chúng ta tự biến mình thành người dài lưng tốn vải ăn no lại nằm một cách thư thả và nhàn nhã. Họ tự xem mình là người quân tử khác với phường vai u thịt bắp phàm phu tục tử khác. Nhiều thiếu nữ trộm yêu kẻ SĨ với những câu thơ bất hủ trở thành ca dao:
Chiều chiều lại nhớ chiều chiều,
Nhớ người quân tử khăn điều vắt vai.
*
Thà rằng làm thiếp thứ mười,
Còn hơn chánh thất của thằng đần ngu.
*
Một đêm quân tử nằm kề,
Còn hơn thằng ngốc vỗ về quanh năm.
Xã hội trọng SĨ đã lãng quên công nghiệp và thương nghiệp. Kinh tế quốc gia giậm chân tại chỗ với một nền nông nghiệp cổ xưa đã có từ nhiều thế kỷ trước. Việc xem thường vai u thịt bắp ngụ ý sự xem thường của các quan văn đối với các quan võ vô tình phá vỡ sức mạnh của việc quốc phòng. Các ông Cử (cử nhân), ông Nghè (tiến sĩ) ra làm quan nhờ số vốn thi văn, chữ Hán và am tường nghĩa lý và lời dạy của các thánh hiền Trung Hoa. Khi ra làm quan, họ đảm nhận công việc hành chánh lẫn quân sự tại địa phương trấn nhậm. Làm thế nào tiến sĩ Phan Thanh Giản giữ nổi thành Vĩnh Long năm 1867? Làm sao phó bảng Hoàng Diệu giữ nổi thành Hà Nội trước sự tấn công của Henri Rivière năm 1882? Cả hai đều dùng sự tự sát để trả lời câu hỏi đơn giản trên. Trước khi chết Phan Thanh Giản tỏ lòng trung quân bằng cách hướng về Huế quì lạy vua. Lúc bấy giờ cho dù người giữ thành là một võ quan chuyên nghiệp cũng không giữ được thành bằng những võ khí thô sơ do các lò rèn sản xuất.
Trí thức trong buổi giao thời khi Pháp chiếm Nam Kỳ và lập nền bảo hộ ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ phần lớn là những người biết tiếng Pháp và chữ quốc ngữ như các ông Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Ký, Lê Phát Ɖạt (Huyện Sĩ), Diệp Văn Cương, Nguyễn Hữu Bài, Ngô Ɖình Khả, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim, Nguyễn Tiến Lãng, v.v... Các vị nầy có địa vị khả quan trong xã hội thuộc địa. Cho đến thập niên 1940 những người có bằng tiểu học (CEPCI) được xem là trí thức. Có bằng thành chung (DEPSI) là trí thức bậc trung. Tốt nghiệp Cao Ɖẳng Hà Nội là trí thức trung cao cấp. Tốt nghiệp đại học ở Pháp về là trí thức cao cấp. Dù là trí thức Tây học tốt nghiệp đại học Pháp, Anh hay Hoa Kỳ, dư âm lối học từ chương, cử nghiệp vẫn còn tồn đọng trong tâm não trí thức Việt Nam. Trí thức Việt Nam thích văn chương, luật học, triết học hơn là khoa học, kỹ thuật. Về khoa học người ta yêu thích y khoa và dược khoa vì là hai ngành học kiếm được nhiều tiền và nhàn nhã hơn là ngành kỹ sư. Giữa những trí thức Tây hoc được đào tạo ở Pháp và trí thức được đào tạo trong nước vẫn có sự kỳ thị cao thấp, còn nói chi đến trí thức thành thị và đại bộ phận quần chúng mù chữ ở nông thôn.
Ȏng Bùi Quang Chiêu là kỹ sư canh nông đầu tiên của Việt Nam tốt nghiệp năm 1897. Ȏng Nguyễn Văn Xuân là người Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp trường Polytechnique năm 1911 (ông là trung tướng của Pháp và là thủ tướng chánh phủ Quốc Gia Lâm Thời năm 1948 trước khi Bảo Ɖại hồi loan). Ȏng Ɖỗ Hữu Vị là người Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp trường võ bị St. Cyr của Pháp năm 1906 và là phi công Việt Nam đầu tiên (1911). Sau ông 30 năm có trung tá Không Quân Nguyễn Văn Hinh, sau nầy là trung tướng chỉ huy quân đội Quốc Gia, rồi trung tướng chỉ huy Không Quân Pháp. Tất cả các vị ấy đều có quốc tịch Pháp. Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh, Phạm Ngọc Thạch, kỹ sư Phạm Ngọc Thuần, thân sinh đại tá Phạm Ngọc Thảo,… đều là những trí thức Tây học có Pháp tịch. Ȏng Hồ Chí Minh, Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Khánh Toàn,… há không có tên Nga và được xem như công dân Liên Sô khi nhận sự huấn luyện chánh trị, tình báo và kỹ thuật sách động quần chúng để phục vụ cho Quốc Tế Cộng Sản (comitern) do Liên Sô cầm đầu?
Pháp là quốc gia tư bản nhưng là mội trường phát triển của chủ nghĩa xã hội Thiên Chúa Giáo và chủ nghĩa Marxism. François Noel Babeuf được biết dưới tên Gracchus Babeuf (1760-1797) được xem là người đầu tiên xướng lên chủ nghĩa Cộng Sản sơ khai ở Pháp sau khi vua Louis XVI bị hành quyết. Hồng kỳ xuất hiện lần đầu tiên ở Paris trong cách mạng 1848. Ɖó là năm Karl Marx cho ra đời Bản Tuyên Ngôn Cộng Sản. Công Xã Paris năm 1871 là chánh phủ Cộng Sản đầu tiên thời Ɖệ Nhất Quốc Tế Cộng Sản. Karl Marx, Lenin, Trotsky từng sống lưu vong ở Paris.
Kỹ sư Nguyễn Thế Truyền là người Việt Nam đầu tiên theo chủ nghĩa Marx. Nhưng đến năm 1954 ông di cư vào Nam. Các sinh viên Việt Nam du học ở Pháp như Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Tạo, Tạ Thu Thâu, Hồ Hữu Tường, Phan Văn Hùm đều theo Cộng Sản Ɖệ Tam, còn gọi là Stalinism hoặc Ɖệ Tứ hay Trotskyism. Ɖệ Tam hay Ɖệ Tứ Cộng Sản đều chủ trương bạo động đẫm máu. Nhóm Ɖệ Tứ ở Việt Nam bị nhóm Ɖệ Tam thủ tiêu năm 1945. Giả sử họ thành công và tồn tại, họ theo đuổi cuộc cách mạng thường trực, nghĩa là bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản khắp toàn thế giới như làm nghĩa vụ quốc tế mà Cộng Sản Việt Nam không ngớt rêu rao hàng ngày sau năm 1975 như là một đảng xuất cảng cách mạng Cộng Sản. Ȏng Hồ Hữu Tường có lập trường mập mờ giữa Ɖệ Tam và Ɖệ Tứ Cộng Sản. Như những triết gia khuynh tả hay Cộng Sản, ông là người không tưởng đầy chủ quan và thành kiến tự hào dân tộc khi tạo ra nhân vật Phi Lạc, một người vô sản điển hình Việt Nam ở làng Cổ Nhuế, trở thành một nhà chánh trị đại tài đùa giỡn với Nga, Tàu và Hoa Kỳ. Nếu ông Hồ Hữu Tường còn sống, ông sẽ thấy Phi Lạc của ông chỉ là con nhái trước miệng rắn mà thôi.
Không biết yếu tố nào của chủ nghĩa Cộng Sản Stalinist và Trotskyite hấp dẫn các sinh viên Việt Nam ở Pháp. Ɖấu tranh giai cấp? Xã hội không giai cấp? Xã hội không có người giàu, người nghèo? Giải phóng thuộc địa? Thành quả “tốt đẹp” do cách mạng tháng 10 Nga đem lại? Chế độ bình sản? Lý tưởng xã hội? Cách mạng lãng mạn? Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Tạo, Dương Bạch Mai, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Hồ Hữu Tường, Tạ Quang Bửu, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Ɖức Thảo, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn Hữu Thọ, Dương Thị Quỳnh Hoa, Trịnh Ɖình Thảo, Phạm Huy Thông, Phạm Ngọc Thuần,… đều là những nhà trí thức Tây học được dân chúng Việt Nam nể trọng. Sự cống hiến của họ cho đất nước và dân tộc Việt Nam có tương xứng với tiếng tăm và sự ngưỡng mộ mà họ nhận được từ quần chúng không? Các vị nói trên có vẻ không để ý đến câu nói của “Con Cọp Già” Clémenceau với Jaurès: “Ȏng Jaurès nói hay lắm. Nhưng tất cả những điều ông nói đều ở thì tương lai.” Có phải chăng các đại trí thức nầy thích chủ nghĩa Cộng Sản vì óc hiếu sát và thích đổ máu? Nghĩa là thích thú với cảnh giết chóc đẫm máu thời Ɖại Khủng Bố của Robespierre ở Pháp vào đầu thập niên 1790, Công Xã Paris 1871 và dư âm cảnh chém giết đẫm máu ở Liên Sô thời Lenin và thời Ɖại Thanh Trừng của Stalin sau khi Lenin mất? Không thể nào họ không biết gì về chủ nghĩa Cộng Sản mà lại theo nó? Không thể nào họ ngây thơ tin rằng Liên Sô hào hiệp cứu giúp Việt Nam ra khỏi sự đô hộ của Pháp và các thuộc địa khác ra khỏi sự thống trị của các đế quốc Tây Phương? Không thể nào họ không phân biệt sự khác nhau giữa hoạt động của đảng Cộng Sản Pháp trong lòng một quốc gia dân chủ đa đảng với độc đảng Cộng Sản cầm quyền ở Liên Sô? Những đại trí thức ấy có trách nhiệm phần nào về việc hướng dẫn dư luận quần chúng vào con đường phiêu lưu đẫm máu với những mảnh bằng và thành tích học vấn hào nhoáng của họ (Tạ Quang Bửu là người Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp đại học Oxford. Nguyễn Mạnh Tường lấy tiến sĩ luật và văn chương cùng một năm khi mới 23 tuổi. Trần Ɖức Thảo đậu thủ khoa thạc sĩ, v.v…). Nói như thế không có nghĩa là hoan hô những đại trí thức đem hết tâm can mình phục vụ cho Pháp hay quốc gia ngoài Việt Nam nào mà chỉ tiếc rẻ cho những viên ngọc tinh thần của xứ sở trao cho người khác hay trao nhằm kẻ không biết giá trị của nó để bị dập nát một cách oan uổng. Ở điểm nầy chúng ta thấy sự sáng suốt của nhà cách mạng duy tân Phan Châu Trinh. Ȏng là một phó bảng Hán học nhưng không ngưỡng mộ văn hóa Trung Hoa. Ȏng đả phá chế độ quân chủ khi phản kháng Cường Ɖể bắt các sinh viên Ɖông Du làm lễ thiết triều ở Nhật năm 1906. Ȏng phản đối vua Khải Ɖịnh sang Pháp dự cuộc đấu xảo ở Marseille năm 1922. Sống ở Paris, Phan Châu Trinh không hề quan tâm đến chủ nghĩa Marx, Công Xã Paris hay cách mạng tháng 10 Nga.
Trong thời kỳ đất nước qua phân những trí thức sớm chịu ảnh hưởng văn hóa Hoa Kỳ như Phan Quang Ɖán, Nguyễn Văn Thơ, Phan Thị Nguyệt Minh, Nguyễn Ngọc Linh, Huỳnh Văn Lang, Nguyễn Xuân Oánh,… sau nầy có Nguyễn Tiến Hưng, Hoàng Ɖức Nhã,… đều có vai trò quan trọng trong đời sống chánh trị ở miền Nam. Vào thập niên 1960 vài sinh viên Việt Nam xuất thân từ những gia đình có thế lực ở miền Nam được học bổng sang du học ở Hoa Kỳ và Pháp như Ngô Vĩnh Long, Trương Ɖình Hùng và Nguyễn Ngọc Giao. Ɖó là ba nhà trí thức trẻ hưởng ân huệ của chánh quyền Sài Gòn để hoạt động kiến hiệu cho Cộng Sản Hà Nội! Ɖó là ba nhà trí thức trẻ nổi danh đầu tư chánh trị hai hay ba mặt (thế lực gia đình ở miền Nam, hoạt động cho Cộng Sản miền Bác hay cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và có thể cho một quốc gia nào khác). Ɖó là lý tưởng? Yêu nước? Yêu danh vọng cá nhân? Hay là cách đánh bài chánh trị nhiều cửa? Dù là Ɖại (Tài) hay Tiểu (Xỉu) đều thắng nhỏ, nếu thắng; hay thua nhỏ, nếu thua!
Việt Nam có kỹ sư hay tiến sĩ khoa học xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học ngoại quốc trứ danh. Nhưng các vị ấy chưa sử dụng tài năng của mình để góp phần vào việc phát triển quê hương về phương diện khoa học kỹ thuật. Ȏng Nguyễn Văn Xuân tốt nghiệp Polytechnique để trở thành tướng lãnh của Pháp và thủ tướng chánh phủ Quốc Gia. Ȏng Hoàng Xuân Hãn tham gia nội các Trần Trọng Kim sau cuộc đảo chánh của Nhật ngày 09-03-1945. Ȏng có lưu lại Danh Từ Khoa Học và một cuốn sách nói về Lý Thường Kiệt. Ȏng Nguyễn Ngọc Bích có sử dụng gì đến những gì mà ông học ở Polytechnique đâu. Ȏng tham gia kháng chiến. Bị bắt, ông sang Pháp và học y khoa. Các tiến sĩ kinh tế học như Nguyễn Mạnh Hà, Âu Trường Thanh, Nguyễn Xuân Oánh, Vũ Quốc Thúc, Nguyễn Cao Hách, Nguyễn Văn Hảo hay những trí thức tốt nghiệp Cao Ɖẳng Thương Mại Pháp (HEC: Haute Étude Commerciale) như Trần Văn Văn, Kha Vạng Cân, Lê Văn Kim (tướng), Trịnh Văn Bình,… đều được hành chánh hóa hay chánh trị hóa, nghĩa là có chức quyền trong guồng máy chánh phủ chớ không có cống hiến lớn trong việc phát triển kinh tế hay thương mại quốc gia.
Nhìn chung sự cống hiến của các sĩ phu Hán học và trí thức Tây học Việt Nam cho sự hưng vượng của đất nước rất khiêm tốn. Các nhà lãnh đạo Việt Nam không trọng dụng trí thức, không tạo nguồn cảm hứng cho trí thức hăng say làm việc, không sử dụng đúng khả năng và đặt họ đúng chỗ để cho họ làm việc có hiệu xuất cao, có lợi cho việc phát triển đất nước một cách toàn diện. Vì sao? Vì các nhà lãnh đạo không quan tâm đến tương lai đất nước và dân tộc và vì chinh chiến triền miên. Chế độ Cộng Sản trù giập trí thức. Chế độ quân nhân biếm nhẽ trí thức trói gà không chặt. Các nho gia thời quân chủ chuyên chính xem các võ quan là những người vai u thịt bắp. Về phương diện tâm lý cá nhân, lãnh đạo không có khả năng, không học vị và không nhiệt huyết không thể thích hay trọng dụng người có học vị, có khả năng và có nhiệt huyết hơn mình vì sợ người ấy được quần chúng mến phục khiến cho địa vị của họ bị lung lay. Vì bất mãn, tự mãn hay thiếu phương tiện, đa số trí thức đều không đào sâu sự nghiên cứu và tìm tòi để cập nhật hóa với trào lưu tiến bộ trên thế giới, nhất là trên lãnh vực khoa học kỹ thuật. Từ khi đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời, trí thức là đối tượng bị diệt trừ của đảng theo đúng khẩu hiệu do đảng đưa ra:
Trí, phú, địa, hào
Ɖào tận gốc, tróc tận rễ.
Trí thức tham gia kháng chiến vì lòng yêu nước đơn thuần hoàn toàn thất vọng khi họ bị đặt dưới sự lãnh đạo của các đảng viên đảng Cộng Sản Ɖông Dương và họ bị liệt vào thành phần trí thức tiểu tư sản, kẻ thù của giai cấp vô sản! Người biết nói tiếng Pháp là Việt gian, gián điệp cho Pháp v.v... Thế là bị chặt đầu, mổ bụng thả trôi sông. Nhiều người chết âm thầm trong lúc công tác. Bỏ ra thành và không hợp tác với Pháp bị liệt vào trí thức trùm chăn. Trải qua hai cuộc chiến sau đệ nhị thế chiến nhiều trí thức bị thủ tiêu, bị lao động khổ sai trong các trại lao động tập trung, bị điên loạn vì bị chế độ cô lập, bỏ đói và khủng bố tinh thần. Có người đành phải rời bỏ quê hương để đi tìm tự do và lẻ sống. Có người phải mượn cửa Thiền để quên đi cuộc đời đắng cay, phiền nhiễu, phi lý và phi nhân tính không ngừng diễn ra trên đất nước.
Quần chúng nhân dân
Như đã thấy, Việt Nam chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa sâu đậm trên 1.000 năm dưới ách đô hộ Trung Hoa. Họ nào có ở Trung Hoa đều được tìm thấy ở Việt Nam. Ba tôn giáo lớn ở Việt Nam là Khổng, Lão và Phật Giáo. Khổng và Lão Giáo xuất phát ở Trung Hoa. Ɖạo Phật xuất phát ở Nepal nhưng đạo Phật ở Việt Nam do các sư tăng Trung Hoa truyền giảng nên khác xa với Phật Giáo Tiểu Thừa ở Tích Lan, Miến Ɖiện, Thái Lan, Cambodia và Lào. Trong chùa Phật Giáo Ɖại Thừa, Phật Thích Ca được tượng trưng bằng một tượng Phật nhỏ. Người Trung Hoa lẫn Việt Nam đều xem mình là con cháu Thần Nông. Cho đến giữa thế kỷ XX tỷ lệ nông dân ở Việt Nam và Trung Hoa xê dịch từ 90-95%. Nông dân rất quí đất đai vì đó là nguồn sống. Họ có óc ngờ vực vì bị bao vây bởi sự sợ hãi về sự bất thường của thời tiết (nắng, mưa, giông bão, lụt lội), trộm đạo và côn trùng (cào cào, châu chấu phá hại mùa màng). Họ sống quanh quẩn sau lũy tre làng nên sự hiểu biết về những chuyện ngoài nơi cư ngụ rất hạn chế. Óc địa phương gia tăng. Dân làng nào cũng cho rằng địa phương của mình có nhiều ưu điểm hơn các nơi khác. Vì ít giao tiếp với các địa phương khác nên sự cảm thông giữa dân chúng các địa phương khác nhau không được trọn vẹn. Sự chia rẽ và kỳ thị địa phương cũng được tìm thấy ở Trung Hoa giữa người Hoa Bắc và người Guangdong (Quảng Ɖông) ở phía Nam. Khuynh hướng chánh trị của dân chúng các miền cũng khác nhau. Hoa Bắc, Hoa Trung giống miền Bắc và miền Trung Việt Nam, là địa bàn thu hút nhiều đảng viên Cộng Sản. Hoa Nam, nhất là Guangdong, trù phú như Nam Bộ, là địa bàn của Quốc Dân Ɖảng. Nam Bộ không có nhiều đảng viên Cộng Sản như Bắc Bộ và Trung Bộ. Người bình dân tiêu biểu của Trung Hoa là nhân vật A Q của Lu Xun (Lỗ Tấn). Người bình dân tiêu biểu của Việt Nam là Thằng Bờm trong bài ca dao cùng tên.
Trong quá khứ, Triều Tiên hay Nhật Bản đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Một thời Nhật Bản tỏ ra thán phục văn hóa Zhangan (Trường An – Changan). Nhưng chỉ có người Việt Nam say mê truyện Tàu, thức ăn Tàu (ăn cơm Guangzhou - Quảng Châu), cưới vợ Sozhou (Tô Châu), chết ở Hangzhou (Hàng Châu) và tôn trọng các cổ tục của người Trung Hoa như Tết Nguyên Ɖán, Tết Ɖoan Ngọ, Tết Cửu Trùng, Tết Trung Thu, Thần Phước-Lộc-Thọ, Phật Di Lạc, Phật Ɖịa Tạng, v.v... Những ngày âm dương xung sát, tam nương, sát chủ đều được kiêng cử khi khởi công làm công việc gì như mở tiệm, xây cất nhà cửa hay cử hành lễ cưới, lễ chôn cất người chết chẳng hạn. Việt Nam dùng Dương Lịch dưới thời Pháp thuộc. Tuy vậy cho đến bây giờ Âm Lịch cũng còn được dùng để tổ chức lễ cưới, coi ngày cất nhà, mở cửa hàng hay giỗ chạp trong gia đình. Chữ quốc ngữ La Tinh hóa đã trở thành quốc ngữ trên một thế kỷ nay. Nhưng có những gia đình thờ Thổ Thần hay Thần Táo không bằng hình tượng mà bằng một tờ giấy đỏ viết đầy chữ Hán. Phải là chữ Hán mới linh! Nhiều người Việt Nam theo đạo Thiên Chúa cũng chia xẻ ý niệm nầy khi muốn được cầu kinh bằng tiếng La Tinh hơn là ngôn ngữ nước nhà! Cũng là người Việt Nam thuộc tín ngưỡng khác nhau nhưng cả hai đều tin rằng tiếng nước mình không linh nên có câu: Phật nhà không thiêng hay Phật ngự Phương Tây (Tây Phương Phật). Tử vi, phong thủy Trung Hoa ảnh hưởng sâu nặng từ thượng lưu trí thức đến thảo dân mù chữ trong nước.
Dân ta không nặng về tôn giáo mà nặng về mê tín dị đoan. Sự trung quân ái quốc của Khổng Giáo được hiểu theo nghĩa hẹp hòi về sự sùng bái đối với một vị vua nào đó vì quyền lợi cá nhân liên hệ đến vị vua đó, không cần biết đức độ và khả năng trị quốc của vị vua ấy, tức là trung với cả hôn quân, bạo chúa. Vị vua ấy mất thì thi hành câu trung thần bất sự nhị quân. Sự sụp đổ của một vương triều được xem như cảnh vong quốc như câu thơ: Nhớ nước đau lòng con quốc quốc của bà Huyện Thanh Quan diễn đạt. Như vậy quốc gia mất đi một số người cần hợp sức để xây dựng quê hương! Tư tưởng trung quân ái quốc đó hiện nay được đảng Cộng Sản Việt Nam gieo trồng: Trung với đảng, tôn thờ lãnh tụ đảng. Người ta run sợ trước đảng Cộng Sản và tung hô ông Hồ Chí Minh vĩ đại mặc dù không biết gì về ông ấy đến nỗi có một người Ɖài Loan (Taiwan) nào đó viết sách nói ông Hồ Chí Minh là người Tàu tên Hồ Tập Chương nhưng cả nước từ lãnh tụ đảng, chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội đến quần chúng nhân dân không biết ông Ɖài Loan nầy nói đúng hay sai để có phản ứng thích nghi!
Bộ máy Thiên Ɖình được thế tục hóa với chế độ đa Thần. Khi gặp nạn hay để hoàn thành một ước muốn gì, người ta van vái cúng heo, cúng gà để trả lễ. Cách gieo trồng phúc đức cũng đơn giản theo tư tưởng bất biến của cảnh đi ngang về tắt. Chỉ cần bỏ một ít tiền mua cá hay chim để thả là có phúc đức trùng trùng. Sự hiện diện của cái trống trong chùa không đi đôi với lời khuyên kiêng sát sinh nếu mặt trống được làm từ da bò hay da trâu. Nhưng những điều kể trên không phải là tư tưởng đầy sáng tạo của dân ta mà là tư tưởng học từ người Trung Hoa. Trung Hoa có dòng lịch sử loạn lạc vì nội chiến và những cuộc nổi dậy của nông dân. Việt Nam cũng xuôi theo dòng lịch sử ấy. Nội chiến, Bắc thuộc, Nam chinh, loạn lạc, Tây xâm và kháng ngoại xâm chiếm trên 80% thời gian kể từ ngày độc lập từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XX. Hãy tưởng tượng nỗi đau khổ của dân chúng, sự lo lắng, khiếp sợ của họ cũng như sự tàn phá đất nước do loạn lạc và chinh chiến gây ra. Từ năm 1945 đến 1975, suốt 30 năm dài Việt Nam trở thành bãi chiến trường thí nghiệm của võ khí, bom đạn và cuộc trắc nghiệm của phong trào giải phóng thuộc địa và chiến tranh gián tiếp giữa Hoa Kỳ và khối Cộng Sản do Liên Sô và Trung Quốc đứng đầu bằng xương máu của người Việt Quốc Gia (Nationalist) và người Việt Cộng Sản (Communist).
Một quốc gia nhuộm khói lửa chiến tranh như vậy mà đa số dân chúng chỉ biết lờ mờ về lịch sử quê hương giữa lúc họ thuộc làu các nhân vật trong Thuyết Ɖường, Tam Quốc Chí, Hán Sở Tranh Hùng, Thủy Hử, Thanh Cung Mười Ba Triều, Tậy Du Ký, v.v... Các tuồng hát đều xoáy vào các tuồng tích Trung Hoa đến nỗi khi đi xem hát bộ, người ta mạnh dạn phê phán kép đóng vai Quan Công hay Trương Phi không đúng vì mặt Quan Công phải đỏ như lửa, Trương Phi phải râu rìa, da đen ngòm, mắt ốc nhồi, v.v... Những áng văn nổi tiếng của Việt Nam đều dùng cốt truyện, phong cảnh Trung Hoa với cây tùng, cây bách và tuyết trắng của miền ôn đới. Khi tiếp xúc với văn hóa Pháp, vài địa danh hay danh nhân thế giới được Hán hóa. Montesquieu trở thành Mạnh Ɖức Tư Cưu, La Fontaine: Lã Phụng Tiên, Jean Jacques Rousseau: Lư Thoa, Garibaldi: Gia Lý Ba Ɖích, Washington: Hoa Thịnh Ɖốn, Karl Marx: Mã Khắc Tư, America: A Mỹ Lệ Gia, France: Pháp Lan Tây, Germany: Nhật Nhĩ Man, Balkans: Ba Nhĩ Cán, Paris: Ba Lê, Rome: La Mã, v.v...
Khi xâm chiếm Việt Nam, chính người Pháp khởi động việc nghiên cứu lịch sử và nguồn gốc văn hóa Việt Nam qua việc khai quật các trống đồng mà người Trung Hoa đô hộ trước kia tìm cách phá hủy để xóa bỏ nét văn hóa đặc trưng của dân tộc bị đô hộ. Từ phong trào nghiên cứu lịch sử các học giả mới thấy tinh thần độc lập ước muốn vươn cao của các vua Việt Nam khi triều cống Trung Hoa nhưng không sang chầu hoàng đế nước nầy. Chẳng những vậy, vài vị vua Việt Nam còn xưng đế, kể cả hoàng đế Bảo Ɖại. Việt Nam từng mang quốc hiệu Ɖại Cồ Việt, Ɖại Việt, Ɖại Nam. Một đảng cách mạng do Trương Tử Anh, một sinh viên trường Luật Hà Nội gốc ở Phú Yên, thành lập lấy tên là đảng Ɖại Việt. Ɖó là một đảng cách mạng dựa trên chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn đối lại với đảng Cộng Sản Ɖông Dương dựa vào chủ nghĩa Marx-Lenin đè bẹp ở Việt Nam. Nông dân vô sản bị lôi cuốn bởi Người Cày Có Ruộng. Công nhân ngã theo Cộng Sản để cải thiện cuộc đời vì họ có gì để mất ngoại trừ mất sự nghèo khổ và ngục tù xiềng xích như lời tuyên truyền đầy quyến rũ của các đảng viên Công Sản.
Cuối thập niên 1920 châu thổ sông Hồng bị nhân mãn. Nhiều nông dân ra thành phố tìm công ăn việc làm với tư cách là thợ không chuyên nghiệp. Người thì làm thợ khai thác than đá Hòn Gai, Cẩm Phả. Người làm phu khuân vác ở các bến cảng. Người tìm được công việc lao động ờ nhà máy dệt Nam Ɖịnh, nhà máy diêm ở Thanh Hóa. Nhiều người ký hợp đồng vào làm việc trong các đồn điền cao su ở Phú Riềng, Dầu Tiếng, Long Thành, Xuân Lộc. Có người làm phu ở Nouvelle Calédonie gần Úc Ɖại Lợi! Ɖảng Cộng Sản Ɖông Dương và Việt Nam Quốc Dân Ɖảng đều cho rằng thực dân Pháp ép dân nghèo trên châu thổ sông Hồng ký hợp đồng để đưa vào làm việc ở các đồn điền cao su đèo heo hút gió làm mồi cho bịnh sốt rét ngã nước. Ȏng Lê Ɖức Anh là người miền Trung từng làm việc cho đồn điền Quản Lợi, Lộc Ninh, tỉnh Thủ Dầu Một tức Bình Dương sau nầy với tư cách “thầy su” (surveillant) tức giám thị các phu cạo mủ. Một số lớn phu cạo mủ cao su là đảng viên hay cảm tình viên đảng Cộng Sản Ɖông Dương. Ɖể sách động đấu tranh, Cộng Sản tuyên truyền rằng mỗi gốc cao su chôn một xác chết của một phu cạo mủ Việt Nam. Nếu những người phu bị áp bức ký hợp đồng vào làm phu trong các đồn điền ở Nam Bộ hay Nouvelle Calédonie xa xôi thì năm 1945, 1954, 1975 là những cơ hội cho họ trở về miền Bắc xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa. Bao nhiêu người đã trở về miền Bắc? Họ đã chết hết nên không về? Hay họ đã giàu có và đã nhận Nam bộ hay Nouvelle Calédonie làm mảnh đất sinh tồn cho họ và con cháu họ? Nông dân theo Cộng Sản vì khẩu hiệu Người Cày Có Ruộng đã thấy gì trong các cuộc cải cách ruộng đất trong chiến khu và sau khi nắm chánh quyền ở miền Bắc và tiếp thu miền Nam bằng võ lực sau năm 1975. Không một nước Cộng Sản nào, dù thuộc khuynh hướng Sô Viết hay Maoist, không đàn áp nông dân đẫm máu qua chánh sách cải cách ruộng đất và chánh sách nông nghiệp Cộng Sản với những nông trường quốc doanh và nông trường tập thể. Trong 100 triệu nạn nhân bị Cộng Sản giết chết trên thế giới, nông dân và dân nông thôn chiếm 75%.
Cộng Sản dùng sự lừa dối và khủng bố làm phương tiện thành công. Người bị người khác lừa gạt là người nhẹ dạ, thiếu phán đoán. Nếu có người dùng trí phán đoán để tránh né bị gạt thì Cộng Sản dùng khủng bố để đưa họ vào thế phải chấp nhận bị gạt mà không dám nói ra hay phản ứng chống lại. Sự giải thích nầy cũng chưa được rốt ráo. Không thể nào lừa gạt người ngu dốt lẫn trí thức dễ dàng được nếu họ không có lòng tham lợi và tham vọng. Tổng thống Abraham Lincoln là người chủ trương làm chính trị vương đạo khi cho rằng dân chúng không thể bị các nhà chánh trị bá đạo lừa gạt hai lần. Nhận xét nầy có vẻ không ổn khi ứng dụng vào Việt Nam vì nhận thức của quần chúng Hoa Kỳ và quần chúng Việt Nam khác nhau rất nhiều do ảnh hưởng của giáo dục (dân trí), định chế chánh trị (độc tài, dân chủ), tâm lý dân tộc *dân tâm – yêu tự do, dân chủ một bên và “nắm xôi Bờm cười”, “đi ngang về tắt”, “ăn xổi ở thì”, “ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”, “đồng tiền đi trước đồng tiền khôn”, “ngồi nhà mát ăn bát vàng”,… một bên), sinh hoạt kinh tế (nông nghiệp, kỹ nghệ), đời sống xã hội (dân sinh) mà ra.
***
Bịnh Việt Nam phát khởi ngay từ thế kỷ X. Nó trở nên trầm trọng khi ông Hồ Chí Minh được Liên Sô huấn luyện để trở thành một chiến sĩ Cộng Sản Quốc Tế để biến nước Việt Nam thành một chư hầu của Liên Sô rồi của Trung Quốc. Trong quá trình hoạt động nầy đảng Cộng Sản Việt Nam (có khi mang tên đảng Cộng Sản Ɖông Dương, đảng Lao Ɖộng Việt Nam) tìm cách tiêu diệt vốn trí tuệ quốc gia với khẩu hiệu tiêu diệt Trí, Phú, Ɖịa, Hào, phá vỡ đoàn kết dân tộc, đưa quê hương vào cảnh chinh chiến triền miên và đầu độc toàn dân bằng triết lý nô dịch sùng bái Liên Sô và Trung Quốc.
Lenin dùng Ɖệ Tam Quốc Tế Cộng Sản để đào luyện những cán bộ Quốc Tế Cộng Sản phục vụ cho Liên Sô. Những cán bộ nầy về nước sách động đấu tranh lật đổ chánh quyền đô hộ ngoại quốc hay chánh quyền bản địa để đưa đất nước họ vào quĩ đạo của Liên Sô. Ɖây là cách thực hiện mộng đế quốc bằng một triết lý chánh trị và bằng xương máu của người dân bản xứ để tóm thu quê hương họ mà không cần dùng đến phi cơ, tàu chiến để chinh phục. Mao Zedong tiếp nối mộng chinh phục Việt Nam bằng xương máu Việt Nam trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp (1945-1954) và chống Mỹ (1956-1975). Việt Nam kiệt lực, tài lực, nhân lực, trí lực, đoàn kết dân tộc tiêu tan thì Trung Quốc nuốt Việt Nam trơn tru hơn. Liên Sô chỉ có một Hồ Chí Minh đã có phân nửa Việt Nam năm 1954 và có Hồ Chí Minh, Lê Duẩn để có một nước Cộng Sản thống nhất với sự hiện diện của tàu chiến Liên Sô ở Cam Ranh (1975, 1978). Từ năm 1990 về sau Trung Quốc chỉ cần các ông Nguyễn Văn Linh, Ɖỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Ɖức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Văn Ɖồng, Lê Ɖức Anh, Trần Ɖức Lương, Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng,… là nắm trọn nước Việt Nam trong tay từ biên giới Hoa-Việt, Vịnh Bắc Bộ, các tỉnh miền Bắc, cao nguyên Nam Trung Bộ, miền duyên hải Bắc, Trung, Nam mà không tốn một viên đạn.
Hỡi quí vị lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam! Có quốc gia độc lập nào bang giao với Trung Quốc và bị ràng buộc bằng Bốn Tốt và Mười Sáu Chữ Vàng như CHXHCNVN không? Quí vị đã làm gì để bị Trung Quốc khinh bỉ gọi quí vị là những đứa con hoang? Vì quí vị can đảm chống lại sự đòi hỏi trịch thượng của họ hay vì sự khiếp sợ của quí vị vì sợ mất chức quyền để phải xách gáo ăn xin như cách nói ngạo nghễ của các nhà lãnh đạo Beijing (Bắc Kinh)? Báo chí Trung Quốc kêu gọi quí vị là đứa con hoang trở về với gia đình Trung Quốc.
Tổ quốc Việt Nam kêu gọi những đứa con lầm lỗi hồi tâm trở về với mái nhà Tổ Quốc bằng cách vất bỏ chủ nghĩa Marx-Lenin, đảng Cộng Sản và những hành trang chánh trị nô dịch để cứu nguy đầt nước trước cảnh diệt vong, hậu quả của những sai lầm nghiêm trọng của các ông Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn lưu lại và được quí vị tiếp nối. Không một giải pháp cứu nguy đất nước nào kiến hiệu và êm đẹp bằng sự can đảm hồi tâm của quí vị. Với tiền bạc và của cải đang có, quí vị không đến nổi phải xách gáo ăn xin như các nhà lãnh đạo Cộng Sản Trung Quốc đe dọa. Tổ quốc Việt Nam đang hấp hối và chờ đợi cách chạy thầy, chạy thuốc chữa trị của chính quí vị, những người gây ra bịnh kinh niên và hiểm nghèo cho đất nước và của những người từng ủng hộ quí vị trực tiếp hay gián tiếp.
Phạm Ɖình Lân, F.A.B.I.