Lê Ngọc Vân
Việt Nam lên thêm được 1 hạng trong báo cáo năm 2020 của RSF
Bản chụp màn hình trang rsf.org/en/vietnam
Trong bảng xếp hạng các quốc gia qua đánh giá về mức độ tự do báo chí do Tổ chức Phóng viên Không biên giới RSF vừa công bố trong tháng 4/2020 (World Press Freedom Index), Việt Nam được xếp hạng 175 trong số 180 nước, tức là đã lên được 1 hạng so với năm ngoái. 5 nước thua Việt Nam về tự do báo chí là Djibouti, Trung Quốc, Eritrea, Turkmenistan và Bắc Triều Tiên. 5 nước đầu bảng là Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển và Hà Lan, tức là các quốc gia vùng Bắc Âu.
Dưới đây là bản dịch phần tóm lược đánh giá của RSF về Việt Nam
Bạo lực từ nhà nước đối chọi với các blogger và nhà báo
Khi mọi phương tiện truyền thông Việt Nam đều tuân theo mệnh lệnh của Đảng Cộng sản, nguồn duy nhất của những thông tin được tường trình một cách độc lập là các blogger và nhà báo độc lập, những người đang phải chịu những hình thức khủng bố khắc nghiệt hơn bao giờ hết, bao gồm cả bạo lực do cảnh sát mặc thường phục gây ra. Để biện minh cho việc bỏ tù họ, Đảng ngày càng gia tăng viện dẫn các điều 79, 88 và 258 của bộ luật hình sự, trong đó có “các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, “tuyên truyền chống nhà nước” và “lạm dụng quyền tự do và dân chủ để đe dọa lợi ích của nhà nước”, để tuyên những án tù giam lâu dài.
Sau khi nắm quyền lãnh đạo đảng bởi nhóm cứng rắn do Nguyễn Phú Trọng cầm đầu, mức độ khủng bố đã tăng mạnh trong ba năm qua, với nhiều blogger bị bỏ tù hoặc bị trục xuất liên quan đến các bài đăng của họ. Khoảng 25 nhà báo và blogger hiện đang bị giam giữ tại nhà tù Việt Nam, nơi mà việc ngược đãi phổ biến. Trong khi đó, khi công dân Việt Nam ngày càng tham gia các hình thức trực tuyến, chính quyền đã tinh vi hóa các phương pháp đàn áp qua kỹ thuật số của họ, cộng với việc quân đội tạo ra một ban chuyên về chiến tranh mạng với bộ phận có 10.000 nhân sự mang tên “Lực lượng 47”, lực lượng này được giao nhiệm vụ bảo vệ Đảng và nhắm vào các blogger bất đồng chính kiến. Theo luật an ninh mạng mới, có hiệu lực vào năm 2019, các diễn đàn trực tuyến nước ngoài nhận được yêu cầu phải lưu trữ dữ liệu của người Việt Nam đang sử dụng trên các máy chủ tại Việt Nam và giao nộp cho chính quyền khi được yêu cầu.
.
Lê Ngọc Vân
(04/2020)