Phạm Ɖình Lân
Tổng Thống Donald Trump và Thế Chiến Thứ Ba?
…Thắng lợi lớn nhất của Putin là nhìn nước Mỹ xáo trộn, nền dân chủ Mỹ bị đe dọa
bởi một vị tổng thống miệt thị định chế chánh trị của quốc gia đã tạo điều kiện cho ông làm giàu
và có quyền hành tột đỉnh để mạnh miệng chửi bới mọi người nhưng không tỏ ra hào hùng
trước đại sứ Nga Kislyak ở Hoa Kỳ, ngoại trưởng Lavrov của Nga, đừng nói chi đến Putin…
Có phải chăng đã đến lúc Hoa Kỳ nhờ Nga giúp đỡ để được vĩ đại trở lại?...
Tổng thống Nga Vladimir Putin và tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump
Sự thắng cử của ông Donald Trump đánh dấu sự thành công vĩ đại của tổng thống Nga Putin. Putin đã cứu vãn danh dự của nước Nga dưới thời Yeltsin sau khi chế độ Cộng Sản sụp đổ ở Liên Sô. Putin cũng trả thù riêng của mình dưới thời tổng thống Hoa Kỳ Barack Hussein Obama. Nga bị Hoa Kỳ và Liên Âu, đứng đầu là nữ thủ tướng Ɖức Merkel, trừng phạt kinh tế sau việc sát nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào Liên Bang Nga và giúp đỡ cho người Ukraine gốc Nga ở đông bộ nước nầy nổi dậy chống chánh phủ Kiev. Nga bị loại ra khỏi G8. Thế giới chỉ còn G7 như thời Chiến Tranh Lạnh. Tổng thống Putin bị cô lập trong hội nghị G20 ở Úc Ɖại Lợi đến nỗi phải bỏ hội nghị ra về vì mất ngủ! Việc giá dầu sút giảm và sự trừng phạt kinh tế của Hoa Kỳ và Liên Âu năm 2014 làm cho kinh tế Nga khốn đốn.
Trung Quốc cũng vui mừng với sự đắc cử của ông Trump. Rể và con gái của ông, hai chuẩn tỷ phú, là hai cố vấn quan trọng trong chánh quyền Hoa Kỳ. Cả hai làm ăn lớn ở Trung Quốc. Cháu ngoại ông Trump ca tiếng quan thoại (mandarin) chào mừng Xi Jinping và tháng 4 vừa qua ở Florida.
Khi Obama còn là tổng thống, các dân biểu và nghị sĩ Cộng Hòa chê ông “lãnh đạo ở đàng sau” (vụ Libya)! Tổng thống Trump của đảng Cộng Hòa từ chối vai trò lãnh đạo thế giới mà Hoa Kỳ đã có thời hậu thế chiến thứ hai với chủ nghĩa tự cô lập (isolationism) và bảo vệ mậu dịch (protectionism). Trong thời gian vận động tranh cử, ông không ngớt ca ngợi Putin, kêu gọi Nga tặc email của ứng cử viên Dân Chủ, bà Hillary Clinton, chê các tướng lãnh Hoa Kỳ, chửi báo chí Hoa Kỳ loan tin thất thiệt, đả kích các chánh án, đả kích tổ chức NATO cổ lỗ, đả kích đồng minh từ Liên Âu cho đến Ɖại Hàn ở Ɖông Á, không tin tưởng 17 cơ quan tình báo Mỹ v.v... Trong sáu tháng cầm quyền, mỗi ngày nước Mỹ có một chuyện để bàn cãi, lục đục lẫn nhau, thay vì có chương trình đẩy mạnh con thuyền quốc gia tiến mạnh về phía trước mà chỉ lo phá bỏ những gì các tổng thống tiền nhiệm và nhất là tổng thống Obama xây dựng lên.
Nào là cách chức tổng giám đốc FBI.
Nào là điều tra, theo dõi việc Nga can thiệp trong cuộc bầu cử năm 2016.
Nào là tướng Flynn lãnh tiền của đài truyền hình Nga, làm nhân viên cho Thổ Nhĩ Kỳ, liên lạc với đại sứ Kislyak của Nga ở Hoa Kỳ.
Nào là ông Manafort làm việc cho tổng thống Ukraine thân Nga và lãnh cả chục triệu đô la từ chánh phủ Ukraine thân Nga nầy.
Nào là ông Page bị tình nghi làm tình báo cho Nga.
Nào là ông Session, bộ trưởng bộ Tư Pháp tiếp xúc với đại sứ Nga.
Nào là rể tổng thống và là cố vấn tối cao của ông là Kushner, liênlạc với đại sứ Nga cùng với tướng Flynn.
Nào là ông Roger Stone có liên hệ mật thiết với Assange của WikiLeak, nhận tin tức và phổ biến từ các tin tặc của Nga.
Con trai tổng thống Trump, Donald Trump Jr. , ông Manafort và Kushner (rể của ông Trump) tiếp một nữ luật gia Nga có liên hệ chặt chẽ với Putin là cô Natalia Veselnitskaya vào ngày 09-06-2017 tại Trump Tower ở New York để có tin tức bất lợi về đảng Dân Chủ và ứng cử viên Hillary Clinton v.v...
Tất cả các vị trên đều là những người đóng vai nòng cốt trong cuộc vận động tranh cử của ông Trump. Hãy nhìn nụ cười đắc thắng của ngoại trưởng Lavrov và đại sứ Nga Kislyak trong cuộc gặp gỡ với tổng thống Trump tại tòa Bạch Ốc ngày 10-05-2017 thì rõ. Cuộc gặp gỡ diễn ra một ngày sau khi giám đốc FBI Comey bị giáng chức. Ký giả Mỹ không được có mặt trong phiên họp nên không biết gì về nội dung phiên họp một cách chính xác.
Thắng lợi lớn nhất của Putin là nhìn nước Mỹ xáo trộn, nền dân chủ Mỹ bị đe dọa bởi một vị tổng thống miệt thị định chế chánh trị của quốc gia đã tạo điều kiện cho ông làm giàu và có quyền hành tột đỉnh để mạnh miệng chửi bới mọi người nhờ “vai mang túi bạc kè kè” và quyền hành đang có nhưng không tỏ ra hào hùng trước đại sứ Nga Kislyak ở Hoa Kỳ, ngoại trưởng Lavrov của Nga đừng nói chi đến Putin.
Ông Trump bất thân thiện với NATO và Liên Âu vì ông Putin ghét tổ chức nầy. Nếu có Mỹ nhúng tay vô, ông không thực hiện được hoài bão tái lập ảnh hưởng của Nga ở Ɖông Âu và các tiểu quốc vùng Baltic (Estonia, Latvia, Lithuania).
Tổng thống Trump bất thân thiện với nữ thủ tướng Ɖức Merkel vì Putin ghét bà, ghét tổng thống Obama, tổng thống Hollande của Pháp (đã mãn nhiệm), ghét nữ ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ Hillary Clinton. Ông là một tỷ phú làm giàu bằng ngành địa ốc và đổ trường. Mắc mớ gì ông ghét cay ghét đắng bà Merkel đến nổi không thèm bắt tay?
Ông Trump không có cảm tình với thủ tướng Montenegro, Dusco Markovic, khi hất tay vị nầy để giành đứng trước tại trụ sở của tổ chức NATO ở Brussels vì Putin đã có lần khuynh đảo hụt chánh phủ Montenegro nhằm ngăn chận nước nầy gia nhập NATO. Montenegro quá sợ Nga và luôn luôn tuyên bố rằng họ gia nhập NATO để chấm dứt những tranh chấp với các nước trên bán đảo Balkans chớ không có ý định chống đối gì với Nga cả.
Tổng thống Nga Putin không ưa gì tổng thống Pháp trẻ tuổi Macron nhưng ông ta có vẻ nễ trọng sự thành công của vị tổng thống trẻ nầy sau khi Nga dốc lòng giúp đỡ cho bà Le Pen thắng cử. Nga ủng hộ ông Trump và bà Le Pen nhưng Putin chỉ thành công 50% với ứng cử viên Trump ở Hoa Kỳ mà thôi. Trong chuyến công du Âu Châu lần thứ nhất tổng thống Trump bắt tay thân thiện với Macron. Trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp vừa qua Putin nhiệt tình ủng hộ nữ ứng cử viên Le Pen. Ông Trump cũng theo ông Putin ủng hộ Le Pen trong khi cựu tổng thống Obama ủng hộ Macron. Ông Trump đến Pháp dự lễ Quốc Khánh Pháp ngày 14-07-2017 vì Putin đã đến Pháp thăm viếng Macron vài ngày sau khi ông nầy nhậm chức rồi.
Hội nghị G20 năm nay được tổ chức ở Hamburg, Ɖức. Một cuộc biểu tình chống đối hội nghị diễn ra làm cho 100 cảnh sát bị thương nặng. Ɖối tượng chống đối là tổng thống Trump của Hoa Kỳ, người rút ra khỏi thỏa ước khí hậu Paris mang 198 chữ ký đại diện cho 198 quốc gia trên thế giới kể cả Hoa Kỳ (2015). Trong ảnh chụp người ta thấy ông Trump đứng xa bà Merkel. Ɖó là vị trí ít thấy của một tổng thống Hoa Kỳ trong bất cứ hội nghị G7 hay G20 nào từ trước đến giờ (xem hình). Khẩu hiệu “Hoa Kỳ Vĩ Ɖại Trở Lại” của ông Trump khi ra tranh cử càng ngày càng có vẻ xa vời.
Trong cuộc gặp gỡ giữa tổng thống Trump của Hoa Kỳ và tổng thống Putin của Nga chỉ có sáu người hiện diện trong phòng (ông Trump, Putin, ngoại trưởng Nga Lavrov, ngoại trưởng Hoa Kỳ Tillerson và hai người thông dịch). Người ta chỉ đoán nội dung cuộc thảo luận giữa hai nhà lãnh đạo hơn là biết đích thực họ bàn thảo chuyện gì. Chuyện có thể được đề cập là vấn đề Syria, Bắc Hàn, bãi bỏ cấm vận, việc hoàn trả hai căn nhà của Nga đặt dưới sự quản lý của chánh phủ Hoa Kỳ vào tháng 12 năm 2016 sau khi trục xuất 35 viên chức Nga về nước vì tặc tin tức trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016. Ông Tillerson cho rằng ông Trump có đặt vấn đề với Nga về việc can thiệp trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 nhưng ông Putin chối không có can thiệp gì cả. Nếu có, ai được lợi? Ông Trump hay bà Hillary Clinton? Chối bỏ để tránh sự trả đũa? Và để nhằm tăng uy tín ông Trump cũng như ngầm xác nhận ông Trump nói đúng khi không tin tưởng các tin tình báo do các cơ quan tình báo Mỹ đưa ra. Ɖó là cách dùng miệng của chính tổng thống Trump để hạ uy tín của CIA. Nhiều chuyện dài còn nằm trong vòng điều tra của ông Mueller, cựu giám đốc FBI. Về phía đảng Dân Chủ họ không tin lời ông Tillerson trọn vẹn vì ông ta là người thân Nga từng được Putin trao huân chương cao quí của Nga và hiện là ngoại trưởng với quyền hành giới hạn dưới thời đại tổng thống Trump.
Chúng ta thử nhìn bằng đối chiếu dưới đây để thấy bản lĩnh của hai nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, tổng thống Donald Trump, và tổng thống Putin của Nga”
Tuổi tác: Ông Trump sinh năm 1946. Ông Putin sinh năm 1952. Ông Trump lớn hơn ông Putin 6 tuổi. Xuất thân từ gia đình nghèo, chắc chắn Putin là người lăn lóc và lõi đời hơn ông Trump, người xuất thân từ một gia đình giàu có, mặc dù Putin nhỏ tuổi hơn. Người trui rèn trong sự khổ cực uyển chuyển và có nhiều mưu mẹo sinh tồn hơn người lớn lên trong sự giàu có chỉ biết nhất hô bách nạt, nghĩa là thiếu uyển chuyển và thiếu hiểu biết qui luật sinh tồn.
Sức khỏe: Putin là trung tá KGB, giỏi võ Judo, thích cỡi ngựa và bắn súng. Về thể lực chắn chắn Putin hơn hẳn ông Trump.
Học vấn: Ông Trump có cử nhân Kinh Tế. Putin tốt nghiệp đại học luật khoa Leningrad.
Kinh nghiệm chuyên môn: Ông Trump là nhà kinh doanh khai thác địa ốc và đổ trường bằng số vốn do thân sinh ông để lại. Từ năm 1975 đến 1991 Putin là sĩ quan trong ngành KGB (Mật Vụ & Tình Báo, Gián Ɖiệp) của Liên Sô. Cấp bậc cao nhất của ông là trung tá. Putin có kinh nghiệm về mật vụ và tình báo, gián điệp, hoạt động ở Ɖông Ɖức 16 năm. Từ năm 1991 ông bắt đầu lao vào hoạt động chánh trị ở St. Petersburg tức Leningrad cũ. Năm 1996 ông được Yeltsin triệu về Moscow làm việc. Tháng 8-1999 đến tháng 5-2000 ông là thủ tướng Liên Bang Nga. Năm 2000 ông đắc cử tổng thống với 53% phiếu bầu. Năm 2004 ông tái đắc cử với 72% phiếu bầu. Năm 2008 đến 2012 ông trở về làm thủ tướng lần thứ hai. Năm 2012 ông ra ứng cử tổng thống và được đắc cử với tỷ lệ 64% so với 46% của tổng thống Trump trong kỳ bầu cử năm 2016 vừa qua. Tính đến năm 2017 ông Putin có 18 năm kinh nghiệm lãnh đạo quốc gia với tư cách thủ tướng và tổng thống nước Nga sau khi tổng thống Yeltsin từ chức.
Trên bình diện nầy ông Trump như người mới bắt đầu nhập học A, B, C chánh trị Hoa Kỳ và chánh trị quốc tế. Nước Nga bây giờ ít dân số hơn Hoa Kỳ (45% dân số Hoa Kỳ). Kinh tế Nga không sao so sánh với kinh tế Hoa Kỳ. Ngân sách quốc phòng của Nga chỉ bằng 10% ngân sách quốc phòng của Hoa Kỳ. Putin không ngớt đe dọa Liên Âu, các cựu Cộng Hòa Sô Viết trước kia bằng những loại võ khí tối tân mà Nga vừa sản xuất. Putin đã chuyển thế yếu sang thế mạnh sau cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016. Putin khoan thai nhìn Hoa Kỳ rối loạn. Nào là tình báo lấy tin không chính xác. Nào là báo chí đưa tin giả, tin thất thiệt. Nào là bầu cử gian lận (tuyên bố của ông Trump khi vận động tranh cử). Những điều ấy do chính tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói trong nước và trên lãnh thổ Ba Lan (07-2017).
Ba năm trước Nga bị cấm vận, bị loại ra khỏi G8. Putin bị cô lập trong hội nghị G20 ở Úc. Trong hội nghị G20 năm 2017 ở Hamburg, Ɖức, ông Trump từ bỏ quyền lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ. Bản thân ông tự cô lập trong hội nghị G7 ở Ý vào tháng 5 vừa qua, rồi ở hội nghị G20 ở Ɖức vào tháng 7-2017.
Tài sản: Người ta ước tính tỷ phú Trump có lối 4 tỷ Mỹ kim nhưng ông cho rằng ông có 10 tỷ. Ông Putin được cho là người lãnh đạo giàu nhất thế giới. Tài sản của ông xê dịch từ 40 đến 80 tỷ! Nhưng ông rất im lặng và có khi còn đính chánh nữa. Một người có ít nhưng nói nhiều. Một người có nhiều tiền nhưng im lặng hay nói không có. Người nào bản lãnh và có chiều sâu hơn?
Lý tưởng: Putin là người Cộng Sản ngưỡng mộ Stalin, kiến trúc sư của Liên Bang Sô Viết và việc thiết lập các quốc gia Cộng Sản chư hầu ở Ɖông Âu gồm có: Ɖông Ɖức, Ba Lan, Tiệp Khắc, Albania, Romania, Bulgaria. Putin muốn lập lại một phần việc làm của Stalin dựa trên căn bản triết lý chánh trị Cộng Sản cứu cánh biện minh cho phương tiện, cần làm cho người ta khiếp đảm hơn là làm cho người ta thương. Xuất thân từ người Cộng Sản, Putin thành công vĩ đại trong chế độ dân chủ hình thức (dù sao cũng dễ thở hơn chế độ Cộng Sản) và được Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga xem như người con thương yêu của Giáo Hội. So sánh với các nhà lãnh đạo Cộng Sản thời hậu Stalin (Malenkov, Khrushchev, Brezhnev, Andropov, Gorbachev), Putin có nhiều nét trội (thời gian lãnh đạo lâu dài qua bầu cử, uy tín cá nhân và vị trí của nước Nga trên thế giới). Putin được tổng thống Donald Trump ngưỡng mộ và hân hạnh được gặp mặt. Ɖó là điều không xảy ra với bất cứ vị tổng thống nào của Hoa Kỳ từ Truman, Eisenhower, Kennedy, Johnson, Nixon, Ford, Carter, Reagan, Bush I, Clinton, Bush II đến Obama.
Tổng thống Kennedy buộc Khrushchev phải rút hỏa tiễn ra khỏi Cuba. Bức tường Berlin được dựng lên sau đó.
Tổng thống Reagan kêu gọi Gorbachev đập bỏ bức tường Berlin phân cách Ɖông và Tây Berlin.
Tổng thống Bush I chủ động nhìn chế độ Cộng Sản sụp đổ ở Ɖông Âu năm 1989 và ở Liên Sô năm 1991.
Tổng thống Clinton đóng vai trò cố vấn cho tổng thống Yeltsin của Nga thời hậu Cộng Sản v.v…
Tổng thống Obama loại Nga ra khỏi G8, cấm vận Nga sau việc sát nhập Crimea vào lãnh thổ Nga.
Putin có kinh nghiệm mật vụ, tình báo, gián điệp, kinh nghiệm hoạt động ở nước ngoài, kinh nghiệm chánh trị 18 năm với hai lần làm thủ tướng và ba lần đắc cử tổng thống. Với kinh nghiệm mật vụ và tình báo, gián điệp ông khai thác tối đa kỹ thuật tặc tin, sách nhiễu an ninh mạng và biết xoáy sâu vào nhược điểm của đối phương. Ɖó là yếu điểm tâm lý mà ai trong cộng đồng loài người cũng có:
Putin làm cho Xi Jinping e dè và được ông Trump nể trọng. Ông Trump nói ông “danh dự” được gặp ông Putin ở Hamburg. Chỉ với chuyện nhỏ nầy cũng đủ cho dân Nga hài lòng và bỏ phiếu bầu ông làm tổng thống năm 2018 sắp tới (nhiệm kỳ tổng thống là sáu năm kể từ năm 2012).
Nhiều người Mỹ tin rằng thành công trên thương trường là thành công trên chánh trường. Ɖiều nầy đúng với dân biểu và nghị sĩ hơn là với tổng thống. Vì có nhiều tiền thì có nhiều khả năng đắc cử. Ɖối với dân biểu, nghị sĩ, đắc cử là thành công với tất cả điều kiện cần và đủ của nó. Trong cương vị một tổng thống, đắc cử rất cần nhưng chưa đủ. Tổng thống phải có đường lối, chánh sách đối nội, đối ngoại, sự nhiệt tình và bản lãnh của người lãnh đạo để đưa đất nước tiến lên và toàn dân được tự do, ấm no và hạnh phúc.
Ông Trump tự nhận mình là người thông minh, người thành công và không nghe ai cả vì ông đã thành công. Còn mấy ông cố vấn có thành công bằng ông đâu mà cố vấn nầy nọ! Ông có lý của ông. Nhiều dân biểu, nghị sĩ Cộng Hòa chống đối ông trong lúc ra tranh cử nay phải phục tùng ông. Chính ông mang thắng lợi cho đảng Cộng Hòa trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua. Không biết Putin có giúp ích gì cho ông hay không, chỉ biết rằng những cố vấn bên cạnh ông trong ban vận động bầu cử và trong tòa Bạch Ốc, kể cả con ông Donald Trump Jr., rể ông Jared Kushner đều có tiếp xúc với đại sứ Nga, luật gia Nga Natalia Veselnitskaya và các nhà kinh doanh Nga thân cận với Putin. Có người từng sang Nga, là nhân viên của nước ngoài (Flynn, Manafort). Có người bị tình nghi là nhân viên tình báo của Nga (Page) v.v...
Người ta tự hỏi Nga có khả năng tặc tin tức của đảng Dân Chủ và của bà Hillary Clinton. Vậy họ có thể làm đảo ngược kết quả bầu cử ở các máy bỏ phiếu ở các tiểu bang bản lề quyết định kết quả chung cuộc của cuộc bầu cử không? Nga có nhiều chuyên viên chiến tranh không gian mạng, lại có Snowden biết quá nhiều về Hoa Kỳ. Ho dung chứa và nuôi Snowden đơn thuần vì nhân đạo hay sao? Hay chỉ nắm một người lại nắm được bí mật của cả nước to lớn? Ông Trump có một số cử tri nào đó trung thành với ông vì tin rằng người thành công trên thương trường tất thành công trên chính trường và vì thích những lời chỉ trích vung vít của ông tựa hồ như ông là vị cứu tinh sẽ giải quyết vấn đề khủng bố ISIS, vấn đề Syria, vấn đề Do Thái-Palestine, vấn đề Biển Ɖông và sự tự do hàng hải trên biển Ɖông, vấn đề Bắc Hàn và võ khí nguyên tử dễ dàng như trở bàn tay v.v...
Bây giờ là tổng thống, ông Trump có cơ hội để phô bày sự xuất chúng của ông, của con gái và của con rể ông, hai đại cố vấn trong tòa Bạch Ốc.
Ở Âu Châu ông không cam kết gì rõ rệt với NATO. Sự bất động của Hoa Kỳ sẽ giúp cho Putin thôn tính dần các nước nhỏ vùng Baltic, Ukraine, Montenegro và Ba Lan!
Ở Trung Ɖông ông chưa đưa tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Tel Aviv về Jerusalem như một cử chỉ ủng hộ chết sống với Do Thái mà ông đã hứa hùng hồn trong lúc vận động tranh cử. Phe nổi dậy do Hoa Kỳ yểm trợ ở Syria không lật đổ nổi tổng thống Bashar Assad do Nga và Iran tích cực ủng hộ. Nhà độc tài Assad cho rằng tất cả các phe nổi dậy chống ông đều là khủng bố hoặc là Al Qaida hoặc là ISIS. Ngày 06-04-2017 tổng thống Trump ra lịnh bắn vài chục trái hỏa tiễn vào phi trường Syria như là phản ứng của Hoa Kỳ cảnh cáo Assad sử dụng võ khí hóa học giết dân. Tiếp theo đó phi cơ Hoa Kỳ bắn hạ một phi cơ của Syria. Hai việc làm nầy làm cho Nga lên tiếng cảnh cáo sẽ trả đũa lại khiến Hoa Kỳ chùn bước. Nước Syria như chiếc áo rách. Assad vẫn vững vàng ở Damacus mặc dù diện tích lãnh thổ do chánh phủ ông kiểm soát sút giảm trầm trọng. Nga, Iran, Hezbollah tích cực yểm trợ cho Assad.
Ɖối với Nga, Assad còn thì Nga còn hiện diện ở cảng Tartus, tức hiện diện ở cực đông Ɖịa Trung Hải.
Ɖối với Iran, Syria là cửa ngõ đưa Iran ra Ɖịa Trung Hải, yểm trợ cho Hồi Giáo Shiite ở Lebanon như Hezbollah để đe dọa an ninh cho Do Thái và các nước Sunni.
Ɖịa Trung Hải không còn là cái hồ của hạm đội Hoa Kỳ. Hải quân Trung Quốc tập trận với Nga, với Iran như một sự xác minh liên minh Nga-Trung Quốc-Iran. Tiến sâu vào lục địa, người ta hỏi quốc gia Hồi Giáo Pakistan thân Trung Quốc hay thân Hoa Kỳ? Câu trả lời không khó khăn lắm. Vì vậy cuộc chiến Afghanistan kéo dài lê thê với kết quả mù mờ.
Hồi Giáo Trung Ɖông có ba nước lớn tự xem mình là đệ nhất võ lâm Hồi Giáo trong vùng. Ɖó là Thổ Nhĩ Kỳ (cựu đế quốc), Saudi Arabia (giàu có nhờ có nhiều dầu hỏa và là Thánh địa Hồi Giáo) và Iran (Hồi Giáo shiite).
Suốt thời Chiến Tranh Lạnh, Thổ Nhĩ Kỳ là đồng minh sát cánh với Hoa Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ nhìn nhận Do Thái. Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của NATO. Hiện nay Erdogan thay đổi chút ít đường lối ngoại giao: không thân thiện với Hoa Kỳ như xưa vì Hoa Kỳ ủng hộ người Kurds. Ankara không thân thiện với Do Thái và có lập trường ủng hộ Palestine. Một nhóm người Kurds ở phía nam Thổ Nhĩ Kỳ muốn tách rời phần đất nầy để lập một vùng tự trị. Erdogan có khuynh hướng thân Putin.
Saudi Arabia luôn luôn là đồng minh của Hoa Kỳ bất luận tổng thống Hoa Kỳ thuộc đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ. Nước nầy không ưa gì Do Thái nhưng có mẫu số chung với Do Thái:
Qatar là một vương quốc giàu có. Lợi tức tính theo đầu người lên đến 69.000 Mỹ kim/năm. Qatar là một đồng minh lâu đời của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ có căn cứ Không Quân ở Al Udeid nằm về phía đông nam thành phố Doha. Hành động mạnh bạo của Saudi Arabia và các nước Á Rập sẽ khiến cho Qatar phải bám chặt Thổ Nhĩ Kỳ và Iran nhiều hơn. Vị thế của Hoa Kỳ trong vùng trở nên yếu đi một khi tổng thống Trump có vẻ thiên theo vương quốc giàu có Saudi Arabia với hy vọng bán hàng trăm tỷ Mỹ kim võ khí. Tổng thống Trump không thiện cảm với quốc gia tài trợ khủng bố và thân Iran. Hoa Kỳ chưa biết phải làm gì ở Syria và cũng không biết phải xử sự ra sao ở Qatar. Ông Trump chủ trương “Hoa Kỳ Trước Tiên” và “Hoa Kỳ Vĩ Ɖại Trở Lại” bất cần quốc gia đồng minh. Hoa Kỳ hiện có vẻ cô đon và suy yếu đến nỗi tổng thống Hoa Kỳ phải nói có “danh dự” được gặp tổng thống Putin của Nga. Giữa ông Trump, đảng Cộng Hòa và các cộng sự viên của ông như tướng Mattis (Quốc Phòng), Tillerson (Ngoại Giao), bà Haley (đại sứ tại Liên Hiệp Quốc) không nhất trí với nhau về vấn đề ngoại giao, nhất là đối với Nga và vai trò quân sự của Hoa Kỳ trên thế giới. Chưa thấy tài năng ngoại giao của ông Kushner với tư cách cố vấn đặc trách ngoại giao ở Trung Ɖông trước khủng hoảng Qatar và hòa bình Do Thái-Palestine.
Xi Jinping (Tập Cận Bình) sung sướng thoát khỏi sự bao vây kinh tế do cựu tổng thống Obama gây ra với TPP (Trans Pacific Partnership) vì tổng thống Trump tuyên bố rút ra khỏi thỏa ước TPP trước sự ngỡ ngàng của các nước hội viên, nhất là Nhật Bản và Úc Ɖại Lợi. Dù sao ông cùng con gái Ivanka và rể Kushner của ông cũng có làm ăn lớn trên lục địa nên khó có đường lối cứng rắn như ông tuyên bố khi vận động tranh cử. Nếu ông tuyên bố rút khỏi NAFTA thì Trung Quốc sẽ vào thế chỗ của Hoa Kỳ ở Bắc Mỹ ở phía bắc (Canada) và phía nam (Mexico) của Hoa Kỳ. Hiện nay Trung Quốc chiếm ưu thế thương mại ở Ɖức.
Ông Trump mạnh miệng cho rằng nếu Trung Quốc không áp lực Bắc Hàn ngưng thí nghiệm hỏa tiễn và bom nguyên tử thì ông sẽ tự làm, nghĩa là dùng võ lực. Ông cho hàng không mẫu hạm và tàu chiến tiến về Nhật Hải. Trên thực tế không đúng như vậy vì tàu chiến Hoa Kỳ còn trong Ấn Ɖộ Dương cách Bắc Hàn gần 6.000 km!! Ông lại trông cậy Trung Quốc “ra lịnh” cho Bắc Hàn ngưng thí nghiệm hỏa tiễn và bom nguyên tử cũng như giải trừ chương trình nguyên tử của nước nầy. Ông cho rằng Trung Quốc chơi xấu với ông. Ông lớn tiếng răn đe Kim Jong Un nhưng xem chừng nhà độc tài trẻ tuổi nầy không có chút nể nang nào đối với ông. Ngày 04-07-2017 Bắc Hàn thí nghiệm hỏa tiễn liên lục địa thành công nhân ngày Quốc Khánh của Hoa Kỳ, lại còn ngạo nghễ gọi Hoa Kỳ là những đứa con hoang! Hỏa tiễn liên lục địa nầy có thể bắn tới Alaska hay tiểu bang Washington. Tổng thống Trump rất tức giận nhưng không biết phải làm gì cho phù hợp với lời nói hào hùng của mình.
Kim Jong Un trong ngày thí nghiệm hỏa tiễn liên luc địa 04-07-2017 (REUTERS)
Dùng võ lực?
Ɖông Bắc Á là kho võ khí nguyên tử to lớn trên thế giới. Trung Quốc có bom nguyên tử.
Nga có bom nguyên tử
Bắc Hàn có bom nguyên tử.
Hoa Kỳ có 50.000 quân ở Okinawa và 28.000 quân ở Ɖại Hàn. Chắc chắn Hoa Kỳ có bom nguyên tử trong vùng có sự hiện diện của quân sĩ Hoa Kỳ.
Nếu chiến tranh bùng nổ ở Bắc Hàn, đệ tam thế chiến xem như bùng nổ. Chiến tranh nguyên tử bùng nổ. Dù ưa hay không ưa Kim Jong Un, Trung Quốc không thể ngồi yên cho Hoa Kỳ và Ɖại Hàn, Nhật Bản nuốt Bắc Hàn. Cuộc chiến lần nầy không giống cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1950-1953. Năm 1950 chí nguyện quân Trung Quốc còn rách rưới, võ khí nghèo nàn. Quân đội Bắc Hàn lúc ấy cũng rách rưới nghèo nàn. Cả hai chánh quyền Cộng Sản Trung Quốc và Bắc Hàn đều còn ấu trĩ. Nhưng họ đã cầm chân quân đội Liên Hiệp Quốc dưới sự chỉ huy của tướng Mc Arthur của Hoa Kỳ. Bây giờ Trung Quốc tự sản xuất bom nguyên tử, phi cơ, tàu chiến, xe tăng và các loại võ khí tối tân. Bắc Hàn tự sản xuất tàu chiến, tàu ngầm, bom nguyên tử, hỏa tiễn liên lục địa v.v... Năm 1950 Stalin khoan khoái nhìn Hoa Kỳ trừng phạt Trung Quốc đến nỗi con trai Mao Zedong (Mao Trạch Ɖông) bị chết dưới bom đạn Hoa Kỳ trên chiến trường Triều Tiên. Bây giờ Nga và Trung Quốc hợp tác, dù là sự hợp tác giai đoạn giữa lúc sự tin tưởng của Ɖồng Minh đối với Hoa Kỳ không giống thời hậu đệ nhị thế chiến, nhất là với tổng thống Trump.
Khác với các nước dânchủ Tây Phương, Trung Quốc, Nga và Bắc Hàn, khi cần sẽ dùng ngay loại võ khí độc hại mà họ có để nắm phần thắng trên chiến trường.
Nếu chiến tranh bùng nổ, Trung Quốc chưa tham dự ngay những phút đầu của cuộc chiến. Bắc Hàn sẽ dùng pháo binh, hỏa tiễn bắn ào ạt về Seoul và những nơi có nhiều quân sĩ Hoa Kỳ đóng (Ɖại Hàn và Nhật Bản), kể cả tàu chiến Hoa Kỳ ngoài khơi Nhật Hải. Trong chớp mắt hàng chục ngàn hay hàng trăm ngàn người của cả đôi bên lâm chiến sẽ chết. Khác với cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1950, lần nầy các phe lâm chiến gồm có:
ƉỘI I | ƉỘI II |
---|---|
Bắc Hàn + Trung Quốc + Nga | Hoa Kỳ + Ɖại Hàn + Nhật Bản |
Ɖội I được ưu thế địa lý, đông dân, võ khí tối tân đầy đủ.
Ɖội II gồm các quốc gia có kinh tế phát triển, đời sống cao, có võ khí tối tân nhưng sử dụng dè dặt dựa vào luật pháp, đạo đức chiến tranh và tình nhân loại. Dân càng nghèo sự chiến đấu càng bạo tợn hơn dân có đời sống và trình độ học vấn cao. Suốt 60 mươi năm sau đệ nhị thế chiến Nhật bị cấm không được có kỹ nghệ nặng. Vào thập niên 1930 Nhật áp đảo Trung Quốc. Nhưng bây giờ tình thế có khác rất nhiều. Trung Quốc vừa đông dân vừa là một cường quốc kinh tế lẫn quân sự. Nếu thêm Nga bên cạnh, Trung Quốc trở thành hổ mọc cánh (Phi Hổ). Nếu đại chiến thứ ba bùng nổ, Alaska, Washington State, California, Guam, Hawaii sẽ không được yên tĩnh. Trong Thế Chiến I và Thế Chiến II Hoa Kỳ được xem là quốc gia mang chiến thắng cho Ɖồng Minh. Trong thế chiến I Hoa Kỳ tham gia vào năm 1917, nghĩa là ba năm sau khi chiến tranh bùng nổ. Năm sau Ɖức đầu hàng. Trong Thế Chiến II Hoa Kỳ tham chiến vào đầu năm 1942, tức ba năm sau khi Ɖức tấn công Ba Lan. Trong hai thế chiến Hoa Kỳ là nước đàn anh, giúp ai người đó thắng. Nhưng Hoa Kỳ không phải là bất bại và không sai lầm với Cuba, Việt Nam, Iraq v.v…
Chắc chắn ông Trump không chọn con đường đối đầu với Trung Quốc. Lại càng không thể có sự đối đầu với Nga của Putin mà ông Trump ngưỡng mộ và thèm thuồng thuật nắm giữ và duy trì quyền hành, thuật tạo sự nghiệp tiền bạc to tát, thuật bóp nghẹt báo chí và đối lập v.v... Chuyện Bắc Hàn là chuyện cũ vẫn như xưa.
Nếu xét chuyện Bắc Hàn qua chiều sâu của vấn đề, ta thấy:
Kim Jong Un tỏ ra bất phục tùng Beijing có lẽ:
Có phải chăng đã đến lúc Hoa Kỳ nhờ Nga giúp đỡ để được vĩ đại trở lại?
Thế chiến thứ ba tránh được là vì thế?
Phạm Ɖình Lân, F.A.B.I.