Nguyễn Thị Quỳnh Anh


Tôi Là Charlie!

 

 

(Do phổ biến các tranh hí họa về Hồi Giáo cực đoan, tòa soạn của tuần báo châm biếm Charlie Hebdo ở Paris, Pháp đã bị quân khủng bố đột nhập và bắn chết 10 người trong ban biên tập trong buổi họp vào ngày thứ tư 07-01-2014, trong số đó có họa sĩ hí họa nổi tiếng Charb (Stéphane Charbonnier). Ngay sau đó,  trong lúc cảnh sát Pháp còn đang truy tầm hung thủ, dòng chữ “Je Suis Charlie” (Tôì là Charlie) đã được sử dụng để chia sẻ và liên đới với biến cố bi thảm đã xảy ra cho báo Charlie Hebdo. “Tôi là Charlie” sau đó đã trở nên phổ biến trên thế giới và trở thành biểu tượng của sự đấu tranh và bảo vệ quyền tự do tư tưởng và đa nguyên. Hiện tượng “Tôi là Charlie” được nhìn từ Hòa Lan trong khoảng thời gian 24 giờ sau vụ ám sát qua bỉnh bút Bert Wagendorp của tờ De Volkskrant  trong lúc thành phần còn lại của ban biên tập Charlie Hebdo đang làm việc trong tòa nhà an toàn hơn qua sự giúp đỡ của báo Libération –  NTQA)

***

Hôm qua (thứ sáu 09-01-2015) ban biên tập của Charlie Hebdo đã họp nhau trong tòa nhà của báo Libération. Ɖược bàn đến là số báo cho tuần tới. Tổng biên tập Gérard Biard cũng hiện diện, tình cờ ông đã ở Luân Ɖôn vào ngày thứ tư vừa qua. Họa sĩ Luz cũng có mặt – ông này luôn luôn đến trễ. Và Willem, rồi Bernard Holtrop, vì ông này cảm thấy tốt hơn là không nên thăm viếng các buổi họp của ban biên tập. Ɖây là những người đàn ông có quyền để nói “Je suis Charlie” (Tôi là Charlie).

Bởi vì đó là điều được đề cập ở đây, 24 giờ sau cuộc thảm sát: bạn có được nói “Tôi là Charlie” hay không nếu bạn hoàn toàn không phải tên Charlie, hay trong suốt cuộc đời bạn chưa từng vẽ một bức hí họa về Mohammed và chưa bao giờ bị đe dọa – khoan nói tới chuyện đã bị bắn chết. Ahmed Aboutaleb (người Hòa Lan, gốc Marocco – chú thích của NTQA), thị trưởng thành phố Rotterdam, cho rằng được. Ȏng đã còn nói trong ngày thứ năm bằng cả tiếng Pháp; “Ce soir je suis Parisien, et je m’appelle Charlie!” (Chiều nay tôi là người Paris và tôi tên là Charlie).

Trên toàn thế giới chỉ trong vòng một ngày “Tôi là Charlie” đã trở thành mã ngữ cho sự cùng chia sẻ, liên đới, hy vọng, nối kết, tự do; một  biểu lộ đơn giãn nhưng hữu hiệu của sự ác cảm đối với thù hận và bạo lực. Phẩm giá con người và sự đồng tâm được gói ghém chỉ trong ba chữ.

Nhưng trong đất nước của những luận sư thánh kinh và những người lý giải từ ngữ khô khan thì cụm từ “Tôi là Charlie” bị đem ra mổ xẻ và những người sử dụng cụm từ đó sẽ bị gạt sang một bên như những kẻ tiên tri giả mạo.

Những người đưa lên cao một tấm bảng có dòng chữ “Tôi là Charlie” không thể nào là Charlie được.

Các biên tập viên của thông tấn xã Pháp AFP bày tỏ sự chia buồn và phản đối vụ ám sát với các tấm bảng có dòng chữ “Je suis Charlie

Quốc gia này thường lại càng nhỏ bé hơn là nó đã luôn như thế .

May mắn là chương trình truyền hình NOS đã dành trọn một bài viết ở trên trang mạng cho câu hỏi: “Làm thế nào bạn là một Charlie tốt?”. Henk Schiffmacher đã xâm trên da “Tôi là Charlie” và có người đưa ra  ý kiến sáng chói: các mảnh giấy dán “Tôi là Charlie” trên các cây cản sau xe.

Gérard Biard đã dành một cuộc phỏng vấn sau buổi họp. Số phát hành kế tiếp, ông nói, không phải là lòng tôn kính đối với những người đã chết. Và cũng không phải là một số báo về các người đã chết. “Nó sẽ là một số phát hành bình thường, với tất cả họa sĩ và các biên tập viên của Charlie Hebdo. Trong số phát hành này họ không hề chết. Họ vẫn ở đó đầy đủ  như họ vẫn luôn luôn ở đó”.

Trong lúc mọi người ở toàn soạn Charlie Hebdo chuẩn bị phát hành số báo kế tiếp thì ở đâu đó việc săn bắt hai anh em, kẻ đã giết chết mười người trong ban biên tập, vẫn còn đang tiếp diễn:  Cả hai đã trốn trong một nhà in. Rồi ngay sau đó lại có thông báo một người đàn ông với súng kalasjnikov đã bước vào một siêu thị và bắt giữ nhiều người làm con tin.

Chương trình NOS đã phát hình live những diễn biến ở Pháp trên đài truyền hình Hòa Lan. Trong phòng thu hình nữ xướng ngôn viên Dionne Stax đã đặt câu hỏi cùng với các hình ảnh cho chuyên gia khủng bố Jelle van Buuren. Càng về trưa sự việc càng diễn tiến bi thảm hơn cho hai kẻ khủng bố. Chẳng có gì xảy ra trong hàng tiếng đông hồ, nó tương tự như Herbert Dijstra và Maarten Ducrot trong suốt  các chặng đường vô tận của Giải Ɖi Bộ trong một ngày tháng 7 nặng nề.

Ở tòa soạn Charlie Hebdo mọi người không thể giải quyết nổi việc gia tăng quá sức của độc giả đặt báo dài hạn. Tiền đã chảy vào như nước, chưa bao giờ họ có nhiều như thế, ông Biard đã nói. Số phát hành trong tuần tới sẽ được in một triệu ấn bản, 20 lần nhiều hơn mức bình thường.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục cười và làm cho đọc giả cùng cười”, tổng biên tập  nói, “bởi vì chúng tôi không thể làm gì khác hơn”.

“Có một hành động, tôi tin thế”, nữ xướng ngôn viên Dionne Stax nói với sự yên tâm nào đó qua giọng nói của mình. Cô đã rõ ràng qua các câu hỏi đặt cho chuyên gia khủng bố Jelle van Buuren. Ɖã thật sự có hành động.

“Chúng tôi làm việc ở đây với tất cả mọi người nơi cái bàn lớn này”, tổng biên tập Biard nói, “và vào chiều thứ hai tới chúng tôi sẽ lại chọn trang bìa như luôn luôn vẫn làm như thế”

“Tôi là Charlie”, tôi đã nghĩ thế và cũng như thế: cứ tiếp tục bình thường.

Bert Wagendorp
Nguyên tác: Ik Ben Charlie, De Volkskrant, 10-01-2015)
Chuyển ngữ: Nguyễn Thị Quỳnh Anh


Cái Đình - 2015