Trà Mi


Tình trạng khó xử của Trung Hoa ở Hong Kong

Những cuộc biểu tình rầm rộ của dân Hong Kong là sự thách đố táo bạo đối với chính quyền Trung Hoa,
nhưng một cuộc đàn áp có thể phải trả giá không tính được.

João Fazenda minh họa Nguồn: The New Yorker

Ngay trước khi Hong Kong trở lại quyền kiểm soát của Trung Hoa vào năm 1997, một nhóm  khoa học gia về cách ứng xử đã làm một thí nghiệm hấp dẫn. Ying-yi Hong (康螢儀. Khang Huỳnh Nghi) và một số đồng nghiệp đã cho sinh viên đại học xem một bộ ảnh mang tính biểu tượng của Mỹ (Chuột Mickey, cao bồi) hoặc biểu tượng của Trung Hoa (Tôn ngộ không, rồng). Sau đó, họ đặt ra các câu hỏi nhằm khơi gợi các giá trị và niềm tin của nhóm sinh viên. Kết quả cho thấy, tùy vào hình ảnh nào được đưa ra cho xem, sinh viên trong thí nghiệm dễ dàng thay đổi đổi giữa quan điểm thế giới của Trung Hoa và của  phương Tây.

Hai mươi hai năm sau, đại đa số những người trẻ ở Hong Kong gọi họ là người Hong Kong, thay vì là người Trung Hoa. Sự phẫn nộ của dân Hong Kong đối với sự can thiệp ngày càng tăng của Đảng Cộng sản vào chính trị và văn hóa của Hong Kong đã đổ dầu kích nổ cuộc khủng hoảng mùa hè này. Những cuộc biểu tình bắt đầu vào tháng 6, để phản đối dự luật dẫn độ đã mở rộng thành một phong trào khắp nơi với khẩu hiệu, “Lấy lại Hong Kong, Cuộc Cách mạng Thời đại của chúng ta.” Một thành phố tự hào về phương diện pháp trị đã trở thành bối cảnh cho một cuộc đối đầu gay gắt giữa cảnh sát trang bị chống biểu tình bạo động  và thanh niên nam nữ đeo mặt nạ phòng độc, đeo kính an toàn và mũ an toàn màu vàng, thách đố quyết tâm của một trong những trung tâm kinh tế của thế giới và sự khéo léo của Chủ tịch Trung Hoa, Tập Cận Bình. Một phương châm phản kháng phổ biến trên biểu ngữ và trên nhũng bức tường ở thành phố cho thấy quyết tâm của người Hong Kong: “Nếu chúng tôi cháy, mấy người cùng với chúng tôi.”

Tại Bắc Kinh, Đảng Cộng sản ban đầu hầu như im lặng về tình trạng bất ổn, nhưng, sau khi những người biểu tình xóa quốc hiệu tại văn phòng liên lạc của Trung Hoa, vào ngày 21 tháng 7, giới truyền thông Trung Hoa đã gọi dân Hong Kong là phe ly khai của phe Hồi giáo và phong trào phản kháng là một “cuộc cách mạng màu” – một thành ngữ giết người trong chính trị Trung Hoa. Mặc dù Facebook và Twitter bị cấm ở Hoa lục, Đảng Cộng sản Trung Hoa đã phát động một cuộc vận động tuyên truyền trên mạng xã hội toàn cầu. Trong một tweet, Đài truyền hình trung ương của Trung Hoa đã láy ngôn ngữ bài thơ “Đầu tiên họ đến…” của Martin Niemöller để ví người biểu tình với Đức quốc xã (“Trước nhất họ ném gạch …”). Các bài viết khác phát tán tuyên truyền thuyết âm mưu; ảnh một người đàn ông trong chụp tại một cuộc biểu tình đã được dán nhãn một nhân viên C.I.A. “chỉ huy” khi thực tế, ông ấy là nhân viên của tờ Thời báo New York.

Thứ hai tuần trước, Twitter đã cáo buộc Trung Hoa đang điều động một chiết dich do “nhà nước hậu thuẫn” “đặc biệt nhắm vào việc gây bất hòa chính trị ở Hong Kong.” Trang web này đã không nhận quảng cáo của giới truyền thông nhà nước Trung Hoa và đã loại bỏ gần một nghìn danh mục giả mạo, giống như nhân cách được các mật vụ Nga sử dụng trong cuộc bầu cử ở Mỹ năm 2016. Một danh mục người Trung Hoa mô tả chủ nhân  là một “bà mẹ thu thập phiếu giảm giá, tiết kiệm tiền, bình dân, hối hả”  ở Columbus, Ohio, sống ở vùng ngoại ô, nhưng là người trong xóm. Facebook và YouTube đã thực hiện một loạt gạn lọc tương tự.

Đến cuối tháng 8, những cuộc biểu tình đã trở thành một thách thức lâu dài nhất đối với Đảng Cộng sản Trung Hoa kể từ cuộc nổi dậy ở Quảng trường Thiên An Môn, ba mươi năm trước, một sự danh hiệu đáng ngại. Vào năm 1989, Đảng Cộng sản trung Hoa đã đổ lỗi cho sự hỗn loạn ở Hoa lục cho một nhóm “bàn tay đen”, người nước ngoài trước khi đưa quân đội vào quảng trường giết chết hàng trăm, có thể  hàng ngàn người, trong và xung quanh Thiên An Môn. Mùa hè này, một lần nữa, các quan chức của Đảng lại đổ lỗi cho tình trạng bất ổn ở Hong Kong cho những “bàn tay đen”, và cảnh cáo những người biểu tình ở Hong Kong không được “chơi với lửa lửa” hay đừng hiểu lầm sự kìm chế [của chính quyền Hoa lục] với yếu đuối.” Để nhấn mạnh Giải phóng quân Nhân dân đồn trú ở Hong Kong, hiếm khi thu hút sự chú ý vào chính nó, đã phát hành một video quân đội tập trận kiềm chế bạo động. Ngay bên kia cầu, trên Hoa lục, Trung tâm thể thao vịnh Thâm Quyến đã trở thành trại tập trung quân xa cho Cảnh sát vũ trang Nhân dân, một lực lượng bán quân sự. Trong một video do tờ Nhân Dân Nhật báo đăng tải, một sĩ quan cầm loa hét lên bằng tiếng Quảng Đông, phương ngữ dùng ở Hong Kong, “Hãy chấm dứt bạo động! Hãy ăn năn và để được cứu rỗi!”

Hỗn loạn trên bờ biển quốc tế của Trung Hoa là một lời nguyền rủa đối với bản năng của Chủ tịch Trung Hoa sáu mươi sáu tuổi, cả về mặt cá nhân lẫn chính trị. Con trai của một nhân vật theo cách mạng cao cấp, Xi lớn lên gần tổng hành dinh Đảng ở Bắc Kinh. Thời niên thiếu Xi sống trong bầu không khí hỗn loạn của Cách mạng Văn hóa, bị Hồng vệ binh bắt phải đội mũ phễu bằng kim loại và giam cầm cha mình. Vào những năm 1990, nhiều đồng chí của Tập Cận Bình đã bổ Hoa lục đến Hong Kong và các nơi khác để kiếm sống, nhưng Xi đã không đi với họ. Ông ấy chưa bao giờ đi du học hay chịu học ngoại ngữ. Thay vào đó, Xi tìm đường lên đỉnh cao quyên lực của một nhà nước Lênin. Kể từ khi lên nắm quyền, năm 2012, Xi đã kiên quyết dập tắt mọi thách thức đối với quyền lực của mình. Xi đã bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch của mình, giam giữ hàng trăm người hoạt động và luật sư nhân quyền và giám sát một cuộc thanh trừng chống tham nhũng, trừng phạt 1,5 triệu đảng viên. Ở Hong Kong, sự cứng nhắc đó đã phải trả giá: trong thời gian sắp xảy ra khủng hoảng, tay chân của Xi đã từ chối những yêu cầu tối thiểu, đánh cuộc sai rằng những người biểu tình sẽ nản lòng. Thuyết chính trị bàn tay sắt cho rằng thỏa hiệp bây giờ sẽ khuyến khích dân Hong Kong thách thức nhiều hơn nữa, vì vậy nguy cơ có một cuộc đàn áp, hoặc một làn sóng bất ngờ bắt giam hàng loạt, là điều có thật.

Tuy nhiên, đối với Xi và đất nước của ông ta, một vụ thảm sát như ở Thiên An Môn sẽ gần như phải trả giá không thể tính được. Xi phải đương đầu với một nền kinh tế chao đảo ở Hoa lục, và Hong Kong là một trung tâm tài chính khổng lồ, một sàn giao dịch tiền tệ và một nguồn vốn nước ngoài, với một thị trường chứng khoán lớn hơn London. Một cuộc đàn áp cũng sẽ làm suy yếu sứ mệnh lớn hơn của Tập Cận Bình: thuyết phục thế giới rằng Trung Hoa là một ứng cử viên đáng tin cậy để lãnh đạo toàn cầu trong thời đại của Trump. Theo lịch chính trị của Xi, ông có những lý do sắp tới để tránh thiên tai, gồm lễ kỷ niệm vinh quang, sẽ tổ chức vào ngày 1 tháng 10, để kỷ niệm lần thứ bảy mươi ngady thanh lập nước Cộng hòa Nhân dân, và vào tháng 1, sẽ có một cuộc bầu cử ở Đài Loan, một lãnh thổ khác mà Trung Hoa muốn thống nhất với Hoa lục. Đổ máu ở Hong Kong sẽ phá vỡ triển vọng, tuy mỏng manh, chữa lành vết rạn nứt với Đài Loan, mà Xi đã tuyên bố là “không thể để kéo dài cho nhiều thế hệ mai sau.”

Trừ khi những người biểu tình áp đảo chính phủ Hong Kong, hoặc các tòa án ở đây, Xi cũng có thể bám sát vào một chiến lược ít kịch tính hơn – thu dần dần quyền tự trị Hong Kong về Hoa lục. Văn phòng liên lạc Bắc Kinh tại Hong Kong đã liên tục mở rộng phạm vi hoạt động: nó cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp thân Trung Hoa; nó làm chủ hơn một nửa các cửa hàng sách nhỏ trong thành phố; và nó ủng hộ các ứng cử viên có cảm tình với những  bài viết của chính phủ. Khi ảnh hưởng đó lớn lên, những xung đột có thể xẩy ra sẽ trở thành những hạt giống bị chôn vùi của những rắc rối mai sau.

Ying-yi Hong, hiện giảng dậy và nghiên cứu về văn hóa và nhận thức, bản sắc, quan hệ liên nhóm. Lấy quyết định, và khoa học thần kinh văn hóa tại Đại học Trung Hoa tại Hong Kong, tiếp tục đo lường thái độ của mọi người, và đã làm như vậy trong các cuộc biểu tình. Kết luận mới nhất của bà mới tuyên bố vào tuần trước là những người trẻ Hong Kong sẽ đặt lòng tin vào chính quyền địa phương của họ nếu họ thấy chính quyền đó tự chủ, một cách tương đối,

“Tuy nhiên, nếu họ nghĩ rằng chính phủ Hoa lục cứ can thiệp vào chính quyền ở Hong Kong, thì long tin của họ với chính quyền địa phương sẽ giảm sút mạnh.”

Trong nhiều năm qua, người Hong Kong đã sợ trở thành, như một câu nói phổ biến, chỉ là một thành phố khác của Trung Hoa. Ở Bắc Kinh, cách mô tả đó không bị coi là mang tính miệt thị mà đúng hơn là trật tự tự nhiên của mọi việc.

Bài này sẽ đăng trên bản in của tạp chí The New Yorker ngày 2 tháng 9 năm 2019, với tựa đề là “Bước chân Hong Kong”.

***

Tác giả Evan Osnos làm việc với tờ The New Yorker như một nhân viên từ năm 2008 và viết về chính trị và đối ngoại. Những bài viết gần đây của ông gồm một hồ sơ về Mark Zuckerberg, một câu chuyện về cuộc chiến Donald Donald Trump với chính phủ trong chính phủ, và chuyến thăm Bắc Hàn trong cuộc khủng hoảng hạch tâm. Vài chương của cuốn sách “Age of Ambition: Chasing Fortune, Truth, and Faith in the New China,” dựa trên tám năm ông sống ở Bắc Kinh, trước đó đã đăng trên tạp chí The New Yorker. Cuốn sách đó đoạt giải thưởng Sách quốc gia 2014 và được chọn vào chung kết Giải thưởng Pulitzer 2015. Trước đây, Osnos từng làm giám đốc văn phòng Bắc Kinh cho Chicago Tribune, và ông là thành viên của một nhóm phóng viên được giải Pulitzer 2008 về nhưng bản tin điều tra. Trước khi được đưa sang công tác ở Trung Hoa, Osnos đã làm việc ở Trung Đông, phần lớn đưa tin từ Iraq. Ông là khách thường xuyên trong chương trình “Fresh Air,” “PBS NewsHour,” và các chương trình khác. Ông là người ba lần nhận Giải thưởng Câu lạc bộ Báo chí ở nước ngoài. Evan Osnos hiện sống ở Washington, D.C.

.

Nguyên tác: China’s Hongkong Dilemma, Evans Osnos, 25.08.2019. Trà Mi dịch

Trích từ: dcvonline.net


Cái Đình - 2019