Phạm Đình Lân
Thành công của Hoa Kỳ trong bang giao với Ấn Độ
Lạ thay! Đấu tranh giai cấp, triết lý vô thần không có đất sống ở Ấn Độ.
Đó là một ngoại lệ đặc biệt của xứ nầy. Xứ giai cấp nhưng chế độ dân chủ vẫn vững mạnh
là một ngoại lệ khác của Ấn Độ mặc dù tỷ lệ người nghèo và mù chữ rất cao.
Ấn Độ là một cựu thuộc địa của Anh. Khi Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ năm 1947 tiểu lục địa Ấn Độ chia ra làm hai quốc gia đối nghịch nhau về tôn giáo: Ấn Độ theo Ấn Giáo tức đạo Bà La Môn (Hinduism) và Pakistan theo Hồi Giáo (Islam). Việt Nam gọi Pakistan là Hồi Quốc gồm Đông Hồi (Đông Pakistan) và Tây Hồi (Tây Pakistan). Phần lãnh thổ quan trọng của Pakistan là Tây Hồi. Sự đối xử của Tây Hồi đối với Đông Hồi không bình đẳng. Năm 1971 Đông Hồi nổi dậy với sự giúp đỡ của Ấn Độ để tuyên bố độc lập, tách rời khỏi Pakistan. Xứ Bangladesh ra đời.
Người có công đấu tranh cho độc lập Ấn Độ bằng đường lối đấu tranh bất bạo động satyagraha là Mohandas Karamchand Gandhi (1869-1948). Khi Ấn Độ vừa thu hồi độc lập thì ông bị một người Ấn Giáo quá khích tên Nathuram Godse ám sát chết. Một chiến hữu của ông là Jawaharlal Nehru (1889-1964) của đảng Quốc Đại lên làm thủ tướng. Thủ tướng Nehru lãnh đạo Ấn Độ, một quốc gia đông dân thứ nhì trên thế giới từ năm 1947 đến khi mất vào năm 1964. Là người học đại học ở Anh Quốc và là một nhà cách mạng từng bị người Anh giam cầm nhiều lần, khi cầm quyền Nehru đưa ra chánh sách trung lập và không liên kết với khối tư bản do Hoa Kỳ lãnh đạo hay khối Cộng Sản do Liên Sô lãnh đạo. Ông nghĩ đến vai trò lãnh đạo khối trung lập của Ấn Độ trên thế giới. Ấn Độ từng là thuộc địa của Anh nên họ hoài nghi ít nhiều các đế quốc Bạch Chủng Âu-Mỹ. Đa số người Ấn Độ là tín đồ thuần thành của Ấn Giáo. Tinh thần tôn giáo của họ rất cao. Chính Ấn Giáo là chất keo kết nối toàn thể người Ấn Độ thuộc nhiều sắc tộc và ngôn ngữ khác nhau. Tinh thần tôn giáo ấy không cho phép Ấn Độ theo chủ nghĩa Cộng Sản nhạo báng và chối bỏ tôn giáo. Tôn giáo bị xem như thuốc phiện làm mê hoặc loài người. Trên thực tế Ấn Độ không thân thiện với Hoa Kỳ nhưng thân thiện với Liên Sô. Năm 1962 chiến tranh Trung Quốc - Ấn Độ bùng nổ. Trong một thời gian giao tranh ngắn ngủi Ấn Độ mất trên 60.000 km2 vào tay Trung Quốc. Cuộc chiến tranh biên giới nầy cho thấy Trung Hoa Cộng Sản rất gây hấn và chủ nghĩa trung lập (neutralism) mà Nehru đề xướng không có gì bảo đảm vững chắc.
Ấn Độ trung lập vẫn bị Cộng Sản Trung Hoa đánh và chiếm đất đai. Ấn Độ là thủ lãnh khối trung lập và không liên kết, nhưng khi bị Trung Quốc đánh chiếm lãnh thổ không một quốc gia nào trong khối lên tiếng binh vực hay ủng hộ Ấn Độ. Chiến tranh Ấn Độ - Pakistan về vấn đề Kashmir từ ngày độc lập năm 1947 đến nay cho thấy chủ nghĩa trung lập còn gặp lắm trở ngại trên đường thực thi và quảng bá.
Thủ tướng Nehru quen biết Nguyễn Ái Quấc (Hồ Chí Minh sau nầy) từ năm 1928. Ông dành ít nhiều cảm tình cho Hồ Chí Minh trong thời kỳ chiến tranh kháng Pháp và sau khi hiệp định Geneva được ký kết. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thân thiện với Ấn Độ vì Ấn Độ thân thiện với Liên Sô và không thân thiện với Hoa Kỳ. Năm 1955 ông Nehru thăm viếng Moscow. Khrushchev thăm viếng New Delhi.
Năm 1954 tổng thống Eisenhower (Cộng Hòa) viện trợ cho Pakistan trong khi nước nầy tranh chấp với Ấn Độ về vấn đề Kashmir. Hoa Kỳ muốn lôi cuốn Pakistan tham gia vào Liên Minh Phòng Thủ Đông Nam Á (SEATO: South East Asia Treaty Organization) ra đời năm 1954 mặc dù Pakistan không phải là một quốc gia trong vùng Đông Nam Á. Nhưng đó là một quốc gia Hồi Giáo đông dân thứ nhì trong thế giới Hồi Giáo mà Hoa Kỳ muốn họ là quốc gia thành viên của Minh Ước Baghdad (1955) tức CENTO (Central Treaty Organization) bao gồm nhiều quốc gia Hồi Giáo ở Trung Đông. Đó là lý do khiến Ấn Độ hướng về Liên Sô. Cuộc chiến tranh biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ năm 1962 càng làm cho Ấn Độ cần ngoại viện cũng như sự tiếp cận ngoại giao với các nước khác. Họ không thể kỳ vọng vào Anh, Pháp hay Hoa Kỳ. Trung Quốc là thù. Chỉ còn Liên Sô dành chỗ dựa cho họ. Bang giao giữa Liên Sô và Trung Quốc dưới thời Khrushchev trở nên chua chát.
Ấn Độ đành phải hướng về Liên Sô. Người chồng thứ ba của người con gái duy nhất của Stalin, Svetlana Alliluyeva (1926- ), là một nhà chánh trị Cộng Sản Ấn Độ tên Brajesh Singh. Họ chung sống với nhau năm 1963 nhưng không được đảng Cộng Sản cho phép làm lễ cưới chánh thức. Năm 1966 Brajesh Singh chết vì bịnh. Svetlana Alliluyeva được phép đem tro hài cốt của Singh về rải trên sông Ganges. Bà ở lại Ấn Độ đến năm 1967 thì xin tỵ nạn chánh trị tại tòa đại sứ Hoa Kỳ ở New Delhi. Bà sang Hoa Kỳ và có một người chồng Hoa Kỳ làm kiến trúc sư.
Năm 1965 thủ tướng Liên Sô là Alexei Kosygin làm trung gian cho thủ tướng Ấn Độ Lal Bahadur Shastri và tổng thống Pakistan Ayub Khan ký hiệp ước ở Tashkent, thủ đô của Uzbekistan ngày 10-01-1966 chấm dứt Chiến Tranh Kashmir II năm 1965.
Từ ngày độc lập năm 1947 đến năm 2014, đảng Quốc Đại nắm chánh quyền 48 năm tức 71,64% của tổng số thời gian 67 năm bằng những cuộc bầu cử tự do và trong sạch. Các đảng khác nắm chánh quyền 19 năm tức 28,35% tổng số thời gian 67 năm. Riêng gia đình cựu thủ tướng Nehru giữ chức thủ tướng 37 năm:
- Nehru: 17 năm
-
Indira Gandhi: 15 năm (con gái ông Nehru; không có liên hệ gì với Gandhi bất bạo động cả. Bà Indira Gandhi bị ám sát chết năm 1984.
-
Rajiv Gandhi: 05 năm (con của bà Indira Gandhi, cháu ngoại ông Nehru. Rajiv Gandhi bị ám sát chết năm 1989. Vợ ông là người Ý được tôn lên làm chủ tịch đảng Quốc Đại. Năm 2004 đảng nầy đắc cử nhưng bà không nhận chức thủ tướng vì dư luận trong nước có vẻ không thuận lợi cho một người phụ nữ ngoại quốc lãnh đạo một khối người đông đảo hạng nhì trên thế giới. Ông Manmohan Singh giữ chức vụ thủ tướng từ năm 2004 đến 2014 thì đảng Quốc Đại bị đảng Bharatiya Janata (Đảng Nhân Dân Ấn Độ) do Narenda Modi lãnh đạo đánh bại.
Đường lối lãnh đạo của Nehru được các thủ tướng thuộc đảng Quốc Đại tiếp nối. Đường lối ấy là:
Trong Chiến Tranh Lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Sô, Ấn Độ có cảm tình với Liên Sô hơn với Hoa Kỳ. Các quốc gia trong Phong Trào Không Liên Kết do Nehru, Tito và Sukarno thành lập đều có quá khứ thuộc địa nên không ưa thích gì Hoa Kỳ nếu không nói là họ thân Cộng Sản hoặc Liên Sô hoặc Trung Quốc. Ba lãnh tụ của Phong Trào là:
Ấn Độ không quan tâm đến hàng rào chống Cộng ở Đông Nam Á qua SEATO (Liên Minh Phòng Thủ Đông Nam Á) thành lập năm 1954 vì Ấn Độ tự minh định là một nước trung lập. Vả lại Pakistan là một thành viên của tổ chức nầy. Thực tế Pakistan có thái độ miễn cưỡng và thụ động trong SEATO. Họ hướng về Trung Quốc nhiều hơn nhất là sau chiến tranh Ấn - Hoa năm 1962.
Trong Chiến Tranh Việt Nam II với sự tham chiến của Hoa Kỳ, Ấn Độ không có một lời nào thuận lợi cho Hoa Kỳ và chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa. Năm 1954 Nehru viếng Hà Nội. Năm 1958 Hồ Chí Minh thăm viếng xã giao Ấn Độ. Để chứng minh sự trung lập của mình, thủ tướng Nehru cũng thăm viếng Sài Gòn. Lúc bấy giờ Ấn Độ là trưởng phái đoàn kiểm soát đình chiến ở Việt Nam (Ấn Độ, Canada, Ba Lan).
Năm 1971 Đông Hồi (Đông Pakistan) trở thành xứ Bangladesh. Ấn Độ rất thuận lời cho sự độc lập của Đông Hồi tách rời khỏi Tây Hồi (Pakistan). Đó là năm Ấn Độ thắt chặt bang giao với Liên Sô bằng một hiệp ước hữu nghị vì Hoa Kỳ thiên theo Pakistan. New Delhi thắt chặt tình hữu nghị với Moscow sau khi Trung Quốc và Liên Sô xung đột võ trang trên đảo Damansky (Chenpao: Chân Bảo) trên sông Heilongjiang (Hắc Long Giang). Hoa Kỳ cũng nắm cơ hội nầy để tiến gần với Mao Zedong (Mao Trạch Đông) mặc cho cuộc Cách Mạng Văn Hóa đẫm máu do Mao và vợ là Jiang Qing (Giang Thanh) nhắm vào những chiến hữu của Mao vào thời Vạn Lý Trường Chinh (1934- 1935) và những đồng chí thân Liên Sô hay do Liên Sô đào tạo trong thập niên 1920 như Liu Shaoqi (Lưu Thiếu Kỳ), chủ tịch CHNDTQ, Deng Xiaoping (Đặng Tiểu Bình), tổng bí thơ đảng Cộng Sản Trung Quốc v.v...
Ấn Độ là một quốc gia đông dân, có văn hóa lâu đời nhưng quốc gia nầy có nhiều phức tạp về sắc tộc, ngôn ngữ và tôn giáo vì ngoài Ấn Giáo dân chúng còn có những chi phái tôn giáo khác. Như người Do Thái và Hồi Giáo không ăn thịt heo, người Ấn Độ không ăn thịt heo và thịt bò. Nhiều người chủ trương ăn thực vật. Người ăn thịt là người nghèo mang nặng nhiều nghiệp chướng trong hệ thống giai cấp xã hội Ấn Độ. Tinh thần tôn giáo, sự tôn thờ bất bạo động (ahimsa), đời sống tâm linh và sự duy trì hệ thống giai cấp của người Ấn Độ không biến nước Ấn Độ thành một quốc gia Cộng Sản, vô thần với những cuộc đấu tranh giai cấp đẫm máu mặc dù tỷ lệ dân nghèo ở Ấn Độ rất cao. Con gái nhà độc tài Stalin đưa tro của người chồng Ấn Độ của bà về rải trên sông Ganges. Chỉ sống một năm ở Ấn Độ một đảng viên Cộng Sản vô thần như bà đã trở thành người hữu thần. Sau nầy bà xin rửa tội để theo đạo Thiên Chúa rồi Chính Thống Giáo! Triết lý duy tâm và duy linh rất vững mạnh ở Ấn Độ đã giải thich tại sao nước nầy khó dung nạp triết lý duy vật của Thế Giới Tư Bản lẫn Thế Giới Cộng Sản vẫn biết rằng tỷ lệ người nghèo ở Ấn Độ rất cao; sự bất bình đẳng xã hội không tránh khỏi được.
Xã hội Ấn Độ là xã hội có hệ thống giai cấp từ hàng ngàn năm trước. Từ giai cấp (caste) ở Ấn Độ hoàn toàn khác với từ giai cấp (social class) mà người Cộng Sản dùng. Từ giai cấp mà Cộng Sản dùng phản ảnh nghề nghiệp như Sĩ, Nông, Công, Thương chớ không phải giai cấp (caste) trong xã hội Ấn Độ hay xã hội phong kiến ngày xưa ở Đông và Tây Phương. Với nghề nghiệp người ta có thể đổi nghề từ nghề cực khổ ít tiền sang nghề ít cực và nhiều tiền bằng cách nầy hay bằng cách khác. Giai cấp ở Ấn Độ và các nước thời phong kiến bất biến. Sinh trong gia đình thuôc giai cấp nào thì người ấy mang giai cấp ấy suốt đời bất luận đó là nam hay nữ, giàu hay nghèo, có học hay không có học. Xã hội Ấn Độ có 04 giai cấp:
Lạ thay! Đấu tranh giai cấp, triết lý vô thần không có đất sống ở Ấn Độ. Đó là một ngoại lệ đặc biệt của xứ nầy. Xứ giai cấp nhưng chế độ dân chủ vẫn vững mạnh là một ngoại lệ khác của Ấn Độ mặc dù tỷ lệ người nghèo và mù chữ rất cao.
Đảng Quốc Đại cầm quyền mất chánh quyền trong thời gian 1977-1980, 1989-1990, 1990-1991, 1991-1996, 1996-1997, 1997-1998, 1998-2004, 2014 đến nay (2015).
Năm 1991 Liên Sô sụp đổ, các chánh phủ ở Ấn Độ vẫn tiếp tục đường lối thân Liên Bang Nga. Ấn Độ là quốc gia mua nhiều võ khí của Nga (gần 3 tỷ Mỹ kim năm 2012). Ấn Độ biết đóng tàu ngầm, phi cơ, hàng không mẫu hạm... Tuy vậy họ là khách hàng mua võ khí lớn nhất của Nga và Do Thái. Ấn Độ hợp tác với Nga để sản xuất hỏa tiễn Brahmos, phi cơ chiến đấu Mig, xe tăng T-90s.
***
Qua phần trình bày vừa qua, suốt trên 60 năm từ ngày độc lập Ấn Độ không đụng chạm với Hoa Kỳ nhưng chưa có mẫu số chánh trị chung với Hoa Kỳ trong mọi vấn đề quốc tế. Sự thân thiện với Liên Sô trước kia và Liên Bang Nga sau năm 1991 chứng minh điều ấy. Gần đây xảy ra vụ một nữ lãnh sự Ấn Độ ở New York bị điều tra về việc trả lương cho gia nhân thuê từ Ấn Độ dưới mức lương tối thiểu tính theo giờ ở Hoa Kỳ. Sự kiện nầy xảy ra thời thủ tướng Singh của đảng Quốc Đại. Ấn Độ phản đối Hoa Kỳ vi phạm quyền đặc nhiệm ngoại giao của bà lãnh sự và trả đũa bằng cách không đảm bảo an ninh sứ quán Hoa Kỳ ở Ấn Độ.
Chiến Tranh Lạnh chấm dứt năm 1991. Hoa Kỳ rời khỏi căn cứ Subic Bay ở Phi Luật Tân năm 1992. Ấn Độ và Pakistan nỗ lực sản xuất bom nguyên tử mặc cho sự cảnh cáo của Hoa Kỳ. Trung Quốc đã có bom nguyên tử từ năm 1964. Ấn Độ có hai nước láng giềng không thân thiện nếu không nói là thù nghịch: Trung Quốc và Pakistan. Cả hai đều có bom nguyên tử. Hoa Kỳ từng giúp cho Pakistan trong chiến tranh Ấn - Pakistan năm 1971 về sự ra đời của xứ Bangladesh (Đông Hồi cũ) độc lập với Tây Hồi. Trung Quốc làm thân với Hoa Kỳ khi Deng Xiaoping (Đặng Tiểu Bình) nắm quyền trên lục địa. Ấn Độ cô đơn. Du kích theo chủ nghĩa Maoist hoạt động mạnh ở Nepal và vài địa phương trên lãnh thổ Ấn. Vấn đề Kashmir luôn luôn nóng bỏng vì Kashmir thuộc Ấn Độ nhưng đa số dân theo đạo Hồi. Sự lớn mạnh nhanh chóng của Trung Quốc về phương diện kinh tế và quân sự trở thành sự suy tư của các nước láng giềng nhỏ như Việt Nam, Mã Lai, Thái Lan, Miến Điện và các nước Đông Nam Á hải đảo như Phi Luật Tân, Brunei, Indonesia. Trung Quốc tự cho họ có chủ quyền gần 3 triệu km2 trên Biển Đông, lấn ép Phi Luật Tân, tranh chấp với Nhật Bản, gây ảnh hưởng gần như toàn diện ở Việt Nam vì đồng dạng, đồng chủ nghĩa Marx-Lenin. Trung Quốc tung viện trợ tích cực cho Cộng Sản Việt Nam trong hai cuộc chiến tranh vừa qua v.v... Đối với Ấn Độ, một quốc gia đông dân và trên đà phát triển, Trung Quốc từng có chiến tranh biên giới và chiếm của Ấn Độ trên 60.000 km2 năm 1962 và một cuộc tranh chấp biên giới khác đang chờ cơ hội nổ bùng. Trong cuộc tranh chấp với Ấn Độ, quốc gia dung chứa Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tôn giáo và chánh trị của Tây Tạng, vào năm 1959, Trung Quốc nắm nhiều ưu thế vì:
Trung Quốc bao vây Ấn Độ khắp bốn phía Đông, Tây, Nam, Bắc. Trung Quốc ngăn chặn chương trình Đông tiến của Ấn Độ sang Tây Thái Bình Dương bằng cách phát triển hải quan và tự cho mình có chủ quyền trên vùng Lưỡi Bò rộng gần 3 triệu km2 khiến các công ty Ấn Độ phải bỏ những cuộc thăm dò dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam vì bị Trung Quốc cảnh cáo, đe dọa và tự nhận đó là vùng biển thuộc chủ quyền của Beijing!
Đến đầu thế kỷ XXI Hoa Kỳ và Ấn Độ bắt đầu có mẫu số chánh trị chung: khủng bố của người Hồi Giáo cực đoan và sự chỗi dậy của Trung Quốc.
Tín đồ Ấn Giáo và Hồi Giáo không sống chung hòa bình trên tiểu lục địa Ấn Độ. Cả hai cộng đồng khác biệt tôn giáo nầy chấp nhận phân chia tiểu lục địa Ấn Độ ra làm hai xứ riêng biệt sau khi độc lập năm 1947. Giữa những người đồng đạo Đông Pakistan và Tây Pakistan cũng kỳ thị nhau thậm tệ nên năm 1971 Ấn Độ sẵn sàng đưa quân đội vào giúp cho Đông Pakistan đánh Tây Pakistan để tuyên bố sự ra đời của nước Bangladesh (Xứ của người Bengal).
Năm 2001 Hoa Kỳ bị khủng bố Hồi Giáo tấn công ngay trên lãnh thổ của họ.
Năm 2002 xảy ra cuộc biểu tình của người Hồi Giáo trong tiểu bang Gujarat ở tây bộ Ấn Độ. Người đứng đầu chánh quyền Gujarat lúc bấy giờ là Narendra Modi, hiện là thủ tướng Ấn Độ, bị qui trách tàn sát hàng ngàn người Hồi Giáo và bị lên án vi phạm nhân quyền. Năm 2005 chánh quyền Bush II không cấp giấy chiếu khán cho ông vào Hoa Kỳ vì cho rằng ông là người chịu trách nhiệm về việc thảm sát hàng ngàn người Hồi Giáo biểu tình ngày 26-02-2002. Khi đảng Nhân Dân Ấn Độ của ông Modi thắng cử, chánh giới và báo chí Hoa Kỳ gợi lại lịnh cấm nầy. Năm 2008 khủng bố tấn công một khách sạn Ấn Độ ở Mumbai (Bombay). Chánh phủ Singh vẫn không có phản ứng mạnh mẽ ngoại trừ sự nghi ngờ chánh phủ Pakistan có nhúng tay vào vụ tấn công nơi không có quân sĩ và võ khí nầy. Chánh phủ Islamabad bác bỏ sự qui trách nầy của New Delhi. Từ năm 2004 đến 2014, sau 10 năm đứng đầu chánh phủ, thủ tướng Singh không giải quyết thành công các khó khăn kinh tế và xã hội trong nước. Tình trạng nghèo khó, bất công xã hội, tệ nạn tham nhũng có vẻ gia tăng hơn là giảm sút. Nạn hiếp dâm bành trướng gây tai tiếng cho Ấn Độ không ít. Sự thắng cử vẻ vang của ông Narendra Modi và đảng Bharatiya Janata (Đảng Nhân Dân Ấn Độ) là phản ứng tự nhiên của toàn dân Ấn Độ đối với đảng Quốc Đại. Vừa nghe tin ông Modi lên làm thủ tướng, tổ chức khủng bố quốc tế Al Qaeda tuyên bố chuyển địa bàn hoạt động sang Ấn Độ.
Narendra Modi khó chịu về sự chổi dậy và gây hấn của Trung Quốc. Chương trình Đông Tiến của New Delhi phù hợp với việc xoay trục về Châu Á của tổng thống Obama ngay khi mới vừa đắc cử năm 2008. Thế giới chấp nhận sự chỗi dậy của Trung Quốc nhưng sự chỗi dậy trong hòa bình chớ không phải trong tư thế dùng sức mạnh quân sự và dân số đông đảo để bắt nạt và đe dọa các nước láng giềng, tự nhận chủ quyền biển, đảo bất chấp luật pháp quốc tế. Ấn Độ là một nước khá rộng lớn, đông dân cư, có trình độ khoa học kỹ thuật khá quan trọng (03 nhà khoa học Ấn Độ được giải Nobel khoa học trong khi Trung Hoa lục địa không có người nào; Ấn Độ tự lực trong việc sản xuất bom nguyên tử và vệ tinh nhân tạo), được tiếp xúc nhiều với văn hóa Tây Phương (hai ngôn ngữ chánh thức ở Ấn Độ là tiếng Hindi và tiếng Anh) nhưng so với Trung Quốc hiện nay Ấn Độ có vẻ thua kém trên nhiều bình diện. Tổng thống Bush II của đảng Cộng Hòa cũng như tổng thống Obama của đảng Dân Chủ đều thăm viếng Ấn Độ nhưng giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ vẫn còn vài chướng ngại tâm lý: Ấn Độ ngờ vực Hoa Kỳ trong chánh sách ngoại giao với Pakistan qua các đời tổng thống Cộng Hòa lẫn Dân Chủ từ thời tổng thống Eisenhower đến Bush II. Trong chiến tranh chống khủng bố ở Afghanistan từ năm 2001 đến 2014 Hoa Kỳ luôn mơn trớn Pakistan. Năm 2011, dưới thời tổng thống Obama (Dân Chủ), bang giao Hoa Kỳ - Pakistan trở nên què quặt khi Hoa Kỳ âm thầm xâm nhập vào Pakistan để giết trùm khủng bố Al Qaeda là Osama Bin Laden.
Thủ tướng Modi muốn thiết lập hệ thống an ninh khu vực lỏng lẻo dự trù vào năm 2007 và bãi bỏ vào năm 2008. Đó là hàng rào an ninh Hoa Kỳ – Nhật - Ấn Độ - Úc Đại Lợi bao quanh lục địa Trung Hoa. Vòng đai an ninh nầy nối liền Tây Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương - Nam Thái Bình Dương. Dưới nhãn quan của Hoa Kỳ và Nhật Bản, Ấn Độ là quốc gia rộng lớn và có đông dân khả dĩ tạo quân bình lực lượng với Trung Quốc ở Nam Á và Đông Nam Á.
Tháng 09 năm 2014 thủ tướng Modi viếng thăm Washington DC. Lịnh không cấp giấy chiếu khán cho Modi vào lãnh thổ Hoa Kỳ mặc nhiên bị vô hiệu hóa. Modi mời tổng thống Obama thăm viếng Ấn Độ. Cuộc thăm viếng Ấn Độ trong ba ngày 25, 26, 27 tháng 01 năm 2015 của tổng thống Obama là cuộc thăm viếng Ấn Độ lần thứ nhì của ông. Cuộc viếng thăm Ấn Độ lần thứ nhất diễn ra vào năm 2010. Trong cuộc thăm viếng lần thứ hai ông được tiếp rước một cách trọng thể. Thủ tướng Narendra Modi đích thân ra tận phi trường đón tiếp tổng thống Hoa Kỳ. Phá vỡ nghi thức ngoại giao ông ôm tổng thống Obama một cách thân mật chưa hề xảy ra với bất cứ nguyên thủ quốc gia nào đến Ấn Độ từ trước đến giờ. Tổng thống Obama là nguyên thủ quốc gia được mời tham dự Ngày Cộng Hòa Ấn Độ 26-01. Trong ngày lễ nầy các binh chủng diễn hành để phô trương lực lượng quân sự của Ấn Độ. Hầu hết võ khí, hỏa tiễn, phi cơ... đều mua của Nga. Sự tiếp rước long trọng và thân mật dành cho tổng thống Obama trong chuyến viếng thăm Ấn Độ lần nầy làm cho Beijing suy nghĩ vì từ khi Modi vừa nhậm chức thủ tướng, thì thủ tướng Li Keqiang (Ly Khắc Cường) và chủ tịch Trung Quốc Xi Jinping (Tập Cận Bình) đều đến Ấn Độ nhưng không được tiếp đón niềm nở như vậy, nhất là khi Xi Jinping đến Ấn Độ thì ngoài biên giới Ấn-Hoa quân Cộng Sản Trung Quốc động binh như chuẩn bị tấn công Ấn Độ bằng một cuộc chiến tranh biên giới mới. Trung Quốc hy vọng trong 03 ngày thăm viếng ngắn ngủi Hoa Kỳ và Ấn Độ không thể nhanh chóng đồng thuận về một số vấn đề còn tồn đọng trong vài năm qua. Các vấn đề được hai bên bàn thảo xoay vào việc hợp tác kinh tế, phát triển thương mại giữa hai nước, hợp tác quân sự v.v... Ấn Độ ước muốn có vai trò trong Hợp Tác Kinh Tế Á Châu Thái Bình Dương. Vòng đai an ninh khu vực với sự hợp tác của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Đại Lợi và Ấn Độ chắc chắn sẽ được thảo luận lại với những chi tiết cụ thể.
Dù sao cũng phải nhìn nhận sự thành công của Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Obama (Dân Chủ) khi sưởi ấm mọi bang giao với một quốc gia có 1,2 tỷ người trên 60 năm qua chỉ hướng về Liên Sô, Trung Quốc (trước khi xảy ra chiến tranh năm 1962) và thân thiện với các quốc gia thù nghịch với Hoa Kỳ. Sự viếng thăm Ấn Độ lần nầy của tổng thống Obama cũng giống như sự viếng thăm Beijing của tổng thống Nixon năm 1972. Nixon mở cửa Trung Quốc. Nhưng khi tổng thống Nixon đến Beijing ông không được thủ tướng Zhou Enlai (Châu Ân Lai) hay chủ tịch Mao Zedong đích thân đón tiếp tại phi trường như thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã dành cho ông Obama. Tổng thống Obama hâm nóng tình hữu nghị Ấn Độ - Hoa Kỳ vốn giá lạnh trong quá khứ. Việc thiết lập bang giao với Cuba công bố vào tháng 12 năm 2014 và việc cải thiện bang giao với Ấn Độ vào đầu năm 2015 là một thắng lợi ngoại giao to lớn của Hoa Kỳ. Nó làm cho Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam lọng cọng vì nước nầy nằm gọn trong rọ của Trung Quốc nên không có ý kiến riêng khả dĩ làm phật lòng Trung Quốc.
Cuba và Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là hai quốc gia đồng chí trung kiên với Liên Sô trước kia. Cuba rất độc lập khi thương thuyết bình đẳng với Hoa Kỳ.
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cũng được hưởng quyền ấy trước Cuba nhưng tự nguyện khép mình trong rọ của Trung Quốc để tự tước đoạt quyền độc lập ngoại giao của mình vì lý tưởng đồng dạng và đồng chủ nghĩa Marx-Lenin và Mao!
Ấn Độ rất thân thiện với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thời Hồ Chí Minh và Lê Duẩn vì Ấn Độ thân thiện với Liên Sô. Nay Ấn Độ muốn được thân thiện với Hoa Kỳ. Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam không dám bộc lộ cảm nghĩ của mình vì Ấn Độ bị xem là ‘quốc gia thù nghịch’ của Trung Quốc!!
Viễn ảnh của sự bang giao tốt đẹp giữa hai nước Hoa Kỳ và Ấn Độ là:
Phạm Đình Lân, F.A.B.I.