Nguyễn Thị Quỳnh Anh


Obama vật vã với sự tiến công của Trung Quốc

Hoa Kỳ phải phản ứng như thế nào khi giờ đây Bắc Kinh cứ tiếp tục yêu sách quyết liệt hơn?
Bớt nhấn ga lại, dường như là câu trả lời tạm thời. Các chuyên gia Hoa Kỳ vận động cho sự đối thoại.

“Thái Bình Dương đủ rộng cho hai quốc gia, Trung Quốc và Hoa Kỳ”. Cách đây hai năm, tổng bí thư Xi Jinping đã cho đồng nghiệp Hoa Kỳ Barack Obama thấy rõ ý định của mình: Thời đại ngự trị của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương nên chấm dứt do sự thay đổi về tương quan quyền lực.

Chiến lược phòng thủ mới mà Trung Quốc đã trình bày với cả thế giới trong tuần này đã nối tiếp khít khao với điều đó. Chiều hướng thay đổi: Trung Quốc muốn tháo gỡ khỏi sự xiết chặt của Hoa Kỳ ở vùng biển Á Châu, yêu sách hầu hết các vùng biển lân cận như “khu vườn phía sau nhà” của mình và cũng đã tuyên bố sẵn sàng trong tư thế “tấn công”.

Tham vọng của Trung Quốc có thể không gây nên những ngạc nhiên, nhưng câu trả lời nào của các nước Tây Phương liên hệ đến điều này vẫn còn chưa dứt khoát. Ở Âu Châu hiện có một sự sẵn sàng lớn lao để công nhận Trung Quốc được có thêm không gian trong khu vực này. Nhưng các quốc gia Liên Âu do khiếm khuyết sự hiện diện quân sự trong vùng nên không có vai trò nào có tầm vóc trong sự thảo luận. Tất cả được quy định đều là sự sắp xếp của Hoa Kỳ, kể từ sau Thế Chiến Thứ Hai là là lực lượng quân sự mạnh nhất ở Á Châu.

Trong sự thảo luận của Hoa Kỳ đã có những tiếng nói cho “một sự thích nghi hoà bình”. Nhưng quan niệm này lại không trội vượt. Phổ biến hơn trong lúc này là khuynh hướng containment (chính sách ngăn chận) trong danh từ chuyên môn đang trở thành quan trọng hàng đầu. Ɖó cũng là chiến lược mà trong thế kỷ qua, với nó một siêu cường khác đang lên lúc bấy giờ, Liên Sô, đã được chống trả lại một cách thành công.

Chính phủ Hoa Kỳ hiện diện ở nơi nào trong khu vực tranh chấp này? Chắc chắn rằng tổng thống đảng Dân Chủ Obama sẽ trở lùi lại ý thức hệ của ông vào năm 2008. Khi đó ông đã mong muốn cùng Trung Quốc thành lập một “G2” để giải quyết các vấn nạn thế giới. Vào năm 2011 ông đã từ giã ý thức hệ đó sau nhiều đối thoại không mang lại kết quả cụ thể nào với Trung Quốc. Ȏng tuyên bố “sự xoay trục sang Á Châu ”, nhắm vào sự gia tăng lực lượng quân sự của Hoa Kỳ tại nơi này. Kể từ đó Obama đã bị những người thực hiện chính sách của Trung Quốc tình nghi đã sử dụng containment cho sứ mệnh bí mật. Ngay cả những quan sát viên trung lập cũng đưa ra lời giải thích tương tự cho sự chuyển đổi của Obama.

Sự khoa trương và những hành động tương xứng với sự gia tăng cường độ. Cũng như thế, phó tổng thống Joe Biden đã khẳng định với các tân binh thủy quân lục chiến rằng họ có thể nghĩ đến sự lưu lại trong vùng Biển Ɖông: “Những căng thẳng gia tăng, as we speak, nhưng các bạn sẽ hiện diện ở nơi đó để duy trì hòa bình”. Cùng lúc một phi cơ do thám của Mỹ với một đội ngũ phóng viên CNN đã bay trên các hải đảo do Trung Quốc chiếm đóng. Mục đích: tạo dư luận quần chúng ý thức về sự tiến công của Trung Quốc. Nếu Hoa Kỳ tiếp tục như thế thì “chiến tranh không thể tránh khỏi”, tờ báo Trung Quốc mang màu sắc chủ nghĩa dân tộc Global Times đã ồn ào ngay lập tức trong lời bình luận.

Những nước cờ khác của Hoa Kỳ trên bàn cờ Á Châu cũng tự cho thấy mong muốn của Hoa Kỳ để giới hạn sự tiến công của Trung Quốc. Hãy nhìn sự thắt chặt liên hệ đồng minh quân sự trong vùng, trên hết là Nhật, kẻ thù truyền kiếp của Trung Quốc. Cũng nên nhìn về các nỗ lực tạo dựng nên các vùng thương mại Á Châu mới, như TPP trong đó Obama đã muốn loại Trung Quốc ra ngoài. Và hãy nhìn nỗ lực không thành công của ngoại giao Hoa Kỳ để gây lo sợ cho các quốc gia Âu Châu, trong đó có Hòa Lan, về sự tham gia vào Ngân Hàng Ɖầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng AIIB của Trung Quốc.

Ɖoạn cuối đó đã cho thấy chánh phủ Hoa Kỳ đã cố tìm câu trả lời thích ứng cho trọng lượng kinh tế ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Trung lúc đó, cho nhiều quốc gia láng giềng, cuờng quốc kinh tế hạng nhì Trung Quốc trở thành đối tác thương mại quan trọng đối với họ hơn là hơn là cường quốc kinh tế hạng nhất Hoa Kỳ. Khoảng cách địa chính đã làm cho Hoa Kỳ giảm trọng lượng, một yếu tố có phần trêu chọc quân sự cho Hoa Kỳ.

Trên cả hai phương diện, quân sự và kinh tế, chính phủ Hoa Kỳ cảm thấy bị thúc đẩy vào thế phòng thủ. Xi Jingping không cảm thấy hài lòng với nguyên trạng trong vùng trong khi Hoa Kỳ trên hết lại muốn duy trì điều đó. Sự tương phản đó gây khó khăn cho Obama để nhìn nhận yêu cầu của lãnh đạo Trung Quốc về “một kiểu mẫu liên hệ mới cho các đại cường”. Ɖiều đó chỉ đưa đến sự suy giảm ảnh hưởng của Hoa Kỳ mà thôi, tổng thống Hoa Kỳ đã nghĩ như thế.

Thật ra đó cũng chính là sự thảo luận mà Hoa Kỳ phải đi đến, giáo sư David Lampton của viện đại học Johns Hopkins, trong năm nay được xem như chuyên viên có nhiều ảnh hưởng nhất trên đất nước của ông, đã nghĩ như thế. Thời gian ngắn trước khi Trung Quốc công bố một chiến lược phòng thủ mới, ông đã phác họa một hình ảnh đen tối của sự liên hệ lưỡng cực quan trọng nhất trên thế giới. Kể từ năm 2010 ông đã ghi nhận những ngờ vực càng lớn dần của cả hai phía.

Ɖội ngũ thiết lập chính sách của Hoa Kỳ càng lúc càng đoan chắc rằng Trung Quốc “hình thành một sự đe dọa tối trọng yếu nhất cho Hoa Kỳ”. Ngược lại thì tư duy thù địch của đội ngũ hình thành chính sách Trung Quốc, cũng do sự xoay chiều của Obama, cũng đã gia tăng. Giáo sư Lampton cho rằng chính phủ Hoa Kỳ phải vượt qua vòng xoắn ốc tiêu cực này và phải dám bắt đầu liên hệ đến sự thảo luận theo đề nghị của Xi Jinping. Nếu cả hai quốc gia đều tiếp tục theo đuổi chiều hướng tư duy thù địch thì họ tự gây khiếm khuyết với chính mình và cho cả phần còn lại của thế giới.

Nguyên tác: Obama Worstelt met Opmars China, De Volkskrant, 29-05-2015
Tác giả: Fokke Obbema
Người dịch: Nguyễn Thị Quỳnh Anh

 


Cái Đình - 2015