Nguyễn thị Cỏ May


Nhơn quyền của cộng sản

Actors dressed as Chinese soldiers pretend to beat a Tibetan monk and a Tibetan woman
in traditional dress as they hold a protest outside the United Nations headquarters in New York, November 12, 2013.
The protest, organized by Students for a Free Tibet, came on the day of
China's bid to be re-elected to the U.N. Human Rights Council on November 12.
REUTERS/Mike Segar (UNITED STATES - Tags: CIVIL UNREST POLITICS)

Ngày 22 tháng 2/ 2021, Khóa họp thường kỳ lần thứ 46 của Hội đồng Nhơn quyền (UNHRC) khai mạc tại Genève, Thụy Sĩ. Mở đầu là Phiên họp trực tuyến với sự tham dự của hơn 115 phái đoàn. Phiên họp do Chủ tịch Hội đồng Nhơn quyền, bà Nazhat Shameem Khan (Đại sứ nước Fiji) chủ tọa.

Bản tin của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thuật lời ông Phạm Bình Minh, trưởng phái đoàn Hà nội, là “Việt Nam sẽ tham gia ứng cử thành viên Hội Đồng Nhơn Quyền (UNHRC) nhiệm kỳ 2023-2025”. Từ Hà Nội, ông phát biểu “với mong muốn đóng góp nhiều hơn và hiệu quả hơn nữa vào các nỗ lực chung của thế giới nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người”. Nhiệm kỳ 2013-2015, Việt nam đã được bầu với 184 phiếu trên 192.

Hội đồng Nhơn quyền là một cơ quan liên chánh phủ trong hệ thống Liên Hiệp Quốc gồm 47 Quốc gia chịu trách nhiệm thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người trên toàn cầu.

Tàu lại đắc cử vào Hội đồng Nhơn quyền nhiệm kỳ 2021-2023. Từ năm 2006 thành lập Hội đồng Nhơn quyền, Tàu đã liên tiếp đắc cử 5 lần trong những năm 2006, 2009, 2013, 2016 và 2020 vì một quốc gia chỉ có quyền làm thành viên 2 nhiệm kỳ liên tiếp rồi phải nhường cho quốc gia khác sau đó mới trở lại. Tàu đã đắc cử 5 lần, có thể nói Hội đồng Nhơn quyền đã bị Tàu bỏ túi.

Mỗi lần đắc cử, Tàu đều bị nhiều nước công kích là nước vi phạm nhơn quyền có hệ thống. Như vừa rồi, bị Mỹ tố cáo nhưng đại diện Bắc kinh vẫn thản nhiên đưa ra khoe cho là những thực hiện của họ về nhơn quyền, cho biết họ áp dụng thành công những tiêu chuẩn quốc tế về quyền lao động và nhơn quyền.

Về vấn đề người Duy Ngô Nhĩ đang bị Tập Cận-bình tiêu diệt, Âu châu và riêng nghị sĩ pháp Glucksmann đả kích định chế Liên Hiệp Quốc phải chăng vẫn “không thấy thảm cảnh của cả triệu con người này (Duy Ngô Nhĩ) làm cho họ đau lòng nên đã bầu Tàu vào Hội đồng Nhơn quyền  chăng?”

Lập tức tên Đại sứ trung cộng tại Paris phản ứng với lời lẽ thô bạo chưa từng có nhà ngoại giao nào có thể nói được “Hãy ngừng gây rắc rối về các vấn đề liên quan đến Tân Cương vốn hoàn toàn là công việc nội bộ của Trung Quốc. Không một quốc gia hay lực lượng nào có quyền xen vào, và mọi nỗ lực chống lại Trung Quốc đều sẽ thất bại”.

Dĩ nhiên Nghị sĩ Raphaël Glucksmann đã  đáp trả, nhắc lại nhiệm vụ của ông tại Nghị Viện Châu Âu: “Tôi được bầu ra  đấu tranh cho quyền của con người. Và tôi sẽ đấu tranh đến cùng. Vì vậy, quý vị hãy thay đổi giọng điệu đi. Và trên hết: Hãy đóng cửa các trại”.

Nhiều Đại biểu Âu châu tiếp lên tiếng yêu cầu Âu châu hảy ngưng đàm phán về giao thương với Trung cộng. Nghi sĩ Yannick Jadot của Pháp tố cáo “áp lực” mà chánh quyền Trung Quốc “đã đè nặng trong nhiều năm qua đối với  các đại biểu dân cử châu Âu”. Ông kêu gọi Tổng thống Emmanuel Macron “ngăn chặn các cuộc đàm phán đang diễn ra về thỏa thuận đầu tư giữa Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc”.

Nghị sĩ Pascal Durand trực tiếp hỏi đại sứ quán Trung Quốc: “Quý vị nghĩ là mình đang ở đâu? Tôi biết rằng dân chủ và quyền tự do ngôn luận của một đại diện dân cử là những khái niệm khó hiểu đối với quý vị, nhưng dù muốn hay không, thì có rất nhiều người trong chúng tôi ủng hộ Raphaël Glucksmann để nói: Đúng thế, hãy đóng cửa các trại đi!”

Nhiều phản ứng khác lần lượt được đưa ra, đặc biệt là từ hai nữ nghị sĩ châu Âu Aurore Lalucq và Leïla Chaibi, nói đến một «mưu toan đe dọa» của đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp, làm nổi bật “mức độ nghiêm trọng của tình hình”.

Các tổ chức theo dõi nhơn quyền và các nước dân chủ tự do tố cáo Tàu và Hà nội vi phạm nhơn quyền nghiêm trọng  nhưng tại sao họ vẫn vi phạm và vẫn được bầu vào Hội đồng Nhơn quyền? Vậy thật sự họ có vi phạm nhơn quyền hay không? Và họ hiểu nhơn quyền như thế nào?

Tội diệt chủng

Từ lúc lên cầm quyền bằng chế độ cộng sản năm 1949, Mao Trạch-đông đã sát hại không dưới 80 triệu dân tàu để bảo vệ chế độ để còn truyền lại cho các thế hệ nối tiếp.

Tới Đặng Tiểu-bình, xe tăng, quân đội dẹp sinh viên biểu tình ở Thiên Ân-môn, giết không dưới 10 ngàn sinh viên và thanh thiếu niên.

Giang Trạch-dân tàn sát Pháp Luân-công, bắt làm tù, cho mổ lấy nội tạng bán. Việc mổ lấy nôi tạng bán vẫn còn tiếp tục cho tới ngày nay. Thế giới biết nhưng cũng chỉ biết mà thôi.

Tới Tập Cận-bình thì tội ác của Tàu cộng không còn giới hạn nữa đang làm cho cả thế giới văn minh lên tiếng phản đối. Tội ác diệt chủng dân ouighour dưới hình thức đặc sệt cộng sản tàu là tù tập trung, lao động khổ sai dưới hình thức huấn nghệ, cai tù hãm hiếp phu nữ, triệt sản, đàn áp, tra tấn những người có thái độ phản kháng,… cho mục tiêu hán hóa triệt để dân ouighour, tức diệt chủng cả về mặt văn hóa.

Ở Tây tạng, Tập cho công an xông vào các tu viện, hãm hiếp các nữ tu và các phụ nữ Tây Tạng để ngày nay được một số thanh niên Tây Tạng ngả theo.

Trong vụ Hồng-kông, Tập đã giết và bỏ tù, tra tấn bao nhiêu sinh viên thanh niên vô tội?

Gần đây, Tập nhằm trả đũa Huê kỳ trong trận thuế quan, cho tung ra dịch Vũ Hán chẳng những Huê kỳ mà cả thế giới suy sụp về kinh tế, tiêu hao về nhân mạng (xem BBC, nhà nghiên cừu người Đức Adrian Zinz, AP News.com, Ruth ingram, Reuts, Quốc hội Canada, David Kilgour, và về ouighour, báo cáo hôm  9/3/21 của Newlines Institute for Strategy and Policy,…).

Nhơn quyền của Xi Jinping

Còn Việt Nam thì sao? Hồ Chí Minh trước sau vẫn tôn thờ Sịt (Staline) và Mao vì cho rằng hai người này không bao giờ sai lầm nên Hồ đã rập khuôn làm cải cách ruộng đất ở Việt nam từ 1953 tới 1957, giết hại nông dân vô tội, tại hiện trường, trước sau chiến dịch cải cách, không dưới 500.000 người.

Ngoài ra, từ kháng chiến chống pháp, Hồ giết hàng ngàn người yêu nước không cộng sản. Tết năm 1968, tại Huế, Hồ giết hơn  4000 dân huế chỉ trong vụ Mậu thân.

Và gần đây, đảng cộng sản của Hồ, nay với Nguyễn Phú Trọng đầu đảng, đang đêm đã cho 3000 công an, võ trang cực mạnh, hành quân tấn công và thôn xóm Đồng Tâm, giết ngay trên giường ngủ nhơn dân vô tội, bắt đi 29 người, xử tử hình 2 người. Tất cả chỉ vì mọi người không chịu để cho họ cướp đất đem bán.

Những ai nói tiếng nói đảng không vừa ý, như phê bình đảng, bày tỏ lòng yêu nước, bảo vệ đất nước chống Tàu xâm lược, đều bị qui chụp chống đảng, bắt bỏ tù với những bản án từ mười năm trở lên. Và số nạn nhơn hiện nay là 66 người.

Tính chung cho tới ngày 30/04/75, Hồ và đảng cộng sản hà nội, do Hồ sáng lập để phục vụ cộng sản quốc tế, đã giết hại nhơn dân Việt Nam không dưới 10 triệu người để giữ chế độ cộng sản cai trị Việt Nam. Nhờ thành tích diệt chủng, Hồ Chí Minh mới được báo Anh và Ba-lan chọn bầu là tên tội phạm chống nhơn loại đứng hàng thứ mười trên thế giới .

Tội diệt chủng, tội chống nhơn loại là “tội bất khả thời tiêu” mà Sịt (đảng cộng sản liên-xô không còn), Mao, Hồ Chí Minh đều chết nhưng 2 đảng cộng sản tàu và hà nội còn thì phải chịu trách nhiệm trước Tòa án quốc tế trong một ngày nào đó.

Tàu nói nhơn quyền

Ngay từ lập thành lập nhà cầm quyền Cộng hòa Nhơn dân Trung hoa, Trung Quốc hoàn toàn phủ định nhơn quyền theo giá trị phổ quát. Họ cho rằng không thể có bất cứ khái niệm nhơn quyền siêu giai cấp nào, bởi lẽ mọi lợi ích hiện thực đều có tính giai cấp, cho nên bất cứ quyền lợi nào phản ánh lợi ích ấy đều có tính giai cấp. Nếu không đúng như vậy thì thứ gọi là nhơn quyền chỉ là sản phẩm của giai cấp tư sản dùng làm công cụ lừa bịp nhơn dân, tô son trát phấn cho bộ máy cai trị của họ.

Không những các nhà lãnh đạo không bao giờ nói đến vấn đề nhơn quyền mà tất cả các văn bản pháp luật, kể cả Hiến pháp Trung Quốc, đều không có bất kỳ thể hiện nào về nhơn quyền. Từ ngữ nhơn quyền không xuất hiện trong mọi ấn phẩm, trừ các sách lịch sử. Trên thực tế, các quyền tự do cơ bản của nhơn dân lao động đều bị hạn chế, nhứt là tự do ngôn luận, tự do lập hội, đảng. Những người không thuộc giai cấp công nông càng bị hạn chế hơn. Thành phần trí thức cũ, tư sản, người thuộc phái hữu thì bị tước bỏ mọi quyền tự do, thậm chí bị ngược đãi. Trong Cách mạng Văn hóa, họ bị chụp mũ phản động trong đó có rất nhiều công dân lương thiện, các nhà cách mạng thật sự. Tất cả đều bị Hồng Vệ Binh đánh đập, tra tấn, xử tù, xử tử vô cùng dã man không theo bất cứ luật pháp nào.

Đến sau năm 1999, sau thời gian dài bắt đầu học hỏi về Nhơn quyền theo giá trị tây phương (theo LHQ), phát hành Sách  Trắng về Nhơn quyền, tại đại học Cambridge ở Anh, Giang Trạch Dân lên tiếng nhìn nhận nhơn quyền tập thể và nhơn quyền cá nhơn không mâu thuẫn với nhau và Trung Quốc sẽ cố gắng xúc tiến việc bảo vệ nhơn quyền cá nhơn, nhưng phải dựa trên cơ sở năng lực kinh tế của mình.

Mãi đến đầu thế kỷ XXI, khái niệm nhơn quyền bắt đầu đi vào hệ thống từ ngữ của Đảng và Nhà nước Trung Quốc mà không bị tránh né như trước. Cuối năm 2002, Trung ương đảng Cộng sản đề nghị viết Điều khoản Bảo vệ nhơn quyền của công dân vào Hiến pháp. Trong kỳ họp tháng 2/2003, Quốc hội Trung Quốc thông qua đề nghị này.

Cuối cùng, lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, vấn đề bảo đảm nhơn quyền được đưa vào Hiến pháp, điều 33 Hiến pháp quy định: Người nào có quốc tịch nước Cộng Hòa Nhơn Dân Trung Hoa đều là công dân nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa, bình đẳng trước pháp luật, được Nhà nước tôn trọng và bảo đảm nhơn quyền. Điều 37 quy định: Bất cứ công dân nào cũng không bị giam giữ khi chưa có phê chuẩn hoặc quyết định của Viện Kiểm sát Nhơn dân hoặc quyết định của Tòa Nhân Dân và do cơ quan công an thi hành.

Như vậy Hiến pháp Trung Quốc đã thừa nhận tất cả mọi người có quốc tịch nước Cộng Hòa Nhơn Dân Trung Hoa đều được nhà nước bảo đảm nhơn quyền, không phân biệt thân phận, giai cấp và chính kiến của họ (?). Điều đó cho thấy quan niệm nhơn quyền ở Trung Quốc đã chuyển biến theo hướng những giá trị phổ quát, ít ra là trên giấy trắng mực đen.

Khi Tàu được bầu vào Hội đồng Nhơn quyền Liên Hiệp Quốc

Chuyện ngược đời trong quan hệ quốc tế. Tới nay hãy còn không ít chế độ phản dân chủ lại được chiếc ghế thành viên của Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Sự kiện Nga và nhứt là Trung Quốc được tái đắc cử vào Hội đồng Nhơn quyền nên được hiểu như thế nào?

Phải chăng bầu những chế độ độc tài này như là những thẩm phán của Liên Hiệp Quốc về Nhơn quyền thì không khác gì cho một băng đảng chuyên đốt nhà gia nhập lực lượng cứu hỏa!

Trên đây là bình luận đầy phẫn nộ của Hillel Neuer, người điều hành hiệp hội UN Watch, một tổ chức phi chính phủ đặc trách theo dõi việc tôn trọng Hiến Chương Liên Hiệp Quốc về nhơn quyền của các thành viên Liên Hiệp Quốc.

Trung quốc nằm trong khu vực Châu Á Thái bình dương, với 4 ghế phải tranh giành nhau gay gắt, thế mà qua chiến thuật vận động cửa sau, theo hướng hai bên cùng có lợi, đã được bầu . Theo nhựt báo Le Figaro, Trung quốc đã tạo được một liên minh gồm các chế độ mà phúc lợi của người dân không phải là mục tiêu tiến tới, và cô lập, loại trừ mọi đối thủ khác.

Từ năm 2014, Tập Cận-bình đã chỉ thị cơ quan chức cao cấp tranh thủ các chức vụ điều hành ở các tổ chức quốc tế để lèo lái thế giới theo chính sách của Đảng cộng sản.

Nay vào được Hội đồng Nhơn quyền, Trung quốc sẽ sử dụng nơi này làm chỗ ẩn náu kiên cố chống lại mọi tấn công nhơn quyền, còn ngăn cản những diều bất lợi cho chế độ độc tài Bắc Kinh.

.

Nguyễn thị Cỏ May

 

Direct link: http://www.caidinh.com/trangluu1/thoisu/nhonquyencuacongsan.htm


Cái Đình - 2021