Phan Văn Song


Ngày tàn của toàn cầu hóa?

.

Ngày hôm qua, thứ năm 27 tháng bảy, 2017, đang viết bài nầy, đọc thời sự Pháp cho biết Tổng thống Macron vừa chỉ thị cho chánh phủ Pháp quốc hữu hóa – nationaliser – công ty xưởng đóng tàu STX. Công ty nầy, với 2800 nhơn viên, cùng với các công ty vệ tinh liên ngành đã tạo công ăn việc làm cho tất cả trên 7000 công nhơn và nhơn viên cho cả một vùng miền Tây đất Pháp, chung quanh hải cảng St Nazaire, thât sự là một tập đoàn đa quốc gia Ý-Pháp, vì cần tăng vốn, nên phía Ý có một công ty lớn Ý, số một đóng tàu âu châu đề nghí ứng tiền tạo mất cân bằng, và tạo cơ biến phần hùn của nước Pháp sẽ là thiểu số! Nên chánh phủ Pháp đề nghị buộc các cổ đông Ý phải hoãn bỏ tiền vào phần hùn mình lại chờ cho phe Pháp giải quyết, hoặc chờ cho chánh phủ Pháp giải quyết, đại ý để đạt tỷ số cân bằng là 50/50, nửa Pháp, nửa Ý). Đây là một hành động một quốc gia, một nhà nước xâm phạm quyết định một quyền lợi kinh tế một công ty quốc tế, âu châu, trong một quy chế tự do mậu dịch, tự do đầu tư. Câu hỏi tự nhiên của dư luận chánh trị, nhứt là phía các nhà chánh trị gia Ý rằng ngày nay từ toàn cầu hóa còn có nghĩa gì không với ông Macron? Thử trở lại từ đầu năm nay, thử nhớ lại những biến chuyển của tình hình chánh trường những tháng gần đây, để luận vấn đề và câu hỏi ấy:

1/ Toàn cầu hóa tạo khủng hoảng kinh tế, tạo thất nghiệp:

Trong những lời hứa của ứng cử viên Tổng thống Donald Trump, để cứu vãn tình hình nước Mỹ (cũng như Tây Âu) đang trên đường ra khỏi hệ thống kỹ nghệ hóa – de-industrialization, désindustrialisation – với một loạt nhà máy kỹ nghệ lần lượt đóng cửa, hàng loạt công nhơn kỹ nghệ thất nghiệp, từng khu phố của các đại đô thị Mỹ chuyên nghiệp lần lượt bị bỏ hoang (Chicago, Detroit…) rằng khi đắc cử Tổng thống, ông Trump sẽ “đánh thẳng” vào chánh sách “toàn cầu hóa”, để đem công ăn việc làm cho công dân Mỹ. Mặc dù, toàn cầu hóa, ngày nay trên toàn thế giới cũng đang và đã bị, nơi thì các phong trào bế môn tỏa cảng, nọ là các phong trào dân túy, hay tựu trung, cũng do tình hình của nền kinh tế quốc tế đang trên đà tuột dốc, hết trên đất Mỹ lại đến trên đất Liên Âu, đến cả, thậm chí trên những quốc gia miền đông và trung Âu châu, vừa mới ngóc đầu dậy, sau bao nhiêu năm bị chủ nghĩa cộng sản kềm kẹp, vẫn sử dụng vai trò của “toàn cầu hóa”, để làm con “ngoáo ọp”, để mượn cớ, cắt nghĩa mọi lỗi lầm quản trị của các nhà cầm quyền.

2/ Mỹ không ký kết, hay không tham dự những hiệp ước thương mãi:

Ngày 23 tháng giêng năm 2017, Tổng thống Trump, vừa nhậm chức đã ký ngay một sắc lệnh rút chơn Mỹ ra khỏi PTT, Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương – Trans-Pacific Partnership Agreement – PTT, ký ngày 4 tháng Hai 2016, giữa các quốc gia Xuyên Thái Bình Dương, nghĩa là các nước Á châu, Mỹ Châu và Úc châu ven Biển Thái Bình (trong đó có Việt Nam Cộng sản với nhiều hy vọng rằng nhờ đấy ăn quen nghề tham nhũng).

Tổng thống Trump cũng không tiếp tục cuộc đàm phám Tafta, về những trao đổi thương mại tự do giữa các quốc gia Xuyên Đại Tây Dương – Trans-Atlantic Free Trade Agreement – Tafta. Và ông đang sẵn sàng đặt lại vấn đề Nafta, Hiệp ước Thương mại Tự do Bắc Mỹ – North American Free Trade Agreement – Nafta, một hiệp định ký năm 1994, đã tạo một thị trường chung lớn đi từ Mễ Tây Cơ đến Alaska.

Ứng cử viên Trump lại còn hung hăng hăm dọa trục xuất Trung Cộng ra khỏi thị trường thế giới, dọa sẽ đánh thuế 45% hàng hóa Tàu, và 35% hàng hóa Mỹ gia công tại xứ Mễ.

Nói tóm lại, ứng cử viên Tổng thống Donald Trump đang bài bác chánh sách “toàn cầu hóa”, đóng lại cánh cửa do Tổng thống Ronald Reagan cùng với vị đồng lõa bên kia bờ biển là bà Thủ tướng Magaret Thatcher đã mở ra vào đầu thập niên 1980. Đúng vậy, để cứu vãn ngân sách đầy lỗ lã của Huê kỳ (lúc ấy), Tổng thống Reagan cho mở rộng sanh hoạt tài chánh, cho phép tự do kinh thương (tự do mậu dịch) và từ ấy thay đổi toàn bộ mặt thế giới: phần giai cấp nghèo đã được chia thành làm bốn. Nhưng lại tạo một yếu điểm: mất hẳn cân bằng giai cấp xã hội, và có những vùng trong một quốc gia hoàn toàn mất hẳn phồn thịnh… mà chẳng được ai quan tâm đến.

Phải cần một thời gian khá dài, các nhà nghiên cứu kinh tế, vì mê “của mới” là chánh sách thương mại tự do – tự do mậu dịch, mới để ý đến những tác hại xã hội bên lề đang hoành hành. Giáo sư David Autor, giảng sư tại Đại học MIT, đã nhận định được, sau khi nghiên cứu cả mấy năm nay các thị trường nhơn công Huê kỳ bị cạnh tranh bởi nhập cảng hàng Tàu. Kết quả nghiên cứu cho thấy rõ rằng từ năm 1999 đến 2011, nhập cảng ồ ạt hàng hóa Tàu đã cướp đi 2 triệu công ăn việc làm Mỹ. Và một khi các nhà máy, các khu vực, các đô thị, các công nhơn chuyên nghiệp hay sống bên lề khu vực chuyên nghiệp cùng nhau “thất nghiệp” với ngành kỹ nghệ bị đóng cửa, ảnh hưởng vẫn còn vương vấn đến cả trên 10 năm sau! Ảnh hưởng chánh trị lại càng rõ ràng hơn: dư luận quần chúng Mỹ những vùng “gặp nạn”, những vùng “cựu công kỹ nghệ” đều thuận, ào ào bỏ phiếu ủng hộ ứng cử viên người “hùng” Donald Trump, người mạnh bạo đặt vấn đề thẳng và hứa hẹn quyết tâm sẽ giải quyết nạn thất nghiệp với những biện pháp mạnh, dám xóa bỏ những “ù ơ dí dầu, thỏa thuận ngoại giao, chánh trị đàng hoàng – politically correct – politiquement correct” của đám chánh trị xưa.

Và Donald Trump đắc cử Tổng thống, ngày nay mọi người đang chờ xem ông Tổng thống mạnh miệng thực hiện những lời hứa bất chấp dư luận thế giới, chỉ làm sao vực dậy sức mạnh nước Mỹ, đem lại công ăn việc làm cho toàn công dân Mỹ, dựng lại một nước Mỹ trù phú, phồn vinh.

3/ Liên hiệp vương quốc và brexit:

Bên nầy trời âu cũng vậy, với những suy nghĩ như trên, với những lý luận như trên, công dân bà Hoàng Elizabeth II của Liên hiệp Vương quốc – United Kingdom đã một lòng bỏ phiếu đòi ly dị, rời khỏi Liên hiệp Âu châu. Cuộc tình giữa hòn đảo và lục địa âu châu là một cuộc tình khi thương khi ghét – je t’aime, toi non plus, đã mấy năm nay rồi, ai cũng than không mang lại lợi tức nào, nhứt là phía bên Anh - Bristish (dùng từ Anh để dịch từ British cho nó gọn) nên dân Anh quyết định ly dị – Brexit, mặc dù biết, sẽ gặp nhiều khó khăn, tạo một lỗ hổng lớn trong cái tổ chức tiên phong của giấc mơ “chung sống hòa bình, đồng làm, đồng hưởng” của toàn dân tây âu sau hai cuộc tự do tàn sát của hai thế chiến 1 và 2.

Mọi cuộc tình, cuối cùng cũng, hélas, tout passe, tout casse, tout lasse – than ôi chỉ là đổ vỡ! Hãy nhớ bài học của nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng của thế kỷ thứ 17 của xứ Pháp Jean de la Fontaine (1621-1695): Chez les amis, tout s’excuse, tout passe. Chez les amants, tout plait, tout est parfait. Chez les époux, tout ennuie, tout lasse – Giữa tình đôi bạn: thông cảm, tha thứ. Giữa đôi tình nhơn: đẹp, tuyệt. Giữa nghĩa vợ chồng: chán nản, buồn hiu! Thật là:

Anh đi đường anh tôi đường tôi,
Tình nghĩa đôi ta có thế thôi,
Đã quyết không mong sum họp mãi
Bận lòng chi nữa lúc chia phôi…”
(Chạnh lòng - Thế Lữ – 1907-1969)

Và có phải đây là lúc hình ảnh không còn nữa của “Quả đất bằng phẳng – La Terre est plate – The Earth is flat”, của các giới truyền thông của một trái đất không biên giới? Do nhà báo nổi tiếng của báo “New York Times” Thomas Friedman, tả trong cuốn sách nổi tiếng cùng tên xuất bản năm 2005? (Bản tiếng Pháp “La Terre est plate – Edition Tempus-Paris 2005)*. Hay đây bắt đầu, thời của la démondialisation – the deglobalization: Hoàn cầu hóa, hay Toàn cầu hóa tiêu tùng, tả trong sách trùng tên bởi Arnaud Montebourg năm 2011**? Hay là bắt đầu của vận hành, vượt thoát “hoàn cầu hóa”, hay “toàn cầu hóa” – déglobalisation (tiếng pháp) hay deglobalization dùng trong thị trường chứng khoán – marché boursier – stock exchange market để theo dõi sanh hoạt thị trường, và sức khỏe kinh tế tài chánh các xí nghiệp đa quốc gia?

Thực tế mà nói, ngày nay đã hết toàn cầu hóa rồi!” nhà giáo và kinh tế gia Daniel Cohen của Pháp đã nói rõ, “Tất cả những gì định nghĩa sự chấm dứt của toàn cầu hóa đã rõ ràng! Nào những máy móc sản xuất, nào những giây chuyền sản xuất cần nhiều công nhơn sản xuất đều “bị xuất cảng” sang Á châu, sang Mễ Tây Cơ, sang Đông và Trung Âu châu, hay Thổ nhĩ Kỳ cả rồi. Người ta còn nhìn thấy vài ba thí dụ hoặc xuất cảng nhà máy – délocalisation, hay có khi may mắn hơn relocation – tái nhập, xây dựng lại nhà máy tại nhà. Nhưng đấy là chuyện hiếm có!”, ông nhà giáo của Trường Quốc gia Sư phạm – École Normale Supérieure nầy, chẳng những tiên đoán mà còn nhấn mạnh: “Biên giới tương lai mới của toàn cầu hóa sẽ những cuộc di dân của thế giới”. Một cựu chuyên gia của các thương thuyết ngoại giao thương mãi của Ủy ban Âu châu về thương mãi quốc tế cho biết rõ thêm là: “Từ 15 năm nay, không có một ký kết hiệp ước, hay hiệp định thương mãi liên quốc gia nào to lớn cả! Và ngay cả WTO – World Trade Organization – OMC – Organisation Mondiale du Commerce – Tổ chức Thương mãi Thế giới cũng đang dậm chơn tại chỗ!”.

Trước khi ông Trump đắc cử, thương thuyết Xuyên Đại Tây Dương (Tafta) đã dậm chơn tại chỗ rồi! Ngay chính Tổng thống Obama đã ra lệnh nâng thuế đánh nặng vào sản phẩm nhôm – aluminium Tàu và cương quyết từ chối không cho Tàu hưởng quy chế “quốc gia có nền kinh tế thị trường” mặc Tàu đã gia nhập tổ chức WTO. Liên Âu cũng thế, đắn đo, phân vân rất nhiều, để giữ phần tự do dùng biện pháp quan thuế, trừng trị hoặc trả lời, những đòn phá giá – dumping của Tàu, như năm vừa qua về những tấm biển điện mặt trời – panneaux solaires – solar pannels hay về giá cả nhập cảng thép, quá thấp, đại hạ giá của Tàu.

4/ Chiến tranh thương mãi: Bế môn toả cảng để giữ thị trường? Chuyên môn hóa thị trường?

Làm sao tổ chức được sự thụt lùi của toàn cầu hóa?” Nhà kinh tế gia phái tả Pháp Jacques Généreux. “Bởi một cuộc chiến thương mãi, hay phải tự bảo vệ be bờ, che chở lẫn nhau, liên đới, tổ chức?”.

Ngay cả hệ thống thương mãi quốc tế, ngày nay cũng thụt lùi! Nếu ngày xưa, con số phát triển các trao đổi thương mãi tăng bằng 2 lần con số phát triển thế giới; năm 2016, đã tụt xuống chỉ còn là 1,7% (thống kê WTO). WTO cũng cho biết là những biện pháp chống chánh sách tự do mậu dịch – trao đổi thương mãi tự do đang càng ngày càng tăng, đặc biệt từ năm 2015. Một cuộc chiến tranh thương mãi rõ ràng đang bắt đầu.

Với Ông Trump, cuộc chiến sẽ rõ ràng hơn nữa, dữ dội hơn nữa! Đến đầu năm 2017, nhóm G20 vẫn là nơi để điều hòa không khí bằng đàm phán, thương thuyết. Những biện pháp như, chống tham nhũng, chống những tẩu tán thuế má, tẩu tán tài sản, khai man thuế má, chống ô nhiễm, cân bằng tài khóa, tài chánh… là những biện pháp… hạ hỏa. Thế nhưng, với ông Trump, thế giới phải nín thở xem ông chơi bài loại nào, phé, xì tẩy, bài cào ba lá… hay…

Nhưng cũng chớ quên, anh Xi Jinping và Biển Đông, anh Xi và bành trướng Hán tộc, anh Xi với một lô Công khố phiếu Huê kỳ!

Kết luận:

a/ Chớ hiểu lầm Toàn Cầu Hóa chỉ là Tàu:

Ngày hôm nay, với một nền kinh tế chưa hoàn toàn khôi phục, mặc dù ông Trump hứa hẹn rất nhiều trước khi đắc cử, nên có lẽ vì hứa hẹn quá nhiều, nhưng cũng có lẽ cũng do những lời hứa ấy, nên cử tri Huê kỳ trông chờ nhiều vào ông Trump. Ở các quốc gia khác cũng vậy, ở Âu châu một không khí rất lạ lùng: vừa là người dân tiêu thụ thì bài hàng hóa Hoa, nhưng phe các lãnh đạo chánh phủ lại mong “được” thị trường Hoa chiếu cố. Người dân tiêu thụ ở Pháp, thí dụ, bắt đầu vạch những nhãn dán sau áo quần xem làm ở đâu? Chống hẳn “made in China”. Thật tình mà nói toàn cầu hóa là do các quốc gia “da trắng âu mỹ” đem đơn đặt hàng commandes-orders ra nước nghèo, nhơn công rẻ gia công. Thoạt đầu chỉ đặt gia công, với những hàng ít tay nghề lao động, ít kỹ thuật, dần dần mang cả nhà máy và kỹ thuật ra ngoài… Dời cả nhà máy đi, vì lương công nhơn ngoài vùng tây âu và mỹ rẻ: đông, trung âu châu, bên bờ Địa trung hải: Tunisia, Marocco, á châu…

Cũng như thời thuộc địa, khi một quốc gia đến mở nhà máy hoạt động, nó tạo một khu sanh hoạt bên lề, từ khu phố, nhiều khi cả đô thị, nhà ở, người làm, đến những hãng vệ tinh, làm phụ tùng, qua đến người hoặc công ty thầu quét dọn, thầu nấu ăn… quán nhậu, bar, vũ trường, hí viện… chẳng chốc tạo một khu trù mật cho khu vực ấy… Vì vậy, ngày nay chúng ta phải có cái nhìn thiện cảm với chế độ thuộc địa. Không phải là hoàn toàn tiêu cực cả đâu? Chúng ta cũng phải biết cám ơn chế độ thuộc địa đã giúp nước Việt Nam của Nhà Nguyễn bước ra khỏi nền văn minh của ta lúc ấy, chỉ tương đương với thời Trung cổ – Moyen âge của âu châu, với mê tín dị đoan, cúng trời, vái đất, dân mặc khố, đi chơn đất,… với một nền văn mình không khoa học, không máy móc chỉ dùng sức người, khi đội, khi gánh, không biết bánh xe là gì, đi lại còn dùng kiệu, dùng võng do người gánh… đèn khí không biết, viết chì cũng không biết (Cụ Nguyễn Trường Tộ suýt bị mất đầu chỉ vì kể chuyện đèn khí và viết chì), súng cà-nông là một ông thần, phải cúng phải vái trước khi bắn… Thế mà vẫn tự hào bốn ngàn năm văn hiến! Khinh khi tất cả những người ngoại quốc! Cho là thiếu văn hóa mọi rợ! Những ông vua như Minh Mạng Thiệu Trị, Tự Đức… dù đã có may mắn gặp được người tây phương, nhưng không biết lợi dụng, để mất nước, là những ông vua có tội rất lớn với đất nước, với văn minh văn hóa Việt Nam. Tại sao người Nhựt không bị thuộc địa, tại sao người Thái (Xiêm) không bị đô hộ, xâm chiếm? Hỏi là trả lời!

Nói ít hiểu nhiều, Tàu cộng ngày nay với Xi Jinping đang nuôi mộng thay thế Huê kỳ bá chủ thế giới, về hàng hải, về quân sự. Tàu cộng với Xi Jinping ngày nay mơ thay thế người da trắng âu châu đang chiếm lục địa Phi châu tạo ra một nền thực dân mới tàu. Nhưng nếu thực dân Tây biết chia sẻ với dân Phi châu, biết đem khoa học y tế săn sóc dân Phi, dạy y học thường thức, vệ sanh thường thức, đánh răng súc miệng, giữ sức khỏe… hay, đem giáo dục thường thức đến cho người dân phi châu,… Chế độ thực dân Tây mở đường, mở xá, mở hãng xưởng, tạo công ăn việc làm, tạo kỹ thuật viên, tạo công nhơn có tay nghề…kéo điện về làng, đào giếng, dạy lọc nước… khi mở công nghiệp dùng công nhơn phi. Mở đồn điền trồng trọt với nông dân phi. Trái lại, nay thực dân Tàu đến, đầu tư vào phi châu, bằng nhà máy Tàu, mở chợ Tàu, bán hàng Tàu, nhưng dùng… công nhơn Tàu, trồng hoa quả, lúa, bắp trên đất phi châu với nông dân… Tàu, thu hoạch xong chở hàng xuất cảng… về Tàu… Các quốc gia phi, các chánh phủ phi được Tàu mua, trả tiền, nuôi béo bở, cất nhà cho ở, và thằng dân phi vẫn làm cu li hơn cả thời Tây… Một ngọn gió bài Hoa đang nổi tại các quốc gia Phi châu. Cá nhơn chúng tôi, xưa làm việc trên một năm rưởi ở Douala, Cameroun, Phi châu còn giữ nhiều tình nghĩa, anh em, cựu công nhơn, cựu phụ tá, vẫn liên lạc thường xuyên, kể cho mình biết những chuyện đang xảy ra ở Douala, Yaoundé…hay các quốc gia phi lân bang.

Nhưng, chống toàn cầu hóa không phải chỉ chống Tàu. Các quốc gia nơi chúng ta đang cư ngụ, cố chớ vội chỉ muốn đem công ăn việc làm về nhà, mua hàng nội hóa, với một tinh thần quốc gia, dân tộc, dân túy đáng quý, nhưng chúng ta không sống một mình được. Nếu chúng ta bế môn tỏa cảng, rút cầu kinh tế, các quốc gia lân bang yếu nghèo hơn chúng ta, – và với cả dân tộc gốc thương yêu của chúng ta là Việt Nam, – vì thiếu căn bản hiểu biết khoa học, (mặc dù Việt Nam ta có con số tiến sĩ nhiều nhứt thế giới), vì thiếu khả năng kỹ thuật, vì thiếu cả khả năng quản trị, sẽ kiệt quệ, nghèo khó, sẽ xuất cảng người… Di dân các xứ nghèo sẽ tràn ngập Âu châu, xứ Pháp, xứ Mỹ, xứ Úc… Lúc ấy phải làm sao đây?… Chi bằng hãy đầu tư mở nhà máy sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người dân bản địa để giữ họ lại tại chổ. Tạo công ăn việc làm, là tạo một nguồn kinh tế bên lề, tạo mãi lực, tạo bộ máy kinh tế hữu hiệu giữ người dân bản xứ tại chỗ. Và cũng… phải mua hàng của nhà máy sản xuất ấy… vì nó là của ta, và giá rẻ. Thí dụ của hiệu xe Dacia của Renault Pháp, mở bên Roumania, thoạt tiên cho thị trường rẻ tiền Đông và Trung Âu… thế nhưng đau lòng thay! Hiện nay là loại xe bán chạy nhứt ở Pháp vì hợp với túi tiền thằng dân Pháp, ngày nay quá nghèo! Cái vòng lẩn quẩn ấy vẫn còn dài dài… Giải pháp để chấm dứt toàn cầu hóa có lẽ sẽ lắm nhiêu khê, phải nhiều năm nữa mới xong.

b/ Tàu cộng và Xi Jinping là đại họa quốc tế!

Còn chuyện thằng Tàu là chuyện một đại họa quốc tế như một chế độ Nazie mới, với một Xi Jinping là một Hitler của thế XXI. Nếu giải quyết được khủng hoảng kinh tế, sẽ trị được tên Tàu Cộng. Nhưng nếu không giải quyết được, e rằng một đại chiến thứ ba sẽ bùng nổ, lần nầy xuất phát từ Biển Đông vì thằng Tàu. Kịch bản sau đây có thể là một viễn ảnh thực tế:

Màn một, cũng như ngày xưa Hitler chiếm Áo, viện cớ văn hóa Đức, Tàu sẽ chiếm Việt Nam viện cớ văn hóa Tàu. Màn hai, Hitler chiếm Tiệp vì có cộng đồng hải ngoại Đức, Tàu sẽ chiếm Singapore… sau đó Thái lan hay Phi Luật Tân và chiến tranh quốc tế – thế chiến III sẽ bùng nổ… vì Mỹ sẽ vào, Úc sẽ vào, Liên Âu (NATO?) sẽ vào… Nhưng ngày nay, không có Anh quốc như xưa, để dân tỵ nạn chiến tranh, lập chánh phủ kháng chiến… Úc châu chăng?

Hồi Nhơn Sơn chiều cuối tháng bảy đầy bi quan
Phan Văn Song

_________

Ghi Chú:

* “La terre est plate, une brève histioire du XXIème siècle” Thomas Friedman – Édition Primus - Paris

** “Votez pour la démondialisation” Arnaud Montebourg – Édition Flammarion 2011. 


Cái Đình - 2017