Nguyễn Thị Quỳnh Anh


Một dấu hiệu bất lực tồn đọng

Sự sụp đổ hối xuất thị trường chứng khoán ở Trung Quốc, quốc gia xuất cảng lớn nhất thế giới, ảnh hưởng đến thị trường tài chánh của toàn thế giới. Có phải rằng sau cuộc khủng hoảng tài chánh ở Hoa Kỳ (2007) và khủng hoảng Âu kim (kể từ 2010) một cuộc khủng hoảng “made in China” đang đến gần? Và tổng bí thư Xi Jinping có thể làm được gì để thúc đấy sự gia tăng kinh tế trở lại? – Fokke Obema – Nguyễn thị Quỳnh Anh chuyển ngữ.

Từ một siêu cường đang vươn lên cho đến một con bệnh của nền kinh tế thế giới – bộ mặt của Trung Quốc thay đổi khá nhanh. Vào đầu năm nay quốc gia này hãy còn minh chứng dứt khoát địa vị của mình như cường quốc thế giới trong tương lai. Ɖi ngược lại ý muốn của Hoa Kỳ một số các quốc gia Âu Châu, kể cả Hòa Lan, đã chọn sự tham dự vào ngân hàng phát triển AIIB – một dự án của Trung Quốc được xem như sự thách thức đối với Ngân Hàng Thế Giới do Tây Phương chiếm ưu thế. Một “bước ngoặt” trong các quan hệ quốc tế, các nhà phân tích đã nghĩ thế, bởi vì ưu thế của Hoa Kỳ trên sân khấu thế giới rồi cũng sẽ đi đến chung cuộc.

Vai trò quan trọng hơn cho Trung Quốc cũng nổi bật hơn từ thái độ cương quyết trong vùng lãnh thổ của mình. Với sự xây dựng các hải đảo, các nhà lãnh đạo Trung Quốc gia tăng áp lực trong việc giành chủ quyền trên Biển Ɖông. Ngay cả việc hành xử này làm cho các quốc gia láng giềng bất mãn, Trung Quốc vẫn mong muốn biểu dương trong “vườn nhà phía sau của mình”, đó là thông điệp rõ ràng.

Sự nhân cách hóa của chiều hướng chọn lựa này đã và đang là tổng bí thư Xi Jinping (Tập Cận Bình). Hơn người tiền nhiệm Hu Jintao (Hồ Cẩm Ɖào) rất nhiều, ông rạng ngời sự tự tin. Nhanh hơn mọi người nghĩ, ông đã biết cách để gồm thu quyền lực và càng lớn hơn là mọi người trông mong, sự mến mộ ông trong giới quần chúng Trung Quốc bình thường lại càng gia tăng. Những người này cám ơn ông cho chiến lược rộng lớn chống các thế lực tham nhũng trong đảng.

Nửa năm sau hình ảnh về Xi Jinping thể hiện ra khác đi rất nhiều. Giờ đây chính phủ của ông mặc dù đã đổ vào hàng tỷ Mỹ kim, rõ ràng vẫn không ngăn chận được sự sụp đổ hối xuất của thị trường chứng khoán ở Thượng Hải khiến cho cả thế giới phải cau mày. Ɖây là một dấu hiệu bất lực mà Xi Jinping chưa biết phải né tránh như thế nào. Ngoài ra ông còn phải chịu áp lực do nhiều dấu hiệu khác nhau cho thấy rằng sự gia tăng kinh tế Trung Quốc rõ ràng là dưới con số chính thức 7%.

Ɖiều đó lại càng đau đớn bởi vì cơ bản nơi quyền lực của ông Xi nằm ở chỗ hứa hẹn ngầm về sự phồn vinh được nối tiếp ngày càng cao hơn. Một thảm họa như vụ nổ kho hảng chứa hóa chất ở thành phố Tianjin (Thiên Tân) làm cho các đồng chí trong đảng ở địa phương bị lên án đã đến không đúng lúc chút nào. Last but not least (cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng) là việc chống đối trong nội bộ đảng. “Trung Quốc nằm ngay giữa cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ những ngày của Deng Xiaoping (Ɖặng Tiểu Bình)”, chuyên gia người Hoa Kỳ về Trung Quốc Rodger Baker thuộc tổ chức nghiên cứu Stratfor đã nhận định như thế.

Sự chia rẽ trong nội bộ hầu như là ưu tư lớn nhất của Xi. Mặc dù đã có các so sánh về quyền lực của ông với những người tiền nhiệm như Deng hay Mao, Xi vẫn chưa được xem như là một nhà độc tài đầy uy quyền nhất. Tờ Nhật Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đảng, đã đăng mới đây các cảnh cáo nhắm vào các đối tượng là những lãnh đạo Trung Quốc đã về hưu. Họ không được xía vào các công việc nhà nước. Có lời đồn đãi rằng Xi đang gánh chịu sự chống đối đến từ cựu tổng bí thư Jiang Zeming (Giang Trạch Dân) và những người thân cận trong mạng lưới của ông. Cũng theo lời đồn đãi Jiang đã quay lại chống đối cuộc giao tranh lớn nhất của Xi: bài trừ tham nhũng. Theo Jiang chiến dịch này đã đưa đến bất ổn trong hàng ngũ của đảng và phải được thực hiện từ tốn hơn.

Xi không muốn biết về điều đó. Ȏng lại càng kêu gọi phải quyết tâm mạnh mẽ hơn bởi vì giờ đây không gì khác hơn là sự sống còn của đảng mà theo ông đó là vấn đề quyết định. Ȏng cũng gánh chịu sự chống đối ngay cả trong lãnh vực cải cách kinh tế. “Áp dụng thêm cơ cấu thị trường” là châm ngôn của ông, với sự tán thành của Ngân Hàng Thế Giới cho rằng đó là một bước cốt yếu trên đường đi đến một nền kinh tế định hướng quân bình hơn, giảm nhập cảng và tăng đầu tư.

Giảm sự bảo vệ cho các xí nghiệp quốc doanh là bước thứ nhất. Nhưng các quyền lợi cố định này tự nó là việc phải chuẩn bị để đối phó với những khó khăn đưa đến. “Mức độ chống đối lớn hơn nhiều so với điều mà người ta nghĩ có thể xảy ra” nằm trong một bình luận đáng ghi nhận người ta đọc được trong truyền thông nhà nước.

Câu hỏi cốt yếu là Xi có khả năng để cải cách kinh tế qua đó Trung Quốc có thể trong thời gian dài tiếp tục thúc đẩy sự gia tăng của nền kinh tế thế giới hay không? Về những thế hệ lãnh đạo đã qua, cầm quyền từ 2002 đến 2012, đã có sự phê phán là họ chỉ là những người giữ cửa hàng, trên lãnh vực cải cách họ bị xem như “một thập niên bỏ đì”. Với chương trình cải cách rộng lớn Xi mong muốn né tránh sự phê phán đó. Nhưng những kế hoạch được đề xuất từ cuối năm 2013 cho đến nay đã mang lại rất ít thành quả cụ thể. Xi gánh chịu những chống đối giống hệt như nơi các tiền nhiệm của ông đã thất bại với những cải cách của họ.

Vào đấu tháng 8 một cao điểm đến với con trai của Xi, một sĩ quan cấp tướng. Ȏng này nhận trách nhiệm cuộc diễn binh ở Bắc Kinh để kỷ niệm chiến thắng Nhật Bản. Quân lực Trung Quốc đã gây ấn tượng cho cả thế giới là điều không còn nghi ngờ. Nhưng bộ mặt bề ngoài đó sẽ không thể che đấu được rằng Trung Quốc đang đang trải qua thời gian bất ổn không bình thường.

Nguyên tác: Een Blijvend Teken van Onmacht, Fokke Obema.
Trích từ: De Volkskrant, 25-08-2015.
Người dịch: Nguyễn Thị Quỳnh Anh

 


Cái Đình - 2015