Phạm Ɖình Lân


Hong Kong đấu tranh: Phong trào Ngũ Tứ II?

…Cuộc biểu tình của sinh viên học sinh Hong Kong hiện nay gợi lại phong trào Ngũ Tứ năm 1919 chống độc tài quân phiệt và chống quyết định của hội nghị Versailles trao bán đảo Shandong (Sơn Ɖông) cho Nhật... Sinh viên Hong Kong lần nầy có chủ nghĩa Scholarism (Học Giả Chủ Nghĩa). Cuộc Cách Mạng Dù ở Hong Kong là cuộc đấu tranh cho Dân Chủ. Sinh viên, học sinh cũng chống lại việc đưa chương trình giáo dục Cộng Sản từ lục địa vào học đường Hong Kong. Chủ nghĩa Scholarism đối đầu với chủ nghĩa Maoism. Khi còn sống Mao Zedong há không nói: “Trí thức không bằng cục phân”?...

 

Hong Kong xưa kia là một làng chài lưới nghèo nàn trước khi trở thành một hải cảng nổi tiếng ở Ɖông Nam Á. Hong Kong được âm và dịch thành Hương Cảng có nghĩa là cảng có hương thơm. Người ta cho là hương thơm từ hà khẩu Zhujiang (sông Châu Giang, nơi Phạm Hồng Thái trầm mình tự tử năm 1924) mà ra.

Hong Kong gồm đảo Hong Kong, bán đảo Kowloon (Cửu Long), Tân Lãnh Thổ và 200 đảo nhỏ, trong đó đảo lớn nhất là đảo Lantau. Thành phố Macau nằm bên kia sông Zhujiang (Châu Giang) cách lãnh thổ Hong Kong lối 60km.

Diện tích Hong Kong lối 1.100 km2 với trên 7 triệu dân.

Trung Hoa bị Anh đánh bại trong cuộc Chiến Tranh Nha Phiến (1839 - 1842) nên phải ký hòa ước Nanjing (Nam Kinh) năm 1842 nhượng Hong Kong cho Anh. Người Anh biến Hong Kong thành một hải cảng quan trọng ở Ɖông Á. Từ năm 1960 đến 1997, GDP của Hong Kong tăng lên 180 lần và lợi tức đồng niên tính theo đầu người tăng lên 87 lần. Hong Kong là một trong Tứ Hổ Kinh Tế ở Á Châu (Ɖại Hàn, Singapore, Taiwan/Ɖài Loan, Hong Kong). Hệ thống giáo dục Hong Kong được xếp hạng nhì trên thế giới. Hong Kong là trung tâm kinh tế và tài chánh quan trọng trên thế giới.

Năm 1984 chánh phủ Anh ký thỏa ước hứa trao trả Hong Kong cho Trung Hoa lục địa năm 1997. Thỏa ước qui định các đặc điểm sau:

Năm 1997 người Anh rời khỏi Hong Kong. Ɖó cũng là năm lục địa Á Châu rơi vào cuộc khủng hoảng tài chánh làm cho Tứ Hổ Kinh Tế Á Châu bị tổn thương nặng nề. Năm 1999 Bồ Ɖào Nha trao trả Macau cho Trung Quốc.

***

Sự trở về với Trung Quốc là niềm vui cũng là sự lo lắng của một số cư dân ở Hong Kong. Trước năm 1997 nhiều người Hong Kong rời khỏi thành phố cảng nầy sang sinh sống ở các nước nói tiếng Anh như Anh, Canada, Úc Ɖại Lợi. Ɖó là những người lo ngại sống dưới chế độ Cộng Sản. Những người khác tin tưởng Beijing tôn trọng lời hứa và được sống tự do ở Hong Kong ít ra trong vòng 50 năm nữa. Trong phim Ȏng Trạng Răng Vàng có một đoạn đối thoại ngắn giữa Ȏng Trạng Răng Vàng và người hầu như sau:

Nước Trung Hoa to lớn mênh mông, mất một Hong Kong nhỏ bé chẳng ăn thua gì.”, người hầu nói.

Nếu tao xẻo một miếng thịt trên mình mầy thì mầy thấy thế nào?”, Ȏng Trạng Răng Vàng hỏi gặn người hầu.

Chánh quyền Cộng Sản Beijing không có cái nhìn thiện cảm với Hong Kong lẫn Macau, hai thành phố sống tự do và phú túc quá lâu dưới sự quản trị của người Âu Châu, nghĩa là tránh khỏi chế độ Cộng Sản trên lục địa Trung Hoa.

Macau đặt dưới sự quản trị của người Bồ Ɖào Nha từ năm 1557 đến 1999 (442 năm).

Hong Kong đặt dưới sự quản trị của người Anh từ năm 1842 đến 1997 (155 năm). Ɖó là hình ảnh của hai người con sống tự do và ấm no dưới sự trông nom của người xa lạ, nay trở về với những người thân ruột thịt với gia uy nghiêm khắc và lắm lời mỉa mai vì mặc cảm tự ty lẫn tự tôn và tự hào. Beijing không thể nào tôn trọng những gì đã ký kết với Anh năm 1984. Họ muốn Hong Kong vào khuôn khổ của chánh quyền Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản càng sớm càng tốt.

Hong Kong nói tiếng Anh và tiếng Quảng Ɖông (Cantonese). GDP của Hong Kong năm 2013 là 381 tỷ Mỹ kim so với 359 tỷ Mỹ kim của nước Việt Nam. Lợi tức đồng niên tính theo đầu người là 52.700 Mỹ kim/năm. Hong Kong giao thương với lục địa Trung Hoa, Hoa Kỳ, Nhật Bản, nghĩa là với những cường quốc kinh tế trên thế giới. Ɖời sống tự do và sung túc của Hong Kong là một ước mơ của người dân lục địa Trung Hoa. Nếu không sớm đặt Hong Kong vào khuôn khổ của chế độ Cộng Sản thì Hong Kong sẽ là tấm gương tự do và hạnh phúc cho các địa phương khác trên lục địa noi theo.

Beijing ghét người Hong Kong không nói Quan Thoại (Mandarin) mà nói tiếng Quảng Ɖông và tiếng Anh. Vùng đất nầy nằm trong tỉnh Guangdong (Quảng Ɖông), tỉnh sinh quán của Sun Yatsen (Tôn Dật Tiên), linh hồn của Cách Mạng Tân Hợi (1911) và là cha đẻ của Tam Dân Chủ Nghĩa (San Min Chu I) và Quốc Dân Ɖảng (Guomindang).

Hong Kong tự do và phồn thịnh nhờ học hỏi kinh nghiệm nơi người Anh. Trường hợp Singapore cũng tương tự như vậy. Ɖời sống tự do, no ấm và sự phồn vinh kinh tế của Hong Kong làm cho dân chúng Hong Kong hoài nghi sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản Trung Hoa qua kinh nghiệm sống gần hai quốc gia Cộng Sản: Trung Quốc và Việt Nam.

Ɖại diện quyền hành pháp Hong Kong do Ủy Ban Bầu Cử gồm 1.200 thành viên thân Beijing bầu ra trong nhiệm kỳ 5 năm. Năm 2012 ông Leung Chun Ying được bầu làm Ɖặc Khu Trưởng Hong Kong với 689 phiếu. Tháng 8 năm 2014 Beijing qui định ứng cử viên Ɖặc Khu Trưởng Hong Kong trong kỳ bầu cử năm 2017 sắp tới phải do một Ủy Ban với những thành viên thân Beijing chuẩn nhận mới được ra tranh cử. Quyết định nầy là ngòi lửa gây ra cuộc biểu tình rầm rộ ở Hong Kong vào hạ tuần tháng 9 năm 2014.

Sinh viên và học sinh Hong Kong bãi khóa xuống đường đòi phổ thông đầu phiếu và tự do ứng cử. Người lãnh đạo phong trào biểu tình nầy là một sinh viên trẻ, 17 tuổi: Joshua Wong. Người sinh viên trẻ tuổi nầy ý thức vai trò và trách nhiệm của tuổi trẻ và trí thức trong công cuộc đấu tranh dân chủ với chủ nghĩa scholarism. Anh đã thành công trong việc huy động học sinh Trung Học và sinh viên Ɖại Học Hong Kong bãi khóa để tham gia biểu tình đòi Ɖặc Khu Trưởng Hong Kong là Leung Chun Ying từ chức. Ȏng nầy được gọi là Ȏng 689 vì ông chỉ được 689 phiếu bầu trong số 1.200 thành viên của một Ủy Ban Bầu Cử thân chánh quyền Beijing.

Leung Chun Ying sinh năm 1954, tốt nghiệp Ɖại Học Bách Khoa Hong Kong rồi sang học Ɖại Học ở Anh Quốc và tốt nghiệp năm 1977. Ȏng còn được gọi là Hoàng Ɖế Công Nhân vì khi ông được 30 tuổi, ông được hưởng lương bổng 10 triệu đô la Hong Kong một năm. Trong thời gian sinh viên, học sinh biểu tình và bị cảnh sát dùng hơi cay giải tán, có tin ông bị điều tra về số tiền 7 triệu Mỹ kim do một công ty Úc Ɖại Lợi trả cho ông, xem có phải là tiền hối lộ để được ân huệ làm ăn hay không.

Leung Chun Ying cương quyết không từ chức. Chánh quyền Beijing ủng hộ ông và trông đợi cảnh sát Hong Kong dùng biện pháp mạnh để giải tán cùng chấm dứt cuộc biểu tình. Vào đầu tháng 10 “xã hội đen” đã được dùng để tấn công những người biểu tình. Nhưng số người biểu tình vẫn không giảm. Họ mang dù để che nắng và mưa. Ɖó là đặc điểm của cuộc biểu tình được gọi là Cách Mạng Dù nầy.

Cuộc biểu tình ở Hong Kong được toàn thế giới đặc biệt lưu ý đến. Lãnh đạo của cuộc biểu tình còn có giáo sư Benny Tai, nhà xã hội học Chan Kin Man, mục sư Yiu Ming. Nhà tỷ phú Jimmy Lai cũng ủng hộ các sinh viên, học sinh biểu tình. Anh và Hoa Kỳ dành biệt nhãn cho họ và kỳ vọng chánh quyền Hong Kong lẫn Beijing đừng dùng biện pháp mạnh để đàn áp mà hãy lắng nghe nguyện vọng chánh đáng của người biểu tình, những thành phần thanh niên trẻ, có học và bất bạo động trong thời gian biểu tình.

Cuộc biểu tình của sinh viên học sinh Hong Kong hiện nay gợi lại phong trào Ngũ Tứ năm 1919 chống độc tài quân phiệt và chống quyết định của hội nghị Versailles trao bán đảo Shandong (Sơn Ɖông) cho Nhật. Trong cuộc biểu tình của sinh viên năm 1919 có sự tham dự của những người sau nầy là lãnh đạo Cộng Sản Trung Hoa như Chen Duxiu (Trần Ɖộc Tú), Zhou Enlai (Châu Ân Lai), Mao Zedong (Mao Trạch Ɖông), v.v... Sau cuộc biểu tình ngày 04-05-1919 (Ngũ Tứ – giống cách đề ngày tháng của Anh và Hoa Kỳ) đảng Cộng Sản Trung Hoa ra đời ở Shanghai (Thượng Hải) năm 1921. Sinh viên Hong Kong lần nầy có chủ nghĩa Scholarism (Học Giả Chủ Nghĩa). Cuộc Cách Mạng Dù ở Hong Kong là cuộc đấu tranh cho Dân Chủ. Sinh viên, học sinh cũng chống lại việc đưa chương trình giáo dục Cộng Sản từ lục địa vào học đường Hong Kong. Chủ nghĩa Scholarism đối đầu với chủ nghĩa Maoism. Khi còn sống Mao Zedong há không nói: “Trí thức không bằng cục phân”?

Cuộc biểu tình ở Hong Kong năm 2014 là một thử thách lớn đối với “đại lãnh tụ” Xi Jinping (Tập Cận Bình). Ȏng đóng vai trò quan trọng của Deng Xiaoping (Ɖặng Tiểu Bình) năm 1989 trước cuộc biểu tình Tian Anmen (Thiên An Môn) ở Beijing (Bắc Kinh). Beijing rơi vào hoàn cảnh khó xử. Ɖàn áp hay không đàn áp đều thất lợi cho chánh quyền và đảng Cộng Sản Trung Hoa. Cả hai phương thức đối nghịch nhau đều không thể thực thi trơn tru được. Cảnh sát Hong Kong không mạnh tay đánh đập sinh viên, học sinh ở nơi họ từng được hưởng không khí tự do dưới sự quản trị của ngoại nhân.Bây giờ dưới sự quản trị của người Trung Hoa, cảnh sát phải mạnh tay đàn áp đồng bào ruột thịt của mình sao?

Sau gần hai tuần biểu tình, Beijing vẫn chưa có quyết định phải làm gì để chấm dứt cuộc biểu tình khác với những cuộc đàn áp nhanh chóng trước những cuộc bạo động ở Tân Cương (Xinjiang) và những cuộc tự thiêu ở Tây Tạng. Vì sao?

 Nhưng nếu không đàn áp để chấm dứt biểu tình, Hong Kong sẽ là nơi quảng bá dịch biểu tình cho các địa phương khác trên lục địa. Macau nằm trong tỉnh Guangdong (Quảng Ɖông), từng có quá khứ sống dưới sự quản trị của người Bồ Ɖào Nha 442 năm, có thể là thành phố thứ nhì theo gương Hong Kong chăng?

Phe cánh của những người đang bị điều tra tham nhũng ở Trung Quốc hiện nay thuộc phe Jiang Zemin (Giang Trạch Dân), cựu chủ tịch nước và tổng bí thơ đảng Cộng Sản, có thể nương theo dịch nầy để gây hỗn loạn hầu tự cứu trước khi bị bắt đưa ra tòa để lãnh án tù và bị tịch biên tài sản.

Giải pháp bá đạo là dùng du đãng để trấn áp biểu tình. Giải pháp nầy được thử nghiệm từng phần nhưng vẫn chưa có kết quả.

Bá đạo hơn là giả vờ nhượng bộ bằng cách hy sinh Leung Chun Ying, nghĩa là buộc ông từ chức để cho những người biểu tình tan hàng rồi bắt đầu khủng bố linh hồn của những người biểu tình bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. Ɖó là điều thường thấy ở các nước Cộng Sản trên thế giới. Dân chúng Ba Lan và Hung Gia Lợi đã đổ máu trong công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ ở Varsaw và Budapest năm 1956 nhưng vẫn chưa có kết quả mong muốn. Sự thành công hay thất bại trong cuộc đấu tranh vì tự do, dân chủ tùy thuộc vào sự đoàn kết của dân chúng, sức mạnh của ý chí và sự kiên trì đấu tranh. Qua lịch sử chúng ta thấy được sự yêu chuộng Tự Do, Dân Chủ của người Tây Phương trong cách mạng Hoa Kỳ (1773), cách mạng Pháp 1789, cách mạng đại nghị chế ở Anh vào thế kỷ XVIII. Chúng ta nghe những khẩu hiệu: Liberté (Tự Do), Égalité (Bình Ɖẳng), Fraternité (Tình Huynh Ɖệ), Freedom or Death (Tự Do hay là Chết), Liberté Chérie! (Tự Do Mến Yêu trong quốc ca La Marseillaise của Pháp), v.v… Những cuộc đấu tranh vì Tự Do, Dân Chủ tương đối cằn cỗi, nghèo nàn ở Á Châu và hầu như vắng bóng ở các quốc gia Cộng Sản như Trung Quốc, Bắc Hàn, Việt Nam. Lục địa Trung Hoa 1 tỷ người chỉ có một Tian Anmen ngày 04-06-1989.

Dù kết quả của cuộc đấu tranh của sinh viên, học sinh Hong Kong trong cuộc Cách Mạng Dù như thế nào đi nữa, nó cũng tạo cho chánh quyền Trung Quốc một vết thương nhức nhối khó lành trước sự khao khát tự do, dân chủ giữa lúc một nước Cộng Sản như Trung Quốc đã theo kinh tế thị trường thành công để trở thành một cường quốc kinh tế hạng nhì trên thế giới. Các nhà lãnh đạo Cộng Sản Trung Quốc có thói quen xem thường nhân mạng nên lúc nào cũng nổ súng bắn giết người chống đối hay không tán đồng quan điểm với họ. Nhưng sinh mạng của người dân nghèo với lợi tức đồng niên không quá 200 Mỹ kim/năm khác với sinh mạng của những công dân có lợi tức đồng niên trên 50.000 Mỹ kim/năm. Trong cuộc đấu tranh nầy sinh viên, học sinh Hong Kong ở trong thế thượng phong:

 

Phạm Ɖình Lân, F.A.B.I.

 


Cái Đình - 2014