Phạm Ɖình Lân


Hoa Kỳ trên canh bạc chánh trị quốc tế

          

Nếu cho rằng chánh trị thế giới là một canh bạc quốc tế thì trong canh bạc ấy có ba người đánh bạc.
Ta thử xem thực lực của ba người đánh bạc như thế nào. Ba người ngồi canh bạc là các ông
Trump của Hoa Kỳ, Putin của Nga và Xi Jinping của Trung Quốc…

***

Hoa Kỳ ngày nay và Hoa Kỳ giữa hai thế chiến và trong đệ nhị thế chiến hoàn toàn khác xa.

Giữa hai thế chiến (1919 - 1939) và trong đệ nhị thế chiến (1939 - 1945) Hoa Kỳ là quốc gia:

Ɖến năm 1975 diện tích các quốc gia theo chế độ Cộng Sản chiếm lối 25% diện tích đất nổi trên thế giới với 27% dânsố hoàn cầu. Bề ngoài sự gia tăng số quốc gia Cộng Sản trên thế giới là sự thắng lợi của chủ nghĩa Marx-Lenin và Maoism. Bên cạnh sự thắng lợi bề ngoài nầy là một số khó khăn, phức tạp đối với Liên Sô:

Vào thập niên 1970 Hoa Kỳ đóng vai ân nhân của Mao Zedong trong cuộc tranh chấp lãnh thổ và quyền lãnh đạo khối Cộng Sản giữa Liên Sô và Trung Quốc. Lúc ấy Trung Quốc có bom nguyên tử, vệ tinh nhân tạo nhưng vẫn bị Liên Sô tấn công bằng võ khí nguyên tử. Chuyến thăm viếng Trung Quốc năm 1972 của ông Nixon đưa Trung Quốc về phía Hoa Kỳ và làm cho Liên Sô thất thế. Liên Sô bị sa lầy vì xâm lăng Afghanistan (1979 - 1988). Sự bại trận trên chiến trường Afghanistan và sự suy kém kinh tế dẫn đến sự vùng dậy của các nước Ɖông Âu khỏi xiềng xích Liên Sô và sự sụp đổ của Liên Sô năm 1991.

Hoa Kỳ thắng trong Chiến Tranh Lạnh (1949 - 1991).

***

Tổng thống Bush I chứng kiến sự chiến thắng trước Iraq trong Chiến Tranh Vùng Vịnh (1991) và sự sụp đổ của Liên Sô cũng vào năm 1991. Nhưng kinh tế dưới thời tổng thống Bush I không được khả quan.

Thời gian Bill Clinton làm tổng thống (1993 - 2001) Hoa Kỳ được xem là siêu cường độc tôn trên thế giới mặc dù Hoa Kỳ mất Nam Việt Nam (1975), rời khỏi Subic Bay (1992) và chỉ thuê một ụ sửa tàu ở Singapore mà thôi.

Liên Sô sụp đổ. Tổng thống Yeltsin của Nga lép vế trước Hoa Kỳ. Trong kỳ tái tranh cử Yeltsin phải nhờ đến sự cố vấn của Hoa Kỳ để được thành công.

Trung Quốc trên đường học hỏi để phát triển và thực thi Bốn Hiện Ɖại Hóa do Deng Xiaoping (Ɖặng Tiều Bình) vạch ra.

Dưới thời tổng thống Clinton, khủng bố Hồi Giáo bắt đầu hoạt động ở Afghanistan (nơi huấn luyện), Somalia, bán đảo Á Rập và ngay ở New York (1993) v.v… Kinh tế Hoa Kỳ khởi sắc so với kinh tế dưới thời tổng thống Bush I.

Dưới thời tổng thống Bush II (2001 - 2009) Hoa Kỳ bị khủng bố tấn công ở World Trade Center (New York) và Pentagon (Washington D.C.). Hoa Kỳ và các nước NATO tấn công Afghanistan, nơi chánh quyền Taliban chứa chấp khủng bố, lập các trung tâm huấn luyện khủng bố tung ra hoạt động khắp thế giới (2001). Uy tín tổng thống Bush II lên cao khi xâm lăng Afghanistan sau biến cố 11-09-2001. Về địa lý chánh trị Afghansitan có biên giới chung với Trung Quốc (rất ngắn), Iran, Pakistan và Uzbekistan, Kyrgyztan, Turkmenistan (trước kia là những Cộng Hòa Sô Viết ở phía nam nước Nga).

Các tổng thống Hoa Kỳ (từ trái sang phải): Bush I, Obama, Bush II, Clinton và Carter (verenigdestaten.info)

Năm 2003 Hoa Kỳ xâm lăng Iraq. Lần nầy phe chủ chiến trong chánh quyền tổng thống Bush II không được dư luận thế giới hưởng ứng, kể cả Ɖức và Pháp. Tổng thống Bush II cho rằng Bắc Hàn-Iran-Iraq là Trục Ma Quỉ. Thế là Hoa Kỳ sẵn sàng gây hai hay ba cuộc chiến tranh cùng một lúc như ước muốn của phe Cộng Hòa diều hâu như phó tổng thống Cheney, bộ trưởng bộ Quốc Phòng Rumsfeld, đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Bolton. Hoa Kỳ cưu mang hai cuộc chiến tranh cách xa quê hương hàng chục ngàn cây số. Ɖó là hai quốc gia Hồi Giáo, có nhiều núi non và sa mạc, khí hậu nóng bức và khô khan. Ở Afghanistan, Taliban thua nhưng không đầu hàng. Ở Iraq cũng thế. Hai cuộc chiến tranh làm cho Hoa Kỳ trở thành quốc gia mang nợ nhiều nhất thế giới. Kinh tế Hoa Kỳ bị suy thoái nặng nề năm 2008. Lợi dụng tình trạng nầy Nga dem quân đánh Georgia và chiếm Abkhazia, nam Orsettia trong một cuộc chiến tranh xâm lược năm ngày (08-2008).

Trong lúc Hoa Kỳ lặn hụp trong chiến tranh Afghanistan, Iraq và đe dọa sẽ tấn công Iran nếu cần thì Trung Quốc âm thầm phát triển kinh tế, quân sự, tuyên bố chủ quyền trên 80% diện tích của Ɖông Hải từ Phi Luật Tân đến Indonesia. Ɖó là cái gọi là Lưỡi Bò chín đoạn đã được chánh quyền Chiang Kaishek công bố sau đệ nhị thế chiến, nay được chánh quyền Cộng Sản Beijing (Bắc Kinh) thực hiện. Từ một quốc gia Cộng Sản nghèo đói và kém phát triển, Trung Quốc đã vươn lên trở thành một cường quốc kinh tế số hai sau Hoa Kỳ. Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ thời tổng thống cộng Hòa Bush II. Về phương diện quân sự Trung Quốc chỉ kém hơn Hoa Kỳ và Nga mà thôi.

Một quốc gia cường thịnh về kinh tế và quân sự như Hoa Kỳ trở thành một nước thiếu nhiều nợ và có nền kinh tế suy thoái chỉ vì chiến tranh. Tự do của công dân ít nhiều bị hạn chế vì lý do an ninh quốc gia và muôn ngàn lý do khác.

Chiến tranh, nợ nần và sự suy thoái kinh tế do chánh quyền Cộng Hòa của tổng thống Bush II gây ra giúp cho Hoa Kỳ có vị tổng thống Da Ɖen đầu tiên: Barak Hussein Obama. Ɖây là vết son của nền dân chủ Hoa Kỳ nhưng nó là nhát dao gần chạm tim của những người Siêu Bạch Chủng. Người thì nói ông Obama không sinh ở Hoa Kỳ mà sinh ở Kenya. Ɖó là những người được gọi là Birther. Ɖứng đầu những người nầy là tỷ phú Donald Trump. Người thì nói ông theo đạo Hồi. Người thì nói ông gốc Á Rập. Người thì chê ông ta cong lưng khi bắt tay quốc vương Saudi Arabia và Nhật Hoàng. Người thì chê vợ ông, bà Michelle, không biết nghi lễ khi được nữ hoàng Elizabeth tiếp. Có điều người chỉ trích và chê bai không nhắc đến là ông Obama và vợ ông, Michelle, đều có tiến sĩ và học đại học Harvard dù không xuất thân từ những gia đình giàu có và quyền thế trong xã hội Hoa Kỳ. Ɖiều yếu của ông Obama là màu da. Nhưng so với các ông Clinton, Bush II, Donald Trump và một số nhân vật khác, ông không có mặc cảm gì liên hệ đến chiến tranh Việt Nam. Ông sinh năm 1961. Khi quân đội Hoa Kỳ vào Nam Việt Nam, ông mới bốn tuổi nên không cần phải nêu lý do hoãn dịch hay miễn dịch như nhiều nhân vật chánh trị tên tuổi khác.

Dù là người Da Ɖen lai Da Trắng không giàu có, ông vẫn được liệt vào thành phần ưu tú trong xã hội. Khi nắm tột đỉnh quyền hành trong hoàn cảnh một quốc gia to lớn mang nợ vì hai cuộc chiến tranh và một nền kinh tế suy thoái, ông chú trọng đến đường lối “mềm” thay cho chủ nghĩa anh hùng (heroism) của chánh quyền Cộng Hòa. Tổng thống Obama (Dân Chủ) chú trọng đến vấn đề kinh tế, xã hội và ngoại giao để đưa Hoa Kỳ ra khỏi khủng hoảng kinh tế, tài chánh, nạn thất nghiệp, sự thoi thóp của ngành kỹ nghệ sản xuất xe hơi của Hoa Kỳ. Ông vẫn ngầm ủng hộ Do Thái nhưng không ủng hộ 101% như vị tổng thống Cộng Hòa tiền nhiệm. Lý tưởng dân chủ đưa ông Obama đến lãng quên nhà độc tài Mubarak của Ai Cập là đồng minh của Hoa Kỳ ngót 30 năm để công nhận tổng thống Mahomed Morsi do Huynh Ɖệ Hồi Giáo ủng hộ (2012 - 2013). Morsi bị tướng Sissi lật đổ. Sissi lên cầm quyền năm 2014 không được chánh quyền Obama ưu ái vì đã lật đổ chánh quyền dân bầu của ông Morsi. Nhiều người Mỹ đả kích tổng thống Obama về việc ông xin lỗi Iran về cuộc đảo chánh lật đổ thủ tướng Mossadegh năm 1953. Vì vấn đề Iran mà Do Thái và Saudi Arabia không mặn nồng với tổng thống Obama. Iran nuôi dưỡng Hezbollah, ủng hộ Syria của Assad và Hamas ở Gaza để chống Do Thái. Iran là đối thủ của Saudi Arabia trong khối Hồi Giáo. Saudi Arabia thuộc phái Sunni. Iraq thuộc phái Shiite. Iran giúp cho nhóm Houthis cướp chánh quyền ở Yemen do Saudi Arabia ủng hộ.

Hoa Kỳ rút quân khỏi Iraq cuối năm 2011 và dự trù rút quân khỏi Afghanistan năm 2014 để giảm bớt chi tiêu ngân sách. Hoa Kỳ ra khỏi Iraq và ủng hộ cho nhóm chống đối Assad trong cuộc nội chiến ở Syria. Cuộc chiến kéo dài nhì nhằng. Syria trở thành môi trường tốt cho khủng bố Al Qaeda và nhóm cực đoan hơn Al Qaeda là ISIS, tức Chánh Quyền Hồi Giáo sau khi nhóm cực đoan Sunni này chiếm Raqqa trên lãnh thổ Syria (2013) và Mossul trên lãnh thổ Iraq (2014). Sự kiện nầy và sự trỗi dậy của Taliban khiến Hoa Kỳ phải lưu lại Afghanistan trên 8.000 quân thay vì rút hết về nước như đã dự trù.

Năm 2014 Nga sát nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào lãnh thổ của họ. Hoa Kỳ và Liên Âu trừng phạt kinh tế Nga. Nga bị loại ra khỏi G8. Putin bị cô lập trong hội nghị G20 ở Úc Ɖại Lợi đến phải bỏ hội nghị ra về. Nga hỗ trợ cho người Ukraine gốc Nga ở đông bộ Ukraine nổi lên chống nước nầy.

Ở Ɖông Á Trung Quốc  đắp đảo nhân tạo. Hoa Kỳ phản đối lấy lệ dưới chiêu bài tự do hàng hải. Tháng 7 năm 2016 phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế The Hague phủ nhận chủ quyền của Trung Quốc trên Lưỡi Bò Chín Ɖoạn theo sự khiếu nại của Phi Luật Tân dưới thời tổng thống Aquino III. Khi Duterte đắc cử tổng thống, ông không quan tâm đến kết quả vụ kiện tụng về chủ quyền biển đảo và tỏ ra chống Hoa Kỳ bằng cách chửi tổng thống Obama là con của… và muốn được gần gủi với Xi Jinping (Tập Cận Bình) và Putin, những nhà lãnh đạo độc tài đàn anh không hề quan tâm đến chuyện nhân quyền. Duterte vừa nắm chánh quyền đã giết hàng ngàn người bán ma túy và hút ma túy mà không cần tòa án xét xử. Ông bị tổng thống Obama và đức Giáo Hoàng lên tiếng phê phán. Ông không ngần ngại mạt sát tổng thống Obama và đức Giáo Hoàng Francis mặc dù Phi Luật Tân là quốc gia có 90% dân số theo Thiên Chúa Giáo.

Ɖối với Bắc Hàn Hoa Kỳ cũng không có giải pháp cụ thể nào để ngăn chận Bắc Hàn sản xuất bom nguyên tử. Bắc Hàn gây nhức đầu cho:

Cả Nga và Trung Quốc đều oán ghét Obama về những trừng phạt kinh tế sau vụ Crimea (2014) và sụp đổ thị trường chứng khoán ở Trung Quốc năm 2015.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp gỡ vào tháng 11-2017
(MIKHAIL KLIMENTYEV/AFP/GETTY IMAGES)

Nga vui mừng vì sự thắng cử của nhà tỷ phú Donald Trump trong cuộc bầu cử năm 2016. Ông Donald Trump thuộc đảng Cộng Hòa là người làm giàu bằng địa ốc và đỗ trường. Cho đến khi được đắc cử tổng thống, ông không hề giữ chức vụ dân cử nào cả. Không biết vì lý do gì ông lại ngưỡng mộ Putin. Trong bản văn vận động bầu cử cũng như trong chánh phủ của ông có nhiều người liên hệ với Nga hay liên lạc với đại sứ Nga ở Hoa Kỳ. Tổng thống Trump chỉ trích và tấn công mọi người nhưng tỏ ra khiêm tốn trước Putin.

Putin là người thích ở trần, cỡi mô tô, đấu võ Judo để phô trương sức mạnh của bắp thịt. Ɖường lối của ông là dùng sức mạnh quân sự, thuật tình báo, gián điệp để đe dọa đối thủ. Putin phục thù Hoa Kỳ vì đã thắng Liên Sô trong chiến tranh lạnh, vì trừng phạt và cản trở sự bành trướng lãnh thổ của Nga ở Ukraine, các nước Ɖông Âu và vùng biển Baltic.

Nếu cho rằng chánh trị thế giới là một canh bạc quốc tế thì trong canh bạc ấy có ba người đánh bạc. Ta thử xem thực lực của ba người đánh bạc như thế nào.

Tên nước

Kinh tế

Quân sự

Hoa Kỳ

nhất

nhất

Nga

ba

nhất đồng hạng

Trung Quốc

nhì

ba

Ba người ngồi canh bạc là các ông Trump của Hoa Kỳ, Putin của Nga và Xi Jinping của Trung Quốc.

Dĩ nhiên không có sự sát phạt đổ máu giữa ba đại cường trên thế giới. Nhưng lúc nào cũng có sự cạnh tranh ráo riết.

Hoa Kỳ hiện nay có người lãnh đạo già nua, bảo thủ, mang nặng sự tự hào bạch chủng và sức mạnh của Hoa Kỳ thời oanh liệt nên mất lòng bạn thân như Anh, Ɖức, Pháp, Nam Hàn và Nhật, tăng thêm nhiều kẻ thù từ màu da đến tôn giáo với những từ ngữ khó nghe của tổng thống Trump như: “quốc gia hố xí” (shithole countries) hay “hủy diệt và giận dữ” đối với Bắc Hàn. Một lời nói đã xóa tan cảm tình mà các dân tộc trên thế giới đã dành cho Hoa Kỳ. Thực tế có hủy diệt một quốc gia hay một dân tộc dễ dàng như lời nói khủng khiếp trên không? Và nếu làm được, điều đó có hợp với lương tri, đạo lý của nhân loại và của nước Hoa Kỳ, thành trì của tự do, dân chủ thế giới không?

Trong nước thì ông tấn công từ các tổng thống tiền nhiệm đến các dân biểu, nghị sĩ, thẩm phán, cơ quan tình báo, an ninh nội chính, truyền thông báo chí v.v... Bản thân tổng thống Trump phải đối phó với pháp đình về những chuyện liên quan đến đàn bà mà ông hoàn toàn “không biết” như ông thường lập đi lập lại. Hoa Kỳ vĩ đại trở lại như thế sao? Nhờ ông nhún nhường trước Putin? Ông tiếp ngoại trưởng Nga và đại sứ Nga ở Hoa Kỳ mà không cho ký giả Hoa Kỳ tham dự đến nổi phải dùng ảnh chụp của truyền thông Nga. Ông gặp Putin khi dự hội nghị G20 ở Ɖức cũng không có ký giả và truyền thông Hoa Kỳ. Trong vòng 13 tháng cầm quyền ông có 40 viên chức cao cấp từ chức hay bị cách chức. Vai trò của bộ trưởng Ngoại Giao lu mờ hơn bao giờ cả. Bộ trưởng Ngoại Giao Rex Tillerson cho biết ông hay tin bị cách chức qua điện thoại. Hoa Kỳ lui về chủ nghĩa tự cô lập như các nước Á Châu bế quan tỏa cảng vào thế kỷ XIX. Ɖó là thế mạnh giúp Hoa Kỳ vĩ đại trở lại?

Nga, Iran nhảy múa ở Syria. Nga triệu tập hội nghị về Syria với các thành phần tham dự gồm Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran. Không có sự hiện diện của Hoa Kỳ. Lần đầu tiên Hoa Kỳ bị quên lãng trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của NATO, một đồng minh trung thành của Hoa Kỳ trong chiến tranh lạnh, nay ngả theo Nga và đụng chạm với Hoa Kỳ về vấn đề người Kurds và việc Hoa Kỳ từ chối không cho dẫn độ giáo sĩ Fethullah Gulen về Thổ Nhĩ Kỳ sau cuộc đảo chánh thất bại nhằm lật đổ tổng thống Erdogan năm 2016. Thổ Nhĩ Kỳ liệt người Kurds vào danh sách khủng bố của họ vì người Kurds ở Thổ Nhĩ Kỳ có khuynh hướng đòi thành lập vùng tự trị ở phía nam Thổ Nhĩ Kỳ. Người Kurds muốn thành lập một nước Kurdistan bằng một số lãnh thổ của Iraq, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và một ít của Iran. Hoa Kỳ ủng hộ người Kurds vì họ chống ISIS. Vùng người Kurds sinh sống ở phía bắc Iraq là nơi có nhiều dầu hỏa. Họ thuộc Hồi Giáo Sunni, không thích Iran trong khi người Iraq ở phía nam Iraq có cảm tình với Iran vì cùng phái Shiite. Saudi Arabia, một đồng minh giàu dầu khí của Hoa Kỳ, bắt đầu hướng về Moscow để mua khí giới. Hoa Kỳ luôn luôn vuốt ve Do Thái và Saudi Arabia. Nay Saudi Arabia chống Qatar vì cho rằng Qatar liên lạc với Iran. Thế là Hoa Kỳ cũng đụng chạm với Qatar mặc dù Hoa Kỳ có căn cứ quân sự trên vương quốc nhỏ bé nầy.

Chủ tịch Xi Jinping và tổng tống Nga Vladimir Putin trong buổi lễ ký kết thỏa thuận song phương
vào 04-07-2017 ở Moscow. (Alexander Nemenov / AFP/Getty Images
)

Trong tình thế hiện tại của Hoa Kỳ Putin đang nắm giữ phần cốt cán trong canh bạc chánh trị quốc tế. Xi Jinping cần liên kết với Putin. Donald Trump ngưỡng mộ và tỏ ra khiêm tốn trước Putin. Người Hoa Kỳ được biết tin tổng thống Donald Trump mời Putin thăm viếng Tòa Bạch Ốc  qua Moscow. Putin phô trương sức mạnh quân sự qua những loại võ khí nguyên tử có sức tàn phá khủng khiếp như Putin đã khoe trong cuộc bầu cử vào tháng ba vừa qua. Ngoài ra Putin còn có:

Trung Quốc + Thổ Nhĩ Kỳ + Iran + Bắc Hàn.

Việc thăm viếng của tân tổng trưởng Quốc Phòng Trung Quốc ở Moscow vừa qua như một cảnh cảo và đe dọa đối với tổng thống Donald Trump về vấn đề Taiwan (Ɖài Loan), chủ trương tự do hàng hải trên Biển Ɖông và việc gia tăng thuế biểu nhắm vào thép, nhôm và các mặt hàng khác của Trung Quốc. Cuộc chiến tranh thương mại nếu có giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không hại gì cho Nga giống như cuộc chiến tranh giữa chí nguyện quân Trung Quốc với Hoa Kỳ năm 1950 vậy. Trong sòng bạc ai cũng muốn mình là kẻ thắng chớ không phải bạn mình. Trong canh bạc chánh trị người ngồi sòng thích người sành cờ bạc và  điềm tĩnh hay thích người hiếu thắng, thích phô trương nhưng không sành nghề cờ bạc? Câu trả lời cho thấy cả Putin và Xi Jinping đều cần một người ngồi sòng thiếu kinh nghiệm cờ bạc chánh trị như ông Donald Trump.

Cuộc viếng thăm Beijing (Bắc Kinh)  của Kim Jong Un vừa qua làm cho Xi Jinping rất hài lòng. Nó cho thấy Trung Quốc vẫn còn ảnh hưởng đối với Bắc Hàn. Vợ chồng Kim Jong Un được Xi Jinping tiếp rước long trọng tại Beijing. Xi Jinping đón tiếp tổng thống Nam Hàn Moon Jae-In một cách lạnh nhạt vào tháng 12 năm 2017. Cuộc viếng thăm Trung Quốc cũng tạo thế đứng vững chắc cho Kim Jong Un khi gặp tổng thống Trump vào tháng 5 sắp tới. Nữ tổng thống Park Geun-Hye rồi tổng thống Moon Jae-In của Nam Hàn chia sẻ đường lối chung với Trung Quốc bằng cách nhấn mạnh đến sự thù hận Nhật Bản khiến sự liên kết Hoa Kỳ-Nam Hàn-Nhật Bản ở Ɖông Bắc Á trở nên lỏng lẻo. Kim Jong Un tỏ ra mềm dẻo thì được tán dương. Nam Hàn đóng vai con thoi cho Kim Jong Un gặp tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Trước đó không lâu tổng thống Trump khuyên bộ trưởng Ngoại Giao Rex Tillerson đừng phí thì giờ nghĩ đến việc thương thuyết với Bắc Hàn. Nhật Bản bị bỏ rơi. Ɖó là một danh dự to lớn của Kim Jong Un, một lãnh tụ trẻ 36 tuổi của một nửa bán đảo Triều Tiên ngồi nói chuyện ngang ngửa với tổng thống một đại cường quốc có số tuổi gấp đôi. Hai bên sẽ nói về chuyện gì?

Những chuyện được đôi bên đề cập có thể là:

Nếu hai bên đồng ý thỏa mãn những yêu cầu nói trên thì Trung Hoa, Bắc Hàn, Nga không phải lo sợ hệ thống hỏa tiễn Thaad của Hoa Kỳ. Tổng thống Trump sẽ đạt được thành quả to lớn đầu tiên mà các vị tiền nhiệm không đạt được: phi nguyên tử hóa Bắc Hàn.

Nếu Hoa Kỳ rút quân ra khỏi Nam Hàn thì việc thống nhất Triều Tiên sẽ được thực hiện bằng:

Nhìn chung, bằng cách nào Nga cũng có lợi. Nam Hàn và Nhật Bản chịu nhiều thiệt thòi. Liệu Nam Hàn có giống Nam Việt Nam không mặc dù có nền kinh tế hạng 13 trên thế giới? Ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở Ɖông Bắc Á và Ɖông Nam Á sẽ suy giảm đáng kể.

Putin từng nói thay cho Bắc Hàn rằng dù có ăn cỏ Bắc Hàn cũng không bỏ chương trình nguyên tử. Sao chuyện của Bắc Hàn mà Putin rành như vậy? Nếu Bắc Hàn hứa hủy bỏ chương trình nguyên tử thì cũng chỉ là lời hứa để đổi lấy những yêu sách do họ đưa ra. Ɖến thời gian nào đó thì lời hứa bay đi. Không có quốc gia Cộng Sản và độc tài nào tôn trọng các hiệp ước mà họ ký kết, đừng nói chi đến những lời hứa. Liên Sô có tôn trọng hiệp ước Sô-Nhật năm 1941 không? Cộng Sản Việt Nam có tôn trọng hiệp định Genève năm 1954 và hiệp định Paris năm 1973 không?

Khẩu hiệu thành công trên sòng bạc là: Nhất gian lận.
Nhì trường vốn.

Trong sòng bạc người trường vốn nhưng hiếu thắng, nóng nảy dễ bị chọc giận, chọc cười, chọc tức, chọc quê… để bị mất sáng suốt, cuối cùng bị sạch vốn. Trường vốn chưa hẳn là yếu tố tất thắng.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và chủ tịch Xi Jinping trong cuộc gặp gỡ thượng đỉnh vào tháng 4-2017 (Andy Wong/AP)

Tổng thống Donald Trump hiện có ông Bolton làm cố vấn An Ninh Quốc Gia. Ông Bolton được mô tả như người có lập trường diều hâu, nghĩa là sẵn sàng đánh Bắc Hàn và Iran.

Putin sẽ trả thù Hoa Kỳ về:

Hoa Kỳ không còn là quốc gia trẻ nữa. Tổng thống Trump là tổng thống già nhất trong lịch sử Hoa Kỳ khi nhậm chức ở vào tuổi 71. Trong cuộc bầu cử năm 2020 sắp tới nếu ông Trump tái tranh cử và ứng cử viên của đảng Dân Chủ có thể là ông Biden hay ông Sanders, thì vị tổng thống đắc cử năm 2020 có tuổi trung bình lối 75. Ɖó là tuổi của người già bảo thủ tư tưởng, tánh tình cau có, nghiêm khắc hơn là cởi mở, sáng tạo.

.

Phạm Ɖình Lân, F.A.B.I.


Cái Đình - 2018