Nguyễn Thị Quỳnh Anh


Ɖộng cơ kinh tế thế giới chạy dục dặc

Trong hai mươi năm dài Trung Quốc chỉ biết con số gia tăng kinh tế lớn lao,
nhưng giờ đây hối xuất thị trường chứng khoán đang bị suy giảm.
Một cuộc khủng hoảng đang đe dọa. Những nguyên nhân gì gây ra
và điều đó có ý nghĩa gì cho phần còn lại của thế giới. –
Peter de Waard.

***

Thị trường tài chánh trong tuần lễ đầu tiên của năm mới 2016 đang dở chứng. Thị trường chứng khoán suy sụp, giá dầu hạ ở mức thấp nhất trong mười hai năm và một cuộc chiến tranh tiền tệ hầu như không thể nào tránh khỏi. Nguyên do là nỗi lo sợ về sự “hạ cánh gay go” của nền kinh tế Trung Quốc. Quốc gia với gần 1,4 tỷ dân hiện nay đã giữ động cơ kinh tế thế giới vận hành trong hai thập niên qua. Giờ đây là nỗi lo sợ chiếc máy đó sẽ nổ khục khặc yếu ớt.

Trung Quốc

Trung Quốc có một vấn nạn bởi vì nền kinh tế xuất khẩu kỹ nghệ đã giúp quốc gia này trong hai mươi năm dài với con số gia tăng và sự phồn vinh giờ phải được chuyển hóa sang một nền kinh tế dịch vụ quốc nội. Sự thay đổi này sẽ không thể diễn tiến mà không gây đau đớn và cũng sẽ đưa đến một con số gia tăng kinh tế thấp hơn: không còn là 10 phần trăm mà chỉ còn 2 đến 3 phần trăm. Nhà nước Trung Quốc đã thử lèo lái trong niềm hy vọng về một sự chuyển tiếp tiệm tiến. Trong năm qua con số kinh tế gia tăng dự định lên đến 7 phần trăm nhưng đã có các chuyên gia cho rằng con số gia tăng này hiện giờ còn thấp hơn nhiều. Dù sao đi nữa, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã bị tách rời khỏi nền kinh tế hiện thực. Thị trường chứng khoán Trung Quốc không thể so sánh với thị trường chứng khoán của Tây Phương hay của Nhật: hầu như 80 phần trăm số cổ phần đều nằm trong tay của các người đầu tư cá thể. Trong số này có những người có mức thu nhập thấp đã đổ tất cả tiền tiết kiệm của họ để mua cổ phần do quá phấn khích vì các số lợi nhuận to lớn trong các tháng cuối năm 2014 và đầu năm 2015. Những người này đều nhanh chóng hốt hoảng nếu thị trường chứng khoán bị suy giảm. Ở Tây Phương chỉ có 30 phần trăm số cổ phần nằm trong tay các nhà đầu tư cá thể. Phần còn lại nằm trong tay của các nhà đầu tư lớn như các quỹ hưu trí và thành phần này không hốt hoảng nhanh chóng.

Thị trường chứng khoán quốc tế

Sự giảm giá thị trường chứng khoán ở Trung Quốc có ảnh hưởng lớn đến bầu không khí của các thị trường chứng khoán khác. Chỉ số AEX đã hạ ngay xuống đến 3 phần trăm và kết thúc với gần 2 phần trăm thấp hơn. Thị trường chứng khoán Tây Phương theo dõi tường tận các động thái của thị trường chứng khoán Trung Quốc bởi vì quốc gia này là cường quốc kinh tế hạng nhì trên thế giới.

Xuất khẩu

Với sự xuất khẩu lớn lao các sản phẩm kỹ nghệ của mình và nhập khẩu nguyên liệu từ quốc gia khác, Trung Quốc đã ảnh hưởng lớn trên nền thương mãi thế giới. Nhất là các quốc gia xuất khẩu nguyên liệu ở Phi Châu, Úc và Brazil lệ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của Trung Quốc. Ɖiều đó cũng ảnh hưởng đến các công ty đa quốc gia của Hòa Lan đang hoạt động ở tầm mức toàn cầu. Hòa Lan không phải là quốc gia xuất khẩu sang Trung Quốc lớn mà chính là Ɖức – chủ yếu là xe hơi và máy móc – và nhiều xí nghiệp Hòa Lan lại là xí nghiệp cung cấp sản phẩm cho kỹ nghệ Ɖức.

Kinh tế thế giới

George Soros, nhà đầu tư có nhiều tiếng tăm của quỹ đầu cơ và cũng là nhà hảo tâm đã đưa ra so sánh với sự khủng hoảng thị trường chứng khoán năm 2008: “Trung Quốc có một vấn đề để thích nghi thật lớn lao. Tôi sẽ nói thẳng rằng điều này sẽ đi đến một cuộc khủng hoảng. Nếu tôi nhìn vào thị trường tài chánh hiện nay, tôi lại nhớ đến cuộc khủng hoảng của thời điểm đó”. Ngân Hàng Thế Giới quyết định điều chỉnh lại dự đoán cho kinh tế thế giới ở mức thấp hơn. Dự tính vào năm 2016 kinh tế sẽ gia tăng 2,9 phần trăm thay vì là con số 3,3 phần trăm đã được dự đoán trước đó.

Tiền tệ

Hối xuất của đồng nhân dân tệ Trung Quốc vào ngày thứ năm 06-01 đã một lần nữa lại bị giảm giá. Với việc phá giá này Trung Quốc mong muốn ngân hàng trung ương có khả năng cạnh tranh nhiều hơn đối với các quốc gia có mức lương thấp như Việt Nam và Bangladesh, những quốc gia đã đưa các nước đang phát triển lên ngôi. Nhưng nhiều quốc gia khác không hài lòng về điều này. Nam Hàn, Nhật, Ɖài Loan, Indonesia và Ấn Ɖộ cũng theo gương Trung Quốc. Chỉ sự mong muốn đó cũng có thể đưa đến sự trốn chạy hàng loạt vào đồng Mỹ kim và do đó làm cho hối xuất đồng Mỹ kim tăng vọt và các xí nghiệp và chánh quyền đã vay mượn tiền Mỹ kim lâm vào vấn nạn của việc thanh toán nợ nần và trả tiền lời. Chiến tranh tiền tệ sẽ có thể leo thang.

Dầu hỏa

Một trong những lý do cho sự bùng nổ của giá dầu là sự kiện các quốc gia như Á Rập Saudi đã gia tăng bán ra và sản xuất thêm dầu hỏa do đó mức độ cung cấp quá gia tăng. Lý do khác là Trung Quốc cần ít dầu hỏa hơn bởi vì kinh tế không gia tăng lớn lao nữa và nhu cầu dầu hỏa cũng giảm xuống. Kỹ nghệ cần ít dầu hơn và cũng ít dân Trung Quốc sắm xe hơi hơn. Vào ngày 07-01 giá dầu hỏa đã hạ xuống thấp hơn 33 Mỹ kim một thùng do các tin tức xấu từ Trung Quốc đưa đến.

Nguyên tác: Motor wereldeconomie hapert, De Volkskrant, 08-01-2016
Tác giả : Peter de Waard
Dịch giả: Nguyễn Thị Quỳnh Anh

 


Cái Đình - 2016