Phạm Ɖình Lân
Ɖịa vị siêu cường của Hoa Kỳ
.
… Ɖó là cách ông Trump giúp cho Trung Quốc bành trướng ảnh hưởng nhiều hơn là làm cho Hoa Kỳ vĩ đại.
Có quốc gia nào vĩ đại nhờ đụng chạm dân chúng, đụng chạm ngành tình báo, tư pháp, báo chí truyền thông trong nước
và đụng luôn phần còn lại của thế giới, kể cả đồng minh lâu đời ngoại trừ Nga, quốc gia đối nghịch lâu đời?...
.
Hoa Kỳ độc lập và lập quốc năm 1776. Ɖó là vùng đất đặt dưới sự cai trị của người Anh, một cường quốc hàng hải vào thời bấy giờ đã đẩy lui vai trò độc tôn của Bồ Ɖào Nha, Tây Ban Nha và Hòa Lan trên mặt biển. Diện tích Hoa Kỳ trải dài từ Ɖại Tây Dương đến California trên bờ Thái Bình Dương sau 72 năm tuyên bố độc lập. Sự bành trướng lãnh thổ của Hoa Kỳ được thực hiện bằng thương lượng, ngoại giao và bằng sức mạnh quân sự. Ɖó là chánh sách được gọi nôm na là củ cà-rốt và cây gậy. Họ mua Louisiana của Pháp (1803), Alaska của Nga (1867), chiếm Florida của Tây Ban Nha (1819), chiếm Texas, California của Mễ Tây Cơ (1846 và 1848), quần đảo Hawaii ngoài khơi Thái Bình Dương. Sau khi đánh thắng Tây Ban Nha trong chiến tranh Hoa Kỳ-Tây Ban Nha ở Cuba, Tây Ban Nha nhượng Puerto Rico và thuộc địa của họ ở Châu Á là quần đảo Phi Luật Tân cho Hoa Kỳ năm 1898. Ɖó là thời điểm Hoa Kỳ đặt chân sang Châu Á Thái Bình Dương.
Cho đến đầu thế kỷ XX Hoa Kỳ đã là một cường quốc kinh tế và quân sự trên thế giới. Hoa Kỳ theo chủ nghĩa cô lập (isolationism) nhưng không có nghĩa là co cụm ở bờ biển Thái Bình Dương và Ɖại Tây Dương. Hoa Kỳ không để ý đến các vấn đề rắc rối trên thế giới, nhất là trên lục địa Âu Châu và Á Châu. Hoa Kỳ không chinh phục thuộc địa như Anh, Pháp, Hòa Lan, Tây Ban Nha, Bồ Ɖào Nha. Họ quan tâm đến các quốc gia trên lục địa Mỹ Châu nhiều hơn. Hầu hết các quốc gia trên lục địa nầy là thuộc địa của Tây Ban Nha, ngoại trừ Brazil chịu ảnh hưởng của Bồ Ɖào Nha. Khẩu hiệu Châu Mỹ của người Mỹ Châu (America to Americans) do tổng thống James Monroe (1758 - 1831, nhiệm kỳ tổng thống 1817 - 1825) đề ra năm 1823 như là một chủ thuyết chánh trị nhằm chống lại sự can thiệp của các nước Âu Châu vào các quốc gia độc lập trên lục địa Mỹ Châu. Chiến tranh Hoa Kỳ-Tây Ban Nha năm 1898 cho phép Hoa Kỳ có ảnh hưởng lớn ở Cuba, đảo Puerto Rico và xa hơn là Phi Luật Tân. Xứ Panama chào đời năm 1903 sau khi tách rời ra khỏi xứ Colombia. Từ năm 1882 đến 1889 một công ty Pháp đào kinh thất bại dưới sự trông coi của Ferdinand de Lesseps, người thành công trong việc đào kinh Suez năm 1869 ở Ai Cập. Hoa Kỳ tiếp nối công việc nầy sau khi nước Panama chào đời. Hiệp ước John Hay-Bunau-Varilla cho Hoa Kỳ kiểm soát vùng kinh đào Panama rộng 1.676 km2 kể cả 712 km2 nước (kinh đào).
Mặc dù duy trì chủ nghĩa tự cô lập nhưng có ảnh hưởng lớn trên Mỹ Châu, vai trò của Hoa Kỳ trên thế giới được ghi nhận. Năm 1901 Hoa Kỳ tham gia Bát Quốc Liên Quân tấn công Beijing (Bắc Kinh). Năm 1905 tổng thống Theodore Roosevelt hạn chế sự đòi hỏi của Nhật Hoàng Chủng đã đánh bại Nga ở Mãn Châu năm 1904, rồi trên eo biển Tsushima năm 1905.
Tổng thống Wilson (Dân Chủ) là người đầu tiên phá bỏ chủ nghĩa tự cô lập khi đưa quân tham chiến ở Âu Châu chống Ɖức trong đệ nhất thế chiến. Năm sau Ɖức đầu hàng. Hoa Kỳ cùng Anh, Pháp đóng vai trò cường quốc thắng trận tại hội nghị Versailles (1919). Hiệp ước Versailles được ký kết. Hội Quốc Liên được thành lập theo sáng kiến của tổng thống Hoa Kỳ Wilson. Nhưng Quốc Hội Hoa Kỳ, đa số là đảng viên đảng Cộng Hòa, không phê chuẩn hiệp ước Versailles. Hoa Kỳ không hiện diện trong Hội Quốc Liên ra đời do sáng kiến của tổng thống Hoa Kỳ Wilson. Chủ nghĩa tự cô lập đương nhiên được đảng Cộng Hòa tái lập.
Ngày 07-12-1941 Nhật thình lình tấn công Hoa Kỳ ở Pearl Harbor (Trân Châu Cảng). Hoa Kỳ tham chiến và đóng vai trò chỉ huy trên hai mặt trận Âu Châu (Eisenhower) và Á Châu Thái Bình Dương (Mc Arthur). Tổng thống Franklin Delano Roosevelt lãnh đạo Hoa Kỳ mang chiến thắng về cho phe Ɖồng Minh trong đệ nhị thế chiến. Hoa Kỳ là quốc gia có bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới. Các nước Anh, Pháp suy yếu vì đệ nhị thế chiến, lại mất dần thuộc địa nên không còn đủ sức mạnh như xưa.
Thế giới có hai phe: Tư Bản và Cộng Sản. Hoa Kỳ dẫn đầu các nước tự do, dân chủ, tư bản. Liên Sô dẫn đầu các nước Cộng Sản. Hội nghị Yalta diễn ra khi tổng thống Franklin Delano Roosevelt còn sống là hội nghị phân vùng ảnh hưởng giữa Hoa Kỳ và Liên Sô. Ở Âu Châu Liên Sô có ảnh hưởng lớn ở các quốc gia Ɖông Âu. Ở Á Châu họ thu hồi nửa đảo Sakhalin phía nam đã nhượng cho Nhật theo tinh thần hiệp ước Portsmouth năm 1905 và chiếm các quần đảo thuộc lãnh thổ bắc bộ Nhật Bản (quần đảo Kurils). Năm 1949 lục địa Trung Hoa trở thành một nước Cộng Sản dưới sự lãnh đạo của Mao Zedong (Mao Trạch Ɖông). Phong trào Cộng Sản và phong trào giải phóng thuộc địa khởi động mạnh mẽ sau khi đệ nhị thế chiến chấm dứt. Ɖể đảm bảo hòa bình thế giới lâu dài, Hoa Kỳ cho ra đời Tổ Chức Liên Hiệp Quốc (1945), trụ sở đặt ở New York. Ɖể ngăn chận sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng Sản ở Liên Sô và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, đại diện Hoa Kỳ:
Vào thập niên 1960 hầu hết các thuộc địa của Anh, Pháp đều được độc lập. Ngoài hai khối Hoa Kỳ và Liên Sô, xuất hiện khối các Quốc Gia Không Liên Kết. Các thành viên của Thế Giới Thứ Ba nầy là các cựu thuộc địa của các nước Âu-Mỹ Bạch Chủng nên họ không thực sự trung lập mà tỏ ra ghét bỏ, chống đối các nước Tây Phương do Hoa Kỳ đứng đầu và có thái độ thiên vị đối với các nước Cộng Sản. Hoa Kỳ bị dư luận thế giới lẫn dư luận phản chiến trong nước bao vây trong chiến tranh Việt Nam. Các đồng minh Tây Phương của Hoa Kỳ như Anh, Pháp tìm cách đứng xa cuộc chiến mà Hoa Kỳ tham dự từ năm 1965 đến 1973 ở miền Nam Việt Nam. Hoa Kỳ không bại trận như Pháp năm 1954 nhưng đã thất bại. Uy thế Hoa Kỳ trên thế giới có sứt mẻ nhưng chưa mất danh dự như Pháp sau khi rời khỏi Việt Nam. Sự trở lại chánh quyền của tướng Charles de Gaulle năm 1958 cho thấy Pháp cần có một người thực tâm phục hồi vị trí cường quốc của Pháp trên thế giới. Ȏng De Gaulle không mấy cảm tình với Anh và Hoa Kỳ vì những ký ức không mấy tốt đẹp trong những ngày sống lưu vong ở Anh. Chấn hưng kinh tế và sản xuất bom nguyên tử trở thành ưu tư hàng đầu của người “Giải Phóng Nước Pháp” này. Cố nhiên tướng De Gaulle không vui về việc Hoa Kỳ thay thế Pháp ở phía nam vĩ tuyến 17 và cũng không ước muốn Hoa Kỳ thắng trận ở đó.
Sự sụp đổ của VNCH cho các nước chống Hoa Kỳ thấy Hoa Kỳ không phải là cường quốc bất bại. Số quốc gia Cộng Sản, thân Cộng Sản và các quốc gia Hồi Giáo chống Hoa Kỳ gia tăng (Iran, Libya, tổ chức Hezbollah ở nam Lebanon).
Lenin, Stalin và các nhà lãnh đạo Cộng Sản Liên Sô tự cho mình nhiệm vụ cao quí: giúp đỡ các nước thuộc địa giành độc lập. Ɖó là cách xây dựng đế quốc không tốn tiền, không tốn võ khí và xương máu mà vẫn có quốc gia chư hầu. Ɖối với các đế quốc Tây Phương, Nga ở trong cảnh Trâu cột ghét Trâu ăn. Ɖể giựt thuộc địa trong tay các nước Tây Phương, Lenin thành lập Ɖệ Tam Quốc Tế Cộng Sản (1919) để đào tạo những cán bộ Cộng Sản Quốc Tế, tung về nước họ hoạt động và mang thành quả hoạt động về phục vụ nước Nga, nghĩa là đánh đuổi đế quốc để tự biến quốc gia mình thành chư hầu của Nga. Việc kích động đấu tranh giai cấp, kích động các nước nhược tiểu bị áp bức đấu tranh chống đế quốc trong một quốc gia nghèo đói có quá khứ thuộc địa không có gì khó khăn cả. Cái khó khăn của người bị kích thích là không thấy được thâm ý của người xúi giục mình, lại còn lập tượng tôn thờ như một đại ân nhân, đại anh hùng. Lenin là người ngưỡng mộ tổ chức và những thành quả mà Hoa Kỳ thu gặt được trên lãnh vực kinh tế và khoa học kỹ thuật. Ȏng mơ tưởng đến việc điện hóa. Vào thế kỷ XIX, khi chủ nghĩa Marx nở rộ ở Âu châu, nhất là ở Pháp, hai quốc gia không thu nạp chủ nghĩa nầy là Anh và Hoa Kỳ mặc dù đó là hai quốc gia kỹ nghệ quan trọng lúc bấy giờ. Karl Marx không thể sống ở Ɖức vì Bismarck quá dữ dằn. Anh mở rộng vòng tay cho ông sống và quấy rối nước họ bằng phong trào công nhân. Nhưng ông thất bại. Lúc nhắm mắt lìa đời, ông được chôn ở Anh.
Hoa Kỳ là quốc gia tiên phong chống lại Anh để lập quốc và giành độc lập. Ɖó là một quốc gia hợp chủng, quốc gia của những người từng sống khó khăn và bị áp bức, quốc gia tự do, dân chủ để mọi người không phân biệt tuổi tác, nam nữ, sắc tộc, tôn giáo, phát huy sáng kiến và đóng góp công sức của mình để cùng xây dựng một cuộc sống an ninh, ấm no và hạnh phúc. Ɖó là đất tập hợp những người giàu mạo hiểm, yêu chuộng tự do, giàu lòng hào hiệp và óc thực tế. Không phải Hoa Kỳ không thất bại, nhưng mỗi lần thất bại, họ tìm cách khắc phục để đạt thành công. Họ đã từng bị khủng hoảng kinh tế và đã vượt qua một cách ngoạn mục. Khái niệm về danh dự, sự thắng thua của Hoa Kỳ đôi khi không giống với phần còn lại của thế giới. Những cái xấu nhất và tốt nhất trên thế gian đều được tìm thấy ở Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đấu tranh cho tự do, dân chủ. Hoa Kỳ sớm có hiến pháp thành văn và là quốc gia đề cao tinh thần trọng pháp. Hoa Kỳ cũng từng là quốc gia kỳ thị chủng tộc làm cho liên bang lung lay suýt sụp đổ vào thập niên 1860. Nhưng đó cũng là nơi sớm giải phóng nô lệ, hàn gắn sự đoàn kết của một cộng đồng hợp chủng với màu da, tôn giáo, ngôn ngữ, văn hóa khác nhau để đưa đến sự trường tồn của liên bang.
Nhân vật Vi Tiểu Bảo phản ảnh trung thực cách sử dụng đồng tiền và ngoại giao của Hoa Kỳ.
Nhân vật Dương Quá phản ảnh sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ dựa trên sức mạnh võ khí Tây Phương, hoàn toàn không dính dáng gì đến nghiệp kiếm cung và binh thơ Tôn Tử của Trung Hoa.
Dương Quá mất cánh tay phải cho thấy Hoa Kỳ thiên về tả phái về phương diện xã hội. Dù không xưng là xã hội chủ nghĩa như các nước Cộng Sản, Hoa Kỳ đảm bảo no cơm, ấm áo cho dân họ và mọi công dân có đầy đủ quyền làm người để phát triển đúng theo khả năng thực sự của từng cá nhân. Cố nhiên có những ngoại lệ đơn lẻ không thể nào tránh được.
Số quốc gia Cộng Sản gia tăng trên thế giới sau các biến cố lịch sử:
Như đã thấy, các nước không liên kết trong Thế Giới Thứ Ba không mấy thiện cảm với Hoa Kỳ. Tổ chức Liên Hiệp Quốc (UN: United Nations) hình thành do sáng kiến của tổng thống Franklin Delano Roosevelt (Dân Chủ), hoạt động và tài trợ bởi Hoa Kỳ. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam vừa qua tổng thơ ký LHQ là U Thant, người Miến Ɖiện, chống lại Hoa Kỳ. Từ thập niên 1960 về sau các thành viên đông đảo trong tổ chức nầy là những nước Á-Phi được độc lập. Ấn Ɖộ tự nhận mình là thủ lãnh khối trung lập. Trên thực tế Ấn Ɖộ thân Liên Sô và không có thiện cảm với Hoa Kỳ.
Sự phát triển của khối Cộng Sản trong hai giai đoạn vừa kể cho thấy:
Hoa Kỳ trở thành siêu cường độc tôn trên thế giới. Danh dự đến với Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Bush I. Trước khi Liên Sô sụp đổ, Hoa Kỳ chỉ huy liên minh 36 quốc gia, kể cả các quốc gia Hồi giáo, đánh đuổi quân xâm lăng Iraq của Saddam Hussein ra khỏi vương quốc dầu hỏa Kuwait. Ɖó là chiến thắng quân sự của Hoa Kỳ sau chiến tranh Việt Nam. Thế nhưng tổng thống Bush I thất cử khi tái tranh cử năm 1992 vì:
Cách bỏ phiếu của người Hoa Kỳ cho thấy họ:
Ứng cử viên tổng thống Stevenson của đảng Dân Chủ thất cử trong cuộc bầu cử năm 1952 trước tướng Eisenhower, người anh hùng chỉ huy quân Ɖồng Minh trong đệ nhị thế chiến ở Âu Châu, vì Trung Hoa lục địa rơi vào tay Cộng Sản năm 1949 dưới thời tổng thống Truman (Dân Chủ). Ứng cử viên Nixon (Cộng Hòa) bị ứng cử viên trẻ tuổi Kennedy của đảng Dân Chủ đánh bại vì Fidel Castro thành công lật đổ chế độ độc tài Batista do Hoa Kỳ yểm trợ, vì Khrushchev cởi giày đập trên bàn tại diễn đàn LHQ, vì vụ phi cơ thám thính U-2 của Hoa Kỳ bị Liên Sô bắn hạ. Ứng cử viên đảng Dân Chủ là Humphrey và Mc Govern bị Nixon (Cộng Hòa) đánh bại trong cuộc bầu cử 1968 và 1972 vì chiến tranh Việt Nam. Trong kỳ bầu cử năm 1976 tổng thống Gerald Ford (Cộng Hòa) bị thất cử trước Carter (Dân Chủ) vì chưa có tên tuổi được cả nước biết đến và vì bị tai tiếng do vụ Watergate gây ra khiến tổng thống Nixon phải từ chức. VNCH thất thủ dưới thời của vị tổng thống không do dân bầu này.
Ȏng Reagan của đảng Cộng Hòa đánh bại tổng thống Carter (Dân Chủ) năm 1980 vì suốt bốn năm cầm quyền, ông Carter bất lực trong việc giải cứu 53 con tin Hoa Kỳ bị Iran bắt giữ. Tổng thống Regan tái đắc cử vẻ vang năm 1984. Sự thành công của chánh quyền Reagan về đối nội lẫn đối ngoại giúp cho phó tổng thống Bush đắc cử tổng thống năm 1988. Ȏng Reagan là người đẩy mạnh sự sụp đổ của Liên Sô trong chiến tranh lạnh. Khẩu hiệu của ông là Gấu Trong Rừng. Ȏng kêu gọi: Gorbachev! Xé bỏ bức tường này (bức tường Berlin). Năm 1989 quả nhiên bức tường Berlin bị dân Ɖông Ɖức đập bỏ. Nước Ɖức thống nhất. Tổng thống Bush I được Ɖức cám ơn vì đã giúp cho Ɖông Ɖức và Tây Ɖức thống nhất trong hòa bình năm 1989 và sự cám ơn của vương quốc Kuwait vì đã đánh đuổi quân Iraq xâm lăng (1991). Ȏng bị thất cử năm 1992 vì sự phá phiếu của tỷ phú Perot cùng đảng Cộng Hòa và vì kinh tế Hoa Kỳ suy kém sau bốn năm cầm quyền của ông. Năm 2000 ứng cử viên Al Gore của đảng Dân Chủ chỉ thua ứng cử viên Cộng Hòa là Bush II 537 phiếu để mất 29 phiếu cử tri đoàn của Florida, nơi ông Jeb Bush làm thống đốc, nhưng ông hơn ông Bush II về phiếu bầu trên toàn quốc. Sự suy thoái kinh tế và nợ quốc gia dưới thời tổng thống Bush II (Cộng Hòa) do hai cuộc chiến tranh Afghanistan và Iraq gây ra đã giúp cho Hoa Kỳ có một tổng thống Da Ɖen đầu tiên: ông Barack Hussein Obama.
Tổng thống Bush II tạo ghế tổng thống cho vị tổng thống Da Ɖen đầu tiên của Hoa Kỳ. Tổng thống Obama được hai nhiệm kỳ. Ȏng được đánh giá 55% trước khi rời khỏi Tòa Bạch Ốc. Kinh tế Hoa Kỳ khả quan hơn thời tổng thống Bush II. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức 4,5%. Giá xăng trong nước lối $ 2/gallon. Dân chúng, nhất là người Bạch Chủng hay nói rõ hơn người gốc Anglo-Saxon, không mấy thiện cảm với ông. Giải Nobel Hòa Bình, thái độ nhũn nhặn của ông trước vua Saudi Arabia và Nhật Hoàng, sự xin lỗi Iran về biến cố 1953 lật đổ thủ tướng thiên tả Mossadegh của Iran, đường lối quá mềm mỏng trước khủng bố 9/11, việc đóng cửa nhà tù Guantanamo, thu nhận 10.000 người tỵ nạn Syria vào Hoa Kỳ khiến cho dư luận trong nước lo ngại vì ngay trong nước đã xảy ra những cuộc bắn giết do những người Hồi Giáo cực đoan gây ra. Nếu sự suy thoái dưới thời tổng thống Bush II đã cho Hoa Kỳ có vị tổng thống Da Ɖen đầu tiên để một số người Da Trắng Thượng Ɖẳng nghi ngờ ông sinh ngoài Hoa Kỳ (chủ nghĩa Birtherism của Donald Trump), tôn giáo mà ông theo là Hồi Giáo (hoài nghi căn cứ vào tôn giáo của cha ông, kế phụ Indonesia và học trường Hồi giáo ở Indonesia lúc ấu thơ) v.v... và đường lối đối ngoại nhũn nhặn của Obama ảnh hưởng đến sự thất cử của bà Hillary Clinton để Hoa Kỳ có một tỷ phú trong Tòa Bạch Ốc: Donald Trump.
***
Từ năm 1945 đến 1991 thế giới có hai siêu cường lãnh đạo hai khối khác nhau: Hoa Kỳ và Liên Sô.
Từ năm 1991 đến 2000 Hoa Kỳ là siêu cường độc tôn trên thế giới về kinh tế lẫn quân sự.
Từ đầu thế kỷ XXI đến nay thế giới có ba siêu cường:
Hoa Kỳ là siêu cường kinh tế và quân sự. Hoa Kỳ không còn độc quyền về kỹ thuật quốc phòng vì sự đánh cắp kỹ thuật cao của Nga và Trung Quốc. Ɖến năm 2008 Hoa Kỳ là quốc gia có nhiều nợ nhất thế giới, hậu quả của hai cuộc chiến tranh song song ở Afghanistan và Iraq. Ở Afghanistan Taliban thua nhưng không đầu hàng. Tình hình tương tự diễn ra ở Iraq.
Nga là siêu cường quân sự. Một số kỹ thuật quốc phòng của Nga cũng bị Trung Quốc đánh cắp hay mô phỏng theo những võ khí, xe tăng, phi cơ mua lại của Nga để sản xuất.
Trung Quốc vươn lên để trở thành siêu cường kinh tế lẫn quân sự sau khi có nền kinh tế phát triển khả quan.
Donald Trump (AP)
Khẩu hiệu tranh cử của ông Trump là Hoa Kỳ Vĩ Ɖại Trở Lại (Make America Great Again). Ȏng Trump là một tỷ phú thành công trong ngành địa ốc và đổ trường, không có kinh nghiệm chánh trị ngày nào cho đến ngày đắc cử tổng thống nhờ những lời chỉ trích mạnh bạo các vị tổng thống tiền nhiệm cho đến tổng thống da màu Obama, nghị sĩ tù binh trong chiến tranh Việt Nam: Mc Cain. Ȏng có cái dọc ngang nào biết trên đầu có ai của người vai mang túi bạc kè kè. Nói bậy nói bạ chúng nghe rầm rầm hay mạnh vì gạo, bạo vì tiền. Lúc nào ông cũng nhấn mạnh Hoa Kỳ Trên Hết (America First). Là người Hoa Kỳ hay nhập tịch Hoa Kỳ ai cũng muốn như vậy để có cuộc sống tự do, ấm no, danh dự và hạnh phúc. Nhưng người ta cũng hoài nghi tự hỏi:
Thế giới có ba siêu cường. Tổng thống Trump ái mộ tổng thống Nga. Ɖó là một cuộc cách mạng to lớn ở Hoa Kỳ. Các tổng thống đảng Cộng Hòa chưa bao giờ làm được như ông. Tổng thống Abraham Lincoln cương quyết không để một cường quốc Âu Châu nào chi phối Liên Bang Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Các đời tổng thống Cộng Hòa từ Theodore Roosevelt đến Bush II đều có sự tự tin vào sức mạnh và thành công của Hoa Kỳ. Không vị tổng thống Cộng Hòa nào ngưỡng mộ Bismarck (Ɖức), Karl Marx (triết gia Ɖức gốc Do Thái), Clemenceau (Pháp), Lenin (Nga), Stalin (Nga), Churchill (Anh) hay một vị lãnh đạo ngoại quốc nào cả. Không biết vì lý do gì tổng thống Trump của Hoa Kỳ và ngoại trưởng Rex Tillerson của ông ngưỡng mộ tổng thống Nga Putin, một cựu trung tá KGB Liên Sô và cháu nội người nấu bếp cho Lenin và Stalin? Ngưỡng mộ Putin về chuyện gì? Vì sự độc tài của ông ở Nga? Vì sự đàn áp v à ám hại đối lập chánh trị? Vì thủ đoạn tiêu diệt tự do ngôn luận? Vì quyền lợi kinh tế, thương mãi? Vì ý muốn vĩnh cửu quyền hành như Putin đang làm?
Obama có tội với Hoa Kỳ vì khum lưng bắt tay quốc vương Saudi Arabia và Thiên Hoàng Nhật? Vì xin lỗi Iran? Nhưng tại sao Putin và Xi Jinping (Tập Cận Bình) oán hận ông Obama? Và tại sao Putin khen ông Trump ngay khi đang vận động để được đảng Cộng Hòa đề cử và vui mừng khi ông được đắc cử? Bị lãnh đạo nước đối nghịch ghét là điều nhục nhã và được ông ta khen vì hết lòng ái mộ nhà độc tài của quốc gia kình địch là điều vinh? Như vậy ông Obama nhục vì dám trừng phạt kinh tế Nga khi nước nầy sát nhập Crimea vào Liên Bang Nga (2014) và gây rối ở đông bộ Ukraine, cũng như khi đẩy nước Nga ra khỏi G8 vì vấn đề nầy? Nhục khi chuyển trục sang Á Châu làm kỳ đà cản mũi Trung Quốc bành trướng xuống các quốc gia Ɖông Nam Á và vì thành lập TPP để bao vây kinh tế Trung Quốc?
Căn cứ theo chương trình vận động bầu cử của ông Trump thì lục địa Âu Châu sẽ khoán trắng cho Nga. Tổng thống Trump và ngoại trưởng Tillerson sẽ bãi bỏ trừng phạt kinh tế đối với Nga, tức là ngang nhiên nhìn nhận tính hợp pháp của việc sát nhập Crimea vào Nga và sự gây rối loạn ở đông bộ Ukraine diễn ra từ năm 2014 đến nay. Những cuộc xung đột đẫm máu ở đông bộ Ukraine sau ngày nhậm chức của ông Trump là một bài trắc nghiệm về đường lối ngoại giao của chánh quyền Trump đối với nước Nga của Putin mà ông ngưỡng mộ vì Putin được 83% dân Nga ủng hộ như ông đã nói trong lúc tranh cử. Thân Nga, Hoa Kỳ phải ủng hộ vị tổng thống cha truyền con nối Assad ở Syria do Putin ủng hộ vì Nga được Syria cho phép tàu chiến Nga dùng cảng Tartus. Hoa Kỳ xử trí như thế nào với Iran và nhóm khủng bố Hezbollah? Iran và Hezbollah là kẻ thù của Do Thái. Ȏng Trump là người nể phục người rể Do Thái của mình (cố vấn đặc biệt) và tuyên bố sẽ đưa tòa đại sứ Hoa Kỳ về Jerusalem, nghĩa là sẵn sàng thách thức nhóm Fatah và Hamas của Palestine. Hoa Kỳ cảnh cáo Iran về việc thí nghiệm hỏa tiễn. Liệu Iran và Bắc Hàn có nằm trong trục ma quỉ của ông Trump như tổng thống Bush II đã gọi Iran, Iraq và Bắc Hàn là trục ma quỉ?
Nếu Hoa Kỳ bãi bỏ sự trừng phạt kinh tế đối với Nga và tăng giá dầu thì Hoa Kỳ cứu vãn kinh tế Nga và sự sa lầy của họ ở Syria. Tổng thống Trump thân thiện với Putin trong khi các yếu nhân của đảng Cộng Hòa như Mc Cain, Mc Connell, Nikki Haley, tướng Mattis không có lập trường như vậy. Ȏng Mc Connell, trưởng khối Cộng Hòa Thượng Viện nhấn mạnh Nga không phải là bạn của chúng ta và gần đây ông cho rằng Putin là một côn đồ, kẻ giết người (THUG). Bà Nikki Haley, đại biểu Hoa Kỳ tại LHQ vừa lên án hành động leo thang chiến tranh ở đông bộ Ukraine của Nga tại diễn đàn LHQ.
(Andrew Kelly/Zuma)
Sự vụng về của tổng thống Trump làm cho cả thế giới lên án Hoa Kỳ về vấn đề tỵ nạn, di dân, sự đối xử với tín đồ Hồi Giáo (nhưng nhận những người theo đạo Christ). Trung Quốc lấn ảnh hưởng Hoa Kỳ trên lục địa Phi Châu, ở Ɖông Nam Á, ở vài nước Trung và Nam Mỹ trên lục địa Mỹ Châu. Bây giờ ông đụng chạm luôn cả Mễ Tây Cơ và Canada về NAFTA và bức tường biên giới Mễ-Hoa Kỳ. Ɖó là cách ông giúp cho Trung Quốc bành trướng ảnh hưởng nhiều hơn làm cho Hoa Kỳ vĩ đại. Có quốc gia nào vĩ đại nhờ đụng chạm dân chúng, đụng chạm ngành tình báo, tư pháp, báo chí truyền thông trong nước và đụng luôn phần còn lại của thế giới, kể cả đồng minh lâu đời ngoại trừ Nga, quốc gia đối nghịch lâu đời? Nga nuốt Crimea, phần phía bắc của Georgia, ngắm nghé Ukraine. Nếu Putin ngắm nghé Alaska thì ông Trump phản ứng như thế nào? Ɖiều nầy không hẳn thiếu vắng trong tư tưởng Putin. Trong một trận đấu nếu thế công có kết quả thì tại sao không tiếp tục?
Bãi bỏ TPP là giúp cho kinh tế Trung Quốc thoát khỏi sự bao vây của 12 quốc gia ven Thái Bình Dương chiếm 40% GDP thế giới và phá vỡ công trình ngoại giao của Hoa Kỳ khi thuyết phục 11 quốc gia khác gia nhập TPP. Về hậu quả tâm lý, ông Trump vô tình làm cho thế giới còn lại giảm niềm tin:
***
Trong quá khứ Hoa Kỳ là siêu cường quốc trên thế giới. Hoa Kỳ nuôi dưỡng tổ chức LHQ để các dân tộc thông hiểu nhau và cùng bảo vệ hòa bình. Hoa Kỳ là thành trì dân chủ trên thế giới. Hoa Kỳ là quốc gia được thành lập bởi những người bị áp bức chánh trị, tôn giáo và nghèo khổ kinh tế từ Âu Châu đến. Hoa Kỳ viện trợ các nước bạn lẫn thù (Ɖức, Ý, Nhật) phục hồi kinh tế sau đệ nhị thế chiến.
Nền dân chủ của Hoa Kỳ có lúc đã đạt đến đỉnh cao của chủ nghĩa tự do phóng khoáng (liberalism) như xé cờ, đốt cờ chà đạp dưới đất, phá thai, chuyển giới tính, hôn nhân đồng tính, v.v... Hoa Kỳ và Nhật Bản đóng góp nhiều cho tổ chức Liên Hiệp Quốc. Nhưng Liên Sô (bây giờ là Nga) và Trung Quốc là hai nước sử dụng quyền phủ quyết nhiều hơn cả để bênh vực các quốc gia độc tài hay vi phạm nhân quyền. Từ năm 1960 về sau đa số các quốc gia thành viên LHQ đều là các nước thuộc địa của các đế quốc Tây Phương ở Á Châu, Phi Châu và Châu Mỹ La Tinh. Họ liên kết nhau để chống Hoa Kỳ mặc dù có nhận sự giúp đỡ của Hoa Kỳ. Tổng thống Venezuela Hugo Chavez, tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad dùng diễn đàn LHQ mạt sát tổng thống Bush II. Trong một cuộc thăm viếng Iraq tổng thống Bush II bị một ký giả Iraq liệng giày vào người. Ɖó là sự bắt đầu của cảnh giậu đổ bìm leo.
Về kinh tế Hoa Kỳ bị suy thoái.
Về quân sự không có chiến thắng rõ rệt ở Afghanistan, Iraq và Hoa Kỳ trở thành quốc gia mang nợ lớn nhất hoàn cầu. Tổng thống Trump có vẻ ngao ngán vai trò của ông Bầu trên thế giới. LHQ mệt mỏi. Hòa bình thế giới có dấu hiệu bất lành. Ɖiều éo le là sự bất động của Hoa Kỳ không giúp cho Hoa Kỳ Vĩ Ɖại Trở Lại mà khích lệ:
Từ thời tổng thống Truman đến tổng thống Obama, mỗi đời tổng thống Hoa Kỳ đều có can dự đến một cuộc chiến tranh. Tổng thống Trump có lẽ khó thoát khỏi thông lệ chánh trị nầy. Việc Hoa Kỳ có vĩ đại trở lại không chưa rõ. Nhưng nếu có một cuộc chiến tranh nổ ra, chắc chắn ông Trump sẽ được đắc cử nhiệm kỳ hai để hoàn tất công việc dang dở như tổng thống Bush II sau ngày 11-09-2001. Nếu chuyện nầy xảy ra, lần nầy Hoa Kỳ khá cô đơn vì đương kim tổng thống đụng chạm tứ tung ngay tuần lễ đầu nhậm chức. Không biết Hoa Kỳ sẽ vĩ đại trở lại ra sao chớ trước mắt thấy có biểu tình trong nước lẫn ngoài nước. Phi trường hỗn độn. Ngành du lịch bị ảnh hưởng ít nhiều. Hiện nay nợ của Hoa Kỳ lên đến 20,5 trillion. Hy vọng tướng Mattis của bộ Quốc Phòng, ngoại trưởng Rex Tillerson và các tỷ phú Bạch Chủng trong nội các giúp cho vị tổng thống tỷ phú Hoa Kỳ thành công rực rỡ.
Phạm Ɖình Lân, F.A.B.I.