Trần Ngọc
Cuộc tấn công của IS (Nhà nước Hồi giáo) báo hiệu lựa chọn ít tồi tệ nhất của phương Tây đối với Afghanistan: đó là Taliban
Những người đàn ông Taliban vũ trang uống trà khi lực lượng Taliban chặn các con đường xung quanh sân bay
sau những vụ nổ ngày hôm qua ở Kabul, Afghanistan (ngày 27 tháng 8 năm 2021). REUTER / Stringer
Cuộc tấn công gây chết chóc tại sân bay Kabul (Kaboel) đã nhấn mạnh phương cách chính trị thực dụng mà các cường quốc phương Tây đang phải đối mặt ở Afghanistan: giao hảo với Taliban có thể là cơ hội tốt nhất để ngăn chặn đất nước này trở thành nơi sinh sôi của lực lượng Hồi giáo.
Gần hai tuần sau khi Taliban bất ngờ trở lại nắm quyền, các quan chức ở châu Âu bắt đầu thừa nhận rằng lựa chọn thực tiễn của họ là gạt sang một bên sự chán ghét đối với các nhà lãnh đạo mới của đất nước này, để thay vào đó là làm việc với họ.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết: “Rõ ràng là Taliban hiện là một thực tế ở Afghanistan. Thực tế mới này thật cay đắng, nhưng chúng ta đành phải làm việc với họ vậy.”
Thủ tướng Đức Angela Merkel trong một cuộc họp báo sau khi đã hội đàm với các giám đốc ILO, IMF, OECD,
Ngân hàng Thế giới và các tổ chức khác để thảo luận về các câu hỏi về hiện trạng kinh tế toàn cầu,
tại Berlin, Đức ngày 26 tháng 8 năm 2021. Wolfgang Kumm / Pool, qua REUTERS
Một quan chức cấp cao của Liên Âu (EU) cho biết là các cường quốc G7 không có đủ lực khi dùng nền tảng đạo đức cao của họ và bày tỏ lập trường hung hăng đối với Taliban, vì ít nhất điều đó sẽ khiến Trung Quốc và Nga có tiếng nói mạnh hơn đối với tương lai của quốc gia này.
Ông nói rằng trong những ngày gần đây, Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ đã kêu gọi các quốc gia phương Tây “đừng dồn chế độ mới vào chân tường quá nhanh”, ngừng áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Kabul và giữ cho các kênh thảo luận tiếp tục được mở để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng an ninh và cuộc di cư ồ ạt có thể gây ra tác động trên toàn cầu.
Viện trợ sẽ là một phần quan trọng của hoạt động tiếp cận đó trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nhân đạo ở một quốc gia bị bao vây bởi xung đột và hạn hán, với 5,5 triệu trong số 40 triệu người phải di tản.
Trong tuần này, EU cho biết họ sẽ gia tăng hỗ trợ cho những người Afghanistan vẫn còn ở trong nước và cho những người đang chạy trốn khỏi nước này, từ hơn 50 triệu euro lên đến hơn 200 triệu euro (235 triệu USD).
Hoa Kỳ đang thực hiện các bước để cho phép các công tác nhân đạo tiếp tục nhưng không làm giảm áp lực trừng phạt đối với Taliban, mà họ coi đó là một tổ chức khủng bố.
Washington dường như không đi ngược lại quan điểm từ các thủ đô châu Âu, rằng Taliban là lựa chọn ít tồi tệ nhất.
‘Nâng cao tinh thần nơi những người cực đoan’
Theo lời Ryan Crocker, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Afghanistan, việc Hoa Kỳ rút lui một cách vô trật tự khỏi Afghanistan sau 20 năm cố gắng mang lại sự ổn định và dân chủ đã là “một động lực to lớn nâng cao tinh thần nơi những người Hồi giáo cực đoan ở khắp mọi nơi”.
Các vụ đánh bom tự sát bên ngoài sân bay Kabul hôm thứ Năm, được Nhà nước Hồi giáo (IS) – kẻ thù của phương Tây và đồng thời cũng là kẻ thù của Taliban, công nhận là thành tích của mình, là một lời nhắc nhở rằng các tay súng cực đoan có thể giành được chỗ đứng nếu đất nước cho phép họ tấn công.
Các quan chức Hoa Kỳ tin rằng nhóm Nhà nước Hồi giáo Khorasan (ISIS-K), một chi nhánh của IS Afghanistan nổi tiếng về sự tàn bạo cực độ, đứng sau các vụ tấn công. Họ nói rằng họ đã từng sử dụng sự bất ổn dẫn đến sự sụp đổ của chính phủ được phương Tây hậu thuẫn trong tháng này để củng cố vị thế của mình.
<=== Quang cảnh sau vụ nổ bom tự sát và xả súng bên ngoài cổng phi trường Kabul,
đã làm thiệt mạng 85 người, trong đó có 13 quân nhân Hoa Kỳ. © Reuters Pictures
.
Crocker nói với CNN: “Vấn đề không phải là Taliban kiểm soát đất nước ngay trong lúc này, mà là Taliban thực sự không kiểm soát được đất nước và không có ai làm được chuyện này”. “Đó là nơi nuôi dưỡng cho những hành động theo lối hung bạo này và để những kiểu người này quay lại và bám rễ. Và đó là điều đã mang đến cho chúng ta sự kiện 11/9, giờ đây chúng ta lại gặp một động lực tương tự.”
Thomas Ruttig, đồng Giám đốc Mạng lưới các Nhà phân tích Afghanistan, cho biết phương Tây có thể không mặn mòi trong việc “làm thân” với Taliban, tổ chức đã hành xử một phiên bản của luật hồi giáo sharia nghiêm ngặt khi nắm quyền từ năm 1996 tới 2001, nhưng “đối đầu và thuyết giảng” họ ngay từ đầu sẽ không giúp gì nơi những người Afghanistan dễ bị tổn thương.
Nước Đức nói riêng dường như đang áp dụng cách tiếp cận đó.
Đặc phái viên trước đây của họ tại Afghanistan, Markus Potzel, đang đàm phán với đại diện của Taliban tại Doha để duy trì hoạt động của sân bay Kabul cho các cuộc di tản sau ngày kết thúc, 31/8/2021.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas sẽ du hành tới khu vực này để mở các cuộc đàm phán tại Tajikistan, Uzbekistan, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar về “cách cộng đồng quốc tế có thể đối phó với Afghanistan hiện nay”, theo một lá thư từ Bộ của ông gửi tới Quốc hội.
“Không có cách nào để đạt được các thỏa thuận nổi bật với Taliban”, bức thư viết. “... Không chỉ để tạo điều kiện cho những người cần được bảo vệ ra đi an toàn, mà còn để bảo vệ những thành tựu quan trọng nhất trong hai thập kỷ qua.”
.
Nguyên tác: Analysis: Islamic State attack signals West's least bad option for Afghanistan: the Taliban (Reuters, 27.08.2021)
Tác giả: John Chalmers; được biên tập bởi Nick Macfie
Người dịch: Trần Ngọc
Direct link: http://www.caidinh.com/trangluu1/thoisu/cuoctancongcuaisbaohieu.htm