Jackhammer Nguyễn
Cờ miền Nam Việt Nam trong cuộc bạo động ở Điện Capitol
Hình ảnh cờ vàng trong cuộc bạo động ngày 6/1,
là hình ảnh tai tiếng được truyền đi khắp thế giới. Nguồn: CNN
Chuyện gì xảy ra đối với lá cờ của một quốc gia không còn nữa, trong vụ rối loạn?
Lá cờ Việt Nam Cộng Hòa (RVN), một quốc gia đã mất vào năm 1975, xuất hiện trong cuộc tấn công điện Capitol ở Washington DC, ngày 6/1/2021, cùng với cờ Mỹ, cờ Trump, cờ Tea Party, cờ Confederate (các bang miền Nam ly khai trong nội chiến Mỹ) cùng cờ một số nước như Hàn Quốc, Canada, Nhật, Úc.
Tại sao lá cờ vàng ba sọc đỏ đó có mặt trong biến cố kinh hoàng đó?
Chống Trung Quốc và (hoặc) chống CSTQ, không phải là cảm xúc riêng của người Mỹ gốc Việt, thế hệ thứ nhất và thế hệ 1,5, mà nó còn có cả ở những người bất đồng chính kiến Trung Quốc và những di dân từ Philippines. Khảo sát cho thấy, có nhiều người Mỹ gốc Philippines, cũng như gốc Việt, bầu cho Trump. Thật ra ảnh hưởng của Trump bên trong Việt Nam còn lớn hơn là ở cộng đồng người Việt hải ngoại. Tôi không biết về những khảo sát bên trong Việt Nam, nhưng có nhiều bằng chứng, câu chuyện cho phép tin điều đó.
Nếu nhìn từ bên ngoài, thì người ta sẽ nghĩ rằng có cờ của Hà Nội, cũng như cờ của các quốc gia khác trong sự kiện ngày 6/1/2021, nhưng cộng đồng người Việt hải ngoại lại là một cộng đồng tự nhận là chống cộng sản, với đa số đến từ miền Nam của nước Việt Nam Cộng hòa ngày trước. Nhưng chống cộng sản không có nghĩa là nồng ấm trong chiến tranh với Hoa Kỳ, với tư cách là người khởi xướng cuộc chiến Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu sử học, trong đó có tôi, thì chuyện chống Mỹ là có thật và rất đa dạng ở miền Nam trước kia, hậu quả của nhiều lý do: Lòng ái quốc, thời thuộc địa, và những yếu tố khác nữa.
Dần theo năm tháng, những người tị nạn Việt Nam có cái nhìn tích cực hơn về nước Mỹ, nhất là do những biến chuyển trong nước như là chuyện quốc hữu hóa nền kinh tế, trại tù cải tạo, thuyền nhân. Ngoài ra vai trò toàn cầu của nước Mỹ, chuyện tổng thống Reagan dùng lời lẽ chống Cộng mạnh bạo trước khi cùng Gorbachev chấm dứt chiến tranh lạnh, chuyện người Việt được xem như người thiểu số kiểu mẫu, người di dân kiểu mẫu, người tỵ nạn kiểu mẫu. Còn có một câu chuyện dài khác nữa.
Lá cờ Việt Nam Cộng hòa đã và đang là biểu tượng cho những sự kiện của người Mỹ gốc Việt. Vốn đã mang tính dân tộc chủ nghĩa cao, tính biểu tượng của nó rất mạnh trong cộng đồng người tị nạn trong thập niên 1970, 1980. Nó không chỉ là căn cước và lịch sử của họ, đang bị chế độ mới ở Việt Nam xóa đi, mà nó còn là sự cần thiết cho họ vì có quá ít – nếu không nói là không có gì hết – những biểu hiện cho căn cước và lịch sử của họ ở Mỹ như là bảo tàng, tượng đài, sự công nhận, sự tưởng niệm,… Lá cờ và quốc ca Việt Nam Cộng hòa là điều trong số rất ít những điều giữ cho căn cước và ký ức chính trị của cộng đồng người tị nạn sống còn.
Tất cả những cái đó giải thích cho sự có mặt của lá cờ Việt Nam Cộng hòa trong ngày 6/1: Chỉ là câu chuyện trải nghiệm của người Mỹ gốc Việt, câu chuyện hình ảnh của lá cờ. Trong thập niên 1970, 1980, lá cờ có mặt ở những sự kiện mang tính sắc tộc, chẳng hạn như là Tết, hay là kỷ niệm ngày Sài Gòn sụp đổ. Ngoài hình ảnh của lá cờ, quốc ca Việt Nam Cộng hòa cũng mang tính biểu tượng trong những dịp đó. Theo những gì tôi quan sát thì những lúc đó có cờ nhưng không nhiều. Đôi khi lá cờ cũng có mặt ở những sự kiện không phải do người Việt tổ chức, nhưng thỉnh thoảng thôi.
Thập niên 1990 mang đến sự thay đổi lớn cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt, cũng như là hình ảnh của lá cờ. Đó là rất đông cựu tù chính trị, tù cải tạo đến Mỹ, họ tiếp thêm năng lượng cho cộng đồng. Lá cờ và quốc ca trở nên quan trọng, như một biểu tượng. Người ta thấy nhiều cờ hơn ở những sự kiện mang tính sắc tộc. Và người ta cũng thấy thường xuyên hơn hình ảnh các sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng hòa với quân phục của họ. Điều này cũng thể hiện sự mất mát, cũng như căn cước của họ. Cờ, và ở mức độ ít hơn là quân phục, rất phổ biến ở các buổi tập họp chính trị, gây quỹ, họp mặt, tang lễ, và những sự kiện khác của người Việt. Sự kiện nhiều hơn, và cờ cũng nhiều hơn so với những năm trước đó.
Rồi hình ảnh của lá cờ cũng phổ biến hơn trong những sự kiện không mang tính sắc tộc. Có nhiều lý do về việc này. Một trong những lý do là hàn gắn những bất hòa giữa nước Mỹ và những cựu binh Việt Nam Cộng hòa. Hay là nhiều người Mỹ gốc Việt thuộc thế hệ 1,5 gia nhập quân đội Mỹ, mà những người này quen thuộc với hình ảnh chào cờ. Những người Việt trẻ hơn bắt đầu xem lá cờ như là di sản của họ. Một số hội đồng thành phố công nhận lá cờ như là biểu tượng cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc ở Mỹ sau ngày 11/9 cũng có thể góp phần vào hình ảnh lá cờ, chuyện chính trị ở quê nhà liên quan đến Trung Quốc, chắc chắn là một yếu tố quan trọng.
Sang những năm 2010, hình ảnh phổ biến hơn của lá cờ ở những sự kiện không mang tính sắc tộc có thể là do sự gắn kết nhiều hơn giữa chuyện chính trị ở quê hương và chuyện nội bộ nước Mỹ. Trong kỳ bầu cử năm 2016, và nhất là kỳ bầu cử năm 2020, lá cờ xuất hiện ở nhiều buổi vận động chính trị của ông Trump. Không có gì ngạc nhiên nếu như có nhiều cờ hơn ở những buổi như thế tại khu Tiểu Sài Gòn và trên toàn quốc. Cờ Việt Nam Cộng hòa trở thành một điều mang ý nghĩa cho những người ủng hộ Trump. Sự xuất hiện của lá cờ vào ngày 6/1 vừa qua thể hiện rằng, những người Việt ủng hộ Trump vẫn tin vào những điều ông ta nói về cuộc bầu cử [gian lận].
Còn rất nhiều điều đáng nói về chuyện này, ở Mỹ cũng như sang tận bên kia bờ Thái Bình Dương. Có nhiều góc nhìn khác nhau về giới tính, tôn giáo, sắc tộc (sự phân biệt chủng tộc chống người da đen), tụ lại hoặc khác biệt nhau ở những cộng đồng Á châu khác nhau.
Tôi hy vọng rằng, tất cả những gì tôi trình bày sẽ làm rõ hơn để tìm hiểu tại sao lá cờ lại có mặt trong cuộc biểu tình ngày 6/1/2021, một cuộc biểu tình trở thành bạo loạn.
.
Nguyên tác: South Vietnam’s Flags at the Capitol Riot. Tuan Hoang (Tuấn Hoàng)
Trích từ: Asiasentinel, 09.01.2021
Jackhammer Nguyễn biên dịch
* Tuấn Hoàng là giáo sư tại Đại học Pepperdine, California
Direct link: http://www.caidinh.com/trangluu1/thoisu/comiennamvietnam.htm