Minh Hạnh
Các tín điều của người theo chủ nghĩa thực tiễn
Tất cả mọi người trong những nhóm quyết định chính sách đối ngoại đều tự coi mình là người theo chủ nghĩa thực tiễn, vì tất cả mọi người tự coi mình là trung thực trong tất cả các vấn đề mà họ đã từng bàn luận đến. Nhưng đồng thời, rất ít người tự coi mình là người thực tiễn, kể từ khi chủ nghĩa thực tiễn, trong đầu óc nhiều người, mang ý nghĩa hoài nghi và thất bại trong việc can thiệp vào nước ngoài khi mà nhân quyền đang bị vi phạm trên một quy mô lớn. Mặc dù tất cả mọi người và cũng chẳng có ai là một người thực tiễn, nó cũng đúng một điều là chủ nghĩa thực tiễn không bao giờ lìa bỏ ta – ít nhất là kể từ sau khi Thucydides viết tác phẩm Cuộc chiến Peloponnesia vào thế kỷ thứ năm trước Công nguyên, trong đó ông định nghĩa bản thể con người như là được vận hành bởi nỗi sợ hãi (phobos), tính ham muốn tư lợi (kerdos) và sự vinh dự (doxa). Và chủ nghĩa thực tiễn, theo như định nghĩa của một nhà tư tưởng có lẽ vượt trội trong lĩnh vực này trong thế kỷ qua, Hans Morgenthau của Đại học Chicago, là làm việc với các sức mạnh cơ bản nhất của bản thể con người, mà không chống lại chúng.
Tại sao chủ nghĩa thực tiễn đã cùng lúc mang tính vượt thời gian và đồng thời chưa bị chửi rủa? Bởi vì chủ nghĩa thực tiễn nói lên những sự thật cay đắng mà không phải tất cả mọi người đều muốn nghe. Trong giới quyết định chính sách đối ngoại, cũng như trong các lĩnh vực khác của sự toan tính nơi con người, người ta thường thích lừa dối chính mình. Hãy để tôi xác định thực tiễn chủ nghĩa với tôi mang ý nghĩa gì.
Trước hết, chủ nghĩa thực tiễn là một tri giác, một tập hợp các giá trị, không phải là một tập sách hướng dẫn đặc thù cho biết những gì phải làm trong mỗi cuộc khủng hoảng và trong mọi cuộc khủng hoảng. Chủ nghĩa thực tiễn là một lối suy nghĩ, không phải là một tập hợp các chỉ dẫn phải suy nghĩ làm sao. Nó không ngăn chặn bạn khỏi mắc phải những sai lầm. Điều này làm cho chủ nghĩa thực tiễn mang tính nghệ thuật hơn là một khoa học. Đó là lý do tại sao một số các người áp dụng chủ nghĩa thực tiễn lỗi lạc nhất trong thời gian gần đây – cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Brent Scowcroft và cựu Ngoại trưởng Mỹ James Baker III – chưa bao giờ chối bỏ mình là nhà văn hay triết gia. Họ chỉ là những người thực tế, có một sự khéo léo riêng cho những gì có ý nghĩa và những gì không có ý nghĩa trong chính sách đối ngoại. Thế mà thậm chí họ đã còn phạm những sai lầm. Bạn có thể là một nhà trí thức đã đọc tất cả các cuốn sách về chủ nghĩa thực tiễn mà cũng là một nhân vật gây thảm họa hoàn toàn trong chính phủ, điều này cũng giống như bạn có thể là một luật sư chưa từng bao giờ đọc một cuốn sách về chủ nghĩa thực tiễn và lại là một thư ký tốt của nhà nước. Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger là người độc đáo bởi vì ông có được cả hai: một nhà thực tiễn tài trí và một chính khách thành công. Nhưng chính khách thành công, cho dù có tài trí hay không, phải in sâu vào trong đầu một số niềm tin có thể được xác định bằng những gì người ta có thể cho là tín điều của những người theo chủ nghĩa thực tiễn:
Trật Tự có trước Tự Do
Điều này đúng. Người Mỹ có thể nghĩ rằng tự do là giá trị chính trị quan trọng bậc nhất, nhưng những người thực tế biết là nếu không có trật tự thì chẳng thể có tự do cho bất cứ ai. Vì nếu tình trạng hỗn loạn ngự trị và không có ai chịu trách nhiệm, tự do sẽ là vô giá trị vì mạng sống rẻ mạt. Người Mỹ đôi khi quên nguyên tắc cơ bản của thiên nhiên vì họ coi trật tự là chuyện dĩ nhiên – bởi lẽ họ luôn luôn có nó, một tặng vật của truyền thống chính trị và triết học (du nhập từ) Anh quốc. Nhưng nhiều nơi không có nó. Đó là lý do tại sao khi những nhà độc tài đã bị lật đổ, người theo chủ nghĩa thực tiễn lại lo lắng: Họ biết rằng vì nền dân chủ ổn định không được đảm bảo qua một sự thay thế, họ thắc mắc đúng đắn, là ai sẽ thống trị đây? Ngay cả chế độ chuyên chế bạo tàn cũng còn tốt hơn tình trạng hỗn quân hỗn quan. Hãy xem, Iraq dưới thời Saddam Hussein nhân đạo hơn là Iraq không có ai cai quản – tức là, nó ở trong tình trạng chiến tranh bè phái.
Làm việc với các phương tiện sẵn có trong tay
Nói cách khác, bạn không thể chỉ đơn giản tránh né thế giới của những chế độ đang bị lật đổ mà bạn không thích chỉ vì họ không tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền tương tự như bạn quan niệm, hoặc bởi vì các nhà lãnh đạo của họ đồi bại hay không sáng suốt, hoặc bởi vì họ không phải là những nhà dân chủ. Bạn phải làm việc với những gì mọi quốc gia đang có. Đúng thế, có thể là các nhà lãnh đạo nước ngoài ghét lợi ích của đất nước của bạn tới mức phải cần gây chiến hoặc ra các lệnh trừng phạt từ phía bạn; nhưng những trường hợp như vậy tương đối hiếm hoi. Khi chuyện đó xảy ra nơi những nhà lãnh đạo nước ngoài, những người theo chủ nghĩa thực tiễn thích thú trong những sự lựa chọn tồi dở; kẻ lý tưởng hóa thường nhầm lẫn khi cho rằng cần phải có những người tốt.
Suy nghĩ theo chiều hướng bi thảm để tránh bi kịch
Bi quan có giá hơn lạc quan không đúng chỗ. Bởi vì biết bao chế độ trên thế giới đang khó khăn hoặc là đang ở trong tình cảnh nguy ngập, nên những người theo chủ nghĩa thực tiễn biết rằng họ luôn luôn phải suy nghĩ về những gì có thể chệch hướng. Chính sách đối ngoại giống như cuộc sống: Những điều bạn lo ngại là chúng sẽ xảy ra thì thường qua đi bình an, chính xác là vì bạn đã quan tâm đến chúng và có những biện pháp bảo vệ phù hợp; nhưng chính những điều bạn không lo lắng mới sinh sự và khi chúng bất ngờ xảy ra lại gây ra thảm họa. Người theo chủ nghĩa thực tiễn có được ưu tư đúng đắn.
Không có một giải pháp cho từng vấn đề
Có một ảo tưởng đặc biệt là mỗi vấn đề đều có thể giải quyết được. Điều đó không phải vậy. Những chuyện tầm bậy và vi phạm quyền con người rất nhiều, ngay cả khi Hoa Kỳ không thể can thiệp ở khắp mọi nơi hoặc theo một chính sách đối ngoại để giúp khi cần thiết. Đó là lý do tại sao những người theo chủ nghĩa thực tiễn thấy thoải mái khi họ chỉ hơi động tay hoặc chẳng làm gì cả trong một số trường hợp nào đó, ngay cả khi họ có chung cảm nhận như những người lý tưởng hóa, là nó tồi tệ, khi họ nhận xét về những tình huống đau lòng.
Quyền lợi có trước các giá trị
Một quốc gia như Hoa Kỳ được hưởng lợi trong những đường truyền viễn thông xuyên đại dương, tiếp cận với năng lượng, một sự thống trị mềm mỏng ở Tây bán cầu và một sự cân bằng quyền lực thuận lợi ở Đông bán cầu. Đây là mối quan tâm vô luân ở chỗ trong khi không cần thiết phải gây xung đột với các giá trị tự do, lại hành xử theo một quan điểm khác với điều đó. Nếu các chế độ độc tài Ả Rập có thể bảo đảm an toàn cho các tuyến đường biển ra vào khu vực sản xuất năng lượng tốt hơn các nền dân chủ hỗn loạn có thể làm, những người theo chủ nghĩa thực tiễn sẽ lựa chọn chế độ độc tài, trong khi biết rằng đó là một quyết định bi thảm nhưng cần thiết.
Quyền lực của Hoa Kỳ có giới hạn
Hoa Kỳ không thể can thiệp ở khắp mọi nơi, thậm chí không thể ở nhiều nơi. Chính vì Mỹ là một cường quốc toàn cầu, quốc gia này phải cố gắng để tránh không bị sa lầy trong bất kỳ một nơi chốn cụ thể nào. Hoa Kỳ có thể bảo vệ các đồng minh liên ước và những vùng trên thực tế coi như là đồng minh với Hoa Kỳ bằng lực lượng hải quân, không quân và quyền lực từ khoảng không ngoài vũ trụ (cyber power). Quốc gia này có thể xâm nhập vào các mạng lưới thông tin liên lạc trên toàn thế giới. Nó có thể, trong ngắn hạn, làm được rất nhiều điều. Nhưng nó không thể chỉnh đốn xã hội Hồi Giáo phức tạp đang trong cuộc khủng hoảng sâu sắc. Vì vậy, một điều mà những người theo chủ nghĩa thực tiễn tỏ ra tài giỏi khi làm chuyện đó – và cảm thấy thoải mái – là làm mọi người thất vọng. Trong thực tế, người ta có thể nói rằng chính sách đối ngoại tốt nhất của mình thường là làm con người thất vọng, không phải là lúc nào chúng cũng tạo ra nhiều cơ hội tới mức giữ cho mọi thứ, ngay cả những điều tồi tệ hơn, cho nó đừng xảy ra.
Khát vọng và một chính sách tốt thường không đi đôi với nhau
Chính sách ngoại giao đòi hỏi những người thực hiện phải có máu lạnh. Trong khi có vô khối lời kêu gọi phải làm một cái gì đó, người đang nắm vận mạng phải âm thầm tự tra vấn, nếu tôi làm điều này, chuyện gì sẽ xảy ra trong hai bước, trong ba bước nữa khi tiến hành, và sau đó nữa là gì? Trong khát vọng, chuyện có thể dễ dàng lật ngược: Những tiếng la hét to nhất đòi hỏi sự can thiệp vào ngày hôm nay có thể là cũng là những tiếng chê bai bảo là sự can thiệp của bạn có khuyết điểm hoặc không đầy đủ, sau khi bạn đã bắt tay vào các quyết định mang tính thách đố định mệnh.
Khi đọc danh sách này, bạn có thể nghĩ rằng chủ nghĩa thực tiễn là vô đạo đức. Bạn sẽ lầm đấy. Đúng ra là, chủ nghĩa thực tiễn được thấm nhuần đạo đức cứng rắn từ kết quả tốt nhất có thể đạt được trong các tình huống chứ không phải là một nền luân lý mềm mỏng của những ý muốn tốt đẹp. Vì có một sự khác biệt lớn giữa luân lý và đạo đức: Những người đi trước ăn mừng những lựa chọn khó khăn và những hậu quả tiếp theo đó, trong khi những người đi sau chối bỏ họ. Chủ nghĩa thực tiễn là một con đường chông gai. Người hoạch định chính sách nào sống chết với những châm ngôn của họ thường sẽ bị quở trách trong khi đó ở văn phòng và nhiều năm sau hay nhiều thập kỷ sau người ta trìu mến nhớ lại họ như một chính khách. Hãy trông George H.W. Bush. Nhưng tôi ngờ là những người theo chủ nghĩa thực tiễn đang phụ trách chính sách đối ngoại, những người đã từng làm việc trong những ban ngành cao cấp, cảm thấy thoải mái hơn với loại cô đơn đi kèm theo với lời khiển trách hơn so với những đồng sự thuộc loại lý tưởng hóa. Cô đơn là chuyện bình thường đối với các nhà làm chính sách lỗi lạc nhất; chính sự khao khát được đám đông ngưỡng mộ mới là nguy hiểm.
Nguyên tác: The Realist Creed, Robert D. Kaplan
Người dịch: Minh Hạnh
Robert D. Kaplan là Trưởng phòng Nghiên cứu Địa lý Chính trị của cơ quan Stratfor, và là tác giả cuốn Asia’s Cauldron: The South China Sea and the End of a Stable Pacific.
Trích từ: Real Clear World, 20/11/2014