Phạm Đình Lân


Các quốc gia qua phân trên thế giới thời Hậu Ɖệ nhị Thế chiến

.

Ɖệ nhị thế chiến bắt đầu vào năm 1939 khi Ɖức xâm lăng Ba Lan. Phe gây chiến gọi là phe Trục hay phe phát xít Ɖức-Ý-Nhật. Phe chống trả sự gây hấn của phe Trục gồm các nước Dân Chủ Tây Phương, Trung Hoa Quốc Dân Ɖảng, sau nầy có thêm Liên Sô, quốc gia ký hiêp ước bất tương xâm với Ɖức một ngày trước khi Ɖức xâm lăng Ba Lan, đã trở thành quốc gia căm thù Ɖức sau khi bị nước nầy tấn công năm 1941. Trong ba quốc gia phe Trục, Ý là quốc gia bại trận trước tiên vào năm 1943. Ɖức là quốc gia thứ nhì đầu hàng Ɖồng Minh vào tháng 5 năm 1945. Nhật là quốc gia sau cùng đầu hàng sau khi bị Hoa Kỳ dội bom nguyên tử thiêu hủy Hiroshima và Nagasaki vào ngày  6 và 9 tháng 8 năm 1945.

Sau năm 1945 các nước Ɖức, Triều Tiên, Việt Nam, tiểu lục địa Ấn Ɖộ bị phân chia.

Ɖức là quốc gia gây hấn bại trận.
Triều Tiên, Việt Nam, Ấn Độ là ba quốc gia thuộc địa.
Triều Tiên là thuộc địa của Nhật,
Việt Nam là thuộc địa của Pháp.
Ấn Độ là thuộc địa của Anh.

ĐỨC QUỐC

Theo tinh thần hội nghị Yalta (2-1945) và Potsdam (tháng 7 & 8 năm 1945) nước Đức bị chia làm hai: Tây Đức và Đông Đức. Tây Đức do Anh, Pháp, Hoa Kỳ kiểm soát. Đông Đức do Liên Sô kiểm soát. Thủ đô Berlin nằm trên lãnh thổ Đông Đức cũng bị chia đôi: Đông Berlin và Tây Berlin. Đông Berlin do Liên Sô kiểm soát. Tây Berlin do Anh, Pháp, Hoa Kỳ kiểm soát.

Tây Đức rộng 248.577 km2. Tây Đức trở thành Cộng Hòa Liên Bang Đức năm 1949 với lối 50 triệu dân lúc bấy giờ. Thủ đô là Bonn.

Sau chiến tranh có ít ra 7,5 triệu người Đức đã chết vì chiến tranh. Nhiều thành phố trở thành những đống gạch vụn. Tinh thần dân chúng sa sút vì chiến tranh, vì mặc cảm bại trận. Đời sống dân chúng khó khăn vô cùng. Các nhà máy đều bị tháo gỡ như một dạng bồi thường chiến tranh cho Liên Sô. Nhiều tù binh Đức Quốc Xã bị Đồng Minh và Liên Sô cưỡng bách lao động. Đức mất 100.000 km2 lãnh thổ ở phía đông hoàn lại cho Ba Lan. Một phần lãnh thổ khác bị Liên Sô chiếm. Ranh giới cực đông của Đức sau năm 1945 là sông Oder và Neiss. Đường ranh Oder-Neiss chạy dài theo hướng Bắc-Nam từ biển Baltic đến biên giới Tiệp Khắc. 10 triệu người Đức ở các vùng chiếm đóng phía đông bị bắt buộc phải hồi hương, cộng thêm với hàng triệu người tỵ nạn Cộng Sản khiến cho Tây Đức mang một gánh nặng xã hội thời hậu chiến giữa lúc mức sản xuất nông nghiệp chỉ bằng 35% mức sản xuất trước năm 1945.

Vị thủ tướng đầu tiên của Tây Đức là Konrad Adenauer giữ chức vụ nầy từ năm 1949 đến 1963. Ông có một vị tổng trưởng kinh tế xuất sắc. Đó là Ludwig Erhard. Ông là tổng trưởng bộ kinh tế của Tây Đức từ năm 1949 đến 1963. Từ năm 1963 đến 1966 ông giữ chức vụ thủ tướng thay cho cho thủ tướng Konrad Adenauer. Chính ông Erhard được xem là người có “chiếc đũa thần kinh tế”, điều mà người Đức gọi là WIRTSCHAFTSWUNDER (Phép Lạ Trên Sông Rhine). Ông đã biến Tây Đức, một phần đất bị chiến tranh tàn phá, kinh tế nghèo nàn trở thành một vùng đất tự do, phồn thịnh sau 10 năm Cộng Hòa Liên Bang Đức chào đời (1949 - 1960). Tây Đức là cường quốc kinh tế hạng ba trên thế giới. Năm 1957 Tây Đức cùng với Bỉ, Lục Xâm Bảo, Pháp, Hòa Lan, Ý thành lập Cộng Đồng Kinh Tế Âu Châu (EEC: European Economic Community). Tây Đức đạt được thành quả kinh tế kỳ diệu và nhanh chóng là nhờ:

Những yếu tố trên tạo ra PHÉP LẠ TRÊNSÔNG RHINE trong một thời gian ngắn ngủi.

Quốc hiệu của Ɖông Ɖức là Cộng Hòa Dân Chủ Ɖức. Thủ đô là Ɖông Berlin. Ɖông  Ɖức rộng 108.333 km2. Ɖó là một xứ Cộng Sản độc tài, độc đảng chịu ảnh hưởng của Liên Sô sâu đậm. Ở Ɖông Ɖức học sinh bị cưỡng bách học chủ nghĩa Marx-Lenin và Nga ngữ. Tượng Stalin được dựng lên. Tên của Stalin được  tìm thấy trên đại lộ quan trọng trong các thành phố lớn.

Người có quyền hành nhất nước không phải tổng thống hay thủ tướng như thường thấy trong tổng thống chế  hay đại nghị chế mà là tổng bí thơ đảng Cộng Sản Walter Ulbricht hay Erich Honecker. Kinh tế Ɖông Ɖức là kinh tế chỉ huy.

Ở Tây Ɖức Hoa Kỳ giúp nước cựu thù phục hưng kinh tế. Dân chúng được ấm no và hưởng mọi quyền tự do căn bản.

Ở Ɖông Ɖức Liên Sô sát phạt người Ɖức. Trong quá khứ Ɖức chi phối việc triều chánh thời Nga hoàng. Ɖức từng đánh bại Nga khi đệ nhất thế chiến bùng nổ (1914). Năm 1941 Ɖức xâm lăng Liên Sô gây thiệt mạng 26 triệu người và phá vỡ thành quả kỹ nghệ do các kế hoạch ngũ niên mang lại.

Tây Ɖức xem người Ɖức ở Ɖông Ɖức là đồng bào trong khi chánh quyền Cộng Sản Ɖông Ɖức theo lập luận của Liên Sô không ngừng chửi bới Tây Ɖức.

So vớì các nước Cộng Sản Ɖông Âu, Ɖông Ɖức vượt trội hơn nhiều. Nhưng so với Tây Ɖức thì Ɖông Ɖức còn kém xa.

Quốc gia

Năm    

GDP

GDP/người/năm

Đông Đức

1989

160 tỷ Mỹ kim

9.679 Mỹ kim

Tây Đức

1989

1.257 tỷ Mỹ kim

19.900 Mỹ kim

Có hai điều đáng chú ý về Đông Đức:

Nước Đức thống nhất vào năm 1989. Vì sao dân số không tăng? Đời sống khó khăn nên người ta ngại sinh sản? dân chúng tìm đường vượt biên? hay cả hai nguyên do trên?

Ngày 12-6-1987 tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan thăm viếng Tây Đức và đọc một bài diễn văn tại Brandenburg Gate kêu gọi tổng bí thơ Liên Sô Gorbachev đập bỏ bức tường Berlin. Hai năm sau Đông Đức và Tây Đức thống nhất.

Bức tường Berlin sụp đổ ngày 9 tháng 11 năm 1989 (Hình: Historianet.nl)

Đức quốc thống nhất trong hòa bình và hiệp thông dân tộc. Tây Đức giàu mạnh hơn Đông Đức nhưng không bao giờ nghĩ đến việc dùng súng đạn để thống nhất đất nước theo đường hướng chánh trị của mình. Rất may là Đông Đức không mạnh hơn Tây Đức nên chiến tranh huynh đệ không xảy ra. Đoàn kết dân tộc vẫn tốt đẹp. Nước Đức thống nhất. Đó là một sự hy sinh cao cả của Tây Đức vì giữa hai bên có sự chênh lệch quá lớn về kinh tế, chánh trị và xã hội. Tây Đức phú túc. Dân chúng được hưởng mọi quyền tự do căn bản của con người để góp phần vào việc phồn vinh hóa đất nước. GDP của Đông Đức chỉ bằng 1/8 GDP của Tây Đức. Tâm trạng của người dân Đông Đức gói ghém trong hình ảnh:

Cây cuốc cong thì làm cho cây cuốc gãy
Cây cuốc gãy thì khỏi ra đồng.

của Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản.

Học sinh miệt mài học Nga ngữ và chủ nghĩa Marx- Lenin.Nước Đức thống nhất mang quốc hiệu của Tây Đức trước kia: Cộng Hoà Liên Bang Đức Quốc. Quốc kỳ ba màu Đen, Đỏ, Vàng cũng là quốc kỳ của Tây Đức trước năm 1989. Nước Đức thống nhất rộng 357.386 km2 với khẩu hiệu: THỐNG NHẤT, CÔNG LÝ, TỰ DO. Năm 2018 dân số Đức lối 82 triệu người. Thủ đô là Berlin.

Bà Angela Merkel, một công dân Đông Đức trước kia, có bằng tiến sĩ Hóa Học, trở thành nữ thủ tướng của nước Đức thống nhất từ năm 2005 đến nay. Bà là một nhà chánh trị lỗi lạc khiến cho tổng thống Putin của Nga phải nể nang, e dè. Bà đã đưa kinh tế Đức lên hàng đầu ở Âu Châu và hàng thứ tư trên thế giới với GDP 4 trillion (01 trillion: 1.000 tỷ) và GDP tính theo đầu người là 46.000 Mỹ kim/năm. Văn sĩ Đức Gunter Wilhem Grass được giải Nobel năm 1999 đưa ra nhận xét như sau: "Để trở thành người Đức phải biến điều không thể trở nên có thể.”

TRIỀU  TIÊN

Bán đảo Triều Tiên đặt dưới sự bảo hộ của Nhật Bản từ năm 1910 đến 1945. Ngày 9-8-1945 Hoa Kỳ thả trái bom nguyên tử thứ nhì xuống Nagasaki. Liên Sô yên tâm Nhật phải đầu hàng vô điều kiện nên tuyên chiến với Nhật và xua quân vào Bắc Hàn. Trung tướng Terentii Shtykov (1907- 1964) chỉ huy quân Liên Sô chiếm đóng Bắc Hàn và nhận sự đầu hàng của Nhật ở đó.

Đại tướng Mc Arthur cử thiếu tướng John Reed Hodge (1893 - 1963) đặc trách vấn đề Nam Triều Tiên. Tướng John Reed Hodge đến Inchon ngày 5-9-1945 và nhận sự đầu hàng của Nhật ở phía nam vĩ tuyến 38. Vĩ tuyến 38 là đường ranh phân chia bán đảo Triều Tiên. Phần lãnh thổ phía bắc vĩ tuyến 38 là Bắc Hàn hay Bắc Triều Tiên. Phần lãnh thổ phía nam vĩ tuyến 38 là Nam Hàn hay Nam Triều Tiên tức Đại Hàn Dân Quốc sau này.

Quốc hiệu của Bắc Hàn là Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên. Bắc Hàn rộng 120.540 km2 với 25,5 triệu dân (2018). Thủ đô là Pyongyang (Bình Nhưỡng). Bắc Hàn là một quốc gia Cộng Sản, độc đảng cầm quyền. Đó là một vương triều Cộng Sản do họ Kim đứng đầu từ năm 1946 đến nay trải qua ba đời lãnh tụ:

Tên lãnh tụ

Thời gian lãnh đạo

Kim Il Sung (Kim Nhật Thành)

1946 - 1994

Kim Jong Il (Kim Chánh Nhật)

1994 - 2011

Kim Jong Un (Kim Chánh Ân)

2011-         

Bắc Hàn là một vương quốc Cộng Sản khép kín. Ban đầu Bắc Hàn chỉ có quan hệ ngoại giao với các nước Cộng Sản. Dần dà tòa đại sứ các nước ngoại quốc bang giao với Bắc Hàn đặt ở Bei-jing (Bắc Kinh) hơn là Pyongyang (Bình Nhưỡng). Bắc Hàn chịu ảnh hưởng chánh trị và kinh tế của Liên Sô và Trung Quốc.

Kim Il Sung gia nhập đảng Cộng Sản Trung Hoa năm 1929 nhưng là sĩ quan do Liên Sô huấn luyện. Bắc Hàn và Liên Sô có 17 km biên giới chung. Tướng Terentii Shtylov đưa Kim Il Sung (Kim Nhật Thành) lên nắm chánh quyền ở Bắc Hàn và nắm quyền lãnh đạo đảng Cộng Sản Triều Tiên năm 1945.

Đảng Cộng Sản Triều Tiên ra đời năm 1925 thời Nhật thuộc ở Seoul (Hán Thành) với Kim Yong Bom và Pak Hon Yong. Đa số đảng viên Cộng Sản đều ở miền Nam. Một số đảng viên gốc miền Bắc gia nhập đảng Cộng Sản Trung Hoa như Kim Il Sung chẳng hạn. Năm 1945 Kim Yong Bom được bầu làm chủ tịch đảng. Nhưng Liên Sô ủng hộ Kim Il Sung nên vai trò của vị này trở nên lu mờ. Năm 1949 đảng Lao Động ra đời dưới sự lãnh đạo của Kim Il Sung. Đảng kỳ của đảng Lao Động Bắc Hàn nền đỏ (màu cách mạng) với hình cái búa (công nhân), cái liềm (nông dân) và cây bút (trí thức); màu vàng biểu tượng cho CÔNG, NÔNG, TRÍ. Đó là điểm đặc biệt của đảng kỳ Cộng Sản Bắc Hàn so với các đảng kỳ Cộng Sản khác trên thế giới. Mao Zedong xem trí thức không bằng cục phân. Đảng Cộng Sản Đông Dương xem Trí, Phú, Địa, Hào cần phải đào tận gốc, trốc tận rễ. Điều nầy giải thích tại sao Bắc Hàn nghèo đói, dân chúng thiếu ăn hay thiếu dinh dưỡng trầm trọng nhưng Bắc Hàn có khả năng sản xuất hỏa tiễn, bom nguyên tử, tàu ngầm v.v.. Như đã thấy, Bắc Hàn chịu ảnh hưởng của Liên Sô và Trung Quốc. Điều chắc chắn ảnh hưởng của Liên Sô quan trọng hơn vì Kim Il Sung là một sĩ quan của Liên Sô, sống trên lãnh thổ Liên Sô, có con sinh ở Liên Sô và có tên Nga, chiến đấu chống Nhật trong hàng ngũ Hồng Quân Liên Sô và được Liên Sô yểm trợ lên nắm chánh quyền. Kim Il Sung không ưa thích chánh sách hạ bệ Stalin của Khrushchev.

Năm 1950 Bắc Hàn xua quân tấn công Nam Hàn và suýt thống nhất bán đảo Triều Tiên bằng võ lực nếu Hoa Kỳ và quân LHQ không can thiệp kịp thời và nếu đại biểu Liên Sô tại LHQ là Jacob Malik đừng tẩy chay phiên họp của Hội Đồng Bảo An LHQ ngày 27-6-1950 và dùng quyền phủ quyết. Chí nguyện quân Trung Quốc dưới sự chỉ huy của thống chế Peng De-huai (Bành Đức Hoài) tràn vào Triều Tiên tiếp cứu quân Bắc Hàn bị quân Hoa Kỳ và LHQ dưới sự chỉ huy của tướng Mc Arthur đẩy lùi lên tận sông Yalu (sông Áp Lục). Con trai của Mao Zedong chết trong cuộc chiến tranh Triều Tiên này. Quân bình lực lượng được tái lập khi chí nguyện quân Trung Quốc nhập cuộc. Ngày 27-7-1953 hiệp ước đình chiến được ký kết ở Panmunjom (Bàn Môn Điếm). Hiệp ước mang chữ ký của:

- Thiếu tướng William Kelly Harrison, đại diện quân đội Hoa Kỳ và LHQ.

- Thống chế Peng Dehuai, đại diện cho chí nguyện quân Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc.

- Trung tướng Nam Il, đại diện cho quân đội Bắc Hàn. Tướng Nam Il sinh năm 1915 ở Ussuri Krai dưới tên Nga Yakov Petrovich. Ông là người Nga gốc Triều Tiên từng tham dự trận đánh Stalingrad, Kharkov, Warsaw (thủ đô Ba Lan) trong đệ nhị thế chiến với tư cách một sĩ quan Liên Sô. Năm 1976 ông chết trong một tai nạn xe cộ. Một nghi vấn chánh trị được đặt ra sau cái chết của vị tướng Bắc Hàn có quốc tịch Nga bẩm sinh.

***

Nam Hàn là phần lãnh thổ ở phía nam vĩ tuyến 38. Ngay sau khi Nhật đầu hàng vô điều kiện (14-8-1945) tướng John Reed Hodge được đại tướng Mc Arthur phái đến Nam Hàn nhận sự đầu hàng của Nhật.

Nam Hàn rộng 100,363 km2 được biết dưới quốc hiệu Đại Hàn Dân Quốc (Daehan Min-guk). Thủ đô là Seoul (Hán Thành). Dân số năm 2019 khoảng 52 triệu người. Về diện tích Nam Hàn nhỏ hơn Bắc Hàn nhưng dân số Nam Hàn gấp đôi dân số Bắc Hàn.

Trong đê nhị thế chiến nhiều người Triều Tiên hợp tác với Trung Hoa Quốc Dân Đảng, Cộng Sản Trung Hoa hay Liên Sô để chống Nhật. Sau khi Nhật đầu hàng,  chánh quyền Chiang Kaishek (Tưởng Giới Thạch) chuẩn bị những chánh khách thân Trung Hoa trong chánh phủ Nam Hàn tương lai nhằm mục đích tái lập ảnh hưởng chánh trị trên phân nửa bán đảo Triều Tiên. Nhưng tướng John Reed Hodge không tiếp những chánh khách Triều Tiên thân Trung Hoa Quốc Dân Đảng này. Ông ủng hộ Syngman Rhee (Lý Thừa Vãn – 1875 - 1965), một người Triều Tiên từng học đại học Harvard, Princeton và có bằng PhD. Lý do: ông Syngman Rhee có tinh thần chống Cộng cao và nói rành tiếng Anh nên dễ thông hiểu người Mỹ nhiều hơn. Dưới mắt chánh quyền Truman ở Washington, Syngman Rhee là người năng nổ chống Cộng Sản.

Quân đội Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc trong chiền tranh Triều Tiên 1950 (Hình: cbsnews.com)

Kim Il Sung của Bắc Hàn và Syngman Rhee của Nam Hàn đều có ý nghĩ thống nhất Triều Tiên bằng võ lực dưới sự lãnh đạo của mình. Chánh quyền Truman không chủ trương như vậy nên quân đội Nam Hàn không được Hoa Kỳ trang bị võ khí tối tân trong khi Liên Sô viện trợ cho Kim Il Sung phi cơ, xe tăng và đầy đủ các loai võ khí. Khi chiến tranh bùng nổ quân Bắc Hàn chiếm Seoul và các thành phố lớn của Nam Hàn dễ dàng. Cuộc chiến tranh Triều Tiên trở thành cuộc chiến giữa Hoa Kỳ + LHQ và Trung Quốc + Bắc Hàn. Nam Hàn không có chữ ký trong hiệp ước Panmunjom. Đại diện Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai nhân vật chánh trong hội nghị. Đại diện Bắc Hàn, tướng Nam Il, là người Nga gốc Triều Tiên. Ông là đại úy trong Hồng Quân Liên Sô dưới tên Yakov Petrovich trong đệ nhị thế chiến, nay mang quân hàm trung tướng trong quân đội Bắc Hàn.

Tổng thống Syngman Rhee bị lật đổ sau cuộc biểu tình của sinh viên ngày 19-4-1960. Sau 13 tháng cầm quyền, tân chánh phủ tỏ ra yếu kém và bất ổn định. Quân đội đảo chánh ngày 16-5-1961. Tướng Park Chung Hee lên cầm quyền bằng đường lối cứng rắn của một nhà lãnh đạo quân nhân. Năm 1979 ông bị ám sát chết. Suốt 18 năm cầm quyền của tướng Park Chung Hee, Nam Hàn đặt dưới chế độ độc tài quân sự. Ông là một sĩ quan do Nhật đào tạo thời Nhật thuộc. Do đó ông học hỏi rất nhiều nơi Nhật Bản. Nam Hàn bắt đầu kỹ nghệ hóa và phát triển kinh tế dưới thời Park Chung Hee. Nam Hàn kỹ nghệ hóa và phát triển kinh tế nhưng Nam Hàn vẫn chưa hưởng tự do, dân chủ trọn vẹn sau khi Park Chung Hee bị ám sát chết. Năm 1997 Kim Dae Jung đắc cử tổng thống. Từ đó về sau sinh hoạt chánh trị Nam Hàn được dân chủ hóa rõ rệt. Năm 2000 Kim Dae Jung được giải thưởng Nobel Hòa Bình vì có đường lối ôn hòa đối với Bắc Hàn. Nam Hàn trở thành một quốc gia kỹ nghệ 12 năm sau ngày chiến tranh Triều Tiên chấm dứt. Hiện nay Nam Hàn là một trong 14 quốc gia có nền kinh tế phồn vinh trên thế giới. Thành quả này do tổng thống Park Chung Hee, một nhà lãnh đạo cứng rắn, nhưng can đảm, liêm khiết, sáng suốt, nhiệt thành và có tinh thần trách nhiệm mang lại.

***

Bắc Hàn thất bại trong việc thống nhất Triều Tiên bằng võ lực. Chiến tranh Triều Tiên (1950- 1953) cướp sự sống của trên 3 triệu người Triều Tiên. Cả hai miền Nam-Bắc Triều Tiên đều bị chiến tranh tàn phá nặng nề.

Bắc Hàn là một quốc gia nghèo nàn. Lợi tức đồng niên tính theo đầu người là 1.000 Mỹ kim/năm. Nạn đói và thiếu ăn vẫn thường diễn ra. Bắc Hàn nghèo nhưng thế giới không xem thường vì trong tay có hỏa tiễn, bom nguyên tử v.v..

Nam Hàn được thế giới nể trọng nhờ có nền kinh tế phồn vinh và trình độ kỹ nghệ hóa cao. GDP của Nam Hàn lối 2,3 trillion; GDP tính theo đầu người: 44.700 Mỹ kim/năm.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Hoa Kỳ rút 28.000 quân ra khỏi Nam Hàn?

ẤN ĐỘ

Năm 1947 Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ. Tiểu lục địa Ấn Độ bị chia đôi dựa theo tôn giáo: Ấn Giáo và Sikh một bên và Hồi Giáo một bên.

Lãnh thổ của người theo Hồi Giáo là phần đất miền tây bán đảo gọi là Tây Hồi (Pakistan) và phần đất miền đông bán đảo trên Vịnh Bengal gọi là Đông Hồi. Năm 1971 Đông Hồi tách rời khỏi Pakistan để thành lập ra Cộng Hòa Bangladesh rộng 143.998 km2 với thủ đô Dakha. Pakistan rộng 796.095 km2 (2,4 nước Việt Nam). Thủ đô là Islamabad có nghĩa là thành phố Hồi Giáo.

Phần còn lại của tiểu lục địa là xứ Ấn Độ rộng 3.287.263 km2 (9,96 nước Việt Nam). Thủ đô là New Delhi.

Năm 1948 Ấn Độ sáp nhập Hyderabad, thủ phủ của tiểu bang Andhra Pradesh chịu ảnh hưởng lâu đời của tiểu vương Hồi Giáo. Hyderabad nằm trên cao nguyên Deccan ở miền trung nước Ấn Độ.

Jammu và Kashmir nằm ở phía tây bắc tiểu lục địa Ấn Độ. Vùng này rộng 101.387 km2 trước kia do các ông hoàng Ấn Độ cai trị nhưng dân chúng đa số theo đạo Hồi. Vùng này có hai thủ đô hành chánh: Srinagar là thủ đô mùa hè và Jammu là thủ đô mùa đông. Jammu-Kashmir thuộc Ấn Độ sau sự qua phân trong ngày độc lập. Hai nước Ấn Độ và Pakistan không ngừng tranh chấp chủ quyền trên vùng Jammu-Kashmir bằng võ lực. Ưu thế quân sự nghiêng về phía Ấn Độ.

Xung đột vũ lực giữa Ấn Độ và Pakistan ở Kashmir vào tháng 02-2019 (Hình: nu.nl)

Thủ tướng Modi của Ấn Độ là người nổi tiếng mạnh tay với người Hồi Giáo. Năm 2019 ông quyết định sáp nhập Jammu Kashmir vào Ấn Độ. Vấn đề này là ngòi lửa chiến tranh vô phương dập tắt giữa hai nước Ấn Độ và Pakistan. Cả hai nước đều có bom nguyên tử và có vẻ sẵn sàng dùng nó để nắm ưu thế trong cuộc tranh chấp võ trang.

Việc chia đôi tiểu lục địa Ấn Độ năm 1947 diễn ra trong máu lửa giữa người Ấn Giáo và Hồi Giáo. 14 triệu người thay đổi nơi cư ngụ. Người Ấn Giáo và đạo Sikh rời Pakistan (Tây Hồi). Người Hồi Giáo trên lục địa Ấn Độ di chuyển về Đông Hồi hay Tây Hồi.

Sự phân chia này có tính vĩnh viễn vì sự khác biệt tôn giáo của những cư dân từng sống trên tiểu lục địa Ấn Độ thời Anh thuộc.

TRUNG HOA

Năm 1945 Trung Hoa được xem là một trong Ngũ Cường thắng trận. Lúc ấy Chiang Kaishek lãnh đạo nước Trung Hoa. Đảo Taiwan (Đài Loan) được Nhật hoàn trả lại Trung Hoa sau 50 năm cai trị (1895- 1945). Trung Hoa Dân Quốc, thường được hiểu là Trung Hoa Quốc Dân Đảng, là một trong Ngũ Cường có quyền phủ quyết tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Bản đ Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc và Taiwan (Hình: Wikimedia)

Năm 1949 quân Quốc Dân Đảng của Chiang Kaishek (Tưởng Giới Thạch) bị quân Cộng Sản của Mao Zedong (Mao Trạch Đông) đánh bại phải rời bỏ lục địa ra đảo Taiwan. Đảo này trở thành Trung Hoa Dân Quốc (ROC: Republic of China), có chánh phủ, quốc kỳ, quốc ca, hiến pháp Ngũ Quyền Phân Lập (Hành Pháp, Lập Pháp, Tư Pháp, Giám Sát và Khảo Thí), có quân đội và chủ nghĩa chánh trị (Tam Dân Chủ Nghĩa – San Min Chu I).

Lục địa mang quốc hiệu Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc với thủ đô Beijing (Bắc Kinh) và chủ nghĩa Marxism- Leninism- Maoism. Beijing luôn luôn nghĩ đến thống nhất Taiwan bằng mọi giá kể cả việc dùng võ lực trong khi Taiwan càng ngày càng muốn trở thành một quốc gia độc lập có mặt trong tổ chức Liên Hiệp Quốc. Chế độ Cộng Sản hay khẩu hiệu một quốc gia hai hệ thống của Beijing không có gì hấp dẫn với Taiwan cả.

Tập trận ở Taiwan trong năm 2019 để chuẩn bị đối phó với Trung Quốc lục địa (Hình: AFP via Getty Images)

Trên thực tế Trung Hoa có:

VIỆT NAM

Việt Nam là thuộc địa của Pháp. Năm 1940 một phần lãnh thổ của Pháp bị Đức chiếm. Thống chế Pétain thành lập chánh phủ Vichy thân Đức. Chánh quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương thuộc chánh phủ thân Đức do Philippe Pétain (1856- 1951) lãnh đạo. Thân Đức tức thân Nhật. Do đó chánh quyền Pháp ở Đông Dương tồn tại song song với quân Nhật. Mãi đến ngày 9-3-1945 Nhật mới lật đổ chánh quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương. Toàn quyền Decoux bị đưa lên Lộc Ninh quản thúc.

Hội nghị Potsdam cho phép quân Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Chiang Kaishek giải giới quân Nhật ở phía bắc vĩ tuyến 16 và quân Anh giải giới quân Nhật ở phía nam vĩ tuyến 16. Quyết định này như ngầm hiểu:

- Việt Nam bị chia đôi lấy vĩ tuyến 16 làm đường ranh phân chia.

-  hay Pháp bị hất chân khỏi bán đảo Đông Đương!

Thực hiện chủ trương Pháp Quốc vĩ đại của tướng De Gaulle, quân Pháp phải núp bóng quân Anh để tái chiếm phần lãnh thổ ở phía nam vĩ tuyến 16. Chiếm xong phần đất ở phía nam vĩ tuyến 16 Pháp nghĩ đến việc tái chiếm phần đất ở phía bắc vĩ tuyến 16 nơi họ gặp hai trở ngại lớn:

1. sự hiện diện của chánh phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do Hồ Chí Minh lãnh đạo. Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do ông Hồ Chí Minh khai sinh ngày 2-9-1945.

2. sự hiện diện của 180.000 quân Trung Hoa Quốc Dân Đảng do tướng Lư Hán chỉ huy. Vị tướng gốc dân tộc thiểu số nầy ngự trong Phủ Toàn Quyền như thông báo với người Việt Nam rằng ông thay thế viên Toàn Quyền Pháp.

Với Trung Hoa Quốc Dân Đảng, Pháp dùng đường lối ngoại giao cho quân THQDĐ rút ra khỏi Bắc Bộ. Họ ký hiệp ước Zhongqing (Trùng Khánh) với THQDĐ ngày 28-2-1946. Theo đó Pháp hoàn Guangzhouwan (Quảng Châu Loan) mà họ thuê năm 1899 thời nhà Thanh và đường xe lửa Hà Nội-Yunnan (Vân Nam) cho Trung Hoa. Bù lại 180.000 quân THQDĐ phải rút khỏi Bắc Bộ.

Với Hồ Chí Minh, Pháp vừa dùng võ lực đe dọa vừa tìm cách ký một thoả ước buộc Hồ Chí Minh phải chấp nhận cho quân Pháp vào Hà Nội. Đó là nguồn gốc của hiệp ước sơ bộ ký tại Hà Nội ngày 6-3-1946.

Đây là giai đoạn thử thách lớn lao đối với Hồ Chí Minh. Ông rất cô đơn vì chánh phủ của ông không được quốc gia nào trên thế giới công nhận kể cả Liên Sô, nơi đào tạo ông. Ông phải đối đầu với Pháp, Trung Hoa Quốc Dân Đảng, các đảng phái chống Cộng Sản như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt, Duy Dân, nhất là các lãnh tụ đảng phái hoạt động ở Trung Hoa và được chánh quyền Chiang Kaishek yểm trợ như Trương Bội Công, Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ, Nguyễn Tường Tam tức nhà văn Nhất Linh v.v..

Giữa Pháp và Trung Hoa Quốc Dân Đảng, ông Hồ thấy Trung Hoa Quốc Dân Đảng nguy hiểm hơn vì đó là một quốc gia hoàng chủng to lớn láng giềng có nhiều tương đồng văn hóa và va chạm lịch sử với Việt Nam.

Pháp là một quốc gia Âu Châu không cùng màu da và văn hoá. Pháp cách xa Việt Nam 12.000 km. Pháp hầu như kiệt quệ sau đệ nhị thế chiến. Anh có nhiệm vụ giải giới quân Nhật ở phía nam vĩ tuyến 16. Họ âm thầm giúp Pháp trở lại thuộc địa như để thăm dò phản ứng của dân thuộc địa sau đệ nhị thế chiến hầu tìm một đường lối thích hợp cho các thuộc địa của họ như Ấn Độ, Miến Điện chẳng hạn. Khác với đa số tướng lãnh Pháp, Anh không xem thường những người chống Pháp bằng tầm vông vạt nhọn ở Nam Bộ mà xem đó là sự khao khát độc lập của dân tộc thuộc địa. Năm 1947 Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ. Năm 1948 Miến Điện được độc lập.

Trung Hoa Quốc Dân Đảng muốn tái lập ảnh hưởng chánh trị ở Việt Nam bằng cách ủng hộ các nhà cách mạng từng hoạt động trên lãnh thổ Trung Hoa. Sự có mặt của 180.000 quân Trung Hoa Quốc Dân Đảng ở Bắc Bộ rất bất lợi cho sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh. Sự rút quân của Trung Hoa Quốc Dân Đảng làm cho Hồ Chí Minh yên tâm vì không còn lo ngại các đảng phái phi Cộng Sản tranh quyền với sự hỗ trợ của quân Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Trước sau gì cũng có chiến tranh với Pháp. Người lãnh đạo kháng chiến không còn ai khác hơn ông Hồ Chí Minh.

Ngày 19-12-1946  Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Nhờ sự cố vấn và viện trợ tích cực của Trung Quốc Việt Minh đánh bại Pháp trong trận đánh quyết định cuộc chiến ở Điện Biên Phủ (7-5-1954). Chiến thắng Điện Biên Phủ chấm dứt cuộc chiến Đông Dương nhưng không đảm bảo sự vẹn toàn lãnh thổ lẫn hòa bình lâu dài. Tạ Quang Bửu, thủ trưởng bộ Quốc Phòng của chánh phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa kháng chiến, ký hiệp định Genève với đại tá Delteil ngày 20-7-1954 nhận sự chia đôi đất nước Việt Nam, lấy vĩ tuyến 17 cụ thể là sông Bến Hải làm đường ranh phân chia đất nước.

Phía bắc vĩ tuyến 17 là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa rộng 142.100 km2. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa theo chủ nghĩa Marx- Lenin, độc đảng cầm quyền. Thủ đô là Hà Nội. Quốc ca là bài Tiến Quân Ca. Quốc kỳ màu đỏ, chính giữa có ngôi sao vàng. Chủ tịch nước và chủ tịch đảng Lao Động tức đảng Cộng Sản là Hồ Chí Minh.

Phía nam vĩ tuyến 17 là Quốc Gia Việt Nam (1954- 1956) rộng 187.900 km2, lớn hơn VNDCCH nhưng dân số kém hơn đôi chút. Quốc trưởng là Bảo Đại. Thủ tướng là Ngô Đình Diệm. Ngày 23-10-1955 thủ tướng Ngô Đình Diệm lật đổ quốc trưởng Bảo Đại bằng một cuộc trưng cầu dân ý. Quốc hiệu mới của miền Nam Việt Nam là Việt Nam Cộng Hòa. Hiến pháp VNCH ban hành ngày 26-10-1956. Ông Ngô Đình Diệm là tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng Hoà. Thủ đô Việt Nam Cộng Hòa là Sài Gòn và quốc ca là bài Tiếng Gọi Sinh Viên, có khi gọi là Thanh Niên Hành Khúc (La Marche des Etudiants) của Lưu Hữu Phước.

Không có tổng tuyển cử vào năm 1956. Chánh phủ Sài Gòn từ chối tổ chức tổng tuyển cử viện lẽ không ký hiệp định Genève năm 1954.

Thi hành hiệp định Genève có một triệu người miền Bắc di cư vào Nam. Binh sĩ Pháp và Quân Đội Quốc Gia rời miền Bắc vào miền Nam. Có từ 80.000 đến 100.000 cán binh Việt Minh ở phía nam vĩ tuyến 17 tập kết ra miền Bắc. Có từ 15.000 - 25.000 cán binh Việt Minh không tập kết ra miền Bắc mà ở lại miền Nam chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử hay võ trang nổi dậy chống chánh quyền miền Nam Việt Nam trong trường hợp không có tổng tuyển cử.

Chiến tranh phá hoại nhen nhúm vào năm 1957. Nhiều viên chức xã thôn và giáo viên ở các vùng hẻo lánh bị ám sát hay thủ tiêu. Ấn dấu chiến tranh càng rõ nét khi Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam ra đời (12-1960). Chiến tranh gia tăng cường độ khi Hoa Kỳ oanh tạc miền Bắc (1964) và đưa quân vào miền Nam (1965). Chiến tranh Việt Nam II trở thành cuộc thư hùng giữa Cộng Sản Việt Nam và Hoa Kỳ. Phong trào phản chiến nở rộ ở Âu Châu và trên đất Mỹ. Hiệp định Paris được ký kết (27-1-1973) sau những cuộc thương thuyết mật giữa Lê Đức Thọ và Henry Kissinger. Hoa Kỳ rút quân khỏi Nam Việt Nam vào tháng 3 năm 1973. Năm 1975 quân Cộng Sản miền Bắc và Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng chiếm miền Nam trước sự tiên liệu của chánh phủ Sài Gòn một năm vì thông thường cứ 4 năm quân Cộng Sản mở những trận đánh lớn gây áp lực bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ.

Trận chiến Tết Mậu Thân 1968 ở  Huế (Hình: anhxua.com)

Năm

Biến cố

1960

thành lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng; Đồng Khởi Bến Tre

1964

trận đánh Bình Giả (được xem là do quân Cộng Sản miền Bắc chủ động chớ không phải MTDTGP)

1968

tổng công kích Mậu Thân (dẫn đến hòa đàm Paris và Việt Nam hóa chiến tranh)

1972

Cộng Sản tấn công Quảng Trị, Kontum, Bình Long (sau 1968 MTDTGP mất hẳn vai trò quan trọng trên chiến trường miền Nam)

Thay vì mở những cuộc tấn công vào năm 1976, quân Cộng Sản tấn công và chiếm trọn miền Nam Việt Nam trước một năm vì họ yên trí không có sự can thiệp của Hoa Kỳ sau các trận đánh thăm dò ở Phước Long (1-1975) và Ban Mê Thuột (3- 1975).

Hai miền Nam- Bắc thống nhất sau chiến thắng năm 1975. Cộng Sản Việt Nam đạt đỉnh cao của sự kiêu ngạo khi nói rằng họ có thể thắng mọi kẻ thù dù to lớn đến đâu và xuất phát từ đâu. Sự thống nhất Việt Nam dưới màu cờ đỏ sao vàng như là sự ngạo nghễ của Cộng Sản Việt Nam đối với các quốc gia qua phân như Đông Đức-Tây Đức, Bắc Hàn-Nam Hàn, Trung Quốc-Taiwan!

Đông-Tây Đức thống nhất trong hòa bình nên đoàn kết dân tộc được bảo tồn trọn vẹn. Dân Tây Đức san sẻ hạnh phúc vật chất với đồng bào họ ở Đông Đức để cùng nhau hợp lực xây dựng một nước Đức thống nhất phú cường trên thế giới.

Bắc Hàn dùng võ lực nhằm thống nhất đất nước dưới chế độ độc tài do họ Kim đại diện. Sự thống nhất bất thành. Bắc Hàn chưa thoát khỏi nghèo đói nhưng miệt mài sản xuất hỏa tiễn, bom nguyên tử đe dọa Nam Hàn.

Trung Quốc từng pháo kích Taiwan ngày chẵn, ngày lẻ vào cuối thập niên 1950 và không ngớt hù dọa tấn công Taiwan để thống nhất đất nước. Sau 70 năm Trung Quốc chưa hoàn thành giấc mơ của mình.

Cộng Sản Việt Nam chiến thắng trong hai cuộc chiến tranh Đông Dương vừa qua.

Chiến thắng năm 1954 đưa đến sự qua phân xứ sở và cuộc di cư của một triệu người miền Bắc vào miền Nam.

Chiến thắng thứ nhì năm 1975 để lại hàng triệu nấm mồ, hàng triệu đống gạch vụn, hàng triệu tấn mồ hôi và nước mắt của toàn dân hai miền và dẫn đến cuộc vượt biên của 4 triệu người Việt ở hai miền Nam-Bắc suốt 20 năm liền (1975- 1995). Lòng người phân tán. Đoàn kết dân tộc xiêu lạc. Dân chúng mất niềm tin vào tương lai đất nước. Sau gần nửa thế kỷ thống nhất Việt Nam vẫn là một quốc gia chậm tiến trên bình diện khoa học kỹ thuật và nghèo nàn trên bình diện kinh tế. Về chánh trị Việt Nam có thực sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ không? Câu trả lời có vẻ quá dễ đối với mọi người Việt Nam không phân biệt nam nữ phái, tuổi tác, trình độ học vấn và hoàn cảnh xã hội. Khẩu hiệu Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc vay mượn từ Tam Dân Chủ Nghĩa (San Min Chu I) của Sun Yatsen (Tôn Dật Tiên, 1866 -1925)

DÂN TỘC ĐỘC LẬP
DÂN QUYỀN TỰ DO
DÂN SINH HẠNH PHÚC

có vẻ vá víu và lạc lõng vì Tam Dân Chủ Nghĩa là chủ nghĩa của Quốc Dân Đảng (Kuomintang- Guomindang) không thể sống gượng gạo trong quốc gia Cộng Sản được soi sáng bởi chủ nghĩa Marx, Lenin, Mao như Việt Nam. Gần một thế kỷ trôi qua Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc vẫn không nằm trong tầm tay nước Việt Nam và người Việt Nam.

.

Phạm Đình Lân, F.A.B.I.


Cái Đình - 2019