Nguyễn Thị Quỳnh Anh


Bước đi trên trứng trong Biển Ɖông

 

Vào ngày thứ ba 27-10-2015 một chiếc tàu hải quân Hoa Kỳ đã liều lĩnh đến gần quẩn đảo Trường Sa,
nơi Trung Quốc đã giành chủ quyền. Lịch sử cho thấy rằng các hành vi như thế có thể vô cùng rủi ro.

 

Ɖây là lần đầu tiên Hoa Kỳ đã sử dụng một hành động quân sự chống trả lại việc xây dựng các đảo nhân tạo của Trung Quốc trong Biển Ɖông. Sau bao nhiêu năm phản đối vô ích bằng phương cách ngoại giao. Tàu chiến hải quân Hoa Kỳ USS Larsen đã đột nhâp vào trong vùng 12 dặm của bãi đá và san hô Ɖá Subi và Bãi Vành Khăn. dưới sự hướng dẫn của không quân Hoa Kỳ. Trung Quốc đã phản ứng tức khắc bằng cách gởi hai tàu đến vùng biển này và triệu đại sứ Hoa Kỳ đến. Một vài giờ sau đó tàu USS Larsen đã chuyển hướng về căn cứ ở Nhật.

Theo Trung Quốc Hoa Kỳ đã hành xử “cực kỳ vô trách nhiệm” bằng cách đột nhập vào lãnh hải Trung Quốc với một chiến hạm. Hoa Kỳ càng gặp rủi ro hơn với việc xây dựng còn nhiều hơn các đảo nhân tạo trong khu vực quần đảo Trường Sa do “hành vi gây hấn” này, phát ngôn viên của chính phủ Trung Quốc đã lên tiếng cảnh cáo. Trung Quốc giành chủ quyền toàn thể Biển Ɖông và quần đảo Trường Sa thuộc về khu vực này.

Hoa Kỳ đã giải thích hành động của họ bằng cách dẫn đến nguyên tắc “tự do của tàu thuyền” trong hải phận quốc tế – Biển Ɖông trong phương diện này là quyền lợi kinh tế vô cùng quan trọng bởi vì khoảng 30% thương mại thế giới đã được vận chuyển qua khu vực này. Cùng lúc qua hành động đó Hoa Kỳ muốn gởi một tín hiệu đến các đồng minh trong vùng như Nhật và Phi Luật Tân, các quốc gia đang rất e ngại sự gia tăng thế lực hải quân của Trung Quốc.

Việc xây dựng các đảo nhân tạo, kể cả ba đảo được quân đội sử dụng để làm bãi đáp đã làm các căng thẳng trong khu vực gia tăng rất nhiều. Với hành động quân sự Hoa Kỳ cho thấy rõ ràng là họ mong muốn không lưu tâm trước việc gia tăng sự hiện diện của Trung Quốc.

Các động thái mới, có thể so sánh được đặt trong viễn tượng, điều mà Trung Quốc cũng khẳng định về “sự xâm phạm chủ quyền Trung Quốc”.

Thái độ quả quyết của Hoa Kỳ không thể được nhìn riêng biệt với chuyến viếng thăm hữu nghị mà tổng thống Xi Jinping đã thực hiện ở Washington trong tháng qua. Mặc dù với nhiều từ ngữ đẹp và nhiều giờ thảo luận trôi qua giữa hai vị tổng thống, Hoa Kỳ đã thu thập rất ít sự cải thiện trên hai vấn đề chánh yếu: an ninh mạng (cybersecurity) và Biển Ɖông.

Về việc đánh cắp các bí mật công ty của Hoa Kỳ do các tin tặc Trung Quốc, Trung Quốc vẫn tiếp tục lập lại rằng nhà nước Trung Quốc không hề dính líu đến điều này và Trung Quốc cũng là nạn nhân tương tự của gián điệp Hoa Kỳ. Vế phần Biển Ɖông thảo luận chính trị khả dĩ lại càng bế tắc hơn: bây giờ cả hai phe đều không nhân nhượng nhau một milimét nào cả.

Sự thất vọng của Hoa Kỳ về các bế tắc trong “liên hệ song phương quan trọng nhất của thế giới” cho thấy rõ ràng trong việc công bố khu vực tự do mậu dịch TPP (Hiệp Ɖịnh Ɖối Tác Thương Mại Tự Do Xuyên Thái Bình Dương) ngay sau chuyến viếng thăm của Xi Jinping ở Washington. Tổng thống Obama ca ngợi TPP (Trung Quốc không thuộc tổ chức này) bởi vì nó “mang đến đóng góp cho một thế giới trong đó Trung Quốc không đưa ra những luật lệ” – một tuyên bố cứng rắn chưa từng thấy cho hành động của ông.

Hành động quân sự vào ngày 27-10 cũng có thể được nhìn như một sự cứng rắn đang gia tăng. Những cân nhắc chính trị trong nước cũng đóng một vai trò, có thể là cho tổng thống Obama. Các ứng cử viên tổng thống thuộc đảng Cộng Hòa hay đổ lỗi cho đảng Dân Chủ tự đặt mình vào vị thế yếu trước Trung Quốc. Với một thái độ cứng rắn hơn tổng thống Obama muốn đề phòng rằng cử tri trong suốt thời gian vận động bầu cử sẽ nghĩ rằng sự đổ lỗi này là sự thật.

Cả các lãnh đạo Trung Quốc cũng có vấn đề với những xúc cảm trong nước. Một số người đã phản ứng một cách thất vọng trên internet Trung Quốc về việc không xảy ra một hành động quân sự nào sau sự việc Hoa Kỳ “phô trương bắp thịt”.

Tổng thống Xi với chính sách ngoại giao cương quyết trong biển Ɖông đã đánh thức dậy tình tự chủ nghĩa quốc gia. Kết quả của điều này làm ông dính líu với những phe nhóm diều hâu kêu gọi hành động. Mặc dù thế hầu hết các nhà phân tích nghĩ rằng cả Xi lẫn Obama đều ý thức rằng cả hai cường quốc không có lợi với sự leo thang của mâu thuẫn.

Nếu điều đó thật sự như thế có thể rút ra từ sự kiện rằng Hoa Kỳ đã công bố hành động quân sự cách đây đã hai tuần, nhưng không tuyên bố đích xác chừng nào điều này sẽ xảy ra – Trung Quốc như thế không bị làm ngạc nhiên. Chiến hạm USS Larsen cũng chọn một phương hướng rõ ràng, nghĩa là không có sự chệch hướng bất ngờ để có thể gây gia tăng căng thẳng.

Nhưng điều đó cũng cho thấy rằng đường lối quấy rối bằng các hành động quân sự là rủi ro – lịch sử đã dạy rằng những việc xảy ra nhỏ nhặt trước mắt không kiểm soát được có thể đưa đến những hậu quả lớn lao. Rằng đường lối này đã được chọn lựa có liên hệ đến những bế tắc ngoại giao về vấn đề Biển Ɖông. Một điểm sáng nhỏ: có sự liên lạc nhiều hơn giữa quân đội Hoa Kỳ và Trung Quốc. Ɖiều đó sẽ làm nhỏ lại rủi ro của một sự leo thang bất ngờ.

Nguyên tác: Op Eieren Lopen In De Zuid-Chinese Zee, Fokke Obbema. 
Trích từ: De Volkskrant, 28-10-2015. 
Người dịch: Nguyễn Thị Quỳnh Anh

 


Cái Đình - 2015