Phạm Ɖình Lân
Bang giao Mỹ - Cuba
2014: Fidel Castro và Raul Castro
…Sau 18 tháng thương thuyết mật qua trung gian Ɖức Giáo Hoàng Francis,
ngày 17-12-2014 tổng thống Obama công bố Hoa Kỳ và Cuba sẽ thiết lập bang giao sau 55 năm gián đoạn…
Cuba là một đảo quốc rộng lối 110.000 km2 (33% nước Việt Nam) với lối 12 triệu dân gồm 65% người da trắng gốc Tây Ban Nha, 25% người mulatos hay mestizo và 10% người da đen gốc Phi Châu bị bán làm nô lệ để làm việc trong các đồn điền của các chủ điền người Tây Ban Nha.
Theo tiếng Taino, Cuba có nghĩa là vùng đất trung tâm. Xứ Cuba bao gồm một đảo lớn và 1.600 đảo nhỏ với kích thước khác nhau. Trước kia Cuba bị Tây Ban Nha đô hộ. Dân sống trên đảo gồm:
Chánh sách cai trị của người Tây Ban Nha peninsulares gây bất mãn chẳng những đối với người mulatos, người bản địa mà còn gây sự oán hận đối với người Tây Ban Nha Criollos, tức người da trắng nhưng không sinh trên bán đảo Iberia. Họ khai thác thuộc địa để làm giàu và đem tài sản quí báu về nước trên lục địa Âu Châu
Khoảng cách ngắn nhất giữa Cuba và Hoa Kỳ lối 150km. Sau khi thành công trong Chiến Tranh Cách Mạng giành độc lập, Hoa Kỳ quan tâm đến đảo Cuba. Năm 1823 tổng thống Monroe đưa ra chủ nghĩa Monroe với khẩu hiệu Châu Mỹ của người Mỹ Châu nhằm minh định vai trò to lớn của Hoa Kỳ ở Mỹ Châu, nghĩa là loại bỏ ảnh hưởng của người Âu Châu, nhất là Tây Ban Nha. Trước mắt là sự hiện diện của người Tây Ban Nha ở Cuba. Năm 1894 Hoa Kỳ hạn chế việc nhập cảng đường của Cuba. Sự hạn chế nầy gây khủng hoảng kinh tế ở Cuba, xứ trồng mía và sản xuất nhiều đường trong vùng Caribbean. Dân chúng oán hận người Tây Ban Nha. Ɖó là nguồn gốc sự nổi dậy do José Martí (1853 - 1895) lãnh đạo.
Năm 1865 José Martí, một nhà báo cách mạng, lãnh đạo cuộc nổi dậy chống sự đô hộ của người Tây Ban Nha để giành độc lập. Ȏng bị tử thương ngay trong năm khởi đầu của cuộc kháng chiến. Hoa Kỳ phái tàu USS Maine sang Cuba thăm viếng hữu nghị và di tản kiều dân Hoa Kỳ khỏi Cuba đang có xung đột võ trang. Ngày 15-02-1898 tàu USS Maine bị đặt thủy lôi. Tàu chìm trên cảng Havana, nhiều thủy thủ chết (1898). Hoa Kỳ qui trách nhiệm cho Tây Ban Nha. Chiến tranh Hoa Kỳ và Tây Ban Nha bùng nổ. Bốn mươi ba (43) năm sau một biến cố tương tự xảy ra vào ngày 07-12-1941 ở cảng Pearl Harbor khiến Hoa Kỳ tham chiến trong đệ nhị thế chiến bên hàng ngũ các nước dân chủ Tây Phương chống phe Trục: Ɖức, Ý, Nhật.
Chiến tranh Hoa Kỳ-Tây Ban Nha kết thúc bằng hiệp ước Paris (1898). Tây Ban Nha mất Cuba, Puerto Rico, Guam và quần đảo Phi Luật Tân. Cuba độc lập dưới ảnh hưởng chánh trị và kinh tế của Hoa Kỳ. Hiến pháp Cuba do các luật gia Hoa Kỳ soạn thảo. Tu chính án Pratt năm 1901 dành cho Hoa Kỳ nhiều ưu tiên như được quyền mua đất đai ở Cuba, được Cuba nhượng căn cứ Guantanamo, v.v… Khi Fidel Castro nắm chánh quyền ở Cuba năm 1959, Guantanamo vẫn là một căn cứ hải quân của Hoa Kỳ trên lãnh thổ Cuba cho đến bây giờ.
Cuba được xem như độc lập năm 1902. Các nhà lãnh đạo Cuba trong thời kỳ độc lập ấu trĩ sớm trở thành những nhà độc tài và tham nhũng nên lần lượt bị lật đổ qua bầu cử hay đảo chánh. Từ năm 1933 đến năm 1944 xuất hiện một người hùng trên chánh trường Cuba. Ɖó là trung sĩ Fulgencio Batista (1901 - 1971), một người mulato mang dòng máu Tây Ban Nha + Phi Châu + Trung Hoa.
Batista lật đổ tổng thống Gerardo Machado (1871 - 1939), một cựu tướng lãnh, để đưa Carlos Mendieta lên làm tổng thống để ông trở thành người hùng. Ȏng buộc Ramón Grau San Martin phải từ chức (1934). Năm 1940 ông đắc cử tổng thống. Người hùng Batista thành lập chánh phủ độc tài. Ȏng thành công trong việc dùng những phương pháp khủng bố để gây sự khiếp sợ cho dân chúng và những đối thủ chánh trị của ông. Batista trở thành nhà độc tài và tham nhũng khét tiếng ở Châu Mỹ. Năm 1944 Ramón Grau San Martin đắc cử tổng thống. Batista mất sự kiểm soát chánh quyền. Năm 1952 ông đảo chánh lật đổ tổng thống Carlos Prio Socorros. Ȏng biến Havana thành một đỗ trường to lớn đến nỗi được mệnh danh là Las Vegas ở Châu Mỹ La Tinh. Nhiều khách sạn được xây dựng ở thủ đô. Havana là nơi hoạt động rộn rịp với những dịch vụ du lịch, cờ bạc, nạn băng đảng và buôn lậu ma túy. Batista và vợ làm giàu nhờ sòng bạc, khách sạn và việc buôn bán ma túy. Sinh viên biểu tình chống chánh quyền độc tài và tham nhũng. Trong cuộc bầu cử năm 1954 ông không ngần ngại ra tranh cử độc diễn. Ɖó là tình hình chánh trị ở Cuba sau cuộc tấn công doanh trại Moncada ở Santiago thất bại. Cuộc tấn công nầy do Fidel Castro chỉ huy.
Fidel Castro (1926 - ) là con của một người Tây Ban Nha ở Galacia được phái sang Cuba để đánh dẹp những cuộc nổi dậy. Cha của ông có nhiều vợ. Mẹ ông là người vợ thứ nhì nên ông phải mang họ mẹ khi mới chào đời, sau mới đổi sang họ Castro của cha. Khi còn trẻ Fidel Castro học trường Jesuit. Năm 24 tuổi ông lấy tiến sĩ luật ở đại học Havana (1950). Fidel Castro là người thích thể thao và chánh trị. Ȏng là người có tài hùng biện. Ngày 26-07-1953 ông chỉ huy một nhóm dân quân tấn công doanh trại Moncada. Cuộc tấn công bị quân chánh phủ bẻ gãy dễ dàng. Batista ra lịnh giết 10 người dân quân đổi lấy một lính chánh phủ bị giết chết. Fidel Castro và em là Raul Castro bỏ chạy vào núi nhưng bị bắt và bị xử 15 năm tù.
Ɖến năm 1955 thấy tình hình yên ổn, Batista ra lịnh thả anh em Castro. Cả hai chạy sang Mễ Tây Cơ. Tại đây Raul Castro, người sớm bí mật gia nhập vào Thanh Niên Cộng Sản Ɖoàn khi học đại học ở Havana, giới thiệu cho Fidel Castro gặp Che Guevara (1928 - 1967), một bác sĩ Argentina không hành nghề mà chỉ hoạt động cho phong trào Cộng Sản ở Châu Mỹ La Tinh để chống Hoa Kỳ. Raul cũng tiếp xúc với nhân viên sứ quán Liên Sô ở Mễ Tây Cơ để nhờ viện trợ nhằm lật đổ Batista, người được sự yểm trợ tích cực của giới tài phiệt Hoa Kỳ. Che Guevara (Che: đồng chí, chiến hữu chớ không phải là tên hay họ) không nổi tiếng trong ngành y khoa mà ông đã học nhưng lại nổi tiếng là người tổ chức và huấn luyện du kích và chiến tranh nhân dân. Ȏng gia nhập phong trào 26-07 của Fidel Castro và giúp cho ông nầy huấn luyện du kích. Năm 1959 Fidel Castro toàn thắng. Che Guevara tiến chiếm thủ đô và chỉ huy cuộc hành quyết những người thân tín của chế độ Batista tại sân vận động Havana.
Các nhà đầu tư Hoa Kỳ mất các đồn điền trồng mía, nhà máy sản xuất đường, các khách sạn, đỗ trường, và các quyền kinh tế, thương mại khác. Cuba trở thành quốc gia Cộng Sản đầu tiên ở Tây Bán Cầu sát nách Hoa Kỳ.
Fidel Castro thành công trong việc lật đổ Batista không đầy 6 năm tính từ ngày 26-07-1953. Ɖó là chưa kể hai năm ngồi tù và thời gian sống lưu vong ở Mễ Tây Cơ. Ȏng trở thành người lãnh đạo trẻ tuổi nhất thế giới thời bấy giờ (1959 - 1926: 33 tuổi) và thành công trong việc đấu tranh võ trang trong thời gian ngắn nhất. Fidel Castro nắm chánh quyền dưới thời tổng thống Eisenhower (đảng Cộng Hòa).
Năm 1969 nghị sĩ John F. Kennedy của đảng Dân Chủ đắc cử tổng thống Hoa Kỳ. Ngày 17-04-1961, 1.400 người Cuba chống Castro được Cơ Quan Tình Báo Hoa Kỳ huấn luyện đổ bộ lên Vịnh Con Heo tức Bahai de Cochinos. Cuộc đổ bộ thất bại hoàn toàn trước 20.000 quân của Castro được phi cơ yểm trợ. Có 100 người chết. Hàng ngàn người bị bắt sống. Ɖó là sự thất bại đầu tiên của tổng thống Kennedy sau 3 tháng tuyên thệ nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ. Hoa Kỳ ra lịnh cấm vận Cuba và nếu hoàn cảnh thuận tiện, việc ám sát Fidel Castro có thể được thực thi. Ɖó là lý do cho thấy tại sao Fidel Castro ghét cay ghét đắng Hoa Kỳ.
Cuba là một nước Cộng Sản. Fidel Castro là người có máu Âu Châu, đạo Thiên Chúa nên thiên về Liên Sô hơn là Trung Quốc. Ɖó là sự khác biệt giữa ông và Che Guevara, người tôn sùng chủ nghĩa Maoism. Fidel Castro hướng về Liên Sô để nhận viện trợ. Năm 1962 Cuba cho Liên Sô đặt hỏa tiễn hướng về Hoa Kỳ. Tổng thống Kennedy quyết liệt đòi Khrushchev phải rút giàn hỏa tiễn ra khỏi Cuba. Tàu Liên Sô lai vãng gần hải phận Cuba đều bị khám xét. Tình hình căng thẳng đến nỗi nhiều người lo sợ chiến tranh giữa hai đại cường diễn ra. Cùng năm nầy tổng thống Kennedy tăng uy tín khi giải quyết cuộc khủng hoảng Berlin (Bá Linh). Ɖông Ɖức xây bức tường ở đông Berlin để ngăn chận người Ɖức ở đông Berlin trốn sang tây Berlin tìm tự do. Ɖó cũng là thời gian Mao Zedong (Mao Trạch Ɖông) khích tướng Khrushchev rằng Hoa Kỳ là con cọp giấy. Nếu Hoa Kỳ và Liên Sô xung đột võ trang thì cả hai đều suy yếu hay bị hủy diệt nếu võ khí nguyên tử được sử dụng. Trung Quốc lợi dụng cơ hội ngàn vàng nầy để làm bá chủ địa cầu. Khrushchev rất thực tế. Ȏng không hung hăng như đã làm dưới thời tổng thống Eisenhower tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc. Khrushchev lùi bước trước Kennedy mặc cho sự khích tướng của Mao Zedong và sự thất vọng của Fidel Castro lẫn Hồ Chí Minh.
Bang giao giữa Hoa Kỳ và Cuba rất căng thẳng. Tháng 11 năm 1963 tổng thống Kennedy bị ám sát chết ở Dallas. Trong số những nghi vấn về nguồn gốc của cuộc ám sát nầy có Cuba của Fidel Castro. Càng lo sợ Hoa Kỳ, Fidel Castro càng bám vào Liên Sô để nhận viện trợ và hy vọng được bảo vệ nếu bị Hoa Kỳ tấn công. Cuba trở thành nơi xuất phát chủ nghĩa Marx-Lenin ở Tây Bán Cầu. Chủ nghĩa nầy có ảnh hưởng ở các nước Châu Mỹ La Tinh như Nicaragua, Venezuela, Bolivia và cả Chile, Argentina nữa. Cuba là nước tích cực chống Hoa Kỳ nên mạnh dạn tán thưởng Cộng Sản miền Bắc và Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam đánh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam lần thứ hai. Ở Ɖông Á nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là một phần nửa nước Việt Nam Cộng Sản thân và trung kiên với Liên Sô nên được gọi là Cuba Phương Ɖông. Sau nầy chủ tịch CHXHCNVN là Nguyễn Minh Triết nhắc lại hình ảnh Cuba và Cộng Sản Việt Nam canh giữ “hòa bình” thế giới bằng hình ảnh Việt Nam thức thì Cuba ngủ và ngược lại! Cuba hăng say gởi quân can thiệp vào Angola giúp cho phong trào Nhân Dân Giải Phóng Angola MPLA (Movimento Popular de Libertação de Angola) năm 1975 và Grenada năm 1983 thời tổng thống Reagan (Cộng Hòa). Cuba như sẵn sàng đụng độ với Hoa Kỳ ở bất cứ nơi nào có sự can thiệp hay yểm trợ của Hoa Kỳ. Những người Cuba chống chế độ Fidel Castro ở Florida như được sự ủng hộ ngấm ngầm của Washington. Họ có đài phát thanh với những bài xã luận sôi sục hận thù với đảo quốc Cộng Sản dưới sự lãnh đạo của Fidel Castro, một tiến sĩ luật khoa thích mặc quân phục chiến đấu với bộ râu quai nón đen ngòm ở tuổi 30.
***
Từ năm 1959 đến 2014 Hoa Kỳ trải qua các tổng thống Eisenhower (Cộng Hòa), Kennedy (Dân Chủ), Johnson (Dân Chủ), Nixon (Cộng Hòa), Ford (Cộng Hòa), Carter (Dân Chủ), Reagan (Cộng Hòa), Bush I (Cộng Hòa), Clinton (Dân Chủ), Bush II (Cộng Hòa), Obama (Dân Chủ). Bang giao giữa Hoa Kỳ và Cuba căng thẳng nhiều hơn là tiến bộ. Kinh tế Cuba suy sụp. Ɖường và thuốc xì gà Havana mất thị trường tiêu thụ tốt: Hoa Kỳ và các nước dân chủ Tây Phương. Cuba rơi vào tình trạng khan hiếm thực phẩm trầm trọng. Dân chúng Cuba rơi từ độc tài Batista sang độc tài Cộng Sản Fidel Castro.
Ɖộc tài Batista thối nát nhưng có cơm no áo ấm và có thể tháo gỡ ách độc tài bằng bầu cử hay sự can thiệp của Hoa Kỳ.
Ɖộc tài Cộng Sản cướp tự do, cơm áo và đưa toàn dân vào tình trạng khiếp sợ. Nó tồn tại lâu dài. Sự tháo gỡ ách độc tài Cộng Sản không dễ dàng như sự tháo gỡ độc tài phát xít vì nó được xây dựng do sự tán đồng và đồng tình ủng hộ của những người rên rỉ và than phiền nó sau khi nó thành công và sống chung với nó. Không phe nhóm nào thành công trong việc cướp chánh quyền mà không có sự ủng hộ của quần chúng dù đó là sự ủng hộ tích cực hay tiêu cực. Nếu không có cá nhân nào nhận rằng mình sai lầm hay bị gạt gẫm thì tập thể quần chúng lại càng cố chấp hơn và không bao giờ chấp nhận mình đã sai hay bị gạt. Sự nhận chịu đau khổ lâu dài là hậu quả của những năm dài sống dưới sự khủng bố tinh thần biến con người thành cái máy tuân phục mệnh lệnh và sợ sệt người cầm quyền.
Hàng năm Liên Sô viện trợ cho Cuba 5 tỷ Mỹ kim để nước nầy đóng vai quốc gia bảo vệ hòa bình cho Liên Sô ở Tây Bán Cầu. Năm 1991 Liên Sô sụp đổ, Cuba mất viện trợ nhưng chế độ Cộng Sản vẫn vững mạnh. Fidel Castro vẫn được tôn thờ như nhà lãnh đạo vĩ đại (Lider Maximo). Hàng năm Cuba phải mua 2 tỷ Mỹ kim thực phẩm để nuôi 12 triệu dân. Cuba không lẻ loi vì có một quốc gia “đồng chí” từng được mệnh danh là Cuba Phương Ɖông giúp đỡ gạo, cố nhiên không thể thường xuyên được. Nước Cuba Phương Ɖông quên mình là một nước nghèo, bị “đồng chí” phương Bắc hiếp đáp, bắt nạt, chèn ép mà không dám than một tiếng tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc nhưng đã dùng diễn đàn nầy để chỉ trích Hoa Kỳ duy trì chánh sách cấm vận gây khốn đốn cho “đồng chí” Cuba và lên án các nước Tây Phương, đứng đầu là Hoa Kỳ, gây khó khăn cho nền kinh tế tài chánh Nga dưới sự lãnh đạo của Putin.
Từ nửa thế kỷ nay mỗi lần xem truyền hình hay đọc báo, người ta thấy Hoa Kỳ khốn đốn khắp nơi. Phe nào do Hoa Kỳ ủng hộ đều thua. Hoa Kỳ “tháo chạy” ở Việt Nam như tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng đã viết.
“Tự nhiên” Mao Zedong tươi cười đón tiếp Nixon (1972)?
“Tự nhiên” Cộng Sản Việt Nam đánh nhau với Khmer Ɖỏ rồi Cộng Sản Trung Quốc đánh nhau với Cộng Sản Việt Nam?
“Tự nhiên” các nước Cộng Sản như Trung Quốc, Việt Nam theo kinh tế thị trường, hay nói trắng ra là kinh tế tư bản?
“Bất thình lình” chế độ Cộng Sản sụp đổ ở Ɖông Âu (1989)? Nước Ɖức thống nhất (1989). Rồi Liên Sô sụp đổ (1991). Những biến cố to lớn ấy đều là ngẫu nhiên?
Các lãnh tụ Cộng Sản Trung Quốc và Việt Nam từ bỏ sắc phục Cộng Sản (áo cao cổ của lãnh tụ) để mặc com-lê đắt tiền có cà vạt màu sắc rực rỡ. Vị nào cũng có con cháu và tài sản ở Hoa Kỳ hay các nước Tây Phương khác chưa kể của cải, tài sản trong nước.
Không phải “tự nhiên” hay “bất thình lình” mà phải mất nửa thế kỷ và hàng ngàn tỷ Mỹ kim (trillon) mới được những cái “tự nhiên” và “bất thình lình” vừa kể.
Việc ông Raul Castro, em của Fidel Castro và là chủ tịch Cuba, mặc vét tông và mang cà vạt màu cho thấy có ấn dấu muốn thay đổi ở Cuba. Thay đổi ở đây không có nghĩa là thay đổi chế độ mà là thay đổi đường lối hòa dịu hơn với Hoa Kỳ mà Fidel Castro, anh của ông, xem như kẻ thù thiên thu. Từ oán ghét sang cầu thân, cầu hòa là thay đổi. Sự thay đổi cuộc sống sẽ dẫn đến sự thay đổi tư tưởng.
Cuba giảm nồng độ Cộng Sản dần dần sau khi Liên Sô sụp đổ. Ɖa số người Cuba theo Thiên Chúa Giáo. Họ trở thành vô thần khi chế độ Cộng Sản được thiết lập vào năm 1959. Sau khi Liên Sô sụp đổ, Fidel Castro phải xem Giáo Hội Thiên Chúa là nhịp cầu ngoại giao giữa Cuba và Hoa Kỳ. Năm 1998 Cuba long trọng tiếp Ɖức Giáo Hoàng John Paul II thăm viếng Cuba. Ɖó là dấu hiệu mở cửa của chế độ độc tài khép kín Cuba sau 39 năm.
Năm 2002 cựu tổng thống Jimmy Carter thăm viếng Cuba. Năm 2011 ông lại thăm viếng Cuba lần thứ hai, hai năm sau khi Cuba bắt nhà thầu Alan Gross vì tình nghi làm gián điệp.
Năm 2006 chủ tịch Fidel Castro bị bịnh phải giải phẫu.Lúc ấy ông 80 tuổi. Năm 2008 ông nhường chức chủ tịch cho em là Raul Castro nhưng ông vẫn là người lãnh đạo đảng Cộng Sản Cuba. Về tuổi tác Raul Castro trẻ hơn anh ông 5 tuổi (83 tuổi vào năm 2014). Trong đám tang của cựu tổng thống Nam Phi Nelson Mandela vào tháng 12 năm 2013, lần đầu tiên người ta thấy lãnh đạo hai nước Hoa Kỳ (tổng thống Barack Obama) và Cuba (chủ tịch Raul Castro) bắt tay nhau.
Sau 18 tháng thương thuyết mật qua trung gian Ɖức Giáo Hoàng Francis, ngày 17-12-2014 tổng thống Obama công bố Hoa Kỳ và Cuba sẽ thiết lập bang giao sau 55 năm gián đoạn. Ɖể bày tỏ thiện chí giao hảo giữa hai nước, Cuba trả tự do cho nhà thầu Alan Gross, bị bắt và bị gán tội gián điệp năm 2009. Hoa Kỳ thả 5 điệp viên Cuba bị Hoa Kỳ giam giữ từ năm 1998. Tổng thống Obama cho biết Hoa Kỳ sẽ có đại sứ ở Havana vào năm 2015. Ɖối với các quốc gia Cộng Sản Hoa Kỳ phải mất:
Cho đến nay chỉ còn Bắc Hàn là nước Cộng Sản duy nhất còn lại chưa có quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ.
Cả bốn lần công nhận các quốc gia Cộng Sản đều diễn ra dưới thời các tổng thống Dân Chủ. Ɖảng Dân Chủ có đường lối đối ngoại uyển chuyển nhưng không thiếu chất thép trong bàn tay bọc nhung. Hoa Kỳ tham gia:
Ɖó là bốn cuộc chiến tranh lớn vào thế kỷ XX.
Sáng kiến thành lập Hội Quốc Liên năm 1919 và tổ chức Liên Hiệp Quốc năm 1945 đều là sáng kiến của hai vị tổng thống Dân Chủ Woodrow Wilson và Franklin D. Roosevelt.
Sự thiết lập bang giao với Cuba được dân Cuba và cả Fidel Castro và Raul Castro hoan hỉ đón nhận. Fidel Castro muốn Hoa Kỳ sớm bãi bỏ lịnh cấm vận. Raul Castro minh định rõ ràng thiết lập bang giao với Hoa Kỳ nhưng không thay đổi chế độ Cộng Sản.
Ở Hoa Kỳ đảng Cộng Hòa và những người Cuba tỵ nạn ở Florida có vẻ không vui vẻ đón nhận đường lối ôn hòa của tổng thống Obama đối với Cuba vì Cuba là một nước Cộng Sản độc tài chà đạp nhân quyền. Hoa Kỳ đã bang giao với Trung Quốc và Việt Nam. Hai nước nầy vẫn là nước Cộng Sản độc tài và vi phạm nhân quyền thì sao? Một thực tế không thể chối cãi được là có ít ra trên 85% các quốc gia trên thế giới không có dân chủ và hồ sơ nhân quyền trong sáng như ý muốn. Hoa Kỳ thiết lập bang giao với hầu hết các quốc gia có nền dân chủ èo uột trên thế giới thì việc bang giao với Trung Quốc, Việt Nam, Cuba,… cũng không có gì mới lạ cả.
Người tỵ nạn Cuba có hai phản ứng khác nhau tùy theo số tuổi của người tỵ nạn. Những người tỵ nạn từ 65 tuổi trở lên không thích Hoa Kỳ bang giao với chế độ Castro. Nhưng tỷ lệ phản đối của nhóm nầy lối 40% theo sự thăm dò dư luận trong khi đó có 88% những người từ 30 tuổi trở xuống tán thành sự thiết lập bang giao nầy. Ɖó là những người sinh ở Hoa Kỳ hay không sống dưới chế độ Castro ngày nào, nghĩa là không có kinh nghiệm, máu, mồ hôi và nước mắt dưới chế độ Castro. Họ không có đau khổ hay hận thù như những người ở hạng tuổi 65 trở lên. Trong số những người cao niên cũng có người muốn bang giao để được về thăm quê nhà sau 50 năm xa cách mặc dù khoảng cách giữa Cuba và Florida quá ngắn. Có lối 2 triệu người Cuba sống ở Florida, đa số có quốc tịch Hoa Kỳ. Thượng nghị sĩ Marco Rubio là người gốc Cuba sinh năm 1972 tại Miami. Ȏng thuộc đảng Cộng Hòa nên có lâp trường đi ngược lại với đường lối của tổng thống Obama.
Việc thiết lập bang giao với Cuba sẽ giúp cho Cuba tái hội nhập với cộng đồng thế giới, nhất là với nước láng giềng Hoa Kỳ. Nó sẽ cứu vãn nền kinh tế suy kém của Cuba nếu lịnh cấm vận được bải bỏ. Mía, cà phê, đường và thuốc xì gà Havana sẽ có nơi tiêu thụ rộng rãi: Hoa Kỳ. Ngành du lịch sẽ được phát triển. Các nhà đầu tư Hoa Kỳ có nhiều kinh nghiệm đầu tư và phát triển ở Cuba ngay từ đầu thế kỷ XX.
Hoa Kỳ đã thúc đẩy Nhật Bản bãi bỏ chánh sách bế quan tỏa cảng năm 1853 bằng những phát súng thị uy. Nhật canh tân và trở thành một quốc gia cường thịnh. Sau khi đánh bại phe Trục, Hoa Kỳ giúp cho các quốc gia bại trận phục hồi kinh tế thời hậu chiến. Nhật, Tây Ɖức và Ý đều trở nên phú cường ngay từ thập niên 1960.
Hoa Kỳ há không giúp cho Trung Hoa trong đệ nhị thế chiến? Họ há không giúp cho Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc phát triển thời hậu Mao Zedong để được rỡ ràng như hiện nay mặc dù quân đội hai nước từng đánh nhau đẫm máu trên chiến trường Triều Tiên (1950 - 1953)?
Hoa Kỳ há không giúp cho Ɖại Hàn và Taiwan (Ɖaì Loan) phát triển?
Cuba là một nước nhỏ không đông dân. Việc phục hưng kinh tế sẽ được thực hiện nhanh chóng và không mấy khó khăn. Kinh tế ổn định, dân chúng được ấm no. Hàng hóa, xe cộ, phim ảnh, Coca Cola, Pepsi Cola, Sprite, Hamburger, TV, điện thoại di động Hoa Kỳ… sẽ gặp những khách hàng khao khát chúng từ nửa thế kỷ nay. Việc thay đổi chế độ chỉ là vấn đề thời gian. Nó tùy thuộc vào nguyện vọng tận đáy lòng của dân chúng cũng như tùy thuộc vào sức khỏe của Fidel Castro và Raul Castro. Fidel Castro thiết lập chế độ Cộng Sản ở Cuba nhưng ông vẫn giữ quốc kỳ Cuba đã có từ thế kỷ XIX khi Cuba muốn độc lập khỏi gông cùm Tây Ban Nha. Ɖó là cờ La Estrella Solidaritaria (Liên Ɖới Tinh) gồm có 3 sọc xanh: tượng trưng cho 3 tỉnh; 2 sọc trắng: tượng trưng cho lý tưởng độc lập; tam giác đều cạnh màu đỏ với ngôi sao trắng chính giữa: tượng trưng cho Tự Do, Bình Ɖẳng và Tình Huynh Ɖệ. Ɖiều đó cho thấy ông vẫn giữ được sự khiêm tốn của một người lãnh đạo quốc gia ở tuổi 33 bằng một chiến thắng chớp nhoáng với Phong Trào 26-07. Ȏng không phủ nhận công lao của tiền nhân của ông mặc dù ông tự xem mình là LIDER MAXIMO (Lãnh Tụ Vĩ Ɖại). José Martí (1853 - 1895) vẫn được kính trọng. Tên các thành phố vẫn giữ như xưa. Ở điểm nầy Fidel Castro khác biệt hoàn toàn với Hồ Chí Minh.
Về phương diện chánh trị các nước Venezuela, Nicaragua, Bolivia,… từng thán phục Fidel Castro sẽ giảm thiểu thái độ chống Hoa Kỳ. Một sự so sánh giữa các nước Mỹ Châu với ba cường quốc hiện nay là Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc sẽ được bàn đến. Kết luận cuối cùng sẽ có lợi cho Hoa Kỳ hơn hai cường quốc kia vì lý do địa lý, kinh tế, chủng tộc, văn hóa và tôn giáo. Hoa Kỳ khai thác kinh Panama và đã hoàn lại cho nước nầy. So với Nga và Trung Quốc, Hoa Kỳ không dùng sức mạnh quân sự của mình để xâm chiếm lãnh thổ của nước nào cả. Hoa Kỳ bác ái và quảng đại hơn Nga và Trung Quốc nhiều khi giúp đỡ các dân tộc hoạn nạn trên thế giới không phân biệt bạn thù.
Về chánh trị nội bộ, chánh sách “ân xá” những người nhập cư bất hợp pháp và chánh sách thiết lập bang giao với Cuba sẽ bảo đảm phiếu người Latinos dành cho đảng Dân Chủ trong kỳ bầu cử tổng thống năm 2016. Trong cuộc bầu cử năm 2012 ứng cử viên Cộng Hòa không được phiếu của người Da Ɖen và người Latinos. Nếu trong kỳ bầu cử 2016 ứng cử viên Cộng Hòa là Marco Rubio hay Jeb Bush thì có một số phiếu Latinos ở Florida hay Texas hơn là ở các nơi khác như New Mexico, Colorado, Puerto Rico, New York, California (hai tiểu bang thành trì của Dân Chủ),… Khó đoán được tỷ lệ cử tri Latinos dành cho Cộng Hòa là bao nhiêu nếu ứng cử viên của đảng Dân Chủ là bà Hillary Clinton. Có phải chăng cử tri Hoa Kỳ dành quyền Lập Pháp (Quốc Hội Lưỡng Viện) cho đảng Cộng Hòa trong kỳ bầu cử giữa kỳ năm 2014 và dành quyền Hành Pháp cho đảng Dân Chủ năm 2016? Ɖến năm 2016 mới có câu trả lời chính xác.
Phạm Ɖình Lân, F.A.B.I.