Lê Ngọc Vân


Nguyễn Thanh Việt nhận phần thưởng của MacArthur Foundation

Nhà văn Nguyễn Thanh Việt trong phòng làm việc của ông tại Đại học Nam California, Los Angeles, California, ngày 23 tháng 9, 2017
(Hình: John D. & Catherine T. MacArthur Foundation)

Tiểu thuyết gia người Mỹ gốc Việt, Nguyễn Thanh Việt, vừa được Quỹ MacArthur, một tổ chức tư nhân phi lợi nhuận, trao khoản tài trợ MacArthur Fellowship. Phần thưởng này có trị giá 625.000 USD không bị kèm theo điều kiện ràng buộc (phải thực hiện một công tác nào đó).

Người thứ hai được trao phần thường này là nữ tiểu thuyết gia Jesmyn Ward. Cả hai người đều thành công với các tác phẩm về các cộng đồng thiểu số, và được chọn từ 24 ứng viên trong đó có cả các nhà toán học, sử gia, các nhà khoa học vi tính và các nhà nhân chủng học.

Nguyễn Thanh Việt nổi tiếng trong giới văn học qua sức sáng tác dồi dào trong những năm gần đây, và nhất là qua giải Pulitzer năm 2016 cho tác phẩm ‘The Sympathizer’ trong đó ông pha trộn hiện thực lịch sử với hư cấu để vẽ nên nhân vật “The Sympathizer” với mọi phức tạp tâm lý qua những diễn biến thời cuộc trong và sau cuộc chiến Việt Nam, giữa trung thành và phản bội. Ông đã cho người đọc thấy vô số cách mà chiến tranh đã hiện diện và in dấu trong trí nhớ tập thể của một cộng đồng. Trong “The Sympathizer” (xuất bản năm 2015), ông kêu gọi sự chú ý tới những điểm mù trong quan điểm của Mỹ về chiến tranh bằng cách giả định quan điểm của một nhân vật đa dạng bất thường: một nhân viên cộng sản đi hàng hai: làm việc cho một vị tướng Nam Việt Nam trong khi đang gián điệp cho Bắc Việt, cả trong chiến tranh và sau khi quy y ở Hoa Kỳ. Một trong những phần châm biếm nhất của cuốn tiểu thuyết này là sự minh chứng cách tiếp cận của ông đối với tiểu thuyết như là một hình thức phê bình văn hóa mạnh mẽ. Sau “The Sympathizer”, ông đã nghiên cứu sâu hơn về vấn đề mâu thuẫn trong một tác phẩm xuất bản năm 2016: “Nothing Ever Dies: Vietnam and the Memory of War”. Trong tác phẩm này, ông đã kết hợp các bài tường thuật cá nhân, các triết lý và phân tích văn học, điện ảnh, nhiếp ảnh, nghĩa trang và tượng đài – không chỉ từ Hoa Kỳ và Việt Nam mà còn từ Campuchia, Lào và Hàn Quốc. Sự kề cận của các nguồn này đã làm giảm nhẹ các câu chuyện chiến tranh của Mỹ đã được ghi nhận như là những ký ức lịch sử toàn cầu che giấu những kinh nghiệm của các nhóm dân số bị tàn phá và tổn thất lớn hơn nhiều, cả chiến binh và dân sự.

Và mới đây, trong bộ sưu tập truyện ngắn của ông, “The Refugees” (2017), ông tiếp tục khám phá những căng thẳng, chấn thương và lòng trung thành mâu thuẫn, vượt qua khỏi cuộc chiến.

Nguyễn Thanh Việt (sinh năm 1971) cùng gia đình di tản qua Hoa Kỳ năm 1975. Tại đây ông tốt nghiệp B.A. (1992) và Tiến sĩ (1997) Anh ngữ của Đại học California tại Berkeley. Hiện ông là phụ giảng tại đại học Nam California, ở hai bộ môn Anh văn và Nhân học. Những tác phẩm của ông đã được trao tặng nhiều giải văn học. Ông và một số thân hữu đã tạo ra mạng lưới Diasporic Vietnamese Artists Network (Mạng lưới Nghệ sĩ Việt Nam Hải ngoại) và một trang blog mang tên diaCRITICS. Trang blog này đăng những bài viết về văn hóa, nghệ thuật, và chính trị của người Việt và người Việt hải ngoại. Qua đó, ông muốn tiếng nói của người Việt hải ngoại được thêm trọng lượng trong xã hội Hoa Kỳ, khi ông nhận thấy những quan điểm của người Việt lưu vong lâu nay quá nhỏ bé không ai để ý, hoặc, bị đè nén, sử liệu bị bóp mép bởi truyền thông… Các văn nghệ sĩ người Việt vẫn phải chật vật tìm kiếm cơ hội cho chính mình. Ông nói sẽ dành một số tiền trong khoản tài trợ để phát triển những tổ chức này.

Lê Ngọc Vân
(10.2017)

Xem giới thiệu tác phẩm (bản dịch tiếng Hòa Lan) De Sympathisant

____

Được biết, vào năm 2012, phần thưởng MacArthur Fellowship cũng đã được trao cho nhiếp ảnh gia Lê Mỹ An. Xem bài nơi đây.


Cái Đình - 2017