Phạm Đình Lân


Trái đất còn nuôi nổi loài người không?

.

Quanh ta có lắm chuyện tầm thường nhưng vẫn phải bàn cãi nhau dù không bao giờ có kết cuộc.

Ngày xưa người thì nói trái đất vuông. Người thì nói trái đất tròn. Người nói trái đất vuông nên mới đứng vững, cất nhà không sập. Nếu trái đất tròn thì nó gập ghềnh làm sao cất nhà được.

Trái đất quay hay đứng yên? 

Ngày xưa người ta tin rằng trái đất đứng yên nếu không, nó phá giấc ngủ của Thần Thánh. 

Có người cho rằng nó quay chung quanh nó nên mới có ngày và đêm.

Chu vi trái đất là 40.070km. Kết quả này đã được nhà toán học Eratosthenes (276-194 trước Tây Lịch) thành Cyrenes, Libya tìm ra trên 2.000 năm nay. Ông là quản thủ thư viện Alexandria, thư viện đầu tiên của nhân loại ở Ai Cập.

Trái đất quay chung quanh nó trong 24 tiếng đồng hồ với tốc độ 1.670 km/giờ. Đây không phải là tốc độ nhỏ. Thế mà không thấy nhà cửa rung rinh ngoại trừ khi có dấu hiệu động đất. Hàng ngày ngoài chợ người ta vẫn nghe những cãi vã, chửi bới nhau vì đạp gót lẫn nhau mặc dù tốc độ của người đi bộ không quá 5 km/giờ.  Tốc độ xe hơi theo luật định ở Hoa Kỳ là 65 miles/giờ tức lối 105 km/giờ. Với tốc độ này mỗi khi xảy ra tai nạn đều có thương vong. Vậy mà trái đất quay với tốc độ 1670 km/giờ mà không ai bị chóng mặt, nhức đầu, ói mửa vì tốc độ di chuyển chóng mặt này.

Trên đời này có biết bao nghiêu chuyện tầm thường trước mắt mà ta không thể giải thích cũng không dám ghi nhận thực tế đã diễn ra như thế. Thể tích trái đất không nở thêm ra nhưng số người sống trên trái đất càng lúc càng đông hơn. Nhu cầu xây cất nhà cửa, giáo đường, trường học, bịnh viện và muôn ngàn cơ sở khác vẫn không làm cho trái đất chao đảo ngả nghiêng. Trọng lượng của 1 tỷ nhân loại vào hai thế kỷ trước quá nhỏ so với trọng lượng của 7,5 tỷ nhân loại của hai thế kỷ sau đó.

Vào thế kỷ XVIII và XIX nhân loại không đến 1 tỷ người nhưng nạn đói vẫn thường xuyên xảy ra ngay ở Âu Châu nơi sớm phát triển kỹ nghệ. Hoa Kỳ là một quốc gia trẻ sớm phát triển về mọi mặt. Nhưng cho đến đầu thế kỷ XX số người Hoa Kỳ chết vì bịnh lao vẫn còn. 

Ngày nay dân số hoàn cầu gia tăng nhanh chóng mặc dù người ta hạn chế sinh sản tự nguyện hay thi hành đường lối của chánh phủ. Đời sống đô thị lấn át đời sống nông thôn. Thanh niên lo sự nghiệp hơn là lập gia đình để truyền tử lưu tôn. Số người lập gia đình muộn gia tăng. Nhiều người lập gia đình lại không muốn có con hoặc có một hay hai con mà thôi.  Việc dưỡng dục, vấn đề chỗ ở, nơi học hành của con cái trong thành phố trong một nước kỹ nghệ vô cùng nhiêu khê. Dù vậy những con số thống kê dân số hoàn cầu dưới đây không phản ánh đúng những gì chúng ta nhận xét ở phần trên:
NĂM DÂN SỐ
1950 2,55 tỷ người
1960 3 tỷ người
1970 3,7 tỷ người
1980 4,5 tỷ người
1990 5,3 tỷ người
2000 6 tỷ người
2010 6,8 tỷ người
2020 7,585 tỷ người

Trong vòng 60 năm từ 1950 đến 2010 nhân loại gia tăng 4,250 tỷ người (1 tỷ: 1.000 triệu). Trung bình dân số địa cầu trong thời gian trên tăng 70 triệu người mỗi năm. Nhưng nhân loại không rơi vào nạn đói, trái lại loài người lâm vào tình trạng béo phì. Những nước có dân số gia tăng cao thường là những quốc gia có:

Trung Hoa và Ấn Độ là hai quốc gia có dân số cao nhất trên thế giới. Trong vài thập niên qua Trung Quốc thi hành chánh sách một con. Trong vài năm gần đây Beijing (Bắc Kinh) nới rộng chánh sách 01 con lên chánh sách 02 con. Ảnh hưởng Khổng Giáo trong tư tưởng người Trung Hoa – dù theo chủ nghĩa Marx-Lenin-Mao Zedong – về trọng nam và truyền tử lưu tôn vẫn còn đậm nét. Chính sách 01 con cho thấy chánh quyền lo ngại không nuôi nổi số dân khổng lồ. Nó dẫn đến những hậu quả không mấy tốt đẹp:

-  vì người sinh con gái tìm cách phá thai hay sinh con gái rồi đem bỏ rơi ngoài đường cho xã hội lo liệu. Người ta chỉ muốn sinh con trai để nối dõi tông đường và báo hiếu cha mẹ lúc về già.

-  chênh lệch giữa tỷ lệ NAM - NỮ càng lúc càng rõ nét. NAM >  NỮ. Tình trạng nam thừa, nữ thiếu gây ra cảnh Nam nhân sống trong cảnh độc thân gia tăng. Một số người nhờ mai mối cưới vợ Việt Nam, Lào hay Cambodia. Nạn buôn người diễn ra trên thế giới để hành nghề mãi dâm hay làm vợ tập thể. Nam tử trở thành quí tử. Tỷ lệ người già nua phình to nhờ thuốc men và sự dinh dưỡng khá đầy đủ khiến cho tuổi thọ gia tăng so với quá khứ.

Tình trạng trọng Nam khinh Nữ và sự chênh lệch rõ rệt về tỷ lệ Nam-Nữ trở thành điểm chung của hai nước đông dân hất thế giới: Trung Quốc và Ân Độ.

Trong thời kỳ giữa hai thế chiến dân số Nhật Bản gia tăng và được báo động nhân mãn. 
NĂM   DÂN SỐ NHẬT
1930 64,450 triệu
1935 69,254 triệu
1945 72,147 triệu

Hiện nay Nhật Bản báo động về tình trạng tỷ lệ người già trong nước lên cao trong khi dân số Nhật sụt giảm. Dân số Nhật năm 2010 là 128,057 triệu người. Năm 2015 dân số giảm xuống còn 127,110 triệu người!

Năm 1945 dân số Việt Nam là 23.697.000 người. Sau 09 năm chiến tranh dân số Việt Nam là 30.468.000 người (gia tăng 6.771.000 người). Từ năm 1960 đến 1975 Việt Nam trải qua một cuộc chiến tranh đẫm máu ghê rợn nhưng dân số Việt Nam (kể cả hai miền) tăng từ 34.740.000 người lên 46.506.000 người (gia tăng: 11.766.000 người). Dân số Việt Nam năm 1975 là 46.506.000 người. Năm 2017 dân số Việt Nam là 96.160.000 người (gia tăng: gần 50 triệu dân trong vòng 42 năm. Trung bình mỗi năm dân số Việt Nam gia tăng lối 1,2 triệu người).

Quả địa cầu (NASA)

Trái đất không tăng diện tích. Không phải nơi nào cũng là nơi cư trú được. Nơi cư trú là nơi có nước, có sông, suối, ao, hồ với khí hậu ôn lương dễ chịu. Trái lại những vùng băng giá, núi non chập chùng hay sa mạc nóng bức và thiếu nước không thể là nơi sinh sống tốt mặc dù những vùng ấy được thiên nhiên ưu đãi về dầu khí, quặng mỏ kim khí, đá quí. Có những nơi đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, các nguồn nước phong phú nhưng lại có chánh quyền khắc nghiệt không tôn trọng quyền làm người và phẩm giá con người. Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hòa Lan, Pháp, Anh tìm đặt thực dân ở Bắc Mỹ (Canada, Hoa Kỳ ), các quần đảo trong biển Caribbean (Pháp, Tây Ban Nha, Anh), Trung Mỹ (Tây Ban Nha), Nam Mỹ (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha), Nam Phi (Hòa Lan, Anh), Úc Đại Lợi (Anh, Ái Nhĩ Lan, Âu Châu), Tân Tây Lan (Anh, Ái Nhĩ Lan, Âu Châu). Vào thế kỷ XX Hoa Kỳ, Canada, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan là những vùng đất trù phú có thể chế chánh trị dân chủ lý tưởng để sống. Đến thế kỷ XXI lòng nhân ái của các quốc gia dân chủ Tây Phương trong việc dung chứa người từ các nước nghèo hay chinh chiến trở nên khắc khoải. Nguồn gốc của sự mỏi mệt nầy xuất phát từ những hành động khủng bố của một số người Hồi Giáo quá khích cũng như khả năng tôn trọng luật phạm và hấp thụ văn hóa nước chủ nhà kém cỏi của người nhập cư mà ra.

Dân số càng gia tăng. Diện tích đất đai do loài người chiếm ngữ càng gia tăng để lập đường xá, cầu kỳ, nhà ở, bến xe, giáo đường, học đường, bịnh viện, nghĩa trang, hố rác v.v… Con người phá rừng, xẻ núi để xây dựng làng mạc, thành phố. Không bao lâu các quốc gia nhỏ hẹp và đông dân sẽ theo gương hỏa táng người chết như Ấn Độ đã làm để tiết kiệm không gian. 

Người sống lấn đất người chết. Các nghĩa trang nhỏ hẹp dần và biến mất một khi nhân loại hỏa táng người chết để người chết không phải chôn cất và không chiếm đất thổ cư của người sống.

(Hình SS)

Các loại thú rừng sẽ mất đất sống. Các loài động vật to lớn như voi, hà mã, tê giác, trâu rừng, bò rừng sẽ có nguy cơ diệt chủng vì thiếu thức ăn, thiếu đất sống và vì việc săn bắn để bán ngà, sừng và răng. Trâu, bò, ngựa không còn vai trò trong việc cày, bừa, kéo xe. Trâu và bò được nuôi để ăn thịt, lấy sữa, da và sừng. Ngựa được nuôi để diễn binh, tuần tra an ninh trong thành phố, dùng trong các cuộc đua ngựa và các môn thể thao khác. Thịt ngựa sẽ không còn xa lạ như đã thấy trong quá khứ. Các giống thú chỉ còn được nuôi giữ trong các sở thú lớn mà thôi. Các loài thú ăn thịt như heo, dê, trừu, trâu, bò, gà, vịt, thỏ được nuôi trong các nông trại bằng cỏ khô, rơm rạ hay thức ăn biến chế từ các loại hột hay khoai củ. 

***

Người Việt Nam thường nói: “Trời sinh voi sinh cỏ.” Con người được tạo ra tất phải có sự sống. Các gia đình đông con lại khá giả mặc dù cha mẹ phải lo lắng rất nhiều về sự sống trong nhà cũng như tương lai của đàn con của mình. Những cặp vợ chồng không con chẳng những cô đơn mà cũng không khá giả gì. Đó là luật Trời sinh Trời nuôi. 

Nhưng giữa người và người lại tìm cách vất bỏ hay giựt phần ăn của người khác để được tự hào mình được no ấm mà thôi. 

Sự phát triển khoa học kỹ thuật mang nhiều tiện ích cho loài người. Máy móc càng ngày càng tinh vi khiến con người tin vào máy và bớt tin vào chính mình. Cơ thể con người thiếu vận động trở nên yếu kém và nhỏ lại. Tuổi thọ con người có tăng nhưng sức khỏe không đầy đủ. Sự đề kháng của cơ thể đối với vi trùng ngoại nhập yếu đi rất nhiều. Não bộ loài người bớt hoạt động vì đã có máy tính lo liệu giùm. Học sinh không cần biết 1+1 = 2 hay không cần biết cửu chương làm gì cho mệt óc. Óc con người hoạt động nghèo nàn thì cảm xúc của con người không thể dồi dào phong phú hơn được. Máy móc thay thế con người giải quyết các vấn đề của con người. Người máy thay thế con người làm mọi công việc có hiệu năng và chính xác hơn con người. Các chủ xí nghiệp không phải tốn hao tiền bảo hiểm sức khỏe, những đấu tranh của thợ thuyền đòi mọi phúc lợi dành cho công nhân. Chủ nhân chỉ cần dùng người máy sản xuất và bán sản phẩm để thu lợi tối đa mà không phải lo nghĩ gì đến những gì xảy ra trong xã hội và quốc gia mà họ sống. Việc thất nghiệp là một vấn nạn xã hội hay là con người đã đạt được cảnh thiên đàng hạ giới: không làm vẫn có ăn?

Số thanh nam, thanh nữ độc thân gia tăng. Hàng loạt rào cản làm cho họ chùn bước trước ước muốn lập gia đình:

Kỹ nghệ sản xuất mỹ nhân của Nhật và Trung Quốc đã đạt đến trình độ tinh vi. Nhiều thanh niên trên thế giới bắt đầu làm bạn với những mỹ nhân “búp bê” nầy. Tỷ lệ người sống độc thân trên thế giới gia tăng. Nhưng không vì vậy mà dân số hoàn cầu sụt giảm. Hy vọng cuộc sống trên địa cầu không có gì bi quan cả nếu cứ vững niềm tin “Trời sinh voi sinh cỏ”. Mỗi con người có phần số riêng. Phần số ấy tốt, xấu hay bình thường căn cứ vào phúc đức bản thân của người đó. Phúc đức đó bao gồm: TÂM, Ý, NGỮ, HÀNH được tích lũy trong quá khứ. Một quốc gia cũng có định số riêng của nó tùy vào TÂM, Ý, NGỮ, HÀNH của tập thể dân tộc sống trong quốc gia đó.

Đó là hy vọng đầu năm Mậu Tuất gởi đến toàn thể bạn đọc.

.

Phạm Đình Lân, F.A.B.I.


Cái Đình - 2018