Mai Thanh Truyết
Ngày Đại dương Thế giới 2016: Đại dương lành mạnh – trái đất mạnh khỏe
Ngày Đại dương Thế giới là một ngày lễ đại dương toàn cầu và hợp tác vì một tương lai tốt đẹp hơn. Chủ đề năm nay là "Đại dương lành mạnh – Trái đất mạnh khỏe".
Nhiều quốc gia đã tổ chức kỷ niệm Ngày Đại dương Thế giới ngay sau Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển kết thúc. Thượng đỉnh đã được tổ chức tại Rio de Janeiro vào năm 1992. Trong năm 2008, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã quyết định rằng, đến năm 2009, ngày 08 tháng 6 sẽ được Liên Hiệp Quốc định là "Ngày Đại dương Thế giới".
Việc chỉ định chính thức của Ngày Đại dương Thế giới của Liên Hiệp Quốc là một cơ hội để nâng cao nhận thức toàn cầu trong những lợi ích thu được từ các đại dương và những thách thức phải đối mặt hiện nay của cộng đồng quốc tế trong việc kết nối với các đại dương. Ngày nầy nhằm cung cấp một cơ hội cho mọi người dân toàn cầu phản ảnh và nhấn mạnh những lợi ích mà các đại dương có thể cung cấp, và mỗi cá nhân chúng ta cần phải làm một nhiệm vụ chính yếu đối với Đại dương cũng như bảo toàn đại dương một cách bền vững trong hiện tại và không gây ảnh hưởng xấu cho đại dương, một tài sản của các thế hệ tương lai.
Ngày Đại dương Thế giới lần đầu tiên được LHQ ghi nhận vào năm 1992 để nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của biển và biển đã và đang đóng vai trò cốt lỏi trong nguồn cung cấp thực phẩm, oxy và y khoa. Ngày Đại dương Thế giới đã phát triển rất nhiều mỗi năm kể từ khi Dự án Đại Dương bắt đầu được ghi nhận chính thức vào năm 2002.
Ý nghĩa của Ngày Đại Dương
Năm nay, chủ đề là đại dương lành mạnh, trái đất mạnh khỏe, chúng ta đang làm một nỗ lực đặc biệt để ngăn chặn ô nhiễm nhựa trong đại dương.
Các đại dương là trái tim của trái đất của chúng ta. Giống như trái tim của bạn bơm máu đến tất cả các phần của cơ thể của bạn, đại dương kết nối mọi người trên trái đất, cho dù chúng ta đang sống ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Các đại dương điều hòa khí hậu, nuôi sống hàng triệu triệu người mỗi năm, và là ngôi nhà chung cho động vật hoang dã, nơi cung cấp cho chúng ta biết bao loại thuốc quan trọng dùng để chữa trị, và… nhiều nhiều hơn nữa!
Để đảm bảo an toàn sức khỏe của cộng đồng chúng ta hiện tại và các thế hệ tương lai, do đó chúng ta có trách nhiệm chăm sóc đại dương cũng như Đại dương đang cung cấp nguồn sống cho chúng ta.
Đó là mệnh lệnh của Mẹ Thiên Nhiên!
Ô nhiễm nhựa là một mối đe dọa nghiêm trọng bởi vì mức độ tiêu hủy sinh học (bio-degradation) của plastic xảy ra hàng trăm năm sau đó, và gây ra ô nhiễm đại dương trong một thời gian rất dài. Ngoài ra, các tác động ô nhiễm nhựa lên sức khỏe động vật thủy hải sản và cả các sinh vật phù du (zooplankton), một nguồn thực phẩm chính cho các sinh vật sống trong đại dương.
Tại sao chúng ta kỷ niệm Ngày Đại dương Thế giới?
• Trước hết, Ngày Đại dương Thế giới nhằm mục đích nhắc nhở mọi người về vai trò quan trọng của đại dương trong cuộc sống hàng ngày. Đại dương là những lá phổi của trái đất của chúng ta, cung cấp hầu hết các oxy mà chúng ta thở.
• Sau nữa là để thông báo cho người dân toàn cầu về những hành động “xấu” của con người ảnh hưởng lên đại dương.
• Để phát triển một phong trào toàn cầu đối với đại dương.
• Và sau cùng, để vận động sự đoàn kết toàn cầu nhằm thực hiện một dự án quản lý bền vững các đại dương trên thế giới, vì Đại dương là một nguồn thực phẩm chính và các loại thuốc và cũng như dự phần quan trọng trong hệ sinh quyển (biosphere) của chúng ta.
Đại dương hiện tại
1. Plastic
Năm 2014, các nhà khoa học của Viện 5 Gyres ước tính gần 5,25 ức (1 ngàn tỷ) mảnh rác nhựa, có trọng lượng khoảng 269.000 tấn đang nhấp nhô trên các đại dương. Các sinh vật biển, từ sinh vật phù du nhỏ (plankton) đển các hải mã nặng hàng tấn, thường xuyên ăn các nhựa. Nếu các động vật hoang dã trên không chết vì nghẹt thở khi nuốt plastic lần đầu tiên, chắc chắn sau đó chúng sẽ hấp thụ các hóa chất độc hại trong plastic vào máu của chúng và di truyền qua nhiều thế hệ tiếp theo. Và con người qua dây chuyền thực phẩm sẽ ăn vào.
Khoảng 99 phần trăm các loài chim biển trên thế giới, bao gồm cả chim cánh cụt và chim hải âu lớn (penguins và albatross), ước tính sẽ “được ăn” nhựa vào năm 2050, theo một nghiên cứu được công bố vào 9/2015 trên tạp chí PNAS. Hiện tại, 60 phần trăm của các loài chim biển có chứa nhiều loại nhựa trong ruột của chúng, so với chỉ một phần rất nhỏ của chim biển trong những năm 1960.
Microbeads là các hạt hình cầu nhỏ được tìm thấy trong hóa chất tẩy tế bào chết trên khuôn mặt, xà phòng và kem đánh răng, cũng đã trở thành bữa ăn cho nhiều loài sinh vật biển. Chỉ riêng tại Hoa Kỳ, hơn 8 nghìn tỷ microbeads đã xâm nhập môi trường sống dưới nước mỗi ngày, theo một nghiên cứu Tháng 10, 2015 công bố trên tạp chí Khoa học & Công nghệ Môi trường (Environmental Science & Technology).
Được biết đến như là một đại dương lớn nhất trên trái đất, Thái Bình Dương chiếm hơn một phần ba bề mặt Trái Đất và gần một nửa diện tích mặt nước của Trái đất. Với diện tích 165.250.000 km2 (63,8 triệu dặm vuông), TBD bao gồm khoảng 46% bề mặt của nước trên trái đất và chiếm khoảng một phần ba tổng diện tích bề mặt của trái đất; do đó, TBD hơn tất cả diện tích đất của trái đất kết hợp lại.
Hiện nay, theo ảnh vệ tinh, hiện có một “đảo” chiếm diện tích lớn hơn tiểu bang Texas đang lơ lửng ở giữa Thái Bình Dương (TBD) nằm ngang với Nhật Bản và tiểu bang Seattle, Hoa Kỳ, và có bề sâu ước tính hơn 30 thước. Nơi đây cũng đã tìm thấy hàng vạn “sản phẩm” của sóng thần xảy ra cho nước Nhật Bản 5 năm về trước.
Đảo mang tên là Eastern Garbage Patch được tạo nên do đủ loại phế thải trôi dạt đến từ hai bên bờ Thái Bình Dương. Diện tích của nó ước lượng khoảng 700 km2. Giới khoa học ước tính bãi rác Thái Bình Dương có thể chứa tới hơn 100 triệu tấn rác. Một báo cáo mới đây của Liên Hiệp Quốc tiên liệu rằng đảo rác nầy đang có khả năng phình to với tốc độ đáng báo động.
2.- Nước biển ấm dần
Nhiệt độ trung bình toàn cầu đang tăng đều đặn theo tỳ lệ lượng khí thải nhà kính xả vào khí quyển do sự phát triển của thế giới. Nhiệt độ bề mặt nước biển đã đạt được một tỷ lệ trung bình 0,130F mỗi thập kỷ kể từ năm 1901, theo Cơ quan Đại dương và Khí quyển Quốc gia (NOAA).
Hầu hết, sự tăng nhiệt độ đã xảy ra trong khoảng thời gian ba thập niên vừa qua do việc sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch và nạn phá rừng tràn lan. NOAA cho biết, nhiệt độ bề mặt nước biển đã tăng mạnh hơn bất cứ lúc nào khác kể từ khi các nhà khoa học đã bắt đầu thu thập dữ liệu từ năm 1880.
Khi đại dương ấm lên, các tảng băng ở Bắc Cực tan chảy nhanh chóng khiến mực nước biển tăng lên và đưa các hệ sinh thái ven biển có nguy cơ lũ lụt hoặc nước dâng lên do bão tố.
3.- Độ acid trong biển tăng
Khi lượng khí thải carbon dioxide (CO2) trong không khí tăng sẽ kéo theo nhiệt độ nước biển cũng tăng và mức độ acid trong nước biển cũng sẽ tăng theo. Hai yếu tố nầy làm cho môi trường biển không còn thích hợp cho đời sống của sinh vật biển. Các nhà khoa học ước tính, đại dương cho đến nay đã hấp thụ khoảng một phần tư đến một phần ba lượng khí phát thải do con người. (Trong lúc đó, vào thế kỷ trước, ước tính đại dương đã hấp thụ 50% lượng khí thải carbonic từ không khí!).
Dọc theo bờ biển Hoa Kỳ, nền kinh tế địa phương đang phải chịu những ảnh hưởng của nước biển. Công ty Sò hến Taylor (Taylor Shellfish Company), có trụ sở tại Shelton, Washington, đã quan sát hàng triệu ấu trùng hàu (oyster) chết trong các trại giống ở đây, và hào con (seedlings), là giai đoạn tiếp theo của đời sống hào cũng đang nằm trong nguy cơ không thể phát triển được vì độ acid trong nước biển tăng.
Tuy nhiên, có thể nói, nạn nhân chính là các rạn san hô trên thế giới. Các rạn san hô nầy phải gánh chịu nhiều nhất từ sự hâm nóng toàn cầu và acid hóa nước biển, đã biến chúng thành những bộ xương vô hồn, một sự kiện được gọi là "tẩy trắng san hô" (“coral bleaching”). Ít nhứt, trong 38 quốc gia trên thế giới và các nhóm đảo hiện đang bị ảnh hưởng của hiện tượng tẩy trắng nầy. Riêng tại Việt Nam, san hô đang chết dần ước tính hơn 70% từ Vịnh Hạ Long xuống tận Bình Thuận, ngoài hai yếu tố trên, còn là do chất thải của các mỏ than từ Móng Cáy, của nhưng khu du lịch sinh thái biển dọc theo bờ v.v…
4.- Tảo nở hoa
Sự hiện diện của Tảo nhớt (Slimy algae blooms) ngày càng nhiều trong nước ở đại dương, ao hồ. Đây là một tiến trình đang đe dọa nguồn nước sạch vì đã cướp đi oxy hòa tan trong nước và làm cho các hệ sinh thái khắp nơi không còn khả năng duy trì sự sống nữa. Tên gọi “tảo nở hoa”, hay “tảo đỏ” là do hiện tượng trên, và tảo phát sinh ra nhiều chủng loại bio-toxins có thể làm thiệt mạng sinh vật biển.
Trong nông nghiệp, nông dân đang sử dụng các loại phân bón chứa phospho, nguồn “thức ăn” chính cho các loại tảo nở hoa. Và qua sự hâm nóng toàn cầu làm cho mưa bão bất thường, các hợp chất phospho đi vào dòng chảy và được thải vào đai dương, cộng thêm các chất thải kỹ nghệ chứa phospho cũng làm cho hiện tượng tảo nở hoa tăng trưởng gây thiệt hại cho sinh vật biển.
5.- Ô nhiễm biển do dầu
Còn nhớ chăng, thảm họa Deepwater Horizon của Cty BP trong năm 2010 để lại 11 công nhân chết và gửi hàng triệu gallon dầu thô phun vào Vịnh Mexico. Nhiều năm sau đó, các chủ doanh nghiệp Louisiana, ngư dân và gia đình đang còn đau khổ vì sự suy kiệt kinh tế từ các quần thể thủy sản bị phá hủy và sự sút giảm du lịch. Trong một báo cáo năm 2015 của Liên đoàn Động vật Hoang dã Quốc gia (National Wildlife Federation) các sinh vật biển như cá heo, rùa biển và cá vẫn chưa phục hồi hoàn toàn.
Những Ngày Đại dương Thế giới 2016
Ngày Đại dương Thế giới có thể là một ngày xã hội hành động mà ít người được biết đến, nhưng Hội “Xả rác” Hoa Kỳ” (American Litteral Society) và các công ty chăm sóc làn da La Mer muốn thay đổi điều đó.
Một công ty có trụ sở đặt tại New York đã huy động tất cả nhân viên của mình ra bãi biển hôm thứ tư 8/6 vừa qua để đánh dấu Ngày Đại dương Thế giới bằng cách trồng cỏ trên những cồn cát trải dài trên bờ biển vùng Sandy Hook đã bị hủy hoại trong trận bão Sandy.
Tim Dillingham, giám đốc điều hành cho biết Hook Sandy dựa trên Hội “Xả rác” Hoa Kỳ tuyên bố:"Chúng tôi đang cố gắng để nâng cao nhận thức về cả chính đại dương và tất cả những bí ẩn trong đại dương cũng như tự hỏi rằng có phải đây chính là mối đe dọa mà đại dương phải đối mặt đã đến từ sự thay đổi khí hậu, sự đánh bắt quá mức, và sự ô nhiễm ngày hôm nay".
Kathleen Gasienica, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Hội “Xả rác” Hoa Kỳ, trong ngày khai mạc Ngày Đại dương Thế giới, đã sử dụng một thùng nhựa chứa đầy cát và nước để chứng minh tác động của sóng biển xói mòn bờ biển, san bằng các cồn cát và, trong trường hợp của các cơn bão nghiêm trọng như Sandy vào năm 2012.
Sáng ngày 8/6/2016, tại Nam Định, Thủ tướng CS Nguyễn Xuân Phúc cùng Bộ trưởng CS Bộ Tài nguyên & Môi trường Trần Hồng Hà, Bộ trưởng CS Bộ Khoa học & Đào tạo Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng CS Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát, Bộ trưởng CS Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà, Bộ trưởng CS Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng… và các quan chức địa phương tổ chức Lễ hưởng ứng “Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam năm 2016” và kỷ niệm ngày Đại dương Thế giới.
Phát biểu tại buổi lễ ông Nguyễn Xuân Phúc có nói: “Bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc cùng với việc khai thác bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của quốc gia, dân tộc, là sự nghiệp của toàn đảng, toàn quân và toàn dân.”
Nói như vậy, mà Biển bị nhiễm độc và cá chết hàng loạt từ hơn hai tháng nay mà vẫn chưa… tìm ra nguyên nhân vì đâu?
Cũng trong Ngày Đại dương Thế giới, Việt Nam qua một bản báo cáo về kết quả phân tích nước biển ở Bãi tắm Cửa Lò và công bố:“Nước biển ở Nghệ An đạt tiêu chuẩn quốc gia”. (Sea water in Nghe An meets national standards)
Trong một báo cáo để chào mừng Ngày Đại dương Thế giới, tất cả các cuộc kiểm tra nước biển trong tỉnh Nghệ An tiến hành từ cuối tháng Tư cho thấy các mẫu nước đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia về phẩm chất, Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết vào ngày 08 Tháng Sáu.
Tổng cộng có 41 mẫu nước biển được lấy để xét nghiệm từ bãi biển Quỳnh Phương ở thị trấn Hoàng Mai, bãi biển Quỳnh Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu, bãi biển Diên Thành tại huyện Diễn Châu, và những bãi biển Cửa Lò, Cửa Hội ở thị xã Cửa Lò. Kết luận nước biển là an toàn để tắm và chăn nuôi thủy sản.
Câu hỏi được đặt ra là, tại sao cả Bộ Chính Trị, Hội đồng Chính phủ, và trên 24.000 Tiến sĩ… đã không thể phân tích nước biển, thịt cá chết để tìm nguyên nhân cá chết hàng loạt từ ngày 6/4, từ Vũng Áng trở vào miền Nam?
Trong lúc đó, Sở Tài Nguyên và Môi trường của tỉnh Nghệ An đã chào mừng Ngày Đại dương Thế giới 2016 bằng một công bố “đẹp” của nguồn nước biển ở Nghệ An.
Có gì trái khoáy trong vấn đề nầy?
Phải chăng, vì đã mang thân làm Thái thú cho giặc thì phải… im lặng!
Với tội ác tày trời nầy, Cộng sản Bắc Việt chỉ phải trả bằng CÁI CHẾT mà thôi!
Mai Thanh Truyết
Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam tại Hoa Kỳ (VAST)