Huy Phạm
Khoai Tây hay Khoai Lang?
Cùng là khoai, cùng là “potato” nhưng chúng có giống nhau không? Bạn nào tốt bạn nào không? Bài viết này sẽ phần nào làm rõ.
Trong khoai tây có sẵn 1 chất độc tự nhiên gọi là glycoalkaloids để bảo vệ chúng khỏi sâu bọ. Do đó sẽ có rủi ro cho người ăn vào. Mặc dù glycoalkaloids được cho là độc tố tự nhiên được tiêu thụ cao nhất ở Bắc Mỹ, con người đã trồng và ăn khoai tây từ 7000 năm trước, và hiện là cây lương thực lớn thứ 4 trên thế giới.
Khoai tây là loại củ lớn trong bóng râm, ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Do đó nó có âm tính cao. Nếu người không khoẻ thì không nên ăn. Khoai tây có tính axít, không tốt cho người bệnh, đặc biệt là ung thư. Và theo cách chế biến truyền thống thì phải hầm hoặc đút lò với những nguyên liệu có tính kiềm trong thời gian dài để cân bằng hơn.
Bảo quản khoai ở Peru.
Dùng khoai tây ngày xưa.
Ngày xưa người ta ăn khoai tây thì khoẻ, còn bây giờ ăn vào thì béo phì. Tại sao? Vì bây giờ người ta ăn khoai tây dưới dạng những hình thức không ổn chút nào: chiên ngập dầu, snack khoai tây, nghiền với bơ, phô mai. Đây không phải là whole food như ngày xưa nữa.
Khoai tây khi chiên sẽ phát sinh độc tố Acrylamide, là một hóa chất sản sinh tự nhiên trong quá trình chế biết thực phẩm giàu tinh bột nấu ở nhiệt độ cao và lâu dài, chẳng hạn như khi nướng hoặc chiên bao gồm khoai tây chiên, bánh mì và cà phê. Acrylamide không sinh ra trong thực phẩm chế biến bằng cách đun sôi hoặc lò vi ba. Cơ quan nghiên cứu quốc tế về ung thư (IARC) xếp acrylamide vào loại 2A, là chất có khả năng gây ung thư cho con người. Khi tiếp xúc với liều lượng lớn, acrylamide có thể ảnh hưởng nghiêm trọng cho các tuyến sinh sản nam. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO) đều coi acrylamide trong thực phẩm là mối lo ngại nghiêm trọng bởi nó có liên quan tới nguy cơ ung thư vú và ung thư tế bào thận.
Một nghiên cứu mới được công bố cho thấy việc tiêu thụ 6-8 khoai tây ruột tím / ngày giúp tăng khả năng chống oxy hóa của máu và giảm huyết áp ở những người thừa cân. Khoai tây màu tím có khả năng giảm nguy cơ bệnh tim và đột quỵ ở những người cao huyết áp mà không làm tăng cân.
Năm 2012, một nghiên cứu cho thấy khoai tây tím giúp ngăn chặn tế bào ung thư ruột kết giai đoạn đầu và cuối trong ống nghiệm, nhưng chỉ khi chúng còn tươi. Sau khi được lưu trữ trong một vài tháng đặc tính chống ung thư giảm đi nhiều.
Cuối cùng, một nghiên cứu công bố cũng trong năm này tìm thấy một xu hướng giảm viêm (inflammatory) ở nam giới ăn khoai tây màu tím so với màu trắng.
Một điều nữa đáng cân nhắc khi ăn khoai tây là dư lượng hoá chất tìm thấy trong khoai tây nằm ở mức rất cao.
Tất cả những vấn đề về độc tố của khoai tây ở trên thì không có hoặc rất ít ở khoai lang. Loại củ này vẫn là một trong những loại thức ăn bổ dưỡng và tốt cho sức khoẻ nhất trên thế giới.
Sau khi tổng hợp thông tin từ thực dưỡng và dinh dưỡng hiện đại thì chúng tôi có thể khuyên bạn như sau:
- Nên ăn khoai lang thay vì khoai tây.
- Nếu đau yếu thì nên chọn khoai màu cam/ vàng thay vì tím.
- Nếu thích khoai tây thì nên lựa loại nguồn gốc tin tưởng, đừng chiên, hãy nấu lâu và dùng hạn chế.
- Không có gì tốt/xấu hoàn toàn. Hãy tự kiểm nghiệm và sử dụng có kiểm soát.
(Tổng hợp từ nutritionfacts.org)
Vì sao không nên để chung khoai tây và khoai lang?
Khoai lang và khoai tây đều thuộc họ khoai, nhưng nếu để chúng chung một chỗ, thì chúng sẽ một sống một chết với nhau. Cất giữ khoai tây, tốt nhất là môi trường từ 2 đến 4 độ, nếu bị nóng chúng sẽ mọc mầm. Khoai tây sau khi mọc mầm sẽ sinh ra một loại độc tố rất có hại cho người và động vật. Nhưng khoai lang thì lại thích môi trường trên dưới 15 độ, nếu thấp dưới 9 độ thì nó sẽ bị rỗng ruột, chẳng bao lâu sẽ bị thối. Khoai tây và khoai lang đối với nhiệt độ bên ngoài có yêu cầu nghiêm khắc như vậy, nếu chúng ta cứ cố để chúng ở một chỗ với nhau, thì nhất định sẽ có một thứ bị tổn hại, thậm chí cả hai đều bị hỏng.
Bạn cần biết về CÀ CHUA & KHOAI TÂY
Ngoài màu đỏ ra, tất cả các yếu tố Âm đều tập trung vào loại trái này. Hình dạng tròn, nhiều nước, Kali, vitamin C, độ ẩm, sự mềm và tính chua của nó.
Khoai tây và cà chua có nguồn gốc tại Nam Mỹ, do những người Tây Ban Nha khám phá ra vào khoảng năm 1600 và mang vào Âu châu. Lúc đầu nó bị dân chúng hoài nghi, tuy nhiên qua một thời gian được cả Âu châu chấp nhận dùng làm thức ăn. Lần đầu khi khoai tây được mang lại trồng tại Châu Âu, người ta bội thu, và từ kết quả này khoai tây được nhân rộng ra khắp lục địa như là một nguồn dinh dưỡng có giá trị. Nhưng do nó được mang trồng những vùng khác xa nơi nguồn gốc nên nó bị thiệt hại do nhiều loại sâu bọ, côn trùng. Và khoai tây từ đó thay thế cho loại thức ăn hạt đã được trồng ở đất Châu Âu từ hàng ngàn năm, người ta ngày càng xem nó là thức ăn thông thường. Vào năm 1840, hàng triệu người bị đói khát do khoai tây trồng bị nhiễm bệnh, bị côn trùng phá hoại làm mất mùa thu hoạch. Khoai tây và cà chua chứa một độc chất gọi là Solanine loại alkaloid cùng họ với nicotine và caffeine, có dưới da của củ khoai, trong những mầm xanh, chồi non. Solanine gây bất lợi cho hệ thống tiêu hóa và hệ thần kinh và là tác nhân làm bệnh viêm khớp phát triển. Tiêu thụ liên tục những loại rau củ này, thuộc họ nhà cà, sẽ làm cạn kiệt nguồn calcium ở xương và gây nên sự trầm tích ở các khớp, mạch máu và các phần khác của cơ thể, ăn quá nhiều loại này còn làm suy yếu ruột. Các độc chất tích lũy ở trong và xung quanh các khớp xương, cũng như là ở các cơ quan khác, gây hiện tượng vôi hóa, viêm và sưng đỏ ở các khớp.
“Có lần một người phụ nữ đến để xin hướng dẫn về thực dưỡng. Cô ta đến từ Péru, là nơi nguồn gốc trồng cây cà chua. Suốt thời niên thiếu, cô ta dùng cà chua theo cách nấu nướng cổ truyền phơi khô rồi tán thành viên bột và ăn như là một thức ăn gia vị. Tuy thế, khi đến Mỹ, cô ta khởi sự dùng cà chua như là một thức ăn chính. Và ăn rất nhiều so với lúc ở Péru. Hơn thế nữa, cô lại bắt đầu dùng cà chua theo kiểu Mỹ: gồm cách đút lò và chiên (thậm chí ăn sống). Với cách ăn này sau nhiều năm tình trạng sức khỏe của cô ta dần dần xấu đi. Cho đến khi cô đến một trung tâm hướng dẫn dưỡng sinh, hầu hết các khớp xương trên thân thể của cô đều đau nhức kịch liệt, táo bón hàng tuần và chỉ đi ngoài được nhờ vào dụng cụ hỗ trợ.”
Thay vì nhịn ăn chúng mãi mãi, hãy suy nghĩ phương pháp thích hợp nhất để giúp vị giác của các bạn được thỏa mãn, nếu như bạn thật sự khỏe mạnh. Cần kiêng với những người có âm tạng, có vấn đề về hô hấp và phế quản, viêm phổi, bệnh lao, tiêu chảy và các bệnh âm khác, đối với những người có sức khỏe tốt, chúng ta có thể ăn món này thi thoảng. Không nên ăn sống và làm mứt cà chua.
Huy Phạm tổng hợp