Phạm Ɖình Lân


Dược thảo kháng nấm, kháng trùng, kháng khuẩn

.

Các loại thảo mộc có đặc tính kháng nấm, kháng trùng, kháng khuẩn có rất nhiều trong rừng thảo mộc thuộc đủ các vùng khí hậu khác nhau trên địa cầu. Những loại thảo mộc có những dược tính trên thường là những loại thảo mộc hay cây cỏ có nhiều chất chát, hương thơm và có nhiều tinh dầu. Nồi nước xông hơi, rau thơm và gia vị trong nồi phở, nồi bún bò Huế, nồi thịt bò kho của người Việt Nam có đầy đủ các loại dược thảo có đặc tính kháng nấm, kháng trùng hay kháng khuẩn. Lá sả, lá ổi, lá húng cây, lá kinh giới, hành tỏi, riềng, nghệ, gừng, quế, hồi, các loại hoa cúc, hồ tiêu hay các loại thảo mộc có vỏ, lá, hoa có hương thơm, nồng và có tinh dầu v.v. đều có những đặc tính trị liệu mà chúng ta đang đề cập. Nói một cách đơn giản, các gia vị thường dùng trong các nhà bếp trên thế giới đều có thể xem là “dược thảo” với đặc tính kháng nấm, kháng trùng, kháng khuẩn ở mức độ nhất định nào đó. Trong bài viết nầy chúng tôi đề cập đến những loại thảo mộc quen thuộc được người Việt Nam dùng hàng ngày nhưng không biết đến dược tính của chúng.

Vào thập niên 1990 một nữ y tá Mỹ làm việc ở trường Ɖại Học Y Khoa Alabama hỏi tôi về các loại rau mà người Việt Nam dùng khác với rau cải mà người Âu-Mỹ dùng như thế nào. Tôi tóm lược sự khác biệt giữa rau cải mà người Việt Nam dùng với rau cải của người Trung Hoa và Âu-Mỹ dùng như sau:

Cô nhờ tôi viết vài loại rau cải mà người Việt Nam dùng để cô sử dụng trong một cuộc hội thảo. Sau cuộc hội thảo, cô đến cám ơn tôi với một cái “cúp” của trường Ɖại Học Y Khoa Alabama.

***

SẢ

Cymbopogon citratus
Gia đình: Poaceae.

(Ảnh: https://www.easytogrowbulbs.com/)

Quê hương gốc của sả là Á Châu nhiệt đới và bán nhiệt đới. Sả mọc thành bụi cao từ 1 - 1,5m. Lá dài nhọn và bén màu xanh tươi. Sả có nhiều tép. Gốc bụi sả phình to. Rễ cạn. Lá và tép sả thơm mùi chanh như từ citratus đã định trong tên khoa học.

Tên khoa học của sả là Cymbopogon citratus thuộc gia đình Poaceae. Tên thông thường:

Quốc gia

Tên gọi

Việt Nam

Sả, Mao hương

Anh

Lemon grass, Citronella

Pháp

Citronelle

Trung Hoa

Ningmeng cao (Ninh Mông Thảo – Ninh Mông: trái chanh;
Thảo: cỏ. Ninh Mông Thảo là cỏ có mùi chanh)

Ấn Ɖộ

Ek prakaar kapauda

Nhật Bản

Remongurasu

 

Người Việt Nam dùng sả + bột nghệ để ướp cá, nấu bún bò Huế, thịt bò kho, vừa khử mùi của cá, thịt vừa tăng hương vị thơm ngon. Người ta xắt sả ra từng khoanh tròn rồi ngâm giấm để ăn thịt bò bảy món. Muối sả ớt được dùng để ăn cơm ở thôn quê trong thời kỳ thịt cá khan hiếm, đắt đỏ.

Sả có nhiều tinh dầu, nhiều citral C10H16, myrcene, geraniol C10H18O, citronellol C10N20O, citronellal C10H18O có mùi chanh. Citronellol có mùi thơm của hoa hồng. Khi bị cảm, sổ mũi, nhức đầu, người ta dùng lá sả kết hợp với một số lá cây có tinh dầu khác như lá chanh, lá bưởi để xông cho toát mố hôi thì bịnh sẽ khỏi.

Dầu sả được dùng trong kỹ nghệ sản xuất xà bông thơm và nước hoa.

Sả được xem như thông hơi, dễ tiêu, hưng phấn, sát trùng, gây phát hạn (đổ mồ hôi), trị lác, thấp khớp và ghẻ. Sả cũng được dùng để giết loài ve bám vào trâu bò để hút máu. Côn trùng không hợp với mùi sả nên những nơi trồng sả vắng bóng côn trùng như muỗi chẳng hạn.

Sả hồng hương Ấn Ɖộ - Cymbopogon martini (Ảnh: https://en.wikipedia.org/)

Ấn Ɖộ nổi tiếng với sả hồng hương có mùi thơm của hoa hồng vì sự hiện diện của citronellol C10H20O. Ɖó là sả Cymbopogon martini, được gọi là uất kim thảo (gingergrass) vì có mùi gừng. Dầu sả hồng hương được dùng trong kỹ nghệ xà bông thơm, kỹ nghệ mỹ phẩm. Dầu sả kháng nấm, trị trùng lãi, tê thấp, hói tóc, đau thắc lưng.

Người Ấn Ɖộ dùng dầu sả Malabar hay sả Cochin Cymbopogon flexuosus trong thức ăn. Dầu sả Malabar kháng nấm, được dùng trong hương trị liệu, kỹ nghệ dầu thơm, kỹ nghệ xà bông thơm, v.v..

Trong những năm gần đây trường đại học Ben Gurion ở Do Thái phát hiện việc dùng sả để chữa ung thư. Chất citral C10H16O làm cho tế bào ung thư tự diệt lẫn nhau. Nó kháng trùng và làm cho mối, mọt, côn trùng phải tránh xa. Vùng trồng sả trong sa mạc Neguev trở thành vùng thăm viếng của đông đảo người bị bịnh ung thư.

HOA CÚC AJANIA

Ajania fruticulosa
Gia đình: Asterasae

Hoa cúc Ajania (Ảnh: Wikipedia), trái --- và Hoa cúc Ajania fruticulosa (Ảnh: https://www.plantarium.ru/), phải

Gọi là hoa cúc Ajania vì tên khoa học của loại hoa cúc nầy đặt theo tên thành phố cảng Ayan ở đông bộ nước Nga, trên duyên hải biển Okhotsk. Loại cúc nầy có nhiều ở đông bộ nước Nga và đông bộ Trung Hoa, nói chung là vùng khí hậu ôn đới lạnh.

Như các lại hoa cúc khác, hoa cúc Ajania có nhiều tinh dầu.

Cây hoa cúc cao từ 40 - 60cm, lá rộng, dày. Rìa lá có răng cưa thưa. Cây có nhiều nhánh nhỏ màu xám. Hoa rất nhiều. Hoa tròn màu vàng rất đẹp. Một ít loại hoa cúc Ajania có màu trắng. Hoa không có cánh nhỏ như hoa cúc.

Tên khoa học của hoa cúc Ajania là Ajania fruticulosa thuộc gia đình hoa cúc, hoa hướng dương Asteraceae. Tên gọi thông thường:

Quốc gia

Tên gọi

Trung Hoa

Guan mu ya ju (Quan Mộc Á Cúc)

Nhật Bản

Ajinia deiji, hinagiku (hoa cúc)

Nga

Adzhiniya deyzi

Anh

Ajinia daisy

Hoa cúc Ajania kháng nấm và kháng trùng rất mạnh. Cây, lá, hoa có tinh dầu. Hoa cúc Ajania có: gualanolides, triterpenes (α-amyrin), sterols, flavonoids, sesquiterpenes.

Hoa cúc thường thấy mang tên khoa học Chrysanthemum indicum pyrethrin (Pyrethrin I, C21H28O3, gốc R= CH3 và Pyrethrin II, C22H28O5, gốc R= CO2CH3) sát trùng rất mạnh. Người ta dùng nó để làm thuốc sát cá, sát côn trùng, kháng nấm, kháng khuẩn và cả HIV-1. Dầu cúc có Chrysanthenone C10H14O gây hưng phấn não bộ cho người bịnh Parkinson.

Các đạo sĩ Lão Giáo (Taoism) xem hoa cúc là thuốc trường sinh vì hoa cúc nầy dồi dào dược tính.

Hoa cúc là biểu tượng của hoàng triều Nhật Bản.

TỎI

Allium sativum
Gia đình: Alliaceae

(Ảnh internet)

Tỏi là họ hàng gần với củ hành. Có hai loại tỏi:

Sinh quán của tỏi là Trung Á. Từ đó tỏi được du nhập sang các nước Á Châu như Trung Hoa, Triều Tiên, Tây Á, Bắc Phi (Ai Cập), Nam Ý và Pháp. Tỏi xuất hiện ở Ai Cập vào thế kỷ XXX trước Tây Lịch. Hình củ tỏi được tìm thấy trên ngôi mộ của Tutankhamen. Ngôi mộ nầy có từ thế kỷ XVI trước Tây Lịch. Trong Thánh Kinh có nói đến thức ăn của người Do Thái khi lưu lạc trong sa mạc gồm có dưa chuột, cà, hành, tỏi, v.v..

Tên khoa học của tỏi là Allium sativum thuộc gia đình Alliaceae. Tên gọi thông thường:

Quốc gia

Tên gọi

Việt Nam

Tỏi

Anh

Garlic

Pháp

Ail

Trung Hoa

Dasuan

Nhật Bản

Ninniku

Ở Bắc Mỹ có tỏi hoàng kim Alliumvineale hay Allium canadense được gọi là tỏi voi. Cũng có người đồng hóa loại tỏi voi nầy với kiệu hoang Allium ampeloprasum mà người Ấn gọi là Lehsun và người Tamil gọi là Velai poodu.

Ngày nay tỏi được trồng khắp nơi trên thế giới. Tỏi được dùng trong nấu nướng và trị liệu theo phương pháp trị liệu dân gian. Người ta dùng tỏi để chiên xào với thức ăn, làm nước mắm, thẩu với giấm và đường để ăn trong dịp Tết ở Việt Nam. Món kim chi của người Triều Tiên có nhiều tỏi, ớt rất cay và có mùi nồng. Ở Hoa Kỳ bánh mì tỏi bán giá cao hơn bánh mì bình thường.

Các nước sản xuất nhiều tỏi trên thế giới là: Trung Hoa, Ấn Ɖộ, Nam Hàn, Nga, Hoa Kỳ. Trung Hoa sản xuất 70% tổng số tỏi sản xuất trên thế giới.

Tỏi có mùi cay nồng làm cay mắt. Ɖó là dược tính của tỏi. Nếu nấu chín thì dược tính nầy giảm đi rất nhiều. Tỏi có sulfur, allicin C6H10S2O (kháng viêm, kháng trùng và kháng nấm), sinh tố B1, B2, B3, B6, B9, C, Ca, Fe, chất béo, Mn, K, Zn và pantothenic acid C9H17NO5 tức sinh tố B5.

Năm 1858 nhà bác học Pháp Louis Pasteur phát hiện tính kháng khuẩn của tỏi.

Từ xưa người ta dùng tỏi giã nhuyển đắp vào những vết thương do ong, muỗi, rít, bò cạp cắn. Người ta cũng tin rằng tỏi xua đuổi bịnh tật và không cho oan hồn uổng tử phá phách người mang tỏi trong người.

Tỏi làm ấm cơ thể khi bị cảm. Nó làm giảm huyết áp, hạ cholesterol, ngưng chứng nghẽn mạch máu, ngừa ung thư, điều hòa đường trong máu. Tỏi có tính sát trùng và kích dục. Người ta dùng tỏi để diệt lãi trong đường ruột. Dially sulfide C6H10S2 trong tỏi ức chế ung thư đường ruột.

HƯƠNG THẢO

Rosmarinus officinalis
Salvia rosmarinus
Gia đình: Lamiaceae

(Ảnh: Wikipedia)

Hương thảo là thảo mộc miền Ɖịa Trung Hải, thích hợp vùng đất khô gần biển. Nó được dùng trong nấu nướng và trong dược thảo trị liệu.

Gọi là hương thảo vì cây có mùi nồng của long não.

Tên khoa học của hương thảo là Rosmarinus officinalis thuộc gia đình Lamiaceae của bạc hà, húng cây. Hương thảo có rất nhiều tên khoa học ngoài hai tên ghi trên tựa. Tên gọi thông thường:

Quốc gia

Tên gọi

Việt Nam

Hương thảo (thực sự người Việt Nam xa lạ với hương thảo)

Anh

Rosemary

Pháp

Rosemarie

Tây Ban Nha

Romero (Hoa Hành Hương)

Trung Hoa

Mi die xiang

Nhật Bản

Rozumari

Rosemary không phải là chữ ghép từ Rose và Mary (Hoa Hồng của Ɖức Mẹ Mary) mà từ tiếng La Tinh Rosmarinus, có nghĩa là sương biển (Hải Sương – Ros: sương, Marinus: biển) vì hoa của hương thảo nhỏ, xa xa trông như sương biển vậy.

Hương thảo cao từ 1 - 2m. Lá thon dài, nhuyễn như cây kim và có hương thơm. Hoa màu xanh-trắng nhạt, trắng, hồng hay tím nhạt. Thân cây nhỏ, phủ lông trắng mịn.

Người Ai Cập cổ dùng lá cây hương thảo để làm nước gội đầu cho sạch và thơm.

Ở Trung Ɖông, Bắc Phi, Âu Châu, người ta dùng lá hương thảo để ướp thịt, cá, vừa thơm vừa khử mùi tanh của cá, hoặc cho vào súp cho có hương vị thơm ngon.

Hương thảo có: caffeic, ursolic, betulinic, carnosic, rosmarinic acids, camphor (lá) , rosemaridiphenol, rosmanol. Canosic acid C20H28O4carnosol C20H26O5 có tác dụng làm giảm đau, chống sự lo âu. Dầu hương thảo có borneol, bornylacetate, camphene, cineol, e-te, pinene.

Hương thảo kháng viêm, kháng nấm, kháng trùng, điều hòa mật trong đường ruột, gây phát hạn (đổ mồ hôi), điều kinh, trị chứng mệt mỏi thần kinh, mất ngủ, gia tăng trí nhớ, giảm sút lo âu, trị nhức đầu. Dùng quá liều có thể bị trụy thai.

Dùng ngoài da trị rắn cắn, thống phong (gout).

Dầu hương thảo dùng để trị sình bụng, táo bón, chuột rút, sưng viêm, kích thích sự mọc tóc. Dầu hương thảo được dùng trong kỹ nghệ dầu thơm.

Hương thảo giải trừ độc chất trong gan. Hoa hương thảo khô để trong quần áo làm thơm quần áo và xua đuổi côn trùng.

Hương thảo là biểu tượng cho tình thân hữu, sự trung tín và sự hoài tưởng đến người hay cảnh vật quen thuộc. Người ta thấy hoa hương thảo trong đám cưới (chung thủy) lẫn đám tang (tưởng nhớ, hoài niệm). Ngày xưa các sĩ tử Hy Lạp đi thi thường mang vòng hoa hương thảo để tăng cường trí nhớ và tập trung tư tưởng.

RAU HÚNG QUẾ

Ocimum basilicum
Gia đình: Lamiaceae

(Ảnh: https://www.serreodelices.com/)

Rau húng quế gốc ở Á Châu nhiệt đới. Ấn Ɖộ có thể là nơi sinh quán của loại rau nầy. Nó được dùng trong nấu nướng và y dược trị liệu ở Ấn Ɖộ, Trung Hoa, Việt Nam, Thái Lan, Lào, Do Thái, Ai Cập và các quốc gia Nam Âu.

Rau húng quế tổng hợp hương và vị của chanh + sả + cam thảo + quế. Ɖó là một nguồn khai thác tinh dầu húng quế dùng trong mỹ phẩm, thức ăn, kỹ nghệ xà bông gội đầu và dược phẩm. Ɖảo Comoros, Việt Nam, Ai Cập, Pháp, Ấn Ɖộ, Ý, Madagascar, Pakistan, đào Réunion, Thái Lan,… là những nơi sản xuất và xuất cảng tinh dầu húng quế.

Tên khoa học của rau húng quế là Ocimum basilicum thuộc gia đình Lamiaceae. Tên gọi thông thường là:

Quốc gia

Tên gọi

Việt Nam

Rau quế, rau húng quế

Anh

Basil, basilica common, sweet basil

Pháp

Basile, Herbe royale (Thảo Vương –
theo tiếng Hy Lạp basilikon có nghĩa là Vua, hoàng gia)

Ấn Ɖộ

Tulsi

Trung Hoa

Luole

Nhật Bản

Bajiru

Rau húng quế là một loại cây rau nhỏ cao từ 25 - 30cm, thân và nhánh màu tím, lá màu xanh với gân lá chìm. Hoa màu tím. Hột nhỏ và đen khi già. Húng quế trồng bằng hột hay thân cây già ngâm trong nước cho ra rễ trước khi trồng dưới đất. Rau cần ẩm độ. Không chịu lạnh và đất khô thiếu nước.

Người Việt Nam ăn rau húng quế với giá đậu xanh khi ăn phở. Ngoài ra húng quế được dùng trong các nồi canh, nồi thịt bò kho cho có hương thơm. Rau răm và húng quế thường được dùng để trộn gỏi gà. Húng quế không thể thiếu trong các món ăn dùng đến bánh tráng. Người Ấn Ɖộ, Hy Lạp, Trung-Nam Mỹ, Nam Âu Châu cũng dùng húng quế trong thức ăn của họ.

Người Ấn Ɖộ rất quí rau húng quế. Họ cho rằng húng quế gắn liền với Thần Vishnu và Krishna nên họ trồng nhiều húng quế quanh nhà để được nhiều ân phúc. Ɖối với người Ấn Ɖộ, húng quế thiêng liêng như hoa sen. Họ gọi húng quế là Hindi-babui tulsi (nữ hoàng của các loại cỏ) và tin rằng húng quế khai tâm, mở mang tâm trí, củng cố đức tin, lòng bác ái và sự tận tụy.

Húng quế có chất thủy ngân (mercury Hg) tự nhiên. Vì vậy người ta nghĩ rằng húng quế có chất độc. Nhưng cho đến bây giờ vẫn chưa có người nào chết vì ăn húng quế. Riêng người Ấn Ɖộ tin rằng húng quế tăng cường trí nhớ và hưng phấn thần kinh cho người dùng rau nầy. Họ vắt nước húng quế pha với mật ong uống cho trí tuệ minh mẫn.

Người Trung Hoa không dùng húng quế trong thức ăn của họ nhưng húng quế được dùng trong Ɖông Y trị liệu dưới tên Peng hao (Bồng hậu – Bồng: cỏ bồng).

Thời cổ người Do Thái dùng rau húng quế để trị chứng ho làm cho hơi thở hụt họng.

Người Pháp dùng húng quế cho vào rượu mạnh.

Thổ dân ở Mỹ Châu dùng húng quế để xua đuổi côn trùng như ruồi, muỗi, v.v..

Húng quế kháng trùng, kháng khuẩn, giúp ích cho sự tiêu hóa, gây phát hạn (đổ mồ hôi), trung tiện, làm giảm sự co thắt bắp thịt như chứng chuột rút chẳng hạn, trị bịnh về hô hấp, cảm hàn, mề đai mẩn ngứa, đau dạ dày (bao tử), viêm ruột. Hột húng quế dùng để trị bịnh nhãn khoa.

Húng quế có nhiều methyl chavicol, methyl cinnamate, methyl eugenol, β-ocimene, alkaloids, tannins, saponins, sinh tố A, sinh tố C, sinh tố K, Ca, Mg, omega-3-fatty acids, citric acid C6H8O7, malic acid C4H6O5, tartaric acid C4H6O5.

***

Ɖiều làm cho chúng ta lưu ý đặc biệt đến rau húng quế là:

RAU MÁ

Centella asiatica
Gia đình: Apiaceae

(Ảnh: https://www.etsy.com/)

Rau má là một loại rau ăn được và có nhiều dược tính. Ɖó là một loại dây ngắn, cọng nhỏ, cứng và dẻo. Rễ bám sát trên mặt đất. Lá tròn như đồng tiền, màu xanh tươi. Hoa nhỏ, lưỡng tính màu hồng nhạt. Câu dây mơ, rễ má của người Việt Nam cho thấy sức sống và sự bành trướng ngoan cường của rau má.

Tên khoa học của rau má là Centella asiatica, thuộc gia đình Apiaceae hay Typhaceae. Tên gọi thông thường:

Quốc gia

Tên gọi

Việt Nam

Rau má, tích tuyết thảo (âm từ Ji xue cao)

Ấn Ɖộ

Brahmi (như tên gọi của rau đắng), Gotu Kola

Sri Lanka

Gotu Kola

Trung Hoa

Ji xue cao (Tích tuyết thảo)

Anh

Asiatic pennywort, Gotu kola

Pháp

Herbe de longévité (Gotu kola) (trường sinh thảo),
Pennywort asiatique

Nhật Bản

Tsubokusa

Người Ấn Ɖộ gọi rau má là Brahmi như đã gọi rau đắng Bacopa monnieri vì cả hai có dược tính giống nhau: bổ óc, gia tăng trí nhớ, giảm sự lo âu.

Người Á Châu và hải đảo Thái Bình Dương dùng rau má như rau cải. Nó được ăn sống hay dùng để nấu canh. Người Trung Hoa dùng rau má nấu với lá mã đề, rễ tranh và mía lau để có một loại nước giải khát làm mát cơ thể. Rau má được xem là hàn (lạnh). Người ta nghiền nát rau má, vắt nước pha với nước đá bào và mật đường để làm nước giải khát vào mùa hè.

Rau má được cổ y Trung Hoa và Ấn Ɖộ dùng làm thuốc từ hàng chục thế kỷ trước.

Ɖặc tính của rau má: nhuận tiểu, nhuận trường, kháng trùng, kháng viêm, kháng khuẩn.

Chủ trị: cao huyết áp, hưng phấn thần kinh, làm chậm sự lão hóa, lợi cho não bộ, gan, thận và da, trị bịnh lao (TB), suyển, bịnh gan, bịnh thận, đường tiểu nhiễm trùng, nước tiểu có sạn, giải độc, tiểu đường và trị cả bịnh hủi do vi trùng Mycobacterium leprae gây ra. Dùng ngoài da, rau má dùng để trị bịnh trĩ và đau khớp xương.

Ở Thái Lan người ta dùng rau má để giải độc á phiện

Rau má có: steroids (trị phong hủi), asiacosides C48H78O19 (trị ho lao, bịnh Alzheimer), asiaticoside, brahmoside, brahminoside, madecassoside (kháng viêm rất mạnh), madecassic acid C30 H48 O6 (kháng viêm), asiatic acid C30H48O5 (trị mệt mỏi, cước khí, vết thương chóng lành, triển vọng dùng để chữa bịnh bướu não (brain tumor), thiamine, riboflavin, pyridoxine (sinh tố B6 – C8H11NO3), sinh tố K, aspirate, glutamate, serine, threonine, alanine, lysine, histidine, magnesium, chất vôi, muối.

Cổ y Trung Hoa cho rằng rau má là một trong những loại thảo mộc tạo sự trường thọ cho con người. Người ta cho rằng Li Ching Yun, sinh năm 1677 và chết năm 1933, thọ 256 tuổi là nhờ dùng rau má. Tuổi thọ 256 của Li Ching Yun làm cho người đương thời hoài nghi vì nó gấp đôi tuổi của người trường thọ nhất thế giới hiện nay.

Bí quyết trường thọ của Li Ching Yun là:

Bốn loại thảo mộc giúp ích cho sự trường thọ:

KINH GIỚI

Elsholtzia cristata
Gia đình: Lamiaceae

(Ảnh internet)

Kinh giới trong phần nầy là rau kinh giới mà người Việt Nam dùng, khác với kinh giới mà người Trung Hoa dùng làm thuốc dưới tên thương mại Herba schizonepeta (kinh giới miêu bạc hà mang tên khoa học Schizonepeta tenuifolia không có ở Việt Nam. Sẽ được đề cập ở phần sau). Người Trung Hoa gọi rau kinh giới mà người Việt Nam dùng là Xiang ru (Hương Nhu) và gọi kinh giới miêu bạc hà là KINH GIỚI (Jing Jie).

Tên khoa học của kinh giới (Việt Nam) là Elsholtzia cristata thuộc gia đình Lamiaceae. Tên gọi thông thường:

Quốc gia

Tên gọi

Việt Nam

Kinh giới

Trung Hoa

Xiang ru (Hương nhu)

Nhật Bản

Hokozoku no akane

Anh

Crested latesummer mint, aromatic madder (madder: Thiên thảo),
Vietnamese balm.

Kinh giới gốc ở Á Châu, Trung và Nam Mỹ. Kinh giới có thể mọc ở vùng khí hậu ôn đới. Vào mùa đông, cây rụi lá. Sau khi tuyết tan, cây bắt đầu đâm chồi.

Cây kinh giới cao từ 40 - 50cm. Thân cây nhỏ nhưng cứng. Lá có lông mịn, rìa lá có răng cưa. Hoa kết chùm nhỏ và dài, màu tím nhạt. Kinh giới có mùi bạc hà và mùi chanh.

Người Việt Nam ở miền Bắc rất quen thuộc với rau kinh giới. Lá ăn sống như rau. Hột nghiền thành bột, nêm vào thức ăn cho có hương vị.

Kinh giới có nhiều tinh dầu. Dầu kinh giới có dehydroelsholtzia ketone.

Lá kinh giới có flavonoids, apigenin C15H10O5, apigenin glucoside, luteolin glucoside, linarin C28H32O14.

Kinh giới kháng trùng, kháng khuẩn, tiêu hóa, thanh lọc cơ thể, nhuận tiểu, phát hạn (gây đổ mồ hôi), hạ sốt. Nó được dùng để trị sốt mùa hè (hay fever), cảm nắng, cước khí, thiếu nước tiểu (oliguria), say rượu.

KINH GIỚI MIÊU BẠC HÀ

Schizonepeta tenuifolia
Gia đình: Lamiaceae

(Ảnh: https://www.cnseed.org/)

Người Trung Hoa gọi thảo mộc mang tên khoa học Schizonepeta tenuifolia, gia đình Lamiaceae là kinh giới (Jing jie). Nó được dùng để làm thuốc dưới tên Herba Schizonepeta. Loại kinh giới nầy được tìm thấy nhiều ở Trung Hoa, Triều Tiên và Nhật Bản. Tên gọi thông thường:

Quốc gia

Tên gọi

Việt Nam

Kinh Giới Miêu Bạc Hà (do tác giả bài viết dịch âm
từ Jing jie của Trung Hoa + Catnip hay Catmint của Anh) (1)

Anh

Catnip, Japanese catnip

Pháp

Herbe à chat

Trung Hoa

Jing jie (Kinh Giới)

Nhật Bản

Keigai

Triều Tiên

Hyung-gae

Chủ trị trong Ɖông Y: cầm máu, gây phát hạn, trị cảm sốt, nhức đầu, đau cuống họng, mữa máu (hematemesis), máu cam, xuất huyết tử cung (metrorrhagia), chứng không có mồ hôi (anhydrosis).

Thành phần hóa học: monoterpenes, β-caryophyllene, ursolic acid C30H48O3, rosmarinic acid C18H16O8, hesperidin C28H34O15, β-sitosterol.

.

Phạm Ɖình Lân, F.A.B.I.

__________________

Ghi chú (1):

Chúng tôi dịch chữ catnip hay catmint là miêu bạc hà vì đó là một loại rau như bạc hà (húng cây) có mùi hấp dẫn mèo rừng, beo, sư tử đến ăn hay ngửi mùi nepetalactone C10H14O2 của rau. Mèo ăn và ngửi mùi nầy xong, đùa giỡn điên cuồng. Tên khoa học của miêu bạc hà là Nepeta cataria thuộc gia đình Lamiaceae.

Bài viết tổng hợp dựa vào Thế Giới Thảo Mộc Tự Ɖiển do tác giả Phạm Ɖình Lân biên soạn.

 

Direct link: http://www.caidinh.com/trangluu1/khoahockythuat/duocthaokhangnam.htm


Cái Đình - 2020