Phạm Ɖình Lân


Các loại Hoa Sứ

 

Theo cách gọi tên thông thường của người Việt Nam ta có ba gia đình hoa sứ khác nhau:

HOA SỨ - Plumeria rubra

Gia Ɖình: Apocynaceae

Xuất xứ của hoa sứ là Mễ Tây Cơ và Ấn Ɖộ. Ngày nay hoa sứ được tìm thấy nhiều ở các hải đảo Thái Bình Dương, các quốc gia Nam Á, Ɖông Nam Á, Trung và Nam Mỹ. Hoa sứ là quốc hoa của Lào và của Nicaragua, nơi hoa sứ được gọi là Sacuanjoche. Quốc hiệu Champa mà ta gọi là Chiêm Thành có gốc tiếng Ấn Ɖộ (Hindi) có nghĩa là cây hoa sứ.

Tên khoa học của cây hoa sứ là Plumeria rubra thuộc gia đình Apocynaceae của trúc đào. Chữ Plumeria là tên của nhà thực vật học Pháp Charles Plumier vào thế kỷ XVII. Người Anh gọi hoa sứ là temple tree vỉ ở Ấn Ɖộ và Sri Lanka cây hoa sứ được trồng quanh các đền Ấn Giáo và chùa Phật Giáo. Nó cũng được trồng trong các nghĩa địa. Ở Sri Lanka nó được xem là sinh mộc. Hoa sứ cũng còn được gọi là frangipani do tên của hầu tước Ý Muzio Frangipani mà ra. Người Ấn Ɖộ gọi hoa sứ là Champa; Lào: Champa; Sri Lanka tức đảo Ceylon: Champey; Indonesia: Kampoja; Trung Hoa: Dai Ji Hua (Ɖại Cát Hoa); Khmer: Champei krahom (hoa sứ đỏ); tiếng Tagalog (Phi Luật Tân): Kalasusi, v.v.

Hoa sứ Plumeria rubra (trái) và Hoa sứ Prumeria rubra frangipani (phải)

Cây sứ cao từ 5 đến 10m; lá to, rộng, dày, màu xanh tươi. Cây ít lá mà chỉ có hoa nên bị gọi là “Sứ Cùi”. Hoa 5 cánh màu trắng-vàng, hồng-vàng rất thơm. Ở Trung Mỹ có nhiều cây hoa sứ hoang có hoa vàng rất đẹp.

Hoa sứ là nguồn nguyên liệu cất dầu thơm. Phụ nữ ở Nam Á hay trên hải đảo thường mang vòng hoa sứ như ở Hawaii hay cài hoa sứ trên tóc. Hoa sứ được chưng trong nhà để tỏa hương thơm.

Vỏ cây hoa sứ có plumierid, glucoside đắng.

Nhựa có ác xít cerotinic, lupeol.

Lá, hoa có alkaloids, flavonoids, terpenoids, phenolics, cyanogenic glycosides, tannins, saponins.

Vỏ được dùng để gây tẩy xổ, điều kinh, hạ sốt (không phải sốt do sốt rét gây ra), ngừa đột quỵ (stroke), gây trụy thai, trị bịnh phong tình.

 

SỨ NGỌC LAN/SỨ NAM – Michelia Champaca – Magnolia champaca – Michelia tsiampaca – Michelia blumei – Michelia rufinervis

Gia Ɖình: Magnoliaceae

Sứ Ngọc Lan được tìm thấy nhiều ở Ɖông Nam Á, Nam Á, Mỹ Châu và Phi Châu nhiệt đới. Cây sứ ngọc lan có thể cao đến 20m; lá rộng, dài, màu xanh tươi. Hoa màu trắng sữa hay vàng cam. Trái có hột to như hột đậu phọng.

Tên khoa học của sứ ngọc lan là Michelia champaca, Michelia tsiampaca, Michelia blumei, Michelia rufinervis, Magnolia champaca thuộc gia đình mộc lan (Mu Lan) Magnoliaceae. Nhưng đừng nhầm hoa sứ ngọc lan với hoa Magnolia (hoa mộc lan – mulan hua). Tên khoa học Michelia xuất phát từ tên của nhà thực vật học Ý Pietro Antonio Micheli (1679-1737). Người Anh gọi sứ ngọc lan là champaca tree; Joy perfume tree (Joy là tên hãng sản xuất dầu thơm cất từ hoa sứ ngọc lan), safa; Ấn Ɖộ: Champaca; Trung Hoa: Huang yu lan (hoàng ngọ lan); Thái Lan: Champah, Champi; Mã Lai: Chempaka; Indonesia: Chaempaka, v.v…

Hoa sứ Ngọc Lan (Michelia champaca)

 

Hoa sứ ngọc lan dùng để cất dầu thơm, dầu dùng trong hương trị liệu. Vỏ dùng để cầm máu, sắc nước uống để hạ sốt. Rễ sắc nước uống để gây tẩy xổ, điều kinh. Người Ấn Ɖộ rất quan tâm đến việc nghiên cứu tính năng trị liệu của sứ ngọc lan. Về thành phần hóa học, sứ ngọc lan có liridenine C17 H9 NO3, ác xít vanillic, ác xít syringic, betasitosterol, stigmasterol, tannins, saponins, phenolics, triterpenoids, kháng oxy hóa, kháng trùng, kháng viêm, kháng nấm, kháng ung thư. Người ta lạc quan khi nghĩ đến khả năng trị phong hủi, ung thư vú và ung thư phổi của loài hoa có hương thơm ngào ngạt nầy.

 

SỨ CȎNG CHÚA YLANG YLANG – Annona odorata – Cananga odorata

Gia Ɖình: Annonaceae

Loài sứ công chúa Ylang Ylang thuộc gia đình Annonaceae của mãng cầu. Tên khoa học Annona odorata hay Cananga odorata cho thấy hoa dạng hoa mãng cầu dòng Annona nghĩa là hoa có cánh nhỏ và dài. Chữ odorata chỉ hương thơm. Loải thảo mộc có hoa có hương thơm dùng để cất làm dầu thơm Ylang Ylang hay dầu Macassar (tên một hải cảng của Indonesia) nổi tiếng vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX gốc ở Mã Lai, Indonesia và Phi Luật Tân.

Người Anh gọi là Cananga tree, Macassar oil plant (cây dầu Macassar), Perfume tree (hương mộc); Lào: May kaseng; Indonesia: Kenanga; Ấn Ɖộ: Chetter sampangi; Tagalog: Ilang Ilang (Ilang: hoang dã. Chữ Ylang Ylang xuất phát từ chữ ilang ilang của tiếng Tagalog. Như vậy sứ công chúa Ylang Ylang gốc ở Phi Luật Tân vì có một loại dây mọc hoang Artabotry odoratissimus có hoa thơm được dùng để cất dầu Ylang Ylang như hoa sứ công chúa Cananga odorata/ Annona odorata.

Cây sứ công chúa Ylang Ylang cao đến 20 m; lá rộng, dài; hoa có 6 cánh hẹp và dài màu vàng. Cây có trái. Cây sứ công chúa Ylang Ylang 10 tuổi cho 10 ký-lô hoa mỗi năm. Tỷ lệ dầu lối 2%. Cây trên 10 tuổi có thể cho 120 ký-lô hoa mỗi năm, cất được 350gr dầu Ylang Ylang!

Dầu được dùng như dầu thơm và dầu dùng trong hương trị liệu. Dầu có geraniol, acetates, linalool, eugenol, isoeugenol, p-cresyle, methylether, sequesterpenes, caryphyllene, humulene, safrole, isosafrole, ác xít acetic, ác xít formic.

Dầu Ylang Ylang dùng để trị chứng lãnh dục của phụ nữ (frigidity), bất lực sinh lý (impotence) của đàn ông và dùng trong hương trị liệu (aromatherapy) và kỹ nghệ dầu thơm, mỹ phẩm.

 

SỨ RUMDUL – Mitrella mesnyi – Melodorum fruticosum

Gia Ɖình: Annonaceae

Hai loại hoa Sứ Rumdul: Mitrella mesnyi (trái) và Melodorum fruticosum (phải)

Năm 2005 vua Cambodia là Sihamoni công nhận hoa sứ Rumdul là quốc hoa của Cambodia. Hoa sứ Rumdul là hoa của cây Mitrella mesnyi hay Melodorum fruticosum thuộc gia đình Annonaceae của mãng cầu. Người Anh gọi cây sứ Rumdul là white cheesewood như đã dùng danh từ nầy để gọi cây mùa cua Alstonia scholaris, gia đình Apocynaceae. Trung Hoa gọi là Mei hua shan (Mai Hoa Sơn) tức hoa mai núi. Tên gọi nầy rất đẹp nhưng không phản ảnh được hương thơm của sứ Rumdul vì hoa mai có sắc nhưng không có hương. Người phụ nữ Khmer tự ví mình với hoa sứ Rumdul, một loài hoa có hương thơm ngọt ngào thoáng xa hàng cây số. Hoa sứ Rumdul trở thành đề tài của thi ca và âm nhạc ở Cambodia.

Vấn đề là cây Mistrella mesnyi và cây Melodorum fruticosum là một hay là hai cây khác nhau? Ɖó là vấn đề đang được các nhà thực vật học bàn cãi.

Các nhà thực vật Việt Nam cho rằng sứ Rumdul là cây vú bò, cây cơm nguội (1). Hình chụp hoa sứ Rumdul của hai cây Mistrella mesnyiMelodorum fruticosum đều giống nhau. Trong chữ Melodorum có chữ odorum: mùi, hương và Fruticosum: có trái. Chúng ta tạm xem hai cây là một vì cùng hoa thơm như nhau, hình dáng như nhau (3 cánh màu trắng sữa). Lá cây khá rộng và dài, láng một gân ở giữa mà thôi. Chính giữa hoa có phần gồ lên tựa như trái đang hình thành từ trong hoa. Hoa rất thơm. Cây sứ Rumdul cao 8 - 15m. Trái ăn được. Khi chín trái có màu đỏ-đen. Cây sứ Rumdul được trồng rất nhiều ở các thành phố ở Cambodia như cây thốt nốt vì thốt nốt là quốc mộc của xứ nầy. Và bây giờ sứ Rumdul là quốc hoa. Sứ Rumdul cũng là hoa biểu tượng của tỉnh Sisaket ở Thái Lan.

Cây sứ Melodorum fruticosumheptenes, melodorinol, homomelodienone, homoisomeodienone kháng tế bào tạo u bướu rất mạnh. Hoạt chất của cây sứ Rumdul kháng oxy hóa, kháng nấm. Nó được xem như thuốc bổ, thuốc kích thích tim và thuốc bổ máu (tăng hồng huyết cầu).

Cây được trồng dọc đường trong công viên để:

 

Phạm Ɖình Lân, F.A.B.I.

______________

Chú thích:

(1) Không có một sự tương đồng nào giữa cây cơm nguội và cây vú bò với cây sứ Rumdul.

 


Cái Đình - 2015