PBV


Vài góp ý về phong trào dân chủ nhân dịch Covid-19 tại Việt nam

.

Chúng ta đã trải qua rất nhiều biến cố có thể giúp phong trào dân chủ thắng lợi trong việc thay đổi thể chế ở Việt nam. Nhưng chúng ta đã không thành công bởi vì chúng ta luôn là nạn nhân của biến cố mà không phải là tác nhân của biến cố.

Biến cố dịch Covid-19 cho thấy chúng ta lại là nạn nhân của thời cuộc. Chúng ta đang chạy theo biến cố. Cụ thể là chúng ta đang bàn luận về biến cố này. Chúng ta thấy là Đảng CSVN không có khả năng lãnh đạo và có nhiều nguy cơ đổ vỡ. Chúng ta vui mừng vạch ra những thất bại của Đảng CS và rồi dự phóng là phong trào dân chủ có cơ hội tất thắng. Nhưng giả dụ đảng CSVN nát bấy thì chúng ta có làm được gì không hay là đảng CSVN sẽ lại phục hồi được như nhiều lần trước đây? Để rồi chúng ta sẽ được nhiều người cho là chém gió, salon và tự sướng.

Tôi không muốn những điều đó xảy ra khi thảo luận về biến cố Covid-19 ở Việt nam. Chúng ta phải làm một điều gì có ích hơn cho phong trào dân chủ. Vì vậy tôi sẽ có một số đề nghị thảo luận có thể là đi ngoài dòng suy nghĩ cũng như cách hành sử hiện nay của phong trào dân chủ. Điều đó có thể làm nhiều người buồn lòng nhưng tôi mong mọi người bỏ qua để thử xem xét và suy nghĩ.

.

Từ trước đến nay Đảng Cộng Sản Việt nam luôn đặt quyền lợi đảng trên quyền lợi của đất nước và người dân. Nhưng nhiều người không nhận ra hoặc vẫn bán tín bán nghi. Nhờ biến cố dịch Covid-19 hiện nay mà nhiều người đã thức tỉnh và nhận ra rõ ràng là nhà nước do đảng lãnh đạo này không coi quyền lợi của dân là tối thượng mà chỉ đặt quyền lợi của đảng và vai trò nắm quyền lực độc tôn của đảng trên hết.

Dịch Covid-19 cũng cho thấy sự yếu kém về lãnh đạo của đảng CSVN cũng như tinh thần lệ thuộc và sẵn sàng chấp nhận của dân chúng. Đồng thời dịch Covid-19 này cũng cho thấy nhu cầu dân chủ thật cấp bách để có được những người lãnh đạo có khả năng lo cho người dân nhưng lại bộc lộ rõ nét hơn bao giờ sự yếu kém của phong trào dân chủ, một phong trào không có khả năng lãnh đạo để huy động người dân tham gia vào việc tranh đấu đòi hỏi dân chủ.

Bởi vậy biến cố dịch Covid-19 buộc chúng ta những người muốn tranh đấu cho dân chủ phải kiểm điểm lại chính chúng ta. Vì vậy theo tôi chúng ta chỉ nên bàn về biến cố này dưới khía cạnh làm sao bộc lộ thật rõ nét việc đảng và nhà nước hiện nay đang coi rẻ sinh mạng người dân hơn là sự sống còn của đảng. Nhân tiện chúng ta cũng tranh thủ làm rõ sự độc ác của đảng Cộng sản Việt nam chuyên lợi dụng sự khốn khổ của người dân để phục vụ mưu đồ chính trị của đảng. Song song với việc thảo luận đó, chúng ta cũng cần nhìn thẳng vào chính chúng ta để xem tại sao phong trào dân chủ tan nát và chúng ta có thể phục hồi được phong trào này không? Vì vậy tôi đề nghị:

1- Xem xét và nghiên cứu lí do tại sao các tổ chức tranh đấu cho dân chủ đã thất bại.

Tôi thử nêu ra một số lí do trong nhiều lí do của sự thất bại này:

a) Chưa có đồng thuận về khái niệm và nội dung của một số từ chính trị

Có nhiều từ chúng ta tưởng như là đã đồng thuận với nhau nhưng đến khi đi vào thực tế thì mới lộ ra là chúng ta hiểu khác nhau. Tôi xin đơn cử ra một số từ: làm chính trị; thảo luận (thế nào mới là thảo luận); thỏa hiệp (là một bắt buộc hay không nên); dân chủ; tự do (tuyệt đối hay trong sự lệ thuộc); bình đẳng (bình đẳng trước pháp luật và cơ hội?); công bằng (thế nào mới thực sự là công bằng? người có nhiều phải đóng góp nhiều?); bảo vệ sự sống (phá thai, tử hình, xin được chết khi bệnh nặng); bảo vệ sức khỏe (quyền hay đặc ân); bảo vệ cơm no áo ấm (quyền hay đặc ân) v.v..

Ở đây tôi chỉ đi sâu vào các từ: làm chính trị, thảo luận và dân chủ.

* Làm chính trị là gì? Có nhiều định nghĩa hàn lâm về từ chính trị như chính trị gọi chung những việc sắp đặt và thi hành để sửa trị một nước (Đào Duy Anh) hoặc chính trị là những vấn đề về điều hành bộ máy nhà nước hoặc những hoạt động của giai cấp, chính đảng nhằm giành hoặc duy trì quyền điều hành nhà nước (Nguyễn Như Ý) và từ đó cho chúng ta nhiều định nghĩa hàn lâm về từ làm chính trị. Cách hiểu này đã làm cho nhiều người sợ làm chính trị. Còn những người dấn thân làm chính trị lại có những cách làm chính trị khác nhau. Thực tế cho chúng ta thấy phần lớn người Việt làm chính trị đặt quá nặng vào con tim. Làm chính trị đặt quá nặng vào con tim có nghĩa là làm chính trị bằng cảm tính yêu ghét, thù hận. Vì cảm tính yêu ghét, thù hận đã có bao nhiêu người vào tổ chức chính trị, rồi ra khỏi tổ chức chính trị, và có biết bao liên minh kết hợp rồi tan rã vì không thể ngồi chung để đối thoại tìm thỏa hiệp và sau đó tìm cách phá nát lợi ích chung trong đó có lợi ích cá nhân bằng bất cứ giá nào? Cảm tính yêu ghét chỉ có tính giai đoạn và người làm chính trị giỏi là người biết kích thích cảm tính yêu ghét của quần chúng để đạt mục đích họ mong muốn vào một thời điểm nào đó. Không thể xây dựng một tổ chức chính trị dựa vào cảm tính yêu ghét. Vì trong sinh hoạt của cuộc sống luôn có va chạm và sau những va chạm thường xảy ra cảm tính yêu ghét. Cảm tính yêu ghét, thù hận rất khó để hòa giải. Vì vậy làm chính trị vì cảm tính yêu ghét sẽ dễ đưa đến bỏ cuộc và tìm cách chống phá khi bỏ cuộc.

Chỉ có một số ít người Việt biết làm chính trị với cái đầu. Làm chính trị với cái đầu có nghĩa là làm chính trị đặt lợi ich và quyền lợi trên hết. Làm chính trị là một hình thức kinh doanh vì lợi ich và quyền lợi. Khi đặt lợi ích và quyền lợi trên hết thì những va chạm đưa đến yêu ghét sẽ không quan trọng nếu không làm thiệt hại cho lợi ích và quyền lợi chung mà trong đó có lợi ích và quyền lợi của mình. Khi đặt lợi ích và quyền lợi thì người ta cũng dễ dàng ngồi lại đối thoại để tìm thỏa hiệp hầu có thể bảo vệ được lợi ích và quyền lợi của nhau.

Làm chính trị đặt quá nặng vào con tim là kiểu làm chính trị lãng mạn. Làm chính trị với cái đầu là kiểu làm chính trị thực tế. Bài học lich sử của việc làm chính trị mọi nơi cho thấy tất cả những người làm chính trị chuyên nghiệp đều là những người làm chính trị vì quyền lợi và lợi ích. Các phái đoàn chính phủ các nước đến thăm nhau luôn kéo theo nhiều công ti thương mại. Đảng cộng sản VN va chạm và tranh giành nhau nhưng luôn bảo vệ đảng vì lợi ích và quyền lợi của cả đảng. Vì vậy dù họ gặp rất nhiều phong ba bão táp họ vẫn có thể ngồi lại với nhau và trụ được. Họ chỉ sử dụng con tim để lôi kéo quần chúng ủng hộ họ như kêu gọi và kích động lòng yêu nước.

Trong ngoại giao cũng vậy. Công tác ngoại giao là công tác trao đổi quyền lợi và lợi ích với nhau. Đừng bao giờ nghĩ ngoại giao là để đòi hỏi lòng nhân đạo hoặc bác ái. Khi ngoại giao phải luôn cho thấy là mình có cái gì đó, mà họ cần, để trao đổi.

Ví vậy tôi đề nghị một định nghĩa về làm chính trị:  Làm chính trị là tìm cách để bảo vệ quyền lợi và lợi ích của mọi người và mỗi người. Định nghĩa này cho thấy mọi người đều phải làm chính trị. Không ai thoát khỏi việc làm chính trị. Và mỗi người đều phải làm chính trị theo cách phù hợp với khả năng của mình nhất.

* Thảo luận thế nào? Chúng ta thường gặp hai hình thái thảo luận: thảo luận đối đầu và thảo luận hợp tác.

Nhiều tổ chức đảng phái thích dùng thảo luận đối đầu để ăn thua đủ với nhau để quyết định ai thắng ai thua. Trong cách thảo luận này, những người thảo luận thường hay dùng nguỵ biện như “Nhìn lại mình đi rồi hẵng nói người khác”, “Có làm được gì cho đất nước đâu mà to mồm”, “Làm được như người ta đi rồi hãy nói” v.v. để lấp liếm, biện hộ, tránh trả lời những ý kiến đã phát biểu hoặc bịt miệng những người có những ý kiến khác biệt với mình. Đây là kiểu thảo luận không phù hợp với tinh thần dân chủ. Ngoài ra cách thảo luận đối đầu này còn làm cho nhiều người cảm thấy có nói ra cũng vô ích mà còn mang tiếng là phá hoại, gây chia rẽ và làm nản lòng anh em.

Muốn tránh tình trạng này, chúng ta cần học cách thảo luận hợp tác. Trong cách thảo luận này chúng ta biết khuyến khích những ý kiến mới và ủng hộ những ý kiến mới đến từ mọi phía. Và sau đó, đem ra thảo lun nghiêm túc những ý kiến ấy để đi đến kết luận cụ thể. Đó là cách thống nhất trong sự khác biệt của dân chủ để có được sức mạnh, hoàn toàn trái ngược với cách thống nhất để có sức mạnh bằng đối thoại đối đầu có tính ép buộc như của độc tài.

Cách thảo luận hợp tác rất phù hợp với dân chủ. Trong cách thảo luận này thì việc đầu tiên phải xác định là chúng ta thảo luận không phải để tìm hơn thua đúng sai mà là tìm những điểm phù hợp của mọi ý kiến để tổng hợp đặng có được giải pháp tối ưu. Cho nên thái độ trong thảo luận là tôn trọng nhau chứ không phải là thái độ hạch hỏi, chê bai và hơn thua. Và ngôn từ là ngôn từ hoà giải và xây dựng để có thể tạo ra không khí muốn cùng nhau tìm hiểu các ý kiến khác biệt một cách nghiêm túc và kĩ lưỡng để có thể có kết luận chung. Cố gắng thảo luận về đề tài, về ý kiến, về sự việc và tránh tối đa việc thảo luận về cá nhân người phát biểu, về trình độ hoặc tuổi tác. Trong cách thảo luận này chúng ta sử dụng dữ kiện, con số và tính khả thi để bàn về ý kiến đưa ra.

Và sau mỗi thảo luận phải có kết luận cụ thể rõ ràng để mỗi người có thể thu thập được một cái gì đó. Có như vậy mới khuyến khích được nhiều người tham gia phát biểu vì họ thấy là việc phát biểu của họ không vô ích.

* Dân chủ:

Lịch sử phát triển dân chủ cho thấy dân chủ đã phát triển từ dân chủ đa số (aggregative democracy) tới dân chủ hội nhập (integrative democracy). Trong dân chủ đa số thì người hoặc đảng thắng ăn hết người thua hoặc đảng thua mất hết. Còn trong dân chủ hội nhập người hoặc đảng thắng và người hoặc đảng thua ai cũng có phần của mình.

Dân chủ hội nhập có ba dặc tính chính:

Dân chủ có 4 mô hình chính (*):

  1. Dân chủ quả lắc (pendulum democracy) = Dân chủ đa số gián tiếp
  2. Dân chủ cử tri (voter democracy) = Dân chủ đa số trực tiếp
  3. Dân chủ đồng thuận (consensus democracy) = Dân chủ hội nhập gián tiếp
  4. Dân chủ hành quyền (participatory democracy) = Dân chủ hội nhập trực tiếp

Bốn mô hình dân chủ này giống như 4 màu chính. Chúng pha trộn nhau để có các mô hình dân chủ biến thể khác, giống như 4 màu chính pha trộn vào nhau để có các màu khác nhau.

Chúng ta thấy các nền dân chủ trên thế giới ít có nền dân chủ nào chỉ là một trong 4 mô hình chính mà là thường pha trộn hai ba mô hình chính.

Chúng ta đã thấy trong thực tế các thể chế dân chủ: đại nghị, tổng thống, nửa tổng thống nửa đại nghị, tổng thống và liên bang, đại nghị và liên bang v.v..

Chúng ta cũng thấy là mỗi nước tùy theo tình hình cụ thể đã chọn một thể chế dân chủ nào đó. Dù chọn thể chế dân chủ nào thì vẫn có thể đi đến độc tài nếu những người lãnh đạo nhà nước không nắm vững cốt lõi của dân chủ. Đó là tinh thần dân chủ và cách hành sử dân chủ.

Tinh thần dân chủ là:

Cách hành sử dân chủ là:

b) Quyền và lợi ích cho mọi người và mỗi người mà chúng ta đề ra để tranh đấu chưa cụ thể và khả thi

Chúng ta đã đề ra các mục tiêu tranh đấu như dân chù, tự do. Nhưng thử hỏi dân chủ và tự do có ăn được không?

Người dân đang bị đối xử như những nô lệ, mạng sống không bằng con vật (như những gì diễn ra trong mùa dịch Covid-19 này), phải cật lực làm để đóng thuế nuôi đảng để đảng lo củng cố đảng và hành hạ người đã bỏ tiền nuôi đảng.

Chúng ta đã cho người dân thấy nghịch lí này chưa (bỏ tiền ra nuôi đảng để đảng hành hạ mình)? Chúng ta có cho người dân thấy đảng đang tước đoạt quyền và lợi ích của mọi người và mỗi người không?

Chúng ta có cho người dân thấy là đảng cộng sản này không có ngu như nhiều người nghĩ? Và họ rất gian ác nên luôn luôn biết lợi dụng sự khốn khổ của người dân cho những mưu cầu chính trị của họ?

c) Không vận động được mọi người thấy rằng chúng ta phải đứng trên đôi chân mình để tranh đấu cho dân chủ và xây dựng một nước Việt nam tốt đẹp hơn.

Tinh thần nô lệ và lệ thuộc đã trở thành quán tính của đa số người Việt. Chỉ có một số ít người Việt còn biết suy nghĩ độc lập, suy nghĩ phê phán và suy nghĩ sáng tạo. Đại đa số chỉ lập lại những gì của người khác như Khổng nói, Hồ chí Minh nói v.v.. Bởi vậy vẫn còn có nhiều người trông chờ có một lãnh tụ hoặc sự trợ giúp của ngoại bang. Bài học Việt nam Cộng hòa và Afghanistan cho thấy là ngoại bang chỉ giúp đỡ được trong chừng mực của họ và vì lợi ích của họ. Nhiều tổ chức đảng phái cũng cố xây dựng lãnh tụ. Nhiều lãnh đạo tổ chức cũng muốn làm lãnh tụ và trông chờ mọi người xây dựng mình thành lãnh tụ.

Lí do này đã làm cho chúng ta khó có thể có một tổ chức lớn mạnh nếu không có bạo lực và tiền bạc.

d) Phương pháp tranh đấu cho những quyền và lợi ich mà chúng ta đề ra chưa phù hợp với nguyện vọng và khả năng của quần chúng

Tại sao chúng ta cứ hô hào dân chúng đòi hỏi dân chủ tự do, một hình thức lật đổ đảng để bị đi tù? Và kết quả là chỉ có một số ít người dám làm.

Tại sao chúng ta không kêu gọi người dân đòi hỏi những quyền thiết thực mà hiến pháp quy định như quyền bảo vệ và chăm sóc sức khỏe miễn phí, quyền được đi học miễn phí, quyền được bảo đảm cơm no áo ấm, quyền được các viên chức nhà nước phục vụ theo đúng khế ước làm thuê mà người dân đã bỏ tiền thuế để mướn?

e) Mô hình tổ chức các tổ chức tranh đấu cho dân chủ chưa đáp ứng được mong muốn của nhiều người và khả thi

Chúng ta chủ trương dân chủ mà mô hình tổ chức lại độc đoán. Chúng ta có thể nhìn vào các tổ chức chính trị hiện nay để kiểm chứng.

Nếu chúng tranh đấu cho dân chủ thì chúng ta phải chấp nhận các đặc tính cốt lõi của dân chủ: đa dạng, thỏa hiệp, đối thoại và bất bạo động.

Khi chấp nhận và tôn trọng tính đa dạng thì việc đầu tiên là phải chấp nhận thỏa hiệp để cùng win-win.

Và cũng phải chấp nhận là không có đánh bóng và xây dựng lãnh tụ như của những người độc tài, độc đoán.

2- Tìm phương hướng thích hợp cho việc tranh đấu cho dân chủ ở Việt nam.

a) Cần tìm câu trả lời cho các câu hỏi: Chúng ta là ai, chúng ta có thể làm gì và chúng ta muốn gì?

Chúng ta cũng cần đặt các câu hỏi: tôi là ai, tôi có thể làm gì và tôi muốn gí? để giúp có câu trả lời cho các câu hỏi trên.

b) Chúng ta không có tiền, không có bạo lực, không có một tổ chức mạnh đủ sức lôi kéo dân chúng cũng như sự ủng hộ của quốc tế.

c) Chúng ta chỉ có khả năng giới hạn về truyền thông và mạng xã hội

d) Đang khi đảng Cộng sản Việt nam có bạo lực, có tiền, có những thành phần hưởng lợi từ đảng ủng hộ đảng bằng bất cứ giá nào.

e) Vậy phương pháp tranh đấu nào thich hợp và khả thi với chúng ta?

Vận động diễn biến hòa bình? Thúc đẩy người dân đòi cho bằng được những quyền như quyền biểu tình, quyền vận động bãi nhiệm những viên chức bất tài, tham nhũng? v.v..

f) Mô hình tổ chức nào phù hợp để tranh đấu trong giai đoạn này?

*- Góp ý về mô hình tổ chức đảng phái cho phù hợp với dân ch

Một tổ chức đảng phái, chủ trương xây dựng một đất nước dân chủ, muốn phát triển và được nhiều người ủng hộ thì: Mô hình tổ chức của đảng phái ấy phải là mô hình tổ chức thu nhỏ của một quc gia dân chủ. Nhờ mô hình tổ chức này, mọi thành viên của tổ chức đảng phái sẽ có cơ hội để thực tập việc xây dựng và điều khiển một quc gia dân chủ thực sự mà mọi thành viên đang theo đuổi. Không thể sống và sinh hoạt với mô hình tổ chức đảng phái theo mô hình tổ chức độc tài mà lại xây dựng được một quc gia dân chủ đúng nghĩa.Đừng nguỵ biện là tổ chức đảng phái thì phải theo mô hình tổ chức độc tài mới mạnh. Tại sao một nước tổ chức theo dân chủ thì mạnh còn một đảng phái tổ chức theo dân chủ thì không mạnh? Ở nhà, ở nhóm hay tổ chức thì sử dụng ''sinh hoạt độc tài'' mà nói là mình sẽ xây dựng được một quốc gia dân chủ thì chỉ là nói phét và lừa bịp.

*- Góp ý về Nội Quy của tổ chức đảng phái theo mô hình tổ chức dân ch

Trong Nội quy của các tổ chức đảng phái theo mô hình tổ chức dân chủ phải quy định người lãnh đạo chỉ được quyền tái ứng cử một số lần nhất định chứ không phải là được quyền tái ứng cử mãi mãi. Bởi vì nắm quyền lực càng lâu càng dễ suy thoái và thành độc tài. Mô hình tổ chức đảng phái theo dân chchỉ cần lãnh đạo chứ không cần lãnh tụ. Cho nên phải tuyệt đối ngăn cấm việc đánh bóng lãnh đạo để biến lãnh đạo thành lãnh tụ. Trái lại trong mô hình tổ chức đảng phái theo độc tài, người ta có vẻ không coi việc phát triển tổ chức lớn mạnh, quan trọng bằng việc đánh bóng lãnh đạo để biến lãnh đạo thành lãnh tụ với tin tưởng là có lãnh tụ thì mọi việc đều giải quyết xong. (Một loại tin tưởng không tưởng và điên rồ trong xã hội với cơ chế tổ chức dân chủ). Ngoài ra còn phải phân công rõ ràng cho các thành viên trong Ban chấp hành từ trung ương tới các địa phương. Đừng biến Ban chấp hành thành cái áo khoác dân chủ để Chủ tịch đảng thực thi độc tài và độc đoán. Và cũng phải quy định là mỗi nhiệm kì, Ban Chấp hánh phải đưa ra chương trình kế hoạch sẽ thực hiện trong nhiệm kì như thế nào để thành viên biết là trong thời gian này sẽ làm những gì và phải làm làm sao. Cần nhớ là Nội Quy phải làm sao giải quyết được hai nguy cơ: một là nắm chức vụ quá lâu mà càng lâu càng suy thoái càng độc đoán và hai là quyền lực càng tuyệt đối càng dễ trở thành suy thoái.

* Mô hình tranh đấu thích hợp nhất hiện nay là mô hình liên minh dựa trên những mục đích rõ ràng và cụ thể trong một giai đoạn nhất định.

Có hai hình thức tổ chức mô hình liên minh này:

Một là các tổ chức và cá nhân họp lại để thống nhất mục tiêu đấu tranh cho thật rõ ràng và cụ thể, thống nhất phương pháp đấu tranh và thời hạn, soạn thảo nội quy và bầu một Ủy ban phối hợp hay còn gọi là Ủy ban thống nhất hành động. Đây là mô hình liên minh mục tiêu và hành động, còn mỗi cá nhân, mỗi tổ chức đều duy trì bản sắc riêng của mình với những sinh hoạt riêng. Hình thức tổ chức này có cái lợi là thống nhất được hành động và có đối tượng để liên hệ. Nhưng có cái bất lợi là đảng Cộng sản có cớ để bắt bớ.

Hai là các tổ chức và cá nhân họp lại để thống nhất mục tiêu đấu tranh và thời hạn đấu tranh cho mục tiêu này. Sau đó các tổ chức và cá nhân tự tìm phương pháp đấu tranh cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể và khả năng. Đây là mô hình chỉ liên minh mục tiêu còn mỗi cá nhân, mỗi tổ chức đều hành sử và hoạt động theo bản sắc riêng của mình. Hình thức tổ chức này có cái lợi là có thể lẩn tránh được sự khủng bố của đảng Cộng sản khiến đảng cộng sản không biết đâu để tấn công, không thể buộc tội là chống phá có tổ chức. Nhưng có cái bất lợi là việc tấn công không có mũi nhọn mạnh, không có đối tượng để liên hệ.

Vài hàng múa rìu qua mắt thợ để mong nhận được những ý kiến góp ý phê bình.

.

PBV
5/9/2021

_________

(*) Tham khảo từ Vitale democratie của Frank Hendriks do Amsterdam University Press phát hành

 

Direct link: http://www.caidinh.com/trangluu1/diendan/vaigopyvephongtrao.htm


Cái Đình - 2021