Hoàng Văn Hùng
“Tứ Đại Ô Nhiễm” của Việt Nam
Ô nhiễm chính trị, với những nét chính sau:
Ô nhiễm kinh tế:
1, Lâm nạn từ lỗi hệ thống:
Với một bộ luật kinh tế cứng nhắc, lai căng, hỗn độn, cùng với bộ máy hành luật quan liêu thiếu minh bạch khiến môi trường đầu tư bất ổn, và môi trường kinh doanh nặng tính “chụp giựt”. Nền kinh tế Việt Nam yếu về động lực, phát triển không lành mạnh. Các nhà đầu tư thiếu niềm tin về tương lai dài hạn, do đó xu hướng đầu tư ăn xổi trở nên thịnh hành. Các vấn nạn chính:
Chi phí sản xuất và dịch vụ quá cao do gánh nhiều khoản bất hợp lý, đặc biệt là chi hối lộ. Chi phí cao còn do mức giá các sản phẩm độc quyền được đội lên cao như điện, nước, đường sá, trường, trạm.
Tất cả những gì nói trên gây nên tình trạng kinh tế hỗn loạn, vượt khỏi tầm quản lý của nhà nước; trong khi thị trường tự do thiếu sức cạnh tranh. Điều này tất yếu dẫn đến trì trệ kinh tế vĩ mô, gia tăng thất nghiệp, bán thất nghiệp và tăng nhanh chóng số người bị bần cùng hóa.
2, Kinh tế nhà nước – xác sống nuôi sâu mọt:
Giai đoạn thịnh vượng kém phẩm chất từ 2006 đến 2011 đã nuôi dưỡng tâm lý tự mãn, ưa thích rủi ro, luôn nhìn thấy khả năng sinh lợi từ nhiều dự án mà không dự báo được tương lai, một lý do chính khuyến khích gia tăng đòn bẩy nợ. Đây chính là thời kỳ khởi phát hỗn loạn tài chính –tiền tệ dẫn đến các sụp đổ tín dụng mà các nhà kinh tế gọi là “điểm lật Minsky”. Trong giai đoạn 2011 cho đến 2016 các doanh nghiệp nhà nước biến thành những cái túi không đáy khi một mặt đòi hỏi nhà nước bơm tiền vô độ để cấp cứu khỏi vỡ nợ, một mặt càng hoạt động mạnh thì càng tăng lỗ (trong khi đó nhiều doanh nghiệp vẫn báo cáo lãi trên thị trường chứng khoán để bán tháo cổ phiếu). Hậu quả là chúng ăn tàn phá hại ngân sách và tự “ăn thịt” chính chúng cho đến chết. Đó là cái kết của gần 1000 doanh nghiệp nhà nước trong 5 năm từ 2012 đến nay. Kiểu mẫu điển hình như Vinashin, Vinaline, Xăng dầu quân đội, PVN, Nhà máy cán thép Cái Lân, Gang thép Thái Nguyên..v..v.. “Tốc độ tăng về nợ của khối doanh nghiệp nhà nước năm 2011 so với năm 2006 là 2,2 lần và tăng bình quân hàng năm vào khoảng 16%. Tỷ lệ nợ phải trả của các doanh nghiệp nhà nước từ năm 2006 đến nay cao hơn số GDP. Điều này có nghĩa cả nước làm trong cả năm cũng không đủ để doanh nghiệp nhà nước trả nợ ” (CEO Đặng Đức Thành – chủ tịch HDQT DRH). Khu vực tư nhân còn dễ bị tổn thương hơn trong sự mất ổn định của thị trường tiền tệ bởi phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có “bầu sữa” nào cấp cứu chúng. Trong các năm từ 2013 đến 2015 mỗi năm đều có hơn 65.000 doanh nghiệp giải thể hoặc chờ giải thể. 4 tháng đầu năm 2016 có trên 15.685 doanh nghiệp ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể; 9.480 tạm ngừng hoạt động có thời hạn (nguồn: http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/146-5815-4-thang-dau-nam-gan-29-000-doanh-nghiep-giai-the-ngung-hoat-dong-.html). Nợ thuế các loại lũy kế đến đầu năm 2016 là trên 20.000 tỷ đồng.
3, Sự biến thái của kinh tế ngoài quốc doanh:
Một đặc điểm kỳ quái của môi trường kinh tế Việt Nam là, trong khi kinh tế khu vực nhà nước xơ cứng, ăn tàn phá hại, thì thị trường tự do hỗn loạn - một kiểu kinh tế “rừng rú”, phân ly thành ba mảng rõ rệt: 1, Các tập đoàn hoặc cá nhân đại gia “cá mập” liên hệ chặt chẽ với hệ thống chính trị, được các quan chức bảo kê, thí dụ: Hoàng Anh Gia Lai, FLC, Vingroup, FPT, Hòa Phát .v.v..Nhờ liên kết chặt chẽ với quan chức cấp cao mà những tập đoàn này có được các lợi thế rất lớn, có thể thao túng cả chủ trương chính sách và hệ thống ngân hàng, có thể tung hoành ở những lĩnh vực không ai được làm: phá rừng, cướp tài nguyên, hủy hoại môi sinh, lừa dân chiếm đất… ; 2, Các doanh nghiệp kinh doanh lừa bịp đa cấp hoặc tín dụng đen- những “con cáo thắt cà vạt” chuyên lừa đảo theo mô hình Ponzi và bán hàng đa cấp hoành hành khắp cả nước, tung nhiều chiêu trò copy từ Trung Quốc để lừa đảo vét tiền của dân. Hàng triệu người bị dẫn dụ sập bẫy lừa đảo, bị bòn rút đến khánh kiệt, khuynh gia bại sản. (đã sụp đổ, bị truy tố như: Khải Thái; BBG; IMMI; IDT; Liên Kết Việt; Wiliam;…; hơn 60 công ty còn hoạt động như: Thiên Ngọc Minh Uy; Vision; Amway; Lô Hội; Noni Vina, OHG…); 3, Cuối cùng là những “con cừu” tội nghiệp của nền kinh tế : các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa , hầu hết sống lay lắt, gặp vô vàn khó khăn , gắng tồn tại chờ thời. Tuy nhiên đây lại chính là thành phần kinh tế có công giảm thất nghiệp và đóng góp ngân sách hiệu quả nhất. Họ không có bất cứ một ưu đãi, o bế nào từ nhà nước.
Ô nhiễm xã hội:
Ô nhiễm chính trị và kinh tế là các nguyên nhân chính gây nên các thảm cảnh đời sống cộng đồng, động loạn xã hội và mất an ninh chung, biểu hiện:
Ô nhiễm môi trường:
Cùng với nạn tham nhũng của quan chức và đặc tính quan liêu – bất tài – vô trách nhiệm của hệ thống chính trị, tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm thực phẩm ở Việt Nam chưa bao giờ gia tăng mạnh cả về bề rộng và chiều sâu như thế.
1, Các quả bom ô nhiễm đã nổ và đang chờ nổ:
Với tình trạng lệ thuộc Trung Quốc cộng với nạn ăn hối lộ từ cấp cao, các nguyên thủ Việt Nam bất chấp mọi phản đối của dân chúng, phớt lờ mọi ý kiến phản biện của các nhà khoa học, nhắm mắt vung tay ký các hợp đồng tai hại với Trung Quốc. Những dự án có nguy cơ phá hủy môi trường nặng nề nhất là Formosa Vũng Áng; Bauxite Tây Nguyên , dự án cho thuê hơn 300 ngàn héc-ta trong vòng 50 năm đất rừng đầu nguồn các tỉnh Tây Bắc và Trung Nam bộ. Điều đặc biệt nguy hiểm: việc phá rừng nguyên sinh để trồng mới rừng là nguyên nhân chính gây nạn lũ lụt mùa mưa và thiếu nước vào mùa khô, đang trở nên đặc biệt trầm trọng trong vài năm gần đây.
2, Độc tài và Tham nhũng là nguyên nhân chính tăng cường độ đô thị hóa đến mức điên cuồng, kéo theo nạn ô nhiễm đô thị. Quá tải dân số khiến môi trường thủ đô và các thành phố lớn ô nhiễm không thể khắc phục nổi. Tại sao dân số thành phố tăng cơ học với mức độ bất thường? Lý do thứ nhất: cũng như mọi chính thể độc tài khác, nhà cầm quyền luôn mạnh tay chi ngân sách cho việc tạo một môi trường khá giả xung quanh “triều đình” để tạo cái kén an toàn dễ chịu cho chúng. Lý do thứ hai: nguồn tiền tham nhũng khổng lồ chủ yếu được chi tiêu tại các thành phố, nơi hội tụ các quan chức cấp cao. Vì vậy thành phố là nơi có nguồn tiền lớn chi cho xây dựng, an ninh, ăn uống, dịch vụ,vui chơi…tức là có nhiều việc làm. Lao động thôn quê nghèo khó đổ xô về thành phố kiếm việc làm. Sinh viên ngoại tỉnh sau khi tốt nghiệp hầu hết ở lại thành phố. Hà Nội và Sài Gòn ngày nay không khi nào thoát tắc đường, cả ngày lẫn đêm. Theo một kết quả nghiên cứu mới công bố năm 2008 của Ngân hàng Thế giới (WB), trên 10 tỉnh thành phố Việt Nam, xếp theo thứ hạng về ô nhiễm đất, nước, không khí, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa bàn ô nhiễm đất nặng nhất. Theo báo cáo của Chương trình môi trường của Liên hợp quốc, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu châu Á về mức độ ô nhiễm bụi.
3,Ô nhiễm đất đai, môi trường và thực phẩm do sử dụng các hóa chất độc hại nhập tràn lan từ Trung Quốc đã đến mức không kiểm soát nổi. Sự bất tài của bộ máy quản lý, tình trạng bất lực của các cơ quan chức năng, thói ăn hối lộ phổ biến của quan chức trong ngành Hải quan và Kiểm định đã góp phần chính tạo ra vấn nạn ô nhiễm này.
Làm gì với “tứ đại ô nhiễm”?
Bây giờ đến người dân ít học cũng nhận rõ chân tướng độc tài tham nhũng là bản chất của thể chế này. Và sự thực chính quyền trung ương ngày nay không có gì khác là một hệ thống “MAFIA nhà nước” ngày càng rõ nét. Một thời kỳ ngạt thở chính trị, trì trệ kinh tế, khủng hoảng xã hội và tê liệt quốc phòng đang có nguy cơ đeo đẳng Việt Nam lâu dài. Chính thể này không thay đổi thì Tứ Đại Ô Nhiễm còn tồn tại và ngày càng trầm trọng hơn. Điều bất cập là đa số người dân Việt Nam chưa cảm nhận được các giá trị dân chủ và pháp trị, chưa hiểu rõ quyền con người trong một mô hình đất nước văn minh. Sự bất bình, chán nản ngày càng dâng cao, nhưng điều cần nhất là đứng dậy tranh đấu thì rất ít ỏi, không có tổ chức. Đúng như những câu thơ của cô giáo Trần Thị Lam: "bốn nghìn tuổi mà dân không chịu lớn/…đứng trước bất công không dám kêu đòi".
Dân nào thì chính quyền nấy, khi dân trí được nâng cao thì thể chế buộc phải đổi mới, vì nhân dân tiến bộ không thể dung nạp chính thể lỗi thời. Nhưng Dân trí - đúng ra là dân trí về chính trị - chỉ có thể nâng cao nhờ chính quá trình vận động chính trị, tức là đấu tranh đòi tự do dân chủ, mà trước hết là TỰ DO NGÔN LUẬN, TỰ DO BIỂU TÌNH, TỰ DO LẬP HỘI. Tự do phải giành mới có, không bao giờ có thể trông chờ bọn độc tài tự rời ghế của chúng, không bao giờ. Hãy nói cho dân hiểu, hành động cho dân theo. Đây là trách nhiệm, là lương tâm thời đại đặt lên đầu mỗi chúng ta, những người trí thức, những nhà báo độc lập.
Ngày 30/7/2016
Hoàng Văn Hùng