Thích Vân Phong
Trong trận chiến chống Covid-19, loài người thiếu khả năng lãnh đạo
.
Nhiều người đổ lỗi cho “đại dịch Viruscorona” (the coronavirus epidemic) trên toàn cầu hóa, và nói rằng cách duy nhất để ngăn chặn nhiều dịch bệnh như thế là trừ khử toàn cầu hóa thế giới. Cách ly, hạn chế đi lại, giảm thiểu buôn bán. Tuy nhiên trong khi kiểm dịch ngắn hạn là điều cần thiết để ngăn dịch bệnh, thì sự cô lập lâu dài sẽ dẫn đến nền kinh tế bị suy sụp, lại không cung cấp bất kỳ phương dược hiệu nghiệm nào để chữa lành các loại bệnh truyền nhiễm vô cùng độc hại. Chỉ là điều trái ngược. Thực sự thuốc giải độc dành cho dịch bệnh hiểm ác không phải là sự phân biệt, mà là sự hợp tác.
Trước thời đại toàn cầu hóa hiện nay, đã từ lâu bệnh dịch quái ác đã cướp đi hàng triệu mạng người. Vào thế kỷ 14, chưa có máy bay và tàu du lịch, nhưng “Cái Chết Đen” đã lây lan từ Đông Á sang Tây Âu trong vòng chưa đầy một thập kỷ. Nó đã giết chết từ 75 triệu đến 200 triệu người – hơn 1/4 dân số Á-Âu. Tại Vương quốc Anh, trong số 10 hết 4 người tử vong. Thành phố Florence, thủ phủ của vùng Toscana, Ý đã cướp mất 50.000 mạng người trong số 100.000 người dân. (Chết Đen là tên gọi của 1 đại dịch xảy ra ở châu Á và châu Âu trong thế kỷ XIV, mà đỉnh điểm là ở châu Âu trong 1346-1351, với số lượng người chết ở châu Âu và châu Á từ 75 - 200 triệu người).
Vào tháng 3 năm 1520, một tàu sân bay duy nhất – Francisco de Eguía – đã hạ cánh ở Mexico. Vào thời điểm đó, Trung Mỹ chưa có xe lửa, xe buýt. Tuy nhiên, đến tháng 12 năm này, một bệnh dịch đậu mùa đã tàn phá toàn bộ Trung Mỹ, ước tính lên đến một phần ba dân số bị thiệt mạng cho trận đại dịch quái ác này.
Năm 1918, đặc biệt có một “chủng cúm độc lực” (virulent strain of flu) đã lan truyền trong vòng vài tháng đến các góc xa xôi trên thế giới. Nó đã lây nhiễm đến nửa tỷ người – hơn một phần tư nhân loại thời đó. Ước tính, dịch cúm này đã giết chết 5% dân số Ấn Độ. Số người dân trên đảo Tahiti đã chết đến 14% (Tahiti là đảo lớn nhất của Polynésie thuộc Pháp, nằm ở phía nam Thái Bình Dương). Dân số Đảo quốc Samoa đã tử vong 20% (một quốc gia nằm ở phía Tây Quần đảo Samoa, thuộc Nam Thái Bình Dương). Nhìn chung, đại dịch hiểm ác này đã cướp mất hàng chục triệu người – và có thể lên đến 100 triệu người – trong vòng chưa đầy một năm. Hơn cả Thế chiến thứ nhất đã bị giết trong bốn năm chiến đấu tàn khốc.
Trong thế kỷ trôi qua từ năm 1918, loài người ngày càng dễ bị bệnh dịch hơn, do sự kết hợp giữa dân số ngày càng gia tăng và giao thông phát triển. Một đô thị hiện đại như Tokyo hay Mexico City cung cấp các mầm bệnh phong phú hơn nhiều so với Florence thời trung cổ, và mạng lưới giao thông toàn cầu ngày nay nhanh hơn nhiều so với đầu thế kỷ 20 (1918). Một loại virus có thể di chuyển từ Paris đến Tokyo và Mexico City trong vòng chưa đầy 24 giờ. Vì vậy, chúng ta đành phải sống trong một địa ngục truyền nhiễm, với một bệnh dịch hiểm ác gây chết người này đến một bệnh dịch khác.
Tuy nhiên, cả tỷ lệ mắc và ảnh hưởng của dịch bệnh thực sự đã giảm đáng kể. Bất chấp những đợt bùng phát đại dịch khủng khiếp như AIDS và Ebola, trong thế kỷ 21, dịch bệnh giết chết một tỷ lệ nhỏ hơn nhiều so với bất kỳ thời điểm nào trước đây kể cả từ thời kỳ đồ đá. Điều này do con người bảo vệ tốt nhất trong việc phòng chống mầm bệnh không phải là sự cô lập – đó là thông tin. Nhân loại đã chiến thắng trong cuộc chiến chống lại các dịch bệnh hiểm ác, bởi trong cuộc chạy đua vũ trang y tế giữa mầm bệnh và chiến binh bác sĩ, mầm bệnh dựa vào đột biến mù trong khi các bác sĩ dựa vào phân tích thông tin khoa học.
Hình 1: Một trại cách ly dịch cúm, nơi bệnh nhân được điều trị
“điều trị không khí trong lành” vào năm 1918. Ảnh: Bettmann/Getty
Chiến thắng Cuộc chiến chống Mầm bệnh
Khi “Cái Chết Đen” xảy ra vào thế kỷ 14, mọi người không biết nguyên nhân gây ra nó, và những gì có thể khống chế được nó. Cho đến thời kỳ hiện đại, con người thường đổ lỗi bệnh tật cho các vị Hung thần Sân hận, Ác quỷ hay do môi trường ô nhiễm, và thậm chí không nghi ngờ sự tồn tại của các loài vi khuẩn và virus. Mọi người cứ tin vào các vị Thiên thần và các nàng Tiên, nhưng họ không thể tưởng tượng rằng, một giọt nước có thể chứa toàn bộ vũ khí của những kẻ săn mồi chết người. Do đó, khi “Cái Chết Đen” hoặc bệnh đậu mùa đến viếng thăm, điều tốt nhất mà Chính quyền có thể nghĩ đến là việc tổ chức những buổi cầu nguyện chung, van xin cẩn cáo khẩn cầu các vị thần minh, thánh chúa. Nó không giúp được gì. Thật vậy, khi mọi người tụ tập hàng loạt để cùng nhau cầu nguyện, nó thường gây lây nhiễm dịch bệnh một cách nhanh chóng đến cộng đồng.
Trong thế kỷ qua, các nhà khoa học, bác sĩ và y tá trên khắp thế giới đã tổng hợp thông tin, cùng nhau tìm hiểu cả cơ thể đằng sau dịch bệnh và các phương tiện khống chế chúng. Lý thuyết về sự tiến hóa đã giải thích tại sao, và làm thế nào mà các dịch bệnh mới bùng phát, thì các dịch bệnh cũ trở nên độc hại hơn. Di truyền học cho phép các nhà khoa học theo dõi hướng dẫn sử dụng của mầm bệnh. Mặc dù tiền nhân thời trung cổ chưa bao giờ phát hiện ra nguyên nhân gây ra “Cái Chết Đen”, nhưng các nhà khoa học chỉ mất hai tuần để xác định được Viruscorona mới, “giải mã bộ gen của nó” (sequence its genome) và phát triển một thử nghiệm đáng tin cậy để xác định người nhiễm bệnh.
Một khi các khoa học gia đã hiểu nguyên nhân gây ra dịch biệnh, việc khống chế chúng trở nên dễ dàng hơn nhiều. Tiêm vắc-xin, kháng sinh, cải thiện tốt hơn nữa về vệ sinh và cơ sở hạ tầng y tế, đã cho phép nhân loại chiếm thế thượng phong trước những kẻ săn mồi vô hình. Năm 1867, dịch bệnh đậu mùa đã lây nhiễm 15 triệu người và giết chết 2 triệu người trong số họ. Nhưng trong thập kỷ tiếp theo, một chiến dịch tiêm phòng dịch bệnh đậu mùa toàn cầu đã rất thành công, đến năm 1979, Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization, WHO) tuyên bố rằng, loài người đã chiến thắng, và dịch bệnh đậu mùa đã bị xóa sạch. Năm 2019, không còn một người nào bị nhiễm hoặc bị bệnh đậu mùa.
Hinh 2: 7/3/2020, các chuyến bay khởi hành từ nhà ga quốc tế tại sân bay quốc tế John F. Kennedy, thành phố New York vắng vẻ.
Sau đó, khi nỗi lo ngại về đại dịch Virus corona lan nhanh, Tổng thống Hoa Kỳ Trump tuyên bố hạn chế khách đến từ châu Âu.
Ảnh: Spencer Platt/Getty
Bảo vệ Biên giới của Chúng ta
Lịch sử hiện tại này dạy chúng ta điều gì về đại dịch Viruscorona?
Ngụ ý đầu tiên rằng, quý bạn không thể tự bảo vệ mình bằng cách vĩnh viễn đóng cửa biên giới. Hãy nhớ rằng, quá khứ dịch bệnh lây lan nhanh chóng ngay cả vào thời trung cổ, trước thời đại toàn cầu hóa rất lâu. Vì vậy, ngay cả khi quý bạn giảm kết nối toàn cầu của mình xuống mức của Vương quốc Anh vào thế kỷ 14 (1348) – điều này vẫn không đủ. Để thực sự bảo vệ bản thân thông qua sự cô lập, sẽ không làm như hành trình thời trung cổ. Quý bạn sẽ phải đi đầy đủ thời kỳ đồ đá. Quý bạn có nghĩ điều này?
Thứ hai, lịch sử chỉ ra rằng sự bảo vệ thực sự đến từ việc chia sẻ thông tin khoa học đáng tin cậy, và từ sự đoàn kết toàn cầu. Khi một quốc gia bị dịch bệnh tấn công, họ sẵn sàng chia sẻ thông tin trung thực về sự bùng phát mà không sợ thảm họa kinh tế – trong khi các quốc gia khác có thể tin tưởng vào thông tin đó và nên sẵn sàng giúp đỡ hơn là tẩy chay nạn nhân. Ngày nay, “Trung Quốc có thể dạy cho các quốc gia trên toàn thế giới” (China can teach countries all over the world ) nhiều bài học quan trọng về Viruscorona, nhưng điều này đòi hỏi sự tin tưởng và hợp tác quốc tế cao.
Hợp tác quốc tế rất cần thiết cho các biện pháp hiệu quả trong kiểm dịch. Kiểm dịch và khóa chặt là điều cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Nhưng khi các quốc gia không tin tưởng lẫn nhau, và mỗi quốc gia cảm thấy rằng đây là của riêng mình, các chính phủ ngần ngại trong thực hiện các biện pháp quyết liệt như vậy. Nếu quý bạn phát hiện ra 100 trường hợp nhiễm Viruscorona tại đất nước của quý bạn, ngay tức khắc quý bạn nên khóa toàn bộ thành phố và khu vực? Ở mức độ lớn, điều đó phục thuộc vào những gì quý bạn mong đợi từ các quốc gia khác. Khóa chặt các thành phố của riêng quý bạn có thể dẫn đến sụp đổ kinh tế. Nếu quý bạn nghĩ rằng các quốc gia khác sẽ giúp đỡ quý bạn – quý bạn sẽ có nhiều khả năng áp dụng biện pháp quyết liệt này. Nhưng nếu quý bạn nghĩ rằng các quốc gia khác sẽ bỏ rơi quý bạn, có lẽ quý bạn sẽ do dự cho đến khi quá muộn.
Có lẽ điều quan trọng nhất mà mọi người nên nhận ra về dịch bệnh như vậy, đó là sự lây lan của dịch bệnh ở bất cứ quốc gia nào gây nguy hiểm cho toàn bộ các chủng người. Điều này là do virus tiến hóa. Như Viruscorona bắt nguồn từ động vật, chẳng hạn như dơi. Khi chúng nhảy sang người, ban đầu virus không thích nghi với vật chủ của con người. Trong khi sao chép bên trong con người, đôi khi virus trải qua các đột biến. Hầu hết các đột biến là vô hại. Nhưng thỉnh thoảng một đột biến làm cho virus lây nhiễm nhiều hơn hoặc kháng lại hệ thống miễn dịch của con người – và sau đó chủng virus đột biến này sẽ nhanh chóng lây lan trong dân số loài người. Vì một người duy nhất có thế lưu trữ hàng nghìn tỷ hạt virus trải qua quá trình sao chép liên tục, mỗi người nhiễm bệnh mang lại cho hàng nghìn tỷ cơ hội mới để virus thích nghi hơn với con người.
Đây không chỉ là suy đoán, “Cuộc khủng hoảng ở khu vực đỏ” (Crisis in the Red Zone) của Richard Preston, (nhà văn, nhà báo, tác giả bán chạy nhất, người đã viết sách về bệnh truyền nhiễm, khủng bố sinh học, redwoods và các chủ đề khác, cũng như tiểu thuyết), đã mô tả chính xác một chuỗi các sự kiện như vậy trong vụ dịch Ebola 2014. Sự bùng phát bắt đầu khi một số virus Ebola nhảy từ dơi sang người. Những loại virus này khiến con người bị nhiễm nặng, nhưng chúng vẫn thích nghi với việc sống bên trong loài dơi hơn là với cơ thể con người. Điều đã biến Ebola từ một căn bệnh tương đối hiếm thành dịch bệnh hoành hành là một đột biến duy nhất ở một gen duy nhất ở một loại virus Ebola đã lây nhiễm cho một người duy nhất, ở một nơi nào đó trong khu vực Makona, Tây Phi. Đột biến đã cho phép chủng Ebola đột biến – được gọi là chủng Makona – liên kết với các chất vận chuyển cholesterol của tế bào con người. Bấy giờ, thay vì cholesterol, những người vận chuyển đã kéo Ebola vào các tế bào. Chủng Makona mới này đã lây nhiễm gấn bốn lần cho con người.
Khi quý bạn đọc những dòng này, có lẽ một đột biến tương tự đang diễn ra trong một gen duy nhất ở Viruscorona đã lây nhiễm cho một số người ở Tehran, Milan hoặc Vũ Hán. Thực sự nếu điều này xảy ra, đây là mối đe dọa trực tiếp không chỉ với người Iran, người Ý hay người Trung Quốc, mà cả cuộc sống của quý bạn nữa. Tất cả con người trên khắp thế giới chia sẻ mối quan tâm sinh tử không cho Viruscorona một cơ hội như vậy. Vì điều này có nghĩa là chúng ta cần bảo vệ mọi người ở mọi quốc gia.
Trong những thập niên 1970 của thế kỷ 20, loài người đã tìm cách đánh bại virus đậu mùa, vì tất cả mọi người ở tất cả các quốc gia đều được tiêm phòng đậu mùa. Thậm chí nếu một quốc gia không tiêm phòng cho dân số của mình, nó có thể gây nguy hiểm cho toàn thể nhân loại, bởi vì khi nào virus đậu mùa tồn tại và phát triển ở đâu đó, nó luôn có thể lây lan trở lại ở khắp nơi.
Trong cuộc chiến chống ác quỷ virus, loài người cần bảo vệ chặt chẽ biên giới. Nhưng không phải biên giới giữa các quốc gia. Thay vào đó, nó cần bảo vệ biên giới giữa thế giới loài người và phạm vi của ác quỷ virus. Hành tinh trái đất đang hợp tác với vô số virus và các virus mới liên tục phát triển do đột biến gen. Đường biên giới ngăn cách quả cầu virus này với thế giới loài người đi vào bên trong cơ thể của mỗi con người. Nếu một loại virus nguy hiểm tìm cách xâm nhập biên giới này ở bất cứ nơi đâu trên trái đất, nó sẽ khiến cả loài người gặp nguy hiểm.
Trong thế kỷ qua, nhân loại đã củng cố biên giới này hơn bao giờ hết. Các hệ thống y dược chăm sóc sức khỏe hiện đại đã được xây dựng để phục vụ như một bức tường ngăn cách ở biên giới đó, và các y tá, bác sĩ và nhà khoa học là những người bảo vệ tuần tra và đẩy lùi những kẻ xâm nhập. Tuy nhiên, các phần dài của biên giới này đã bị bỏ lại một cách khao khát. Thậm chí có đến hàng trăm triệu người khắp nơi trên thế giới đang thiếu các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản. Điều này gây nguy hiểm cho tất cả chúng ta. Chúng ta đã quen nghĩ về sức khỏe theo nghĩa quốc gia, nhưng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho người Iran và người Trung Quốc giúp bảo vệ người Israel và người Mỹ khỏi dịch bệnh. Sự thật đơn giản này nên rõ ràng với mọi người, nhưng thật chẳng may, nó thoát khỏi cả một số người quan trọng nhất trên thế giới.
Hình 3: Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump rời bục giảng sau khi thông báo tình trạng khẩn cấp quốc gia
trong cuộc họp báo về Viruscorona tại tòa Bạch Ốc, Washington, DC, 13/3/2020. Ảnh: Alex Brandon, AP AP
Một Thế giới Lãnh đạo
Ngày nay nhân loại phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng cấp tính, không chỉ đại dịch Viruscorona mà còn do sự thiếu tin tưởng giữa con người. Để đánh bại một dịch bệnh, mọi người cần tin tưởng các chuyên gia khoa học, công dân cần tin tưởng các cơ quan công quyền, và các quốc gia cần tin tưởng lẫn nhau. Trong vài năm qua, các chính trị gia vô trách nhiệm đã cố tình phá hoại niềm tin vào khoa học, trong các cơ quan công quyền và hợp tác quốc tế. Do đó, chúng ta hiện đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng này, do các nhà lãnh đạo toàn cầu có thể truyền cảm hứng, tổ chức và phối hợp tài trợ cho một phản ứng toàn cầu.
Trong một đại dịch Ebola 2014, Hoa Kỳ đóng vai trò là nhà lãnh đạo. Hoa Kỳ đã hoàn thành một vai trò tương tự trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, khi quốc gia này đứng sau các nước đủ để ngăn chặn khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nhưng trong những năm gần đây, Hoa Kỳ đã từ bỏ vai trò lãnh đạo toàn cầu.
Hiện tại Chính phủ Hoa Kỳ đã cắt giảm hỗ trợ cho các tổ chức y tế như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), và thực sự đã nói rõ với thế giới rằng, Hoa Kỳ không còn bạn hữu – nó chỉ có lợi ích. Khi cuộc khủng hoảng Viruscorona bùng phát, Hoa Kỳ đứng bên lề và cho đến nay đã kiềm chế không giữ vai trò lãnh đạo. Cuối cùng ngay cả khi nó cố gắng nắm quyền lãnh đạo, hiện tại niềm tin vào Chính phủ Mỹ đã bị xói mòn đến mức như vậy, rằng rất ít quốc gia sẽ sẵn sàng tuân theo họ. Khoảng trống còn lại của Hoa Kỳ đã không lấp đầy bởi bất kỳ ai khác. Chỉ là đi ngược lại, “Xenophobia” (Bài ngoại là sợ hãi hoặc không tin tưởng những người thuộc chủng tộc, sắc tộc, dân tộc khác với mình), hiện nay là chủ nghĩa cô lập và mất lòng tin, là đặc điểm của hầu hết các hệ thống quốc tế. Nếu không có niềm tin và sự đoàn kết toàn cầu, chúng ta sẽ không thể ngăn chặn dịch Viruscorona và chúng ta có thể sẽ thấy nhiều dịch bệnh như vậy trong tương lai. Nhưng mỗi cuộc khủng hoảng cũng là một cơ hội. Hy vọng rằng, hiện tại dịch bệnh sẽ giúp loài người nhận ra mối nguy hiểm cấp tính do mất đoàn kết toàn cầu.
Lấy một ví dụ nổi bật, dịch bệnh có thể là cơ hội vàng để EU lấy lại sự hỗ trợ phổ biến mà nó đã mất trong những năm gần đây. Nếu các thành viên của EU nhanh chóng may mắn hơn, và hào phóng gửi tiền, thiết bị và nhân viên y tế để giúp đỡ những đồng nghiệp khó khăn nhất của họ, điều này sẽ chứng tỏ giá trị lý tưởng của châu Âu tươi đẹp hơn bất kỳ bài phát biểu nào. Mặt khác, nếu mỗi quốc gia tự bảo vệ mình được, thì dịch bệnh có thể là tiếng chuông báo tử của liên minh.
Trong thời khắc khủng hoảng này, cuộc đấu tranh quyết định diễn ra trong chính loài người. Nếu dịch bệnh này dẫn đến sự mất đoàn kết, và mất lòng tin ở con người nhiều hơn, đó sẽ là chiến thắng lớn nhất của Viruscorona. Khi con người chiến đấu – Viruscorona tăng gấp đôi. Ngược lại, nếu dịch bệnh dẫn đến sự hợp tác toàn cầu chặt chẽ hơn, đó sẽ là một chiến thắng không chỉ chống lại Viruscorona, mà còn chống lại tất cả các mầm bệnh trong tương lai.
.
Nguyên tác: In the battle against Coronavirus, Humanity lacks leadership (Time, 15.03.2020)
Tác giả: Yuval Noah Harari
Thích Vân Phong dịch
____________
Tác giả Tiến sĩ Yuval Noah Harari (sinh ngày 24 tháng 2 năm 1976), triết gia, người Do Thái, Giáo sư Sử học tại Đại học Tel Aviv, một nhà Phật học uyên thâm, một thiền giả thâm niên trong thực nghiệm thiền Vipassana, một nhà sử học người Israel và là giáo sư Khoa Lịch sử tại Đại học Hebrew Jerusalem, Đại học Tel Aviv...
Thiền giả Yuval Noah Harari là tác giả các tập sách bán chạy trên thế giới như: "Sapiens, A Brief History of Humankind" và "Homo Deus, A Brief History of Tomorrow". "21 bài học cho thế kỷ XXI" (2018). Các bài viết của ông xoay quanh ý chí tự do, ý thức và trí thông minh.