Nguyễn Văn Trần


Việt Nam trên đường Phát triển và Hội nhập
Nhìn lại Giáo dục và Y tế *

Đến đầu thập niên 80, tổ chức và quản lý đất nước theo mô hình Xã Hội Chủ Nghĩa lấy chuyên chính chỉ đạo đã hoàn toàn thất bại, đưa Việt Nam đến bờ vực thẳm. Năm 1986, đảng cộng sản Hà N ội đã phải chọn lựa sự thay đổi cách tổ chức và quản lý xã hội khác hơn, gọi là chánh sách "đổi mới".

Chánh sách đổi mới đã ít nhiều tôn trọng quyền làm ăn của người dân nên nâng cao sự sản xuất xã hội. Nhờ đó, kinh tế từng bước hồi phục và tăng trưởng liên tục ở mức 8,4% mỗi năm từ năm 1990. Tỷ lệ nghèo khó giảm. Điều tra mức sống năm 1992 - 1993 cho thấy có 51% dân nghèo và có đến 90% dân nghèo sống ở nông thôn. Qua năm 1997 - 1998, tỷ lệ nghèo từ 51% giảm xuống 37%.(1)

Theo chỉ số phát triển của Liên Hiệp Quốc là nhằm phát triển con người (human development index) thì vào năm 2000, với những thành tựu của chánh sách đổi mới, nhờ thay đổi cơ cấu và thể chế quản lý kinh tế xã hội, Việt Nam được xếp vào hạng 108 trong số 174 quốc gia dựa theo mức phát triển.(2)

Ngày nay, tăng trưởng chậm lại và nạn thất nghiệp gia tăng, cho thấy các yếu kém cơ bản của chánh sách kinh tế xã hội Việt Nam do đổi mới trong thực tế chưa đúng mứ c . Đảng cộng sản Hà N ội vẫn còn do dự trong việc muốn cho phép khu vực tư đóng góp vào tiến trình phát triển kinh tế xã hội. Phe bảo thủ trong đảng hãy còn tin vào đường lối lãnh đạo là Nhà nước phải nắm độc quyền về các dịch vụ xã hội. Năm 1986, khi ban hành chánh sách "đổi mới", đảng cộng sản đề cao "chiến lược con người".

Hiến pháp 1 992 ghi "giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu". Qua Đại hội lX, đảng cộng sản ở Việt Nam hô hào tiếp tục đẩy mạnh đổi mới kinh tế, phát triển văn hóa, giáo dục và xây dựng con người. (3)

Sau hơn 50 năm cầm quyền lãnh đạo toàn diện đất nước, giáo dục và y tế ở Việt Nam ngày nay ra sao?

I.- Giáo dục ở Việt N am ngày nay

Qua Đại hội IX, chánh quyền Việt Nam đưa ra chỉ tiêu tăng truởng bình quân 7 - 7,5% mỗi năm trong 10 năm (2001 - 2010). Đây là một tham vọng có thể thực hiện được nếu chánh quyền Việt Nam can đảm tiến hành thật sự những đổi mới quan trọng về chánh trị mà đưa tầm nhìn cho một chánh sách phát triển trong dài hạn. Muốn như vậy, chánh quyền Việt Nam phải quan tâm thực hiện giáo dục và đào tạo ở đúng tầm quan trọng là "quốc sách hàng đầu".

Bài viết, trong phần I, sẽ đề cập đến vai trò của giáo dục - đào tạo trong sự phát triển kinh tế, kiểm điểm tình hình giáo dục - đào tạo hiện tại và sẽ đề nghị một vài sửa đổi cụ thể và trong phần II, sẽ nói về y tế.

1- Liên hệ giữa Giáo dục - Đào tạo và Phát triển kinh tế

Nguồn vốn căn bản để phát triển kinh tế của một quốc gia là nhân lực và thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên chỉ được khai thác để đem lại sự giàu có cho quốc gia khi nguồn nhân lực được đào tạo và tích lũy đúng mức, mà kiến thức là yếu tố quyết định mức phát triển. Do đó mà ngày nay có danh từ mới trong kinh tế là kinh tế tri thức, tức kinh tế hiểu biết hay kỹ nghệ dùng nhiều kiến thức.

Vốn nhân lực do giáo dục - đào tạo mà có. Trong kinh tế, giáo dục - đào tạo hôm nay là để đưa vào lao động sản xuất cho ngày mai. Vì thế, chi phí quốc gia dành cho giáo dục - đào tạo là sự đầu tư xây dựng vốn nhân lực. Thông thường, người có học sẽ có năng xuất cao hơn người học ít khi cùng làm một công việc.

Trong kinh tế, nhứt là kinh tế thị trường, sự khác biệt về năng xuất lao động giữa hai người có hai trình độ giáo dục - đào tạo hơn/kém là sự chênh lệch rất hiển nhiên về mức thu nhập của họ.

Giáo dục - đào tạo ở cấp cao sẽ đóng góp vào những phát minh mới trong nhiều địa hạt khoa học, trở thành những động cơ chánh phát triển kinh tế xã hội ở nhiều nước ngày nay, như làm ra nhiều sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao, sáng tạo những phương pháp tổ chức và quản trị có lợi tối ưu. Nhờ giáo dục - đào tạo mà những tiến bộ mới mẻ này làm tăng phúc lợi xã hội và đất nước nhờ đó mà trở nên giàu mạnh, văn minh.

Ở các nước đang phát triển, giáo dục - đào tạo đem lại cho người dân sự hiểu biết khoa học chính xác, cần thiết để nhận định hướng đi đúng cho nền kinh tế quốc gia.

Giáo dục và đào tạo không chỉ đem lại cho quốc gia nguốn vốn nhân lực nhất thời mà điều quan trọng là đem lại cho quốc gia sự hiểu biết; đây mới là nguồn vốn quí lâu dài không bị giới hạn trong áp dụng.

Đối với Việt Nam, giáo dục - đào tạo sẽ đem lại cho Việt Nam nguồn vốn nhân lực giúp phát triển kinh tế trong dài hạn, có khả năng đưa sản phẩm Việt Nam vào thị trường nhiều cạnh tranh. Hơn nữa, giáo dục - đào tạo không chỉ nhằm đào tạo nguồn vốn nhân lực mà còn là cứu cánh của phát triển, nên Liên Hiệp Quốc mới đưa ra quan niệm về phát triển của một quốc gia là tuổi thọ, kiến thức, mức hưởng thụ những phúc lợi xã hội do sự tăng trưởng kinh tế phân phối. Trong trường hợp Việt Nam, giáo dục còn cần thiết đem lại cho dân chúng hiểu biết thiết thực về tổ chức đời sống gia đình, bảo vệ môi sinh, quyền lợi và bổn phận đối với Nhà nước,... tất cả đều nhằm đóng góp vào sự phát triển đất nước bền vững.

2- Tình hình Giáo dục - Đào tạo ở Việt N am

Hệ thống giáo dục Việt Nam gồm trên 14.000 trường Tiểu học và Trung học cấp I, 1.100 trường Trung học cấp II và 94 Đại học, trong số này có 11 Đại học dân lập. (4)

Hệ thống giáo dục Việt Nam được chánh quyền tổ chức và chỉ huy chặt chẽ. Ở trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra chánh sách, trực tiếp quản lý cấp Đại học và Cao đẳng. Trung học và Tiểu học do cơ quan giáo dục địa phương (Thành phố, Tỉnh, Huyện, Xã) quản lý, thi hành chương trình giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Cho tới năm 1979, ở Việt Nam có hai hệ thống giáo dục phổ thông: hệ 10 năm áp dụng ở miền Bắc và hệ 12 năm áp dụng ở miền Nam. Học sinh học xong 10/12 năm, thi tốt nghiệp Trung học phổ thông. Trong chương trình, các môn vật lý, hóa học, ngoại ngữ, sinh vật được hạn chế tối đa. Học sinh có học các môn này nhưng không có thi. Riêng về môn sinh ngữ, mỗi tuần có 3 giờ, nhưng trường nào không có giáo sư thì được bỏ luôn. (Bộ chấp thuận) (5).

Ở bậc đại học, chương trình được chia ra làm 2 giai đoạn: giai đoạn I tạo cho sinh viên kiến thức tổng quát để nâng trình độ sinh viên thường quá kém do việc học ở Trung học thiếu nghiêm túc. Giai đ oạ n II đi vào chuyên môn nhưng rất sơ lược.

Theo chương trrình do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành năm 1993, trong số 90 đơn vị học trình của hai năm đầu đại học, sinh viên các ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật phải học 23 đơn vị về "khoa học xã hội và nhân văn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê" và 10 đơn vị "kinh tế và triết học Mác-Lê". Ban văn khoa còn phải học thêm lịch sử đảng cộng sản Việt Nam. (6)

Năm 1990, Việt Nam đã ký "Bản tuyên bố quốc tế về giáo dục cho mọi người" để tham gia chiến dịch thế giới chống nạn mù chữ cho thập niên 1990 - 2000.

Sau 10 năm nỗ lực thực hiện chương trình, dân chúng Việt Nam có 94% biết đọc, biết viết. Chánh phủ Việt Nam đặt tiêu chuẩn đến năm 2010 sẽ phổ cập trung học cấp I và đến năm 2020 sẽ hoàn tất việc phổ cập trung học cấp II. Cấp tiểu học đã hoàn tất ở năm 2000. (7).

Trong thực tế, niên khoá 1997 - 1998, cấp tiểu học có 99% trẻ em trong tuổi đi học ghi danh. Trung học cấp I có 77,7% học sinh ở lứa tuổi đi học; trung học cấp II gồm có 36,2% học sinh theo học.

Trường công được phép thu tiền của học sinh từ tháng 9 năm 1989 để đóng góp vào luơng giáo chức, sách giáo khoa và đồng phục. Cũng từ năm này, một số trường dân lập được phép hoạt động tại Saigon và vài thành phố lớn.

Học phí trường tư từ 500.000 đồng/tháng cho trung học cấp I và 700.000 đồng/tháng cho trung học cấp II.

Trong lúc ấy, lệ phí đóng góp cho trường công từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng/tháng. (8)

Trường tư được các gia đình có tiền chọn gởi con em theo hoc, vì việc dạy dỗ và chăm sóc cho học sinh chu đáo hơn trường công (lớp học ít người, giờ dạy đầy đủ, giáo chức có khả năng,...)

Nếu nhận xét thì sẽ thấy việc dạy dỗ và thi cử ở Việt Nam ngày nay xuống cấp thảm hại: học sinh bỏ học nửa chừng, giáo chức thiếu khả năng, dạy không đủ chương trình vì còn phải dành thì giờ làm thêm kiếm tiền cho đủ sống qua ngày, vì lương giáo chức từ 50 - 70 Mỹ kim/tháng. (9).

Giáo dục cấp đại học là để đào tạo nhân tài phát triển đất nước. Ở Việt Nam, lứa tuổi 18 - 24 chỉ có 1,5 - 2% vào đại học và các trường chuyên nghiệp cao đẳng. Tỷ lệ sinh viên còn quá thấp: 50 sinh viên/10.000 người, trong lúc đó Phi Luật Tân là 270, Thái Lan là 170. (10)

Tình trạng này báo hiệu những khó khăn nghiêm trọng khi Việt Nam tuyên bố bước vào kinh tế trí tuệ.

Ngân sách dành cho giáo dục và đào tạo tính theo GDP là 1,4% năm 1992 và 2,1% năm 1999. (11)

Ngân sách này tài trợ cho các đại học, các trường cao đẳng và các chương tình nghiên cứu. Ngoài ra, về phần giáo dục cơ bản, ngân sách tài trợ cho các tỉnh 1/4 ngân sách giáo dục tỉnh. Phần còn lại do tỉnh đài thọ. Cách phân phối ngân sách giáo dục và đào tạo như sau :

– 30% ngân sách dành cho tiểu học,
– 27% ngân sách dành cho trung học,
– 13% ngân sách dành cho đại học,

Phần còn lại được chi phí cho trung học cấp I, 5%, trung học cấp II và 10% các chương trình đặc biệt. (12)

Các nguồn tài trợ ngoài ngân sách giáo dục - đào tạo là do các viện trợ.

3- Giáo dục ở Việt N am cần phải được cải tổ đúng mức

Giáo dục ngày nay được nhiều nước trên thế giới xem là vũ khí chiến đấu sắc bén. Họ dồn nhiều nỗ lực để thăng tiến ngành giáo dục nhằm đầu tư vào việc phát triển đất nước.

Vậy mà từ nhiều năm nay, giáo dục ở Việt Nam vẫn chưa thoát ra khỏi tình trạng lạc hậu, với những khó khăn bế tắc tự gây ra và nhiều chứng bịnh tiêu cực kéo dài không biết đến bao giờ mới chấm dứt đươc. Hậu quả tất nhiên là dân Việt Nam tụt hậu dài trong nhiều địa hạt khoa học, so sánh với những nước vốn chẳng phải vượt trội gì hơn nước ta trước đây. (13) Ngày nay, Việt Nam chỉ nổi tiếng thi cử gian lận, bằng cấp giả từ trung học đến tiến sĩ bán tháo khoán trên thị trường. (14)

Từ khi Nhà nước đưa ra khẩu hiệu "đại học hó a cán bộ, đảng viên" thì cán bộ tại chức mỗi người phải có bằng cấp để, hoặc điều chỉnh chức vụ của mình, hoặc chờ thăng tiến lên một địa vị cao hơn. Thế là chương trình giáo dục tại chức được mở rộng và lược giản để áp dụng. Từ 4 năm đại học được rút lại còn 4 tháng.

Tình trạng này làm khủng hoảng việc học bình thường của lớp sinh viên ở lứa tuổi đi học. Niên khóa 1975 - 1976, sinh viên ở lứa tuổi đi học chiếm 85% tổng số sinh viên. Đến niên khóa 1994 - 1995, số sinh viên này chỉ còn 38%. Thanh niên bỏ học, dù có học thì cũng thất nghiệp bởi vì cán bộ đảng viên với bằng cấp tại chức, bằng cấp mua ở chợ Trời, bằng cấp ngoại quốc mua qua Hệ thống hàm thụ, giành nhau chiếm hết chỗ làm rồi. (15)

Đại học xuất hiện tận cấp huyện, nhưng chỉ gồm có phòng học và vài bàn ghế. Viện đại học bảo trợ chia tiền trên số hồ sơ do trường đại học cấp huyện nộp lên. Đại học loại này chỉ hoạt động trên giấy tờ.

Tình trạng này xảy ra hơn 10 năm, do luật cung/cầu mà cung cao hơn cầu nên chánh quyền giáo dục phải kích cầu. Thực tế kiểm chứng được ở một số sinh viên đại học không viết đuợc tiếng Việt cho đúng. (16)

Về phía giáo chức đại học, phần lớn họ không hề nhận thấy là họ bị lạc hậu, vì bị lạc hậu quá xa nên nhìn về phía trước không còn trông thấy gì hết. (17)

Còn tệ trạng bằng cấp giả, thi cử gian lận ở các cấp được c hánh quyền công khai giải thích là do nhu cầu xã hội mà thôi.

Về trình độ được đào tạo, thanh thiếu niên từ 13 tuổi trở lên có 7,6% có tối thiểu chuyên môn nào đó, trong đó có 2,3% công nhân kỹ thuật có tay nghề, 2,8% có trình độ trung học chuyên nghiệp, 0,7% có trình độ cao đẳng, 1,7% có trình độ đại học và 0,1% có trình độ hậu đại học. Việt Nam hiện có hơn 10.000 sinh viên đi học ở nước ngoài, hầu hềt là con em của gia đình quan chức và tư nhân có tiền bạc. (18)

Chánh quyền giáo dục ở Việt Nam không quan niệm dạy học là trang bị cho tuổi trẻ đủ hiểu biết để tham gia phục vụ đất nước, mà là để cấp phát cho những người cần được đãi ngộ một cái bằng để bảo đảm cho người ấy một địa vị xã hội nhứt định, bất cần năng lực của họ ra sao. Năng lực phục vụ được gọi là chuyên, còn thành phần xã hội đuợc xem là tiêu chuẩn là đỏ. Mà đỏ là chính, còn chuyên là phụ (19). Cũng vì đặt hồng hơn chuyên mà Phân Khoa kinh tế Fulbright của Đại Học Har v ard tại Việt N am không có quyền cấp phát Văn bằng Cao Học cho sinh viên tốt nghiệp, mà chỉ cấp phát Chứng chỉ tốt nghiệp vì nhà trường từ chối đưa vào chương trình chủ thuyết kinh tế M ác- L ê và c hủ nghĩa X ã H ội, điều mà c hánh quyền V iệt N am khăng khăng đòi hỏi.

Có người phê phán những thành phần có bằng cấp loại hồng không thể nắm giữ chức vụ điều hành công việc, vì chỉ có làm hỏng công việc mà thôi. Họ đặt vấn đề phải xét lại khả năng, và nếu cần, phải cho đương sự tu nghiệp trở lại, liền lập tức bị lên án đó là những "mũi dao găm đâm sau lưng giai cấp công nông". (20)

Nhận xét thực trạng của giáo dục - đào tạo Việt Nam ngày nay, người có ý thức về tầm quan trọng của giáo dục trong việc xây dựng và phát triển đất nước không thể không đề nghị sửa đổi, để trước tiên, thật sự chấm đứt tình trạng thảm hại đã kéo dài quá lâu, tiếp theo, xây dựng một chánh sách giáo dục - đào tạo có khả năng tạo dựng con người phục vụ đất nước ngày mai này.

Trong trường hợp Việt Nam, không thể đặt vấn đề hiện đại hóa giáo dục, mà phải thay đổi cơ cấu từ căn bản, từ chương trình học, cách điều hành đến nhân sự làm giáo dục. Cốt lõi là thay đổi tư duy giáo dục, xác định lại quan niệm về mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường, tinh thần học hỏi của lớp trẻ, để từ đó xây dựng lại một nền giáo dục phù hợp với yêu cầu của xã hội và cuộc sống trong kỷ nguyên kinh tế tri thức, nhưng phải trên nền tảng khoa học, khai phóng và luân lý đạo đức V iệt N am truyền thống, hoàn toàn không dính dấp xa gần với thứ chủ nghĩa xã hội, triết học M ác- L ê, tư tưởng H ồ C hí M inh. Trên quan điểm tổng quát đó, việc cải tổ phải nhằm thực hiện những vấn đề chánh sau đây:

– Đào tạo cho lớp trẻ tinh thần tôn trọng tự do và tự chủ để rèn luyện, phát huy óc sáng tạo, tinh thần trách nhiệm, tránh bịnh xơ cứng tư duy cố hữu;
– C ông bằng, dân chủ để bảo đảm cho mọi công dân quyền bình đẳng về cơ hội học tập và thành đạt. Đó còn là điều kiện tối cần thiết để phát triển xã hội;
– G iáo dục là một khoa học đào tạo con người thì phải khai phóng, khoa học và nhân bản. Chấm dứt tình trạng nhồi nhét ngay từ tuổi trẻ những giáo điều xơ cứng, làm thui chột óc tưởng tượng, khả năng sáng tạo của học sinh;
– M au chóng tăng số năm học trung bình cho lực lượng lao động để giúp Việt Nam đuổi kịp các nước trong khu vực;
– C ho phép và hoàn trả các cơ sở giáo dục tư và của các tôn giáo, để đóng góp vào chương trình giáo dục quốc gia thêm phần hữu hiệu, nhứt là về mặt chấn hưng đạo đức xã hội;
– T hi cử, tuyển sinh phải dựa trên khả năng, dứt khoát phải dẹp bỏ lý lịch; học bổng, trợ cấp cho học sinh nghèo, ngoan và giỏi; hạn chế đi dần đến dẹp bỏ những lớp bổ túc vô ích, tốn kém cho học sinh về thì giờ và tiền bạc;
– K iểm soát lại sách giáo khoa, loại bỏ những thứ vô giá trị, qui định lại vấn đề sử dụng sách giáo khoa, xây dựng và chỉnh đốn thư viện nhà trường...

Mục đích cải tổ từ căn bản giáo dục và đào tạo ở Việt Nam ngày nay là nhằm đưa nền giáo dục trở lại quỉ đạo lành mạnh, nghiêm túc, tăng hiệu quả giáo dục, tránh lãng phí, đưa nhà trường đi gần với yêu cầu hội nhập hài hòa với thế giới ngày nay.

Cải tổ giáo dục - đào tạo ở Việt Nam là một việc lớn, nên phải có kế hoạch thực hiện chu đáo, can đảm và triệt để. Đặc biệt quan trọng là sự lãnh đạo, chỉ đạo của Nhà nước và sự nhiệt tình hưởng ứng, tham gia của toàn xã hội. Mà Nhà nước phải là một Nhà nước dân chủ pháp trị, mới có khả năng thực hiện sứ mạng cải cách.

Phải dứt khoát từ nay nhà trường V iệt N am không còn là nơi ‘ Thầy không muốn dạy, trò không muốn học ' để đoạn tuyệt với truyền thống xã hội chủ nghĩa ‘ Nhỏ không học, lớn vào Bộ Chánh trị ' .


II .- Y tế ở Việt N am ngày nay

Những khám phá khoa học gần đây cho thấy con người giữ một vai trò tối quan trọng trong phát triển kinh tế quốc gia, nếu con người được đào tạo chu đáo và đúng mức về mặt kiến thức và thể chất. Kết quả khám phá khoa học quả quyết yếu tố con người đem lại đến 4/5 cho GDP. Chính vì thế mà ngày nay có xu hướng thay thế những chỉ tiêu đơn thuần kinh tế để ước lượng phát triển bằng những chỉ tiêu phức tạp hơn, gồm thêm thông số về sức khoẻ.

Biết rằng sức khoẻ là gánh nặng cho ngân sách quốc gia. Nhưng không phải có tiền nhiều thì sức khoẻ dân chúng sẽ tăng lên, bệnh tật sẽ giảm thiểu. Hoa K ỳ chi phí cho sức khoẻ cao nhứt thế giới (gần 14% GDP) nhưng tuổi thọ trung bình của người dân Hoa K ỳ không cao hơn, số trẻ con tử vong không thấp hơn các nước Âu châu, mặc dầu ở Âu châu ngân sách dành cho sức khoẻ thấp hơn Hoa K ỳ. (21)

Đối với Việt Nam, phải có một quan niệm về một hệ y tế thích nghi cụ thể. Tốn kém vừa phải theo khả năng kinh tế của Việt Nam, nhưng lại đạt hiệu quả mong muốn. Dung hòa được những đòi hỏi trái ngược nhau giữa nhu cầu trị bịnh cho cá nhân với phòng bệnh cho cộng đồng.

1- Những yếu tố ngoại tại và mạng lưới Y tế

Sau khi chiếm được miền Nam và thống nhứt đất nước, Hà N ội ban hành ngay kế hoạch ngũ niên (1976 -1980) đưa ra chỉ tiêu Việt Nam theo kịp tư bản. Thực tế cho thấy đó là 5 năm tụt hậu, đói kém trầm trọng:

– C hỉ tiêu sản xuất sản phẩm vật chất là 13% - 14%, đạt được 0,4%,
– N ông nghiệp, chỉ tiêu 8% - 10%, đạt được 1,9%,
– C ông nghiệp, chỉ tiêu 16% - 18%, đạt được 0,6%.

Năm 1978, sản xuất lúa gạo tính theo đầu người được 238 kg. Trong 3 năm liền 1978, 1979, 1980, chánh quyền giảm khẩu phần của dân chúng, nên không còn khả năng quan tâm tới vấn đề y tế nữa.

Sự khủng hoảng xã hội do đường lối tiến nhanh tiến mạnh cả nước lên Xã hội Chủ nghĩa, đưa đến tình trạng kinh tế thảm hại:

– N ăm 1985, Việt Nam lạm phát 92%,
– N ăm 1986, Việt Nam lạm phát 490%,
– N ăm 1987, Việt Nam lạm phát 360%,
– N ăm 1988, Việt Nam lạm phát 400%.

Khủng hoảng làm hợp tác xã phá sản, kéo theo sự sụp đổ của mạng lưới y tế nông thôn...

Từ năm 1989, nhờ chánh sách "đổi mới", khu vực tư nhân phục hồi, nên nền y tế cũng bắt đầu tái hoạt động, nhưng cũng bắt đầu thu lệ phí. (22)

Thực sự bước vào kinh tế thị trường, y tế xã hội chủ nghĩa từ bỏ ba thập kỷ miễn phí. Năm 1991, Saigon bắt đầu thu tiền cho y tế. Thuốc men được nhập cảng phụ thêm phần của người Việt hải ngoại gởi về và bày bán trên thị trường, không có kiểm soát.

Kinh tế nhờ đổi mới, chấp nhận sự làm ăn của tư nhân, nên bắt đầu ổn định và tăng trưởng, dần dần cải thiện nền y tế, tuy về mặt cải thiện, y tế có tiến chậm hơn kinh tế.

Dân chúng cho rằng nhờ hợp tác xã và cách sản xuất theo hợp tác hóa xã hội chủ nghĩa bị dẹp bỏ, nên mức thu nhập mới được tăng, làm thay đổi bộ mặt tiêu điều của trường học và bệnh xá của thời kỳ trước.

Nhưng lại có nhiều vấn đề mới nảy sanh. Từ nay, bệnh nặng phải vào nhà thương để được chữa trị thì phải mất tiền, điều này làm phương hại đến quyền được chăm sóc sức khoẻ của người nghèo.

Từ năm 1994, trong khu vực Saigon, y tế giúp giải quyết cho 10,32 triệu lượt người. Có 8 triệu lượt người đến y tế tư.

Nhận xét chung thì y tế có cải thiện nhiều. Nhưng y tế lại nặng về phần chữa trị cá nhân, có lợi cho thành phần có tiền mà thiệt thòi cho cộng đồng, vì nhẹ phần phòng vệ.

Đầu tư vào y tế còn thấp kém. Khoảng cách giữa thành thị với nông thôn, giữa vùng nghèo với vùng giàu có, giữa nông thôn với nhau, chưa san bằng hợp lý được, bởi chánh sách y tế còn thiếu một phương thức điều hành khoa học.

Năm 1997, ngân sách dành cho y tế là 250 triệu mỹ kim, chiếm 3,5% ngân sách quốc gia, chia cho 77 triệu dân, mỗi người hưởng được 3,2 mỹ kim/năm. Người nghèo hưởng được 11% trợ cấp y tế, còn người giàu hưởng được 30% trợ cấp y tế theo ngân sách. (23) Trong lúc đó, ở cùng địa phương, các nước khác đầu tư vào y tế như Bangladesh: 4,5%, Tàu: 4,2%, Nam D ương: 3,8%, Ấn Độ: 6,7% và Thái L an: 6,1%.

Năm 1996, Nghị quyết Đại hội Vlll của đảng cộng sản Hà N ội khẳng định "kiện toàn mạng lưới y tế cấp xã, huyện; đẩy mạnh phòng bệnh". Nhưng trong thực tế thì chỉ có chích ngừa, chống HIV, kế hoạch hó a gia đình. Hoạt động y tế cả nước chỉ nghiêng về y tế điều trị.

Ngân sách dành cho y tế điều trị vượt hẳn y tế phòng bệnh: 4 - 1, lên đến 6 - 1, trong lúc đó các tổ chức quốc tế khuyến cáo nên giữ tỷ lệ: 2 - 1. So với các nước trong vùng, Việt Nam có được một đội ngũ nhân sự tương đối đầy đủ để làm công tác y tế : 4,2 y sĩ cho 10.000 dân. (Tàu: 10/10.000 dân, Ấn Độ: 3,97/10.000 dân, Srilanka: 1,81/10.000 dân, Thái L an: 1,6/10.000 dân, Nam D ương: 1,06/10.000). (24)

2- Những con số liên quan đến Y tế Vi ệt N am

Dân số Việt Nam tập trung đông đảo ở hai vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long (1180 người trên 1 km vuông, so với tỷ lệ trung bình là 235 người trên l km vuông).

Cơ sở y tế ở hai nơi đây cũng dồi dào hơn vùng nông thôn và miền núi, tuy những vùng này chiếm 80% lãnh thổ. Việc chăm sóc sức khoẻ cho dân chúng cũng đa dạng và đa năng hơn.

Khí hậu Việt Nam nóng và ẩm dễ làm phát sanh bệnh truyền nhiễm, có khả năng gây tử vong ở tỷ lệ cao. Ngày nay, với hơn 80 triệu dân, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 12 trên thế giới, và quốc gia thứ nhì ở Đông nam Á, sau Nam D ương. Trong vòng 10 năm (1900 - 2000) dân số Việt Nam tăng 10 triệu người, mặc dù có những nỗ lực lớn của Ủy ban Kế hoạch hó a gia đình. Dân chúng Việt Nam trẻ: dưới 15 tuổi chiếm 30% dân số. Người già trên 60 tuổi chỉ chiếm 10% dân số.

Ngày nay dân số gia tăng chỉ còn 1,7% so với trước đây 2,1%. Tử vong giảm xuống 19,1/1000 vào năm 2000, so với năm 1989 là 30/1000. Mức sanh đẻ giảm từ 4 con/mẹ ở năm 1987 xuống còn 2,5 con/mẹ ở năm 2000. Nhà cầm quyền Việt Nam hy vọng sẽ đạt mức quân bình dân số trong vài năm tới.

Mặt khác, trong một tương lai không xa, Việt Nam sẽ phải đối phó gánh nặng về an sinh xã hội cho lớp người già sẽ tăng đến 12,7% dân số vào năm 2024.(25)

Việt Nam thực hiện được sự tăng trưởng kinh tế (7,3% năm – 480 mỹ kim/đầu người) đồng thời sự tăng trưởng này cũng đặt cho Việt Nam những vấn đề phức tạp mà trước đây không có. Hằng năm có từ 70.000 đến 100.000 di dân đến các thành phố lớn như Hà N ội và Saigon, làm gia tăng mức độ đô thị hó a đến 45% trong thập niên tới, với phần lớn là tuổi trẻ từ 15 - 19, thanh nữ đông hơn.

Sự gia tăng dân số dồn dập, dĩ nhiên, phải đòi hỏi được đáp ứng về những nhu cầu cơ bản về giáo dục, đào tạo và y tế, vốn đã có nhiều khó khăn địa phương rồi (gia tăng bệnh truyền nhiễm như SIDA: 250.000 trường hợp, những tệ nạn xã hội như ma túy, thanh niên du đãng,...)

Tuy nhiên, phải thừa nhận chánh sách y tế của Chánh quyền có đem lại hiệu quả cụ thể: giảm bệnh truyền nhiễm thiên thời, làm giảm số tử vong cho dân chúng. Đối với số tử vong của trẻ con trong thập niên 60 là 156/1000, giảm xuống còn 46/1000 trong thập niên 80. Tuổi thọ trung bình hiện nay là 67.

Một vấn đề đáng lo ngại nữa, là tình trạng trẻ con thiếu dinh dưỡng mà hậu quả sẽ vô cùng tai hại cho sự phát triển quốc gia vẫn còn trầm trọng. Người ta ước tính mức thiếu dinh dưỡng của trẻ con Việt Nam ngày nay là 37%, mặc dầu Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia đứng hàng đầu xuất cảng gạo. Tỷ lệ này lên đến 47% ở vùng nông thôn.

Do thiếu dinh dưỡng, một số bệnh truyền nhiễm và vi trùng vẫn còn tác hại mạnh trong dân chúng như bệnh lao phổi, tiêu hóa, gan B, tiêu chảy. Ngăn chặn những bệnh tật này, ngoài vấn đề dinh dưỡng, còn phải cải thiện vấn đề vệ sinh cơ bản (47% dân thành phố, 42% dân nông thôn có nước uống và chỉ có 43% dân thành phố, 15% dân nông thôn sử dụng hệ thống thoát nước tương đối sạch sẽ). (26)

Sau cùng, sự tăng trưởng kinh tế tạo ra cho Việt Nam một hiện tượng về sức khoẻ mới: bệnh do có tiền và xài tiền, "bệnh trưởng giả". Hiện tượng này nguy hại hơn khi nó thâm nhập sâu vào nội tạng biến chứng thành tâm lý ỷ lại vào giá trị đồng tiền là trên hết!

Thật thế, Việt Nam vốn có 37% dân chúng sống dưới mức nghèo theo qui định quốc tế, những bệnh nhà giàu đã bắt đầu xuất hiện từ năm 1998: bệnh tim mạch trở thành nguyên nhân thứ nhì nhập viện và tử vong, bệnh áp huyết cao, phì mập... (27)

3- Tổ chức và quản trị mạng lưới Y tế

Y tế Việt Nam được tổ chức theo hệ thống tản quyền. Đến năm 1997, người ta ước tính có gần 99% làng xã Việt Nam có một trạm y tế gồm 3 - 5 nhân viên: y tá, dược tá và hộ sinh. Nhiệm vụ là cung cấp cho lối 6.000 dân những săn sóc cơ bản và phòng bệnh (chích ngừa, kế hoạch gia đình...) Y tế Huyện gồm y sĩ, dược sĩ, nha sĩ, y tá, hộ sinh, tất cả từ 15 - 20 người do Huyện quản lý trực tiếp. Có nhiều Huyện có một trung tâm đa khoa. Ngoài nhiệm vụ đào tạo nhân sự y tế cho Xã, y tế Huyện chữa trị và phòng bệnh cho từ 6 đến 20 xã với một dân số từ 70.000 đến 150.000 người. Ngân sách do tỉnh đài thọ và phần còn lại do sự đóng góp thêm. Y tế Tỉnh trách nhiệm quản lý và điều hành y tế Huyện và Xã. Ở Tỉnh có bệnh viện tỉnh chữa trị đa khoa và điều động những chương trình phòng bệnh. Y tế Tỉnh sản xuất một số thuốc chủng và dụng cụ y khoa, đào tạo nhân viên y tế cho địa phương.

Trên cùng, ở cấp quốc gia, có Bộ y tế ban hành chánh sách y tế, chương trình y tế cấp Nhà nước và quản lý tổng quát hoạt động y tế.

Tuy nhiên, trung ương không đài thọ trọn ngân sách y tế mà chỉ có 28%, còn 55% do ngân sách tỉnh, 10% do bảo hiểm sức khoẻ và 7% do bệnh nhân trả. Nên chi phí cho y tế chỉ chiếm có 4% ngân sách quốc gia. (28) Và cũng do sự phân phối ngân sách mà việc tổ chức và điều hành y tế Việt Nam thường gặp nhiều mâu thuẫn, gây trở ngại lớn cho việc săn sóc sức khoẻ dân chúng.

Phải thừa nhận Việt Nam có được một hệ thống bệnh viện tương đối hùng hậu hơn Mã L ai, Thái L an hay Phi L uật T ân. Trong số 817 bệnh viện công, có 91% hoạt động toàn khoa và 64% do y tế Huyện quản lý.

Ngoài ra, y tế Việt Nam còn những cơ sở thuộc quân đội, công an, hỏ a xa quản lý, cung cấp cho 38% số giường bệnh.

Từ 10 năm nay, hoạt động y tế có gia tăng. Năm 2000, cứ 1 y sĩ săn sóc cho 2.300 người. Mỗi năm, có 2.000 tân khoa y sĩ tốt nghiệp từ 6 trường y khoa trên toàn quốc. Có 33.000 y sĩ đang hành nghề, 2/3 là y sĩ tổng quát, lại tập trung tại các thành phố lớn nên bỏ trống nông thôn, nơi có đến 75% dân chúng sinh sống. Do đó, về khả năng chữa trị, chỉ có được 1/4 xã có 1 bác sĩ, phần còn lại, nhờ vào khả năng của các trợ tá đào tạo trong 3 năm.

Cùng với y sĩ, Việt Nam có 5.700 dược sĩ cấp I (học dài hạn) và 6.500 dược sĩ cấp II (học ngắn hạn). Về nha sĩ, có 2.000 nha sĩ đang hành nghề, nên tỷ lệ chăm sóc dân chúng về răng miệng rất thấp (1/72.000 dân – ở Pháp: 1/1.400 dân). Nha sĩ chỉ làm việc ở các thành phố lớn mà thôi.

Về y tá, y công, Việt Nam hiện có 46.000 y tá, 13.000 y công. Từ năm 1986 đến 1996, số nữ hộ sinh giảm 56%. Tình trạng thiếu y tá, y công ở Việt Nam làm cho vai trò của thân nhân bệnh nhân khi nằm bệnh viện rất cần thiết. Và Việt Nam là nước ở Đông nam Á có tỷ lệ bác sĩ cao nhất so với y tá hành nghề.

Từ năm 1989, chánh quyền cho phép y tế và y dược tư hoạt động song hành với mạng lưới y tế công. Nhưng trong thực tế, có đến 12% cơ sở y tế tư hành nghề chưa có giấy phép chánh thức, do nhu cầu chữa trị của dân chúng đòi hỏi, nên vẫn được tồn tại (theo ước tính của Bộ y tế, có 26.000 người hành nghề có phép trên số 213.000 người đang hành nghề y tế tư).

Có đến 70% y tế tư hoạt động ở thành phố, còn lại 30% đi về nông thôn. Sự mất quân bình này làm cho dân chúng nông thôn gặp thêm khó khăn trong việc chăm sóc sức khoẻ. (29)

Những khó khăn gần như nan giải mà y tế Việt Nam phải đối phó là vấn đề trang thiết bị cho bệnh viện: phòng thí nghiệm, quang tuyến, phòng giải phẫu... Thực tế cho thấy chỉ có 18% dụng cụ còn sử dụng được, 50% còn lại trở thành phế thải, do thiếu bảo trì từ hơn 30 năm nay. Cụ thể, tỉnh Cần T hơ, với 18 triệu dân, chưa có được cái máy chụp hình ngực phụ nữ trong lúc đó, ông Giám đốc Bệnh viện muốn mua máy móc tối tân ở Singapor e mà không hề nghĩ đến xây dựng phòng ốc đúng tiêu chuẩn để đặt máy và nhứt là không cần đào tạo chuyên viên xử dụng máy vì nghĩ đơn giản người bán máy sẽ hướng dẫn cách xử dụng là đủ (Bs . của bệnh viện tu nghiệp ở Âu châu nói chuyện lại).

Mặt khác, khả năng tiếp nhận bệnh nhân của bệnh viện quá thấp so với dân số tăng: 1 giường cho 380 người năm 2000 (năm 1989: 1 giường cho 300 người).

Lương trả cho bác sĩ thường thấp (80 - 120 mỹ kim/tháng) và 3.000 bác sĩ vẫn thất nghiệp vì không có chỗ làm ở thành phố lớn mà không dám đi về nông thôn, do chánh sách quản lý thiếu linh động. Những chỗ tốt dành cho người không được chọn theo khả năng, mà chủ yếu là phe cánh và quan điểm chánh trị. Bác sĩ d ép râu ngày nay hãy còn được chế độ ưu đãi .

Ngày nay người dân, không kể yếu tố địa phương như thành phố, nông thôn, được chăm sóc sức khoẻ, mà còn do thành phần xã hội (30% nhập viện thuộc 20% gia đình có tiền, chỉ có 8% nhập viện thuộc 20% gia đình nghèo).

Phải chăng để đem y tế đến cho mọi người mà năm 1992, chế độ bảo hiểm sức khoẻ được định chế hóa, và năm 1998 cải tổ. Bảo hiểm cưỡng bách dành cho 10 triệu người, phần lớn ở khu vực công hoặc bán công (đóng 5% trên lương, xí nghiệp trả cho 15%. Thực tế, hai bên chẳng mấy ai đóng sòng phẳng). Song song, có chế độ bảo hiểm tự nguyện đài thọ chi phí chữa trị cho 4 triệu người, hết 17% là sinh viên.

Chế độ bảo hiểm sức khoẻ chỉ mới giải quyết được cho 6% dân chúng có mức lương thấp, và 29% dân chúng có lợi tức cao. Phần dân chúng còn lại vẫn phó mạng cho Ngọc Hoàng Thượng Đế !

4- Hướng cải tổ Y tế V iệt N am ngày mai

Nhận xét chín chắn, thấy nền y tế Việt Nam còn rất nhiều bất ổn, phương hại đến việc chăm sóc sức khoẻ dân chúng để có thể thực thi chánh sách "xây dựng con người" hay "chiến lược con người".

Hiện có một số bệnh viện có trang bị mới nhưng thiếu người sử dụng. Y tá bỏ nghề: từ 8,97/10.000 dân, g i ảm suống còn 6, 1/10.000 dân.

Xã hội chuyển đổi. Thành thị phát triển ồ ạt, nông thôn đổ ào về thành thị, bệnh tật biến đổi và chuyển đổi.

Trọng tâm của y tế ngày mai là phòng bệnh, vì phòng bệnh vẫn ít tốn kém hơn chữa bệnh. Mà y tế cộng đồng ở Việt Nam lại càng ngày càng yếu kém, do chánh sách Nhà nước thiếu quan tâm đúng mức vào khu vực sức khoẻ dân chúng.

Đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở do Ủy ban Kế hoạch Nhà nước quyết định, lãnh vực y tế không được chú trọng. Ngân sách thường bao gồm đầu tư vào xây dựng cơ sở vật chất, bảo trì và lương bổng:

– C hi tiêu y tế trên đầu nguời bằng mỹ kim: 0,83 (3,2 kể cả ngoại viện),
– T ổng số chi ngân sách: 3,3%,
– T ính trên GDP: 0,7%. (30)

Chánh quyền Việt Nam phải cải tổ hệ thống y tế trên cơ sở kết hợp hài hòa: y tế điều trị với y tế phòng bệnh, khi thầy thuốc đông, trụ sở nhiều, để dân chúng dần dần được giáo dục về sức khoẻ.

Kinh tế thị trường thì phải tạo điều kiện thuận tiện cho thầy thuốc làm tư. Đối với công chức, nhân viên y tế phải có mức lương đủ sống để phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo cho y tế Việt Nam những nhân tài thật sự, không cần quan điểm chánh trị.

Trong hướng cải tổ mới, bệnh viện phải được quan niệm là một bộ phận của y tế phòng bệnh, để kết hợp nhuần nhuyễn điều trị với phòng bệnh, rồi hoà hợp vào mạng lưới y tế địa phương, biến thành một hệ thống hỗ tương cho nhau. Bệnh viện cập nhật hóa lý thuyết và thực hành phổ biến đến mạng lưới, giúp nhân viên y tế trong mạng lưới được nâng cao khả năng. Nhờ đó, dân chúng nông thôn được chữa trị và cũng làm giảm gánh nặng tập trung về bệnh viện (thành phố - tỉnh).

Đa số nhân viên y tế không tiến bộ từ ngày ra trường cách đây 20, 30 năm. Đó là nguyên nhân không giúp chữa trị được những bệnh hiểm nghèo, khi gởi đến bệnh viện thì đã quá trễ . Hoặc bệnh nhẹ cũng gởi về bệnh viện. Cả hai trường hợp đều làm mất lòng tin của dân chúng đối với chánh quyền y tế.

Kết luận

Giáo dục và y tế ở một quốc gia có một c hánh quyền thật sự do dân, vì dân, không phải chỉ là chánh sách đơn thuần nhằm đào tạo con người về kiến thức và thể chất để phục vụ đất nước, phát triển quốc gia, mà đó còn thể hiện một c hánh quyền biết tôn trọng và thực thi nhân quyền, bởi quyền được giáo dục và được chăm sóc khỏe, trước hết là quyền tự nhiên của con người, vì nó giúp người dân cải thiện và hướng thượng đời sống của mình. Chánh quyền ở Việt Nam đã ký kết "Bản tuyên bố giáo dục cho mọi người" và ban hành chánh sách phổ cập tiểu học và trung học trên cả nước, thế mà đã không có biện pháp giải quyết thích nghi vấn đề tuyển sinh vào lớp I cấp tiểu học ở trường công lập, bắt phụ huynh phải đóng góp một chi phí lớn so với mức lợi tức hằng tháng để con em có thể theo học hết cấp phổ thông. Đây là trường hợp chánh quyền Hà N ội vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. (trên Công ước Quốc tế)

Chánh quyền Việt Nam hô hào "chiến lược con người", "giáo dục là quốc sách hàng đầu", trên thực tế, ngân sách dành cho giáo dục cũng như y tế quá ít, đủ nói lên mức quan tâm của chánh quyền đối với hai địa hạt đào tạo nhân lực này chỉ có giá trị tuyên truyền.

Đảng cộng sản tự cho mình sứ mạng lãnh đạo Nhà nước và xã hội mà gồm toàn những đảng viên có chức có quyền già nua về trí tuệ, không học, nên giáo dục và y tế ở Việt Nam bị xem thường, từ đó, sự tiến bộ về hiểu biết và sức khoẻ của dân chúng cũng bị xử lý tùy tiện theo điều kiện xã hội giàu/nghèo, thế lực của người thụ hưởng.

Giáo dục và y tế cần phải được cải tổ đúng mức, nếu c hánh quyền biết quan tâm đến tương lai dân tộc, và cũng để nhờ đó c hánh quyền có thể tồn tại lâu hơn.

Cải tổ phải được tiến hành bằng cải tổ nhân sự từ tư duy, cung cách làm việc, khả năng nghề nghiệp, đến cải tổ cách quản lý, chánh sách cấp quốc gia.

Phải dứt khoát từ bỏ vĩnh viễn hồng hơn chuyên, phải đưa giáo dục và y tế trở về đúng địa vị của nó, đặt ý hệ chánh trị ra khỏi hiểu biết chuyên môn. Chỉ có hiểu biết mới thật sự nâng cao giá trị con người.

Và cơ bản để thực hiện cho có hiệu quả, c hánh quyền ở Việt Nam phải được dân chủ hóa theo đường lối hiến định, để người dân kiểm soát thường xuyên và hữu hiệu c hánh quyền.

Dân chủ sẽ không cho phép tình trạng kém mở mang và nghèo đói của một quốc gia có thể tồn tại lâu dài.

 

Nguyễn văn Trần

(*) Bài thuyết trình tại Hội nghị Âu Á 4 tại Đan- M ạch nay sửa đổi và bổ sung.

__________________________________

Ghi chú thư tịch

(1) (2) - Xuân Quang, tạp chí Dân Chủ và Phát triển, số 19 tháng 11- 2000, Đức.

(3) - Hiến pháp 1992 và báo cáo chánh trị Đại hội Vlll và lX.

(4) - Le Courrier du Viê t nam, 14 - 01 - 2000, Hànội.

(5) - Tôn Thất Long, Thông Luận, số 149 - tháng 6/2001.

(6) - Tôn Thất Long, sđd.

(7) - Le Courrier du Vietnam, 31/03/02 - Hànội.

(8) - Le Courrier du Vietnam, 04/03/01 - Hànội.

(9) - Tuổi Trẻ, ngày 17/08/01, Saigon:

- Sinh viên ra trường thất nghiệp: 1997: 64%, 1998: trên 8%, 1999 có gần 90%.

** 6 tháng đầu năm 2008, có hơn 100 000 học sinh bỏ học, phần đông ở Trung Học

- Từ 6 năm nay, có hơn 3,50 triệu học sinh Tiểu và Trung Học bỏ học (Theo bản tin

RFA, 2008)

Cơ quan tư vấn về đầu tư PERC xếp Việt Nam 11/12 về giáo dục trong ASEAN.

(10) - Trần Nam Bình, Đánh thức con Rồng ngủ quên, Saigon, 2001.

(11) (12) - Xuân Quang, sđd.

* * * Năm 2006, ngân sách Giáo dục-Đào Tạo chiếm 20% Ngân sách Nhà nước, bằng 7,2% Sản lượng nội địạ (PIB). Nếu tính thêm các khoản phụ thu khác mà phụ huynh phải đóng góp cho nhà trường trong năm học, thì tỉ lẹ này lên dến 9,2% (PIB). Cả 2 tỉ lê cho thấy chi phí giáo dục của VN là cao nhứt thế giới Ố Vũ Quang Việt, Tạp Chí Thời Đại Mới, 2008.

(13) - Hoàng Tụy, Diễn Đàn, số 112, tháng 11/2001, Paris, và nhiều bài mới phổ biến gần đây trên Internet, 2008.

(14) - Việt Nam Dân Chủ, số 54 - 03/2001, Paris.

- Theo Giáo sư Đặng Hữu, Trưởng ban Khoa giáo TƯ đảng, phát biểu tại Hội nghị Tổng kết Công tác Khoa giáo TƯ, hôm 13/12/2001: năm 2000, Việt Nam có hơn 3000 bằng cấp từ Tú tài đến Tiến sĩ giả. Gần đây, có một giới chức Việt Nam cho biết, con số ấy phải lên đến hàng vạn rồi.

Cụ thể: Nguyễn Tiến Thoã, Viện trưởng viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường và Giá cả, bị mất chức vì bằng Tiến sĩ giả.

(15) - Tôn Thất Long, Thông Luận, số 147, tháng 04/2000, Paris và Việt Nam Dân Chủ, số đd.

- Theo ký giả Margot Cohen, trong 2,4 triệu đảng viên, 18% có trình độ đại học, 1% hậu đại học - 12% dưới 30 tuổi; 41% trên 50 tuổi.

(16) - Cao Xuân Hạo, Diễn Đàn, số 110 - 9/2001, Paris.

(17) - Cao Xuân Hạo, sđd.

(18) - Diễn Đàn, số 95 - 4/2000, Paris.

(19) (20) - Cao Xuân Hạo, sđd.

(21) - Bùi M ộng Hùng, Diễn Đàn, số 30, Paris, 1994.

(22) - Tạp chí Xã hội học, số 2/1997, Hà N ội.

(23) - Quân Tử, Tạp chí Dân chủ và Phát triển, số 13 - 10/1998, Đức .

- trích dẫn theo báo cáo Ngân hàng thế giới số 13442, 1995. Nên nhắc lại, những năm từ 1990, ngân sách Việt Nam chỉ dành 16%, trong khi đó dân chúng phải bỏ ra 84% chi phí. Bệnh nhân ở nông thôn chỉ có 10% cơ hội được có bác sĩ chữa trị. Ngân sách về y tế, so với GDP chỉ có 1%, xếp Việt Nam vào hạng chót ở Á châu.

(24) - Bùi M ộng Hùng, Tạp chí Thời Đại 1, 1997, Paris.

(25) - Báo cáo của Ủy Ban điều tra y tế của Thượng viện Pháp, trong phiên họp thường lệ ngày 19/02/02 Paris.

(26) (27) (28) (29) Báo cáo của Thưông viện Pháp, nt.

(30) - Quân Tử, Tạp chí Dân Chủ và Phát Triển, số 13/10/98.

 


Cái Đình - 2008 .