Lê Ngọc Vân


Đi gặp những Phụ nữ Thế giới với Nhan Sắc Trung Bình:
Các nhà khoa học đã pha trộn hàng ngàn khuôn mặt vào chung với nhau để đưa ra kết luận là khuôn mặt người phụ nữ điển hình sẽ trông ra sao trong 41 quốc gia khác nhau trên toàn cầu.

Hình ảnh của hàng trăm phụ nữ đã được sử dụng để tạo nên mộtnh trung bình.
• Hình ảnh của phụ nữ từ 41 dân tộc khác nhau đã được đặt chồng lên nhau trước khi cho vào một chương trình máy vi tính để rút ra suy luận chung về nhan sắc.
• Ðược sáng tạo nên bởi công cụ trực tuyến do những nhà tâm lý học thực nghiệm tại Đại học Glasgow tổ chức.

***

Nếu bạn được coi là có nhan sắc trung bình, có thể bạn sẽ không nhìn thấy đó như là một lời khen.

Nhưng có lẽ bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc nếu bạn trông giống như bất kỳ những khuôn mặt được máy tính tạo ra cho "người phụ nữ trung bình” dưới đây.

Với làn da hoàn hảo, khuôn mặt trẻ trung và đôi mắt tinh anh – những khuôn mặt trung bình này của phụ nữ từ khắp nơi trên thế giới chẳng có gì gọi là thiếu thẩm mỹ.

Khuôn mặt của người phụ nữ trung bình từ nhiều quốc gia bao gồm Anh,
Trung Quốc và Trung Phi đã được các nhà khoa học
đúc kết lại.

Hàng trăm tấm ảnh mang khuôn mặt của phụ nữ đã được đặt chồng lên nhau trước khi cho vào một chương trình máy tính
để
tạo ra một giá trị trung bình quanh điểm hội tụ của đôi mắt họ.

Chúng được tạo ra từ hàng trăm bức ảnh của phụ nữ từ khắp nơi trên thế giới.

Sử dụng một công cụ định mức trung bình của khuôn mặt, được các nhà tâm lý học ứng dụng tại Đại học Glasgow đưa lên mạng trực tuyến, phụ nữ từ 41 quốc gia khác nhau và các sắc dân đã được dùng cho cuộc thí nghiệm.

Công cụ này là một phiên bản hiện đại của một kỹ thuật mà nhà nhân chủng học Sir Francis Galton đã đi tiên phong trong những năm cuối thế kỷ 19, trong đó nhiều hình ảnh đã được đặt lên nhau bằng cách sử dụng phương pháp tính toán.

Sử dụng đôi mắt phụ nữ như tiêu điểm, nó sẽ đưa ra nhan sắc trung bình của mỗi người phụ nữ từ mọi khu vực chỉ qua phân tích khuôn mặt của họ.

Phương pháp này – được gọi là "chân dung tổng hợp" – lần đầu tiên được sử dụng vào những năm 1880 bởi Sir Francis Galton.

Nhà khoa học xã hội này, và cũng là một người anh em họ của Charles Darwin, lần đầu tiên đã tạo ra hình ảnh của khuôn mặt điển hình do đặt nhiều bức họa chân dung cá nhân chồng lên nhau.

Vài người đã chỉ trích những hình ảnh trung bình, họ cho là – do kết quả đưa ra lúc nào cũng vào khoảng 20 tuổi –
không phản ánh bất kỳ độ tuổi nào trong một quốc gia.

Những người ủng hộ dự án này nói phương pháp này đã trung bình hóa đi sự nổi bật của các dạng quá đặc thù
trước khi pha trộn các hình ảnh với nhau  vì lẽ đó nên không có tì vết hoặc những điểm bất toàn.

Kỹ thuật này đã được sử dụng từ lâu, đặc biệt là trong việc nghiên cứu 'mức độ hấp dẫn' – tức là nghiên cứu về nhận thức của người dân về mỹ thuật.

Tuy nhiên, kết quả đã thu hút được một số tranh cãi – trong đó nhiều người cho rằng kết quả này không phản ánh thực tế, đặc biệt là ta thấy những gương mặt 'tiêu biểu’ đều đẹp.

Trong khi nhiều người đồng ý rằng nó mang ý nghĩa những người phụ nữ đều xinh đẹp – bởi vì nguyên tắc trung bình hóa đã loại bỏ những nhược điểm – thì nhiều người cảm thấy bối rối khi họ nhận ra rằng tất cả những phụ nữ dường như chỉ khoảng ngoài hai mươi – đó không phải là độ tuổi trung bình của bất kỳ sắc dân nào.

Những người hậu thuẫn cho dự án nói rằng nhiều chỉ trích đã được giải thích bằng chính sự diễn tiến của quá trình tính toán.

Thay vì có một đống hình ảnh lờ mờ mang các đường nét không rõ rệt, họ cho rằng phương pháp này đã trung bình hóa đi sự nổi bật của các dạng quá đặc thù trước khi pha trộn các hình ảnh với nhau .

Một số điểm bất thường có thể được giải thích qua cách thức những hình ảnh đã được tổng hợp ra sao. Sự lấn át của những mái tóc xám là kết quả của tóc hung đã dễ dàng bị 'pha loãng’.

Những kết quả khác cũng khiến người ta nghĩ rằng nghiên cứu này có một vài khiếm khuyết .

Thí dụ như mức trung bình trên màu da của dân Nam Phi đáng lẽ không nên lợt như thế khi chỉ có 9,2 phần trăm dân số tự xác định mình là người da trắng.

 

Dự án đã lấy cảm hứng từ dự án của nhiếp ảnh gia người Nam Phi Mike Mike,
mang tên
Khuôn Mặt Của Ngày Mai và đã sử dụng kỹ thuật đượcnhà khoa học xã hội Francis Galton khai triển.

Dự án đã lấy cảm hứng từ tác phẩm của nhiếp ảnh gia người Nam Phi Mike Mike - người đã tạo ra một dự án trên mạng một vài năm trước đây mang tên Khuôn Mặt Của Ngày Mai.

Ông thấy các nhiếp ảnh gia tổng hợp một bộ sưu tập các khuôn mặt của người dân từ các thành phố khác nhau cho một dự án tối hậu trong khi ông đang theo học tại trường đại học Goldsmith ở London.

Ông nói: "Ngồi trên xe điện ngầm, tôi đã bị hấp dẫn bởi sự đa dạng tuyệt đối của nơi này – Những người Somalia, Ấn, Mỹ, Zimbabwe, Scandinavia và cả trăm quốc gia khác đang cố giành lấy một vị trí cho họ trong các đô thị.

"Tôi tự nhủ: "Nơi đây là gì thế, còn người dân London là như thế nào?"

"Tôi nghĩ rằng nếu người ta có thể pha trộn chung tất cả mọi người ở một nơi như London, người ta sẽ thấy trước được nơi đó trong tương lai – người ta sẽ có một khái niệm “dân London” hiện đang là gì hoặc sau này sẽ trở thành như thế nào."

Nguyên tác: Meet the world's Mrs Averages, Lizzie Edmonds, Dailymail, 30/09/2013
Lê Ngọc Vân chuyển ngữ

 


Cái Đình - 2013